2002 thì khi điều kiện môi trường nước thay đổi sẽ ảnh hưởng đến sự phân bố của thủy sinh vật và nhất là nhóm động vật đáy do chu kỳ sống của chúng gắn liền với nền đáy.. 2007 thì động
Trang 1ĐẶC ĐIỂM ĐỘNG VẬT ĐÁY TRONG HỆ
THỐNG AO NUÔI CÁ SẶC RẰN
(Trichogaster pectoralis)
Cán bộ hướng dẫn: Dương Trí Dũng
Cần Thơ, 2014
Trang 2ii
PHÊ DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG
Luận văn kèm theo đây, với tựa đề là “Đặc điểm động vật đáy trong hệ thống ao
nuôi cá sặc rằn (Trichogaster pectoralis)”, do Nguyễn Bảo Chung thực hiện và báo
cáo đã được hội đồng chấm luận văn thông qua
Cán bộ hướng dẫn
Ths Dương Trí Dũng
Trang 3iii
CẢM TẠ
Em xin chân thành cảm ơn:
Quý Thầy Cô thuộc Bộ môn Khoa học Môi trường – Khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên – Trường Đại học Cần Thơ đã tận tâm truyền đạt kiến thức trong những năm học qua và tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp
Thầy Dương Trí Dũng đã tận tình hướng dẫn, chỉ dạy, giúp đỡ và đóng góp những ý kiến rất quan trọng góp phần giúp em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp của mình
Cô cố vấn Nguyễn Thị Như Ngọc luôn quan tâm và cho em những lời khuyên bổ ích trong suốt quãng đời đại học
Gia đình đã động viên và giúp đỡ em cả về vật chất lẫn tinh thần trong suốt thời gian học tập và đặc biệt trong thời gian làm luận văn tốt nghiệp
Tập thể lớp Khoa học Môi trường khóa 37 đã nhiệt tình giúp đỡ và đóng góp
ý kiến cho em suốt 04 năm đại học
Trân trọng./
Cần Thơ, ngày 31 tháng 12 năm 2014
Nguyễn Bảo Chung
Trang 4là nhóm Gastropoda Khối lượng động vật đáy giữa các ao biến động từ 0 – 45.61
H’ở cả 03 ao khá thấp, dao động từ 0 – 1.09, chứng tỏ môi trường tại các ao đã bị ô nhiễm từ mức ô nhiễm đến rất ô nhiễm
Từ khóa: động vật đáy, chỉ số đa dạng
Trang 5v
MỤC LỤC
TRANG BÌA PHỤ……… ……… ……… i
PHÊ DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG ii
CẢM TẠ iii
TÓM LƯỢC iv
DANH SÁCH HÌNH vii
DANH SÁCH BẢNG viii
CHƯƠNG I MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG II LƯỢT KHẢO TÀI LIỆU 3
2.1 Động vật đáy không xương sống 3
2.1.1 Tổng quan về động vật đáy 3
2.1.2 Đặc điểm sinh học của động vật đáy 4
2.1.3 Mối quan hệ giữa động vật đáy và cấu trúc nền đáy 5
2.2 Chỉ số đa dạng sinh học Shannon H’ 6
2.3 Thành phần nước thải biogas 7
2.4 Giới thiệu về cá sặc rằn 10
2.4.1 Hình thái phân loại 10
2.4.2 Đặc điểm sinh thái học 11
CHƯƠNG III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 13
3.1.1 Thời gian và chu kỳ thu mẫu 13
3.1.2 Địa điểm nghiên cứu 13
3.2 Hóa chất và phương tiện nghiên cứu 13
3.2.1 Hóa chất 13
3.2.2 Phương tiện nghiên cứu 13
3.3.1 Bố trí thí nghiệm 13
3.3.2 Phương pháp thu và bảo quản mẫu 15
3.3.3 Phương pháp phân tích mẫu 16
3.3.4 Phương pháp xử lý số liệu 17
Trang 6vi
CHƯƠNG IV KẾT QUẢ - THẢO LUẬN 18
4.1 Thành phần loài và sự biến động thành phần loài động vật đáy trong khu vực nghiên cứu 18
4.1.1 Thành phần loài và sự biến động thành phần loài động vật đáy trong các ao nuôi cá sặc rằn 18
4.1.2 Thành phần loài và sự biến động thành phần loài động vật đáy ở kênh 22
4.2 Sự biến động số lượng động vật đáy ở khu vực nghiên cứu 25
4.2.1 Trong ao 25
4.2.2 Ngoài kênh 27
4.3 Sự biến động khối lượng động vật đáy ở khu vực nghiên cứu 27
4.3.1 Trong ao 27
4.3.2 Ngoài kênh 29
4.4 Chỉ số đa dạng sinh học Shanon H’ 30
4.5 Chất lượng nước và sự tăng trưởng của cá giữa các ao 30
CHƯƠNG V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 33
5.1 Kết luận 33
5.2 Kiến nghị 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 7vii
DANH SÁCH HÌNH
Hình 3.1 Sơ đồ địa điểm nghiên cứu 15
Hình 3.2 Khung tre 16
Hình 3.3 Vị trí đặt khung tre trong ao 16
Hình 4.1 Tỉ lệ thành phần loài động vật đáy theo lớp ở khu vực nghiên cứu 18
Hình 4.2.Tỉ lệ thành phần loài động vật đáy theo lớp trong các ao 19
Hình 4.3 Angulyagra oxytropis 21
Hình 4.4 Angulyagra polyzonata 21
Hình 4.5 Filopaludina sumatrensis 22
Hình 4.6.Tỉ lệ thành phần loài động vật đáy theo lớp ở kênh 23
Hình 4.7 Biến động thành phần loài động vật đáy ở kênh 24
Hình 4.8 Biến động số lượng động vật đáy ở kênh 27
Hình 4.9 Biến động khối lượng động vật đáy ở kênh 29
Hình 4.10 Trọng lượng cá trong ao ở các giai đoạn tăng trưởng khác nhau………31
Trang 8viii
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1 Đánh giá chất lượng nước theo chỉ số đa dạng 7
Bảng 2.2 Hàm lượng N tổng số, P2O5 tổng số, K2O tổng số trong nước thải biogas 8 Bảng 2.3 Hàm lượng N tổng số, P2O5 tổng số, K2O tổng số trong nước thải biogas 8 Bảng 2.4 Hàm lượng N tổng số, P2O5 tổng số, K2O tổng số trong nước thải biogas 8 Bảng 2.5 Hàm lượng N tổng số, P2O5 tổng số, K2O tổng số trong nước thải biogas 9 Bảng 2.6 Nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải biogas 9
Bảng 2.7 Thành phần dinh dưỡng đa lượng của nước thải biogas và phân lợn tươi 9 Bảng 2.8 Chất lượng nước thải sau túi ủ biogas với nguyên liệu nạp lục bình so với túi phân heo 10
Bảng 3.1 Trọng lượng và hàm lượng đạm trong thức ăn cung cấp cho cá
trong ao 1……… 14
Bảng 3.2 Lượng phân heo cung cấp cho cá trong ao 2 14
Bảng 3.3 Lượng nước thải biogas cung cấp cho cá trong ao 3 14
Bảng 4.1 Biến động thành phần loài động vật đáy trong ao qua các đợt………….20
Bảng 4.2 Biến động số lượng động vật đáy giữa các ao 25
Bảng 4.3 Biến động khối lượng động vật đáy giữa các ao 28
Bảng 4.4 Chỉ số đa dạng sinh học H’ ở các ao và kênh qua các đợt khảo sát 30
Trang 9cá lóc,…, trong đó chủ yếu là cá da trơn (Trần Văn Việt, 2013) Tuy nhiên, việc nuôi cá da trơn đòi hỏi vốn cao, rũi ro lớn, do đó tính bền vững chưa cao Hiện nay, một trong những mô hình nuôi trồng thủy sản bền vững thích hợp cho quy mô hộ gia đình ở ĐBSCL là mô hình vườn – ao - chuồng - biogas với đối tượng nuôi là cá sặc rằn (Đào Quốc Bình, 2013) Tại Việt Nam, năng suất nuôi cá sặc rằn đạt bình
trong đó An Giang và Cần Thơ là những địa phương đã có nhiều kinh nghiệm đối với mô hình này
Lê Hoàng Việt (1998) cho rằng chất thải biogas bao gồm cả chất rắn và nước thải còn chứa lượng hữu cơ khá cao (BOD từ 1200 – 1500ppm) và có khả năng gây
ô nhiễm môi trường nước Việc sử dụng nước thải sau túi ủ biogas để nuôi cá sặc rằn sẽ tận dụng được hàm lượng dinh dưỡng cao trong nước thải thông qua quá trình chuyển hóa thành thức ăn tự nhiên trong ao Việc làm này một mặt giảm được
sự ô nhiễm do chất thải từ túi ủ biogas gây ra mặt khác còn tạo nên nguồn thực phẩm tiêu dùng trong gia đình và xã hội góp phần nâng thu nhập tăng hiệu quả kinh
tế cho gia đình…
Theo Đặng Ngọc Thanh và ctv (2002) thì khi điều kiện môi trường nước
thay đổi sẽ ảnh hưởng đến sự phân bố của thủy sinh vật và nhất là nhóm động vật đáy do chu kỳ sống của chúng gắn liền với nền đáy Theo đánh giá của Dương Trí
Dũng và ctv (2007) thì động vật đáy là nhóm sinh vật có sự biến động chậm về
thành phần loài và thường chịu tác động của sự thay đổi cấu trúc nền đáy của thủy vực nên sự tồn tại hay biến mất của sinh vật trong môi trường là kết quả tương tác lâu dài giữa sinh vật với môi trường sống Sự phát triển của một hay một nhóm thủy sinh vật trong môi trường nước sẽ thể hiện được khuynh hướng biến động tính chất môi trường nước, do đó việc nghiên cứu sinh vật sẽ cho biết được một quá trình thay đổi hơn là giá trị hóa học tức thời
Việc sử dụng nước thải sau túi ủ biogas để nuôi cá sặc rằn có còn tiềm ẩn ô nhiễm nào hay không vẫn chưa được xác định, do đó đề tài “Đặc điểm động vật đáy
Trang 10Nội dung nghiên cứu
Xác định thành phần loài, số lượng, sinh khối của các loài động vật đáy và sự biến động của chúng theo thời gian
Trang 113
CHƯƠNG II LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Động vật đáy không xương sống
2.1.1 Tổng quan về động vật đáy
Động vật đáy là tập hợp những động vật không xương sống thủy sinh, sống trên mặt nền đáy (epifauna) hay trong tầng đáy (infauna) của thủy vực Ngoài các đối tượng trên, có một số loài sống tự do trong tầng nước nhưng cũng có thời gian khá dài (theo tỉ lệ thời gian sống) sống bám vào giá thể hay vùi mình trong tầng đáy
thì vẫn được xếp trong nhóm động vật đáy (Linke et al., 1999)
Động vật đáy là nhóm sinh vật sống tương đối cố định tại đáy sông, hồ chịu ảnh hưởng của sự thay đổi liên tục chất lượng nước và chế độ thủy văn trong ngày Thời gian phát triển khá dày, chúng có khả năng tích lũy kim loại nặng, hóa chất bảo vệ thực vật trong cơ thể Một số nhóm có khả năng chống chịu điều kiện môi trường ô nhiễm hữu cơ nặng Đây là nhóm sinh vật rất quan trọng dùng làm sinh vật chỉ thị cho chất lượng môi trường nước, mà đặc biệt là các thủy vực nước chảy
(Hallawell, 1986; Lê Văn Khoa và ctv., 2007)
Việc sử dụng động vật đáy để đánh giá mức độ ô nhiễm ở các thủy vực đã
được sử dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới (Linke et al., 1999; Lê Văn Khoa và ctv., 2007)
Theo Dương Trí Dũng (2000), động vật đáy sống trong thủy vực không những chịu tác động của các yếu tố hóa học của nước mà chúng còn chịu tác động trực tiếp của chất đáy Theo đặc tính phân bố cũng như kích thước mà người ta phân chia thành các nhóm sau:
Dựa vào loại hình thủy vực, nơi mà sinh vật đáy phân bố, người ta xếp chúng vào các nhóm như sinh vật đáy biển, sinh vật đáy ao, sinh vật đáy
hồ
cỡ lớn (Macrobenthos) nhóm này bao gồm các sinh vật đáy có kích thước lớn hơn 2 mm; (ii) sinh vật đáy cỡ vừa (Mesobenthos) có kích thước từ 0,1
- 2,0 mm và (iii) sinh vật đáy cỡ nhỏ (Microbenthos) có kích thước nhỏ hơn 0,1mm
sinh vật ưa đáy bùn, ưa đáy cát, cát bùn Theo thành phần hạt lắng tụ và thành phần cơ học, tính chất đất của nền đáy thủy vực được chia thành các dạng sau: đáy bùn nhảo có thành phần hạt mịn chiếm hơn 50%; đáy bùn
Trang 124
có thành phần hạt mịn chiếm 30-50%; đáy bùn cát có thành phần hạt mịn chiếm 10 - 30%; đáy cát bùn có thành phần hạt mịn chiếm 5 - 10%; đáy cát có thành phần hạt mịn chiếm ít hơn 5% và đáy đá không có hạt mịn
sống cố định: do đời sống cố định nên một số cơ quan bị thoái hóa như hệ vận động, hệ thần kinh nhưng cũng có một số phần hay cơ quan phát triển
để thích nghi như xúc giác, xúc tu ; (ii) sinh vật sống đục khoét: chúng đục gỗ hay đá và chui vào đó để sống xem như là tổ; (iii) sinh vật bơi, bò
ở đáy: thường thấy ở giáp xác; (iv) sinh vật dưới đáy: những loài này ít di động và phát triển theo hướng có vỏ để bảo vệ như da gai (Echinodermata); (v) sinh vật chui sâu dưới đáy: chúng sống chui sâu vào nền đáy, đặc điểm thích nghi là cơ thể dài, có phần phụ như ống hút thoát nước và nhóm cuối cùng là (vi) sinh vật sống bám
2.1.2 Đặc điểm sinh học của động vật đáy
ưa đáy cát pha bùn Chúng được xem là loài có tính chống chịu cao nhất đối với môi trường và chỉ thị cho môi trường ô nhiễm hữu cơ rất nặng
Polychaeta phân bố chủ yếu ở các thủy vực đáy bùn hay đáy cát vùng nước
lợ mặn là thức ăn tốt nhất cho nhiều đối tượng thủy sản (Thái Trần Bái, 2005) Họ Nereidae thuộc lớp Polychaeta là các loài sống tự do, chui rút trong bùn, kiếm ăn trên nền đáy trong rong tảo, len lỏi hay bám trên các mảnh vụn vỏ ốc trai, ưa đáy bùn hoặc cát pha bùn (Thái Trần Bái , 2001) Theo Lê Văn Thọ và Đỗ Thị Bích Lộc (2009), các loài giun nhiều tơ thường chiếm ưu thế tại những nơi có nền đáy là bùn nhuyễn, nhiều xác bã hữu cơ màu đen
Ngành thân mềm (Mullusca)
Đây là nhóm sinh vật có khối lượng tương đối lớn, rất đa dạng, đặc điểm chung là trứng phát triển qua nhiều giai đoạn ấu trùng Trochophora và Veliger bơi
Trang 135
lội tự do và sống đáy khi trưởng thành Ngành này thường phổ biến với lớp 2 mảnh
vỏ và lớp chân bụng (Thái Trần Bái, 2005)
Họ Viviparidae, Pilidae thuộc lớp Gastropoda là các loài sống di động, bò trên nền đáy Thức ăn của chúng là các vật chất hữu cơ, xác bã động thực vật đang phân hủy Họ Viviparidae chỉ thị cho môi trường ô nhiễm hữu cơ ở mức trung bình,
họ Pilidae chị thị cho môi trường ô nhiễm hữu cơ nặng (Thái Trần Bái, 2001)
Họ Mytilidae, Unionidae và Corbiculidae thuộc lớp Bivalvia là các loài có đời sống ăn lọc, sống vùi trong bùn đáy, ít hoạt động di chuyển hoặc di chuyển rất chậm Thích sống ở các nền đáy bùn mềm, cát để có thể vùi mình hay chui rúc trong bùn Chúng chỉ thị cho môi trường ô nhiễm hữu cơ nặng (Thái Trần Bái, 2001)
Ngành chân khớp (Arthropoda)
Là ngành có số lượng loài cao nhất, rất đa dạng về cấu tạo và phân bố rộng, bao gồm nhóm giáp xác thấp là nguồn thức ăn có giá trị cho các sinh vật ăn đáy như Amphipoda, Isopoda, Tanaidacea và nhóm giáp xác lớn thuộc bộ mười chân (Decapoda) gồm nhóm cua Branchyura và nhóm tôm Natantia
Ngoài ra, ấu trùng côn trùng (Insecta) cũng là nhóm động vật đáy quan trọng Đây là nhóm sinh vật thứ sinh, trong vòng đời của chúng có một giai đoạn sống trong môi trường nước, có nhóm gây hại nhưng cũng có nhóm là thức ăn tốt cho các sinh vật nuôi Vùng nước lợ thường là ấu trùng muỗi Chironomus, khi môi trường ngọt hóa thì nhiều loài không xuất hiện (Thái Trần Bái, 2005)
Họ Chironomidae thuộc lớp Insecta là các ấu trùng sống trong nước Là các sinh vật được coi là có sức chống chịu cao đối với môi trường Chúng xuất hiện ở hầu hết các thủy vực như sông, ao, hồ, cống rãnh, nơi giàu chất hữu cơ thối rữa, ưa bùn mềm, cát pha nhiều bùn Chúng chỉ thị cho môi trường ô nhiễm hữu cơ rất nặng (Thái Trần Bái, 2001)
2.1.3 Mối quan hệ giữa động vật đáy và cấu trúc nền đáy
Theo Allan (1995), sự thay đổi chất nền có thể dẫn đến sự thay đổi thành
phần loài và số lượng cá thể trong loài
Dương Trí Dũng và ctv (2000) đã nghiên cứu thành phần loài động vật đáy
ven biển thị xã Bạc Liêu cho thấy rằng nơi đây thành phần loài kém phong phú do cấu trúc nền đáy là cát bùn và tương đối đồng nhất, chỉ có 24 loài động vật đáy được phát hiện thuộc 3 nhóm là ngành Mollusca có 14 loài, ngành Arthrophoda có 7 loài và ngành Annelida có 3 loài
Theo Dương Trí Dũng (2001), động vật đáy sống trong thủy vực không những chịu tác động của yếu tố hóa học nước mà còn chịu tác động trực tiếp với
Trang 146
chất nền đáy, dựa vào cấu trúc nền đáy nơi chúng phân bố mà chia thành các dạng như: sinh vật ưa bùn đáy, ưa đáy cát, cát bùn,
Theo Đặng Ngọc Thanh và ctv (2002), trong môi trường trầm tích đáy giàu
hữu cơ thì các loài giun ít tơ xuất hiện nhiều và chúng là chỉ thị cho nguồn nước bị
ô nhiễm vừa
Dương Trí Dũng và ctv (2003) cũng đã nghiên cứu về môi trường nước,
động vật đáy ở Khu bảo tồn cá An Bình, thành phố Cần Thơ Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu chi tiết về mối quan hệ giữa các thành phần này, đặc biệt chưa có nghiên cứu về nền đáy của thủy vực
Dương Trí Dũng và ctv (2008) khi nghiên cứu phân vùng thủy vực dựa vào
quần thể động vật đáy đã cho rằng động vật đáy là nhóm sinh vật có sự biến động chậm về thành phần loài và chịu tác động lớn của sự thay đổi cấu trúc nền đáy thủy vực
Theo nghiên cứu của Nguyễn Công Thuận (2009) về mối quan hệ giữa động vật đáy với chất lượng nước và bùn đáy ở ngọn Cái Mây, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang cho thấy cấu trúc động vật đáy có mối quan hệ chặt chẽ với đặc tính nền đáy hơn là các thông số thủy hóa, đặc biệt là thành phần cơ giới và hàm lượng chất hữu
cơ có ảnh hưởng rất lớn đến sự phân bố động vật đáy
Nghiên cứu của Dương Trí Dũng và Đào Minh Minh (2013) về đánh giá ô nhiễm của rạch Cái Khế qua sự phân bố của động vật đáy đã phát hiện được 30 loài động vật đáy thuộc các lớp là Oligochaeta, Polygochaeta, Bivalvia, Gastropodae và Insecta Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc xác định sự phân bố chứ chưa có
sự nghiên cứu về mối quan hệ giữa động vật đáy và cấu trúc nền đáy
Tương tự, nghiên cứu của Dương Trí Dũng và Huỳnh Thị Quỳnh Như (2013)
về đánh giá ô nhiễm của rạch Sang Trắng qua sự phân bố của động vật đáy cũng chưa thể được mối tương quan giữa động vật đáy với cấu trúc nền đáy
2.2 Chỉ số đa dạng sinh học Shannon H’
Ngày nay, để đánh giá chất lượng nước tại khu vực khảo sát, ngoài việc áp dụng các chỉ số về chất lượng nước thì người ta còn có thể sử dụng chỉ số đa dạng sinh học để đánh giá chất lượng nước trên cơ sở các loài chỉ thị đối với sự ô nhiễm môi trường Có rất nhiều phương pháp đã được đề xuất trong nghiên cứu định lượng chỉ số đa dạng sinh học, trong đó, thành công và được áp dụng phổ biến nhất là phương pháp Shannon và Weiner (1963)
Trang 157
Công thức của Shannon và Weiner:
Pi Pi H
n
i
ln'
Bảng 2.1 Đánh giá chất lượng nước theo chỉ số đa dạng
Chỉ số đa dạng Chất lượng nước
(Lê văn Khoa, 2007)
Chỉ số đa dạng Shannon thay đổi theo điều kiện tự nhiên của thủy vực, tập tính một số loài thay thế nhau phát triển ưu thế về số lượng theo từng thời điểm có thể làm giảm chỉ số đa dạng sinh học, có nghĩa là môi trường không bị ô nhiễm nhưng chỉ số da dạng vẫn thấp (Đặng Ngọc Thanh, 2002)
Cũng theo Đặng Ngọc Thanh (2002), khi sử dụng chỉ số đa dạng của bất kể quần xã sinh vật nào cần tham khảo các giá trị về sinh vật lượng và loại hình thủy vực Một vấn đề quan trọng khi sử dụng chỉ số đa dạng là phải thu được vật mẫu khá đầy đủ và khách quan Nếu phương tiện thu mẫu không tốt thì giá trị tính được của chỉ số đa dạng bị sai sót nhiều Điều đó ảnh hưởng không nhỏ cho đánh giá chất lượng môi trường
2.3 Thành phần nước thải biogas
YaoYongfu (1989) nghiên cứu nước thải biogas tại Trung Quốc cho biết hàm lượng N tổng số, P2O5 tổng số, K2O tổng số như sau:
Trang 168
Chỉ tiêu Đơn vị Nước thải biogas
Theo nghiên cứu của Trần Thị Tâm và ctv (2003-2004) (trích từ Cao Kỳ
Chỉ tiêu Đơn vị Nước thải biogas
P2O5 tổng số % 0,018-0,031
K2O tổng số % 0,032-0,056
(Trần Thị Tâm và ctv., 2003-2004)
Theo Nguyễn Xuân Nguyên (2004) thì dinh dưỡng trong nước xả biogas là:
Chỉ tiêu Đơn vị Nước thải biogas
Trang 179
Chỉ tiêu Đơn vị Nước thải biogas
(Nguyễn Như Hà và ctv., 2004-2005) Nghiên cứu về nước xả khí sinh học gần đây của Trần Thị Bích Ngọc và ctv
(2007-2008) cho thấy hàm lượng của đạm tổng số là 0,073%
Theo kết quả nghiên cứu của Cao Kỳ Sơn và ctv (2008) thì nồng độ các chất
ô nhiễm có trong nước thải biogas được thể hiện theo bảng sau:
Bảng 2.6 Nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải biogas
Chỉ tiêu Đơn vị Biogas phân heo Biogas phân bò
(Cao Kỳ Sơn và ctv., 2008)
Bảng 2.7 Thành phần dinh dưỡng đa lượng của nước thải biogas và phân lợn tươi
Chỉ tiêu Đơn vị Nước thải biogas Phân lợn tươi
Theo phân tích của Viện Thổ nhưỡng Nông hóa và trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội, nước xả có hàm lượng dinh dưỡng (tính bằng g/lít) như sau: N tổng số 0,37-0,80 g/lit; P2O5 tổng số 0,099-0,31 g/lit; K2O tổng số 0,32-0,56 g/lit
(trích từ Ngô Quang Vinh và ctv., 2010)
Trang 1810
Theo tài liệu của Trung tâm nghiên cứu và đào tạo khí sinh học của Trung
đạm urê (trích từ Ngô Quang Vinh và ctv., 2010)
của các túi ủ biogas vẫn còn khá cao (vượt giá trị cho phép so với QCVN 08:2008/BTNMT), có thể gây ô nhiễm nguồn tiếp nhận Tuy nhiên hàm lượng
nguồn dinh dưỡng cho nuôi trồng thủy sản
Theo Nguyễn Thị Mộng Nghi (2013), chất lượng nước thải sau túi ủ biogas nạp bằng lục bình như sau:
túi phân heo
Thông số Đơn vị Khoảng giá trị của
túi phân heo
Khoảng giá trị của túi lục bình
PO43- mg/L 32.95-98.11 42.55-52.14 TKN mg/L 190.4-205.33 121.1-126
(Nguyễn Thị Mộng Nghi, 2013)
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Mộng Nghi cho thấy chất lượng nước thải sau túi ủ biogas với các chỉ tiêu PO43-, TKN đều vượt quá giới hạn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT Do đó khả năng gây ô nhiễm của nguồn nước thải này đối với các thuỷ vực tiếp nhận là rất lớn
2.4 Giới thiệu về cá sặc rằn
2.4.1 Hình thái phân loại
Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) thì cá sặc rằn được phân loại như sau:
Trang 1911
Giống: Trichogaster
Loài: Trichogaster pectoralis Regan, 1909
Tên địa phương: cá sặc rằn, cá sặc bổi
Đặc điểm hình thái
Đầu nhỏ dẹp bên, mõm ngắn, nhọn, miệng trên nhỏ Răng nhỏ, mịn mọc hai bên hàm, lỗ mũi trước mở ra bằng một ống ngắn trên trục giữa thân và phần chóp mõm hơn một điểm cuối xương nắp mang
Thân ngắn, dẹp bên, vây lược nhỏ phủ khắp thân và đầu, có nhiều góc nhỏ phủ lên gốc vi hậu môn, vi lưng và vi đuôi
Cá có màu xanh đen ở mặt lưng, nhạt dần xuống hai bên hông và bụng Trên
cơ thể có hai chấm tròn đen, một ở giữa thân, một ở giữa đuôi Ở một số con còn có thể có nhiều vạch đen mờ nằm xéo ngang thân, trên vi hậu môn, vi lưng, vi đuôi có nhiều chấm nhỏ li ti màu cam Vào mùa sinh sản con đực có màu đen, vi đuôi đỏ cam, con cái có màu nâu nhạt không sặc sở
2.4.2 Đặc điểm sinh thái học
Phân bố
Cá sặc rằn sống ở nước ngọt nhưng có thể thích nghi được ở môi trường nước lợ Cá sặc rằn phân bố chủ yếu tại Thái Lan, Campuchia, Việt Nam và được di giống sang các nước Mã Lai, Indonesia, Bangladesh Cá sặc rằn phân bố rộng rãi trong nhiều thủy vực như kênh rạch, ruộng lúa, ao hồ và ở cả các lung bào, rừng tràm,…
Tại Việt Nam, trong vùng châu thổ sông Mekong, cá phân bố chủ yếu ở các vùng trũng ngập nước quanh năm, sinh sản tự nhiên trong ruộng, kinh mương nơi chúng cư trú, đặc biệt là nơi có nhiều cây cỏ thủy sinh với nhiều chất hữu cơ
Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang là những tỉnh có cá sặc rằn phân bố tập trung
và sản lượng cao hiện nay ở Đồng Bằng sông Cửu Long (Dương Nhựt Long, 2004)
Dinh dưỡng
Cũng như nhiều loài cá khác, ở thời kỳ đầu sau sinh nở, cá dinh dưỡng bằng noãn hoàng Sau khi noãn hoàng tiêu biến, cá chuyển sang ăn thức ăn bên ngoài Thức ăn ở thời kỳ đầu gồm nhiều loại, như phiêu sinh động vật (Ciliata, Rotifera, Copepoda, Cladocera), phiêu sinh thực vật (Bacillariophyceae, Cyanophyceae, Chlorophyceae) và thủy thực vật tan ra
Ở thời kỳ trưởng thành, cấu tạo bộ máy tiêu hóa của cá phù hợp với loài ăn tạp Những loại thức ăn thường xuyên bắt gặp và chiếm khối lượng lớn trong ruột
cá bao gồm: mùn bã hữu cơ, phiêu sinh thực vật, phiêu sinh động vật, mầm non thực vật cũng như các loại thực vật thủy sinh mềm trong nước Cá cũng sử dụng tốt
Trang 20Giai đoạn cá 7 ngày tuổi dài 6mm sẽ xuất hiện vi lưng như một màng mỏng Giai đoạn cá 15 ngày tuổi dài 10 – 14,3mm, trên thân có nhiều sắc tố đen chạy từ sau mắt đến cuối đuôi nhưng chưa rõ và chấm dứt bằng số đám sắt tố đen tròn Ống tiêu hóa giống cá trưởng thành bao gồm miệng, thực quản, dạ dày, ruột,
hệ hô hấp bằng mang hoàn chỉnh
Cá 35 ngày tuổi dài 23 – 27 mm, lưng có màu đen, thân phủ vẩy, vi đuôi, vi lưng và vi hậu môn hoàn chỉnh
Sinh sản
Cá sặc rằn thường đẻ vào mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10 Tuy nhiên, trong điều kiện nuôi trong ao, có cho ăn, cá đẻ quanh năm nhưng vẫn tập trung vào những tháng mùa mưa
Cá thành thục sinh dục khoảng 7 tháng tuổi Cá đực có vây lưng dài và nhọn, thân hình thon, bụng nhỏ Ngược lại với cái có vi lưng tròn và ngắn, thường không vượt quá cuống vây đuôi Bụng cá lúc mang trứng căng tròn, nhìn thẳng góc với vị trí đầu thì có dạng hình chữ U Trong tự nhiên cá đẻ trong ruộng lúa, ao nuôi, nơi có nhiều cây cỏ thủy sinh
Sự thích nghi với môi trường
Cá có cơ quan thở khí trời nên có thể sống trong điều kiện thiếu nước hoặc không có oxy (Dương Nhựt Long, 2004)
Cá cũng có khả năng chịu đựng môi trường nước bẩn, hàm lượng chất hữu
cơ cao và pH thấp (pH dao động từ 4 – 4,5)
Trang 2113
CHƯƠNG III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
3.1.1 Thời gian và chu kỳ thu mẫu
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 07/2014 đến 11/2014
Mẫu trong ao: định kỳ thu mẫu 14 ngày/lần
Mẫu ngoài kênh: thu với chu kỳ 1 tháng/lần nhằm xác định nguồn sinh vật có khả năng cung cấp vào ao nuôi khi thay nước
3.1.2 Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại nhà của hộ dân Lê Hoàng Thanh, ấp Mỹ Thuận, xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, Tp Cần Thơ
3.2 Hóa chất và phương tiện nghiên cứu
3.2.1 Hóa chất
3.2.2 Phương tiện nghiên cứu
mẫu bùn sau khi thu và giữ lại động vật đáy
Bọc nylon dùng đựng mẫu động vật đáy sau khi sàng tại vị trí khảo sát, keo nhựa 500 ml dùng đựng sinh vật đáy sau khi lựa tại phòng thí nghiệm, dây thun, nhãn, viết lông dầu
tử 4 số lẻ để phân tích định tính và định lượng động vật đáy
Trang 2315
Mực nước trong ao từ 1.3 – 1.5m Mỗi tháng tiến hành thay nước 02 lần Mẫu động vật đáy kênh được thu ở kênh dẫn nước vào các ao nuôi cá, xung quanh khu vực miệng cống dẫn nước với chu kỳ 1 tháng/lần
Hình 3.1 Sơ đồ địa điểm nghiên cứu
3.3.2 Phương pháp thu và bảo quản mẫu
được cho vào bọc nylon, cố định bằng formol ở nồng độ 8% Ghi nhãn và
trữ mẫu
Từ đợt thu mẫu thứ 6, mẫu động vật đáy lớp Gastropoda trong các ao
A1
Chuồng heo
Trang 2416
ốc bám trên giá thể qua mỗi đợt
3.3.3 Phương pháp phân tích mẫu
Định tính
Mẫu được đem rửa sạch, nhặt toàn bộ sinh vật đáy ra, sau đó ngâm bằng cồn
hình thái trên cơ sở đó sẽ định danh dựa vào tài liệu phân loại Tiến hành định loại bằng phương pháp so sánh hình thái Mẫu thu thập được quan sát và phân loại định danh đến mức loài Tài liệu chính được dùng để định loại là tài liệu “Định loại động vật không xương sống nước ngọt Bắc Việt Nam” của Đặng Ngọc Thanh và
D: là mật độ (cá thể/ m2) hay khối lượng (g/m2)
X: là số lượng hay khối lượng động vật đáy
S: là diện tích mẫu đã thu