Thành phần loài và sự biến động thành phần loài động vật đáy trong các ao

Một phần của tài liệu đặc điểm động vật đáy trong hệ thống ao nuôi cá sặc rằn (trichogaster pectoralis) (Trang 26 - 30)

yếu là các loài trong họ Viviparidae.

4.1.1 Thành phần loài và sự biến động thành phần loài động vật đáy trong các ao nuôi cá sặc rằn ao nuôi cá sặc rằn

Qua thí nghiệm chỉ ghi nhận được 08 loài động vật đáy thuộc 03 ngành, trong đó ngành chân khớp có 02 loài, ngành thân mềm có 05 loài và ngành giun đốt có 01 loài. Tỉ lệ về thành phần loài của từng nhóm động vật đáy được thể hiện qua Hình 4.2.

19

Hình 4.2.Tỉ lệ thành phần loài động vật đáy theo lớp trong các ao

Lớp Polychaeta có thành phần loài thấp nhất (13%), với 01 loài hiện diện đó là Namaycastis longicirris, nguyên nhân là do lớp này có nguồn gốc từ biển được di nhập vào thủy vực nước ngọt chỉ thích hợp phân bố vùng nước chảy, do đó trong ao thành phần loài của lớp này là rất ít chỉ có 01 loài.

Lớp Insecta có 02 loài, chiếm 25% tổng số loài được phát hiện, đó là

Metriocnemus knabi,Tendipes sp. thuộc họ Chironomidae. Theo Thái Trần Bái (2001), các loài trong họ Chironomidae được xem là có khả năng chống chịu cao với môi trường ô nhiễm hữu cơ rất nặng.

Lớp Gastropoda có thành phần loài cao nhất với 05 loài, chiếm 62% trong tổng số loài được phát hiện, đó là Angulyagra oxytropis, Angulyagra polyzonata, Filopaludina sumatrensis (thuộc họ Viviparidae), Pila polita (thuộc họ Pilidae) và

Lymnaea swinhoei (thuộc họ Lymnaeidae). Các loài thuộc họ Viviparidae và Pilidae là các loài ốc đặc trưng cho thủy vực nước ngọt vùng nhiệt đới (Đặng Ngọc Thanh, 2002).

20

Bảng 4.1. Biến động thành phần loài động vật đáy trong ao qua các đợt

Ao thức ăn công nghiệp Ao phân heo Ao biogas

Đợt 1 0 2 2 Đợt 2 0 0 0 Đợt 3 0 0 0 Đợt 4 0 0 0 Đợt 5 0 0 0 Đợt 6 3 4 2 Đợt 7 3 0 0 Đợt 8 2 2 1 Đợt 9 0 2 0

Qua Bảng 4.1 cho thấy biến động thành phần loài động vật đáy giữa các ao nuôi là khá lớn, dao động từ 0 – 04 loài. Sự biến động này có thể là do sự thay đổi về điều kiện môi trường sống (môi trường nước và nền đáy) của động vật đáy và tác động của cá. Trước khi thả cá môi trường nền đáy ao đã được cải tạo qua việc bón vôi làm cho sinh vật hầu như không còn. Mặt khác, trong đợt thu mẫu đầu tiên (trước khi thả cá) số loài động vật đáy được phát hiện là 03 loài, đó là các loài

Metriocnemus knabi, Namalycastis longicirrisTendipes sp. nhưng trong 04 đợt thu mẫu tiếp theo lại không phát hiện, điều này có thể được giải thích do là tác động của cá, một số loài như giun, côn trùng có thể đã trở thành thức ăn của cá trong ao (Lê Công Quyền, 2011).

Ở ao 1, các loài thuộc họ Viviparidae được phát hiện trong đợt thu mẫu thứ 6 bằng phương thức thu trên giá thể, đó là Angulyagra oxytropis, Angulyagra polyzonata, Filopaludina sumatrensis. Đây là các loài ốc phổ biến ở các thủy vực nước ngọt, thức ăn của chúng thường là những vật chất hữu cơ lơ lững trong nước. Từ đợt thứ 6 đến đợt 8, sự biến động thành phần loài thấp dao động từ 02 đến 03 loài. Tuy nhiên, trong đợt thu mẫu thứ 9 lại không phát hiện loài nào, do sự mất đi của các loài Angulyagra oxytropis, Angulyagra polyzonata, Filopaludina sumatrensis do sự sinh trưởng chậm của các loài này.

21

Hình 4.3. Angulyagra oxytropis

Loài A. oxytropis có miệng hình tròn, vỏ mỏng, lỗ rốn không thấy rõ. Mặt vỏ hơi thô, từ 3 – 6 đường chỉ màu xanh nâu trên các vòng xoắn.

Hình 4.4. Angulyagra polyzonata

So với A. oxytropis thì A. polyzonata có miệng hơi tròn, vỏ dày hơn và lỗ rốn rõ hơn. Mặt vỏ thô hơn và có từ 3 – 6 vòng thô trên các vòng xoắn.

22

Hình 4.5. Filopaludina sumatrensis

So với 2 loài trên thì loài F. sumatrensis có vỏ nhẵn hơn và có 5 đường chỉ màu xanh đen chạy song song với các rãnh xoắn.

Các loài trong lớp Gastropoda chỉ được phát hiện từ đợt thứ 6, nguyên nhân có thể là do phương pháp thu mẫu từ đợt 1 đến đợt 5 chưa phù hợp.

Trong lần thu mẫu đầu tiên ghi nhận được 02 loài thuộc lớp Insecta và Polychaeta đó là Metriocnemus knabi Namalycastis longicirris ở ao 2. Từ đợt thu mẫu thứ 2 đến thứ 5, không phát hiện được chúng trong ao. Với phương thức làm giá thể, từ đợt thu mẫu thứ 6 đã phát hiện được các loài ốc thuộc các họ Viviparidae và Lymnaeidae đó là Angulyagra oxytropis, Angulyagra polyzonata, Filopaludina sumatrensisLymnaea swinhoei. Theo Phạm Ngọc Doanh và ctv.

(2012), loài Lymnaea swinhoei thường xuất hiện ở những ao, hồ, mương nước tĩnh, cho thấy nơi đây chứa nhiều hữu cơ.

Ở ao 3, trong lần khảo sát đầu tiên cũng chỉ phát hiện được 02 loài thuộc lớp Insecta đó là Metriocnemus knabi Tendipes sp.. Trong lần thu mẫu thứ 6 đã ghi nhận được 02 loài ốc đó là Filopaludina sumatrensis Pila polita. Ao 3 có thành phần loài khá thấp trong các đợt thu mẫu, nguyên nhân là do nước thải túi ủ biogas chứa ít vật chất hữu cơ lơ lững nên không thuận lợi cho sự phát triển của nhiều loài động vật đáy.

Qua 09 đợt khảo sát cho thấy thành phần loài ở ao 2 là đa dạng nhất với 06 loài với sự hiện thường xuyên của loài Lymnaea swinhoei.

Một phần của tài liệu đặc điểm động vật đáy trong hệ thống ao nuôi cá sặc rằn (trichogaster pectoralis) (Trang 26 - 30)