1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

kiến thức, thực hành đúng về sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật ở người nông dân tại huyện châu thành, tỉnh trà vinh và các yếu tố liên quan

114 28 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 1,54 MB

Nội dung

Có trên 20.000 trường hợp tai nạn lao động trongnông nghiệp với 1.500 trường hợp tử vong hàng năm; trên 5.000 ca nhiễm độchóa chất bảo vệ thực vật trong đó có hơn 300 ca tử vong.[3] Sản

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH

-NGÔ NGUYỄN TƯỜNG VI

KIẾN THỨC, THỰC HÀNH ĐÚNG

VỀ SỬ DỤNG HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT

Ở NGƯỜI NÔNG DÂN TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH TRÀ VINH

VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG

TP.HCM, Năm 2020

.

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH

-NGÔ NGUYỄN TƯỜNG VI

KIẾN THỨC, THỰC HÀNH ĐÚNG

VỀ SỬ DỤNG HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT

Ở NGƯỜI NÔNG DÂN TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH TRÀ VINH

VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.TRỊNH THỊ HOÀNG OANH

TP.HCM, Năm 2020

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu trong luận văn này được ghi nhận, nhập liệu và phân tích một cách trung thực Luận văn này không có bất kỳ số liệu, văn bản, tài liệu đã được Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh hay trường đại học khác chấp nhận để cấp văn bằng đại học, sau đại học Luận văn cũng không có số liệu, văn bản, tài liệu

đã được công bố trừ khi đã được công khai thừa nhận.

TS Trịnh Thị Hoàng Oanh Ngô Nguyễn Tường Vi

.

Trang 5

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN Y VĂN 6

1.1 Lịch sử phát triển của biện pháp sử dụng HCBVTV trong nông nghiêp 6

1.1.1 Lịch sử phát triển của biện pháp hóa học trên thế giới 6

1.1.2 Lịch sử phát triển của biện pháp hóa học tại Việt Nam 7

1.2 Một số khái niệm có liên quan đến hóa chất bảo vệ thực vật và phân loại 8

1.2.1 Khái niệm hóa chất bảo vệ thực vật (HCBVTV) 8

1.2.2 Phân loại hóa chất BVTV 9

1.3 Thực trạng sử dụng và kiến thức, thực hành của người nông dân trong sử dụng HCBVTV 10

1.3.1 Thực trạng sử dụng HCBVTV 10

1.3.2 Kiến thức, thực hành của nông dân trong sử dụng HCBVTV 15

1.4.Ảnh hưởng của HCBVTV và một số yếu tố nguy cơ liên quan đến sức khỏe của người tiếp xúc HCBVTV 22

1.4.1 Ảnh hưởng của HCBVTV đến môi trường 22

1.4.2 Ảnh hưởng của HCBVTV đến con người và các sinh vật khác 23

1.5 Các nguyên tắc sử dụng HCBVTV an toàn, hiệu quả 27

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31

2.1 Thiết kế nghiên cứu 31

2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 31

2.3 Đối tượng nghiên cứu 31

2.3.1 Dân số mục tiêu: 31

2.3.2 Dân số nghiên cứu: 31

2.3.3 Dân số chọn mẫu: 31

2.3.4 Tiêu chí chọn vào: 31

2.3 Tiêu chí loại ra 32

2.4 Cỡ mẫu 32

2.5 Kỹ thuật chọn mẫu 32

2.6 Phương pháp thu thập số liệu 34

.

Trang 6

2.6.1 Công cụ thu thập số liệu 34

2.6.2 Kỹ thuật thu thập số liệu 34

2.7 Liệt kê và định nghĩa các biến số 35

2.7.1 Thông tin về người nông dân 35

2.7.2 Biến số thực hành về sử dụng HCBVTV 37

2.7.3 Biến số về kiến thức trong sử dụng HCBVTV 40

2.8 Kiểm soát sai lệch 46

2.8.1 Kiểm soát sai lệch chọn lựa 46

2.8.2 Kiểm soát sai lệch thông tin 46

2.9 Phương pháp phân tích thống kê 46

2.9.1 Thống kê mô tả 46

2.9.2 Thống kê phân tích 46

2.10 Đạo đức nghiên cứu 47

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ 48

3.1 Đặc điểm thông tin chung của đối tượng 48

3.2 Thực hành về sử dụng HCBVTV của người nông dân 50

3.3 Kiến thức về sử dụng HCBVTV của nông dân 53

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 69

4.1 Đặc điểm thông tin chung của đối tượng 69

4.2 Thực hành về sử dụng HCBVTV của người nông dân 72

4.3 Kiến thức về sử dụng HCBVTV của nông dân 74

4.4 Mối liên quan giữa các đặc tính mẫu và thực hành chung 79

4.5.Mối liên quan giữa các đặc tính mẫu và kiến thức chung 81

4.6 Điểm mạnh và hạn chế của đề tài 83

4.7 Những điểm mới và tính ứng dụng của đề tài 84

KẾT LUẬN 85

KIẾN NGHỊ 87

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Phân loại HCBVTV theo cách tác động 10

Bảng 3.1 Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 48

Bảng 3.2 Đặc điểm canh tác của đối tượng 49

Bảng 3.3 Thực hành về sử dụng HCBVTV 50

Bảng 3.4 Tỷ lệ sử dụng các dụng cụ bảo hộ 51

Bảng 3.5 Tỷ lệ thực hiện các biện pháp xử lý thuốc thừa 51

Bảng 3.6 Tỷ lệ thực hiện các biện pháp xử lý chai, lọ chứa HCBVTV 52

Bảng 3.7 Thực hành chung của người nông dân trong sử dụng HCBVTV 52

Bảng 3.8 Kiến thức chung của người nông dân về HCBVTV 53

Bảng 3.9 Tỷ lệ kiến thức về tác dụng, tác hại và đường xâm nhập của HCBVTV 54 Bảng 3.10 Tỷ lệ kiến thức đúng về các dụng cụ bảo hộ khi phun HCBVTV 55

Bảng 3.11 Tỷ lệ kiến thức đúng về các nội dung đảm bảo sức khỏe khi sử dụng HCBVTV 55

Bảng 3.12 Đặcđiểm về tiếp cận thông tin về sử dụng HCBVTV của đối tượng 56

Bảng 3.13 Mối liên quan giữa một số đặc điểm mẫu và thực hành chung 57

Bảng 3.14 Mối liên quan giữa cây trồng chính và thực hành chung 58

Bảng 3.15 Mối liên quan giữa đặc điểm làm nghề nông và thực hành chung 59

Bảng 3.16 Mối liên quan giữa tiếp cận các nguồn thông tin và tham gia tập huấn kiến thức với thực hành chung 60

Bảng 3.17 Mối liên quan giữa kiến thức chung và thực hành chung 61

Bảng 3.18 Xét các yếu tố liên quan đến thực hành chung của đối tượng về sử dụng HCBVTV bằng mô hình hồi quy đa biến 62

Bảng 3.19 Mối liên quan giữa đặc tính mẫu và kiến thức chung 64

Bảng 3.20 Mối liên quan giữa đặc điểm làm nghề nông của đối tượng và kiến thức chung 65

Bảng 3.21 Mối liên quan giữa số tiếp cận thông tin và kiến thức chung 66

Bảng 3.22 Xét các yếu tố liên quan đến kiến thức chung của đối tượng về sử dụng HCBVTV bằng mô hình hồi quy đa biến 67

.

Trang 8

ĐẶT VẤN ĐỀ

Nông nghiệp là một trong những ngành then chốt trong nền kinh tế ViệtNam với số lao động chiếm tới 53% lực lượng lao động (niên giám thống kênăm 2003) Tuy nhiên lao động nông nghiệp lại chứa đựng rất nhiều nguy cơđối với sức khỏe của người lao động như: nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật,chấn thương do các vật sắc nhọn (nông cụ, mảnh vỡ chai lọ,…), điện giật dothiết bị điện không an toàn Có trên 20.000 trường hợp tai nạn lao động trongnông nghiệp với 1.500 trường hợp tử vong hàng năm; trên 5.000 ca nhiễm độchóa chất bảo vệ thực vật trong đó có hơn 300 ca tử vong.[3]

Sản xuất hóa chất bảo vệ thực vật chủ yếu tại các nước phát triển, nhưngtiêu thụ thì đa số ở các nước đang phát triển với 80%, việc sử dụng mang lạihiệu quả về nông nghiệp và an ninh lương thực nhưng tác hại của nó mang lạicũng không hề nhỏ Hiện nay sau hơn 50 năm sử dụng, hóa chất bảo vệ thực vật

đã trở nên đa dạng về chủng loại và số lượng với khoảng 3.895 sản phẩm thuốcbảo vệ thực vật (Theo thông tư số 21/2013/TT-BNNPTNT ngày 17/04/2013 của

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành danh mục thuốc bảo vệ thựcvật được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam); trong đó thuốc có1.662 loại hóa chất trừ sâu, 1.229 loại trừ bệnh, 664 loại trừ cỏ, 139 loại thuốcđiều hòa sinh trưởng, 134 loại thuốc trừ ốc, 22 loại diệt chuột và 9 loại chất dẫn

dụ côn trùng… đang được sử dụng trong nông nghiệp Do sử dụng rộng rãi cácloại hóa chất bảo vệ thực vật nên số lượng người nhiễm độc và tử vong do hóachất bảo vệ thực vật cũng vì vậy mà vẫn đang chiếm tỷ lệ đáng kể: từ năm 1994,WHO ghi nhận có ít nhất 3 triệu trường hợp trên thế giới bị nhiễm độc hóa chấtbảo vệ thực vật mỗi năm, trong đó khoảng 20.000 người bị tử vong; năm 1994

có 40.000 trường hợp tử vong [11][24]

Mặc dù trong những năm qua công tác chăm sóc sức khỏe người lao động

ở nước ta đã đạt được nhiều kết quả đáng kể nhưng vấn đề chăm sóc sức khỏengười lao động nông nghiệp thực sự là vấn đề còn bỏ ngỏ và chưa được quantâm một cách đúng mức, công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động

Trang 9

trong nông nghiệp của người nông dân ở nhiều nơi còn bị buông lỏng Ngoài raviệc lạm dụng các hóa chất bảo vệ thực vật một cách bừa bãi, thiếu khoa họcnhư hiện nay đang khiến những người nông dân phải đối mặt với nhiều rủi ro vềsức khỏe Chính vì vậy, chăm sóc sức khỏe người lao động trong lĩnh vực này,

mà đặc biệt là nâng cao kiến thức và thực hành đúng của người nông dân trongphòng ngừa nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật là một trong những vấn đề cấpbách hiện nay.[3] [11][24]

Cũng như những địa phương khác ở Đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh TràVinh nằm trong vùng nhiệt đới, có khí hậu mát mẻ, mặc khác Trà Vinh vừa làtỉnh duyên hải thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, vừa được bao bọc bởi 2 sônglớn là sông Tiền và sông Hậu, đất đai màu mỡ phù hợp cho việc phát triển cáchoạt động sản xuất nông nghiệp Năm 2015, tổng diện tích đất nông nghiệp củatỉnh là 186.243 ha (chiếm 80,79% tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh), trong đóđất diện tích sản xuất nông nghiệp là 147.939 ha chiếm 79,43% tổng diện tíchđất nông nghiệp Sản lượng sản xuất nông nghiệp cả năm 2015 của tỉnh TràVinh khá cao, trong đó sản lượng lúa đạt 1.354 nghìn tấn (tăng 27 nghìn tấn sovới năm 2014), sản lượng bắp (ngô) đạt 29,9 nghìn tấn, rau các loại đạt 665,1nghìn tấn,… Trong đó, Châu Thành là một trong những huyện đã đóng gópkhông nhỏ vào tổng sản lượng nông sản của toàn tỉnh Để đạt được sản lượngtrên việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật có đóng góp quan trọng vào việcphòng trừ dịch hại

Tuy nhiên với tâm lý chủ quan, việc không tuân thủ các biện pháp an toàn

vệ sinh khi sử dụng thuốc bải vệ thực vật như hiện nay có thể sẽ gây ra các tácđộng bất lợi rất lớn đến sức khỏe con người, động vật và môi trường sống Mặckhác, tại địa bàn huyện hiện nay vẫn chưa có một cuộc điều tra hay nghiên cứunào khảo sát về tỷ lệ người nông dân có kiến thức và thực hành đúng trong sửdụng hóa chất bảo vệ thực vật [4],[6]

.

Trang 10

Vì những lý do trên, chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu “Kiến thức, thực hành đúng về sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật ở người nông dân tại huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh và các yếu tố liên quan”, làm tiền đề

cho việc thực hiện các biện pháp truyền thông, can thiệp sau này, nhằm nângcao hơn nữa tỷ lệ người nông dân chấp nhận và thực hiện các biện pháp an toàntrong sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật

Trang 11

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

1 Tỷ lệ người nông dân có kiến thức đúng về sử dụng hóa chất bảo vệ thựcvật tại huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh là bao nhiêu?

2 Tỷ lệ người nông dân thực hành đúng về sử dụng hóa chất bảo vệ thực vậttại huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh là bao nhiêu?

3 Có mối liên quan giữa kiến thức và thực hành về sử dụng hóa chất bảo vệthực vật của người nông dân tại huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh hay không?

4 Có mối liên quan giữa kiến thức, thực hành về sử dụng hóa chất bảo vệthực vật với các đặc tính (dân số xã hội, đặc tính mùa vụ) của người nông dântại huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh hay không?

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu tổng quát

Xác định được tỷ lệ người nông dân có kiến thức, thực hành đúng về sửdụng hóa chất bảo vệ thực vật tại huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh và các yếu

3 Xác định mối liên quan giữa kiến thức chung và thực hành chung trong

sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật của người nông dân tại huyện Châu Thành,tỉnh Trà Vinh

4 Xác định mối liên quan giữa kiến thức chung, thực hành chung với cácđặc tính về dân số xã hội và đặc tính mùa vụ của người nông dân trong sử dụnghóa chất bảo vệ thực vật của người nông dân tại huyện Châu Thành, tỉnh TràVinh

.

Trang 12

SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU

 Tham gia tập huấn kiến thức

 Nguồn tiếp cận thông tin

Kiến thức về sử dụng HCBVTV

 Tác dụng, tác hại của HCBVTV

 Con đường HCBVTV xâm nhập

 Độ độc

 Cách phun HCBVTV

− Triệu chứng ngộ độc

− Cách xử trí ngộ độc cấp tính

− Tiêu chuẩn kho chứa

− Những lưu ý sức khỏe khi phun

− Phương tiện bảo hộ cá nhân

Trang 13

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN Y VĂN 1.1 Lịch sử phát triển của biện pháp sử dụng HCBVTV trong nông nghiêp 1.1.1 Lịch sử phát triển của biện pháp hóa học trên thế giới

Quá trình phát triển của biện pháp hóa học BVTV trên thế giới có thểchia thành một số giai đoạn:

1.1.1.1 Giai đoạn 1 (Trước thế kỷ 20):

Với trình độ canh tác lạc hậu, các giống cây trồng có năng suất thấp, táchại của dịch hại còn chưa lớn Để bảo vệ cây trồng, người ta dựa vào các biệnpháp canh tác, giống sẵn có Sự phát triển nông nghiệp trông chờ vào sự mayrủi .[16]

Tuy nhiên, từ lâu con người cũng đã biết sử dụng các loại cây độc và lưuhuỳnh trong tro núi lửa để phòng trừ sâu bệnh Từ thế kỷ 19, hàng loạt sự kiệnđáng ghi nhớ, tạo điều kiện cho biện pháp hóa học ra đời Benediet Prevest(1807) đã chứng minh nước đun sôi trong nồi đồng có thể diệt bào tử nấm than

đen Ustilaginales Năm 1848, lưu huỳnh được sử dụng để trừ bệnh phấn trắng

Erysiphacea gây hại cho nho; dung dịch Boocđô ra đời năm 1879; lưu huỳnh

vôi dùng trừ rệp sáp hại cam (1881) Mở đầu cho việc dùng các chất xông hơitrong BVTV là sự kiện dùng HCN trừ rệp vảy Aonidiella decemeatas hại khoaitây Nửa cuối thế kỷ 19, Cacbon disulfua (CS2) để dùng để chống chuột đồng

và các ổ rệp Pluylloxera hại nho .[16]

Tuy nhiên, các biện pháp hóa học lúc này vẫn chưa có vai trò đáng kểtrong sản xuất nông nghiệp.[16]

1.1.1.2 Giai đoạn 2 (từ đầu thế kỷ 20 đến năm 1960):

Các thuốc trừ dịch hại hữu cơ ra đời, làm thay đổi vai trò của biện pháphóa học trong sản xuất nông nghiệp Ceresan – thuốc trừ nấm thủy ngân hữu cơđầu tiên (1913); các thuốc trừ nấm lưu huỳnh (1940); rồi đến các nhóm khác.Thuốc trừ cỏ xuất hiện muộn hơn (những năm 40 của thế kỷ 20).[16]

.

Trang 14

Việc phát hiện khả năng diệt côn trùng cuả DDT (năm 1939) đã mở racuộc cánh mạng của biện pháp hóa học BVTV Hàng loạt các HCBVTV ra đời

sau đó, lúc này người ta cho rằng: “mọi vấn đề nông nghiệp đều có thể giải

quyết bằng HCBVTV” Biện pháp sử dụng thuốc hóa học bị khai thác ở mức tối

đa, thậm chí người ta còn hy vọng, nhờ thuốc hóa học để loại trừ hẳn 1 loại dịchhại nào đó trong 1 vùng rộng lớn.[16]

Từ cuối những năm 1950, những hậu quả xấu của HCBVTV gây ra chocon người, môi trường và môi sinh được phát hiện Khái niệm phòng trừ tổnghợp sâu bệnh ra đời.[16]

1.1.1.3 Giai đoạn 3 (những năm 1960 – 1980):

Việc lạm dụng HCBVTV đã để lại những hậu quả rất xấu cho môi sinh,môi trường

1.1.1.4 Giai đoạn 4 (từ những năm 1980 đến nay):

Nhiều thuốc mới và dạng thuốc đa dạng hơn, tuy nhiên đến giai đoạn nàyngười ta bắt đầu chú trọng đến việc áp dụng các biện pháp an toàn trong sửdụng HCBVTV nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏecủa người tiêu dùng và người trực tiếp phun xịt HCBVTV.[16]

1.1.2 Lịch sử phát triển của biện pháp hóa học tại Việt Nam

Tháng 1 năm 1956, thành lập Tổ hóa BVTV của viện Khảo cứu và trồngtrọt đánh dấu sự ra đời của ngành HCBVTV ở Việt Nam HCBVTV được sửdụng lần đầu tiên trong sản xuất nông nghiệp tại miền Bắc là trừ sâu gai, sâucuốn lá lớn ở Hưng Yên Miền Nam bắt đầu sử dụng HCBVTV trong nôngnghiệp vào năm 1962 Tuy nhiên, sau một thời gian ngắn sử dụng, cácHCBVTV đã gây ra các tác động lớn đến sức khỏe con người và môi trường doviệc dùng thuốc trà lan, phun phòng là phổ biến, dùng thuốc sai kỹ thuật.[25]

Trong những năm gần đây, HCBVTV được sử dụng tăng lên đáng kể cả

về số lượng lẫn chủng loại Người nông dân vẫn giữ thói quen sử dụngHCBVTV để đảm bảo sản lượng nông nghiệp, song nông dân thường chỉ sửdụng một loại hóa chất đã quen dùng, mà đa số đó là những loại cũ được xác

Trang 15

8định là có độc tính cao và bị loại khỏi danh mục HCBVTV được phép sử dụngtheo quy định của nhà nước (thường do thói quen, sợ rủi ro, do hiểu biết cònhạn chế…) Theo kết quả nghiên cứu của đề tài cấp nhà nước KX05-12 (2004)tại 3 xã trồng lúa (xã Yên Khánh, Nam Định; xã Mỹ Khánh, Cần Thơ) và trồngchè (xã Đam Bri, Lâm Đồng) cho thấy trong tổng số hộ gia đình đã điều tra, tỷ

lệ có sử dụng HCBVTV rất cao: 93,4% tổng số hộ gia đình trồng lúa, 97,5%trong tổng số gia đình trồng chè và tất cả các hộ gia đình này đã sử dụngHCBVTV từ rất lâu.[25]

1.2 Một số khái niệm có liên quan đến hóa chất bảo vệ thực vật và phân loại HCBVTV

1.2.1 Khái niệm hóa chất bảo vệ thực vật (HCBVTV)

Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO, 1986) định nghĩa: “Chất trừ sâu làbất kỳ một chất nào hay hỗn hợp các chất nào được dùng để đề phòng, phá hủyhay diệt bất kỳ một vật hại nào, kể các các vector bệnh của người hay súc vật,những loại cây cỏ dại hoặc các động vật gây hại trong hoặc can thiệp trong quátrình sản xuất, lưu kho, vận chuyển hoặc tiếp thị thực phẩm, lương thực, gỗ vàsản phẩm thức ăn gia súc” [25]

Thuật ngữ hóa chất trừ sâu còn bao gồm những chất dùng để điều hòatăng trưởng cây trồng, làm rụng lá, hút ẩm, chất làm thưa quả hoặc phòng rụng

lá do chin sớm, những chất dùng trong hoặc sau các vụ thu hoạch để đề phòng

hư hỏng khi thu hái hay vận chuyển Vì vậy người ta còn gọi hóa chất trừ sâu làhoác chất bảo vệ thực vật

Hóa chất trừ sâu (hóa chất bảo vệ thực vật) không bao gồm phân bón,thức ăn gia súc, chất cho thêm vào thực phẩm và thuốc cho súc vật [25]

Hay nói cách khác: HCBVTV là các hợp chất tự nhiên hoặc tổng hợp cótác dụng diệt trừ hoặc khống chế các loại sâu, hại bảo vệ mùa màng, nó baogồm cả các hóa chất diệt cỏ và kích thích điều hòa tăng trưởng.[4]

.

Trang 16

1.2.2 Phân loại hóa chất BVTV

Những HCBVTV đang được sử dụng hiện nay vô cùng đa dạng với hàngnghìn chế phẩm với mức độ độc hại, cấu tạo hóa học, cách tác động,… khácnhau nên phân loại HCBVTV cũng được phân chia theo nhiều cách khác nhau[16]

1.2.2.1 Phân loại HCBVTV theo mức độ độc hại (WHO, 1990 và Hội đồng

Châu Âu, 1984) gồm có 4 loại:

 Ia Độc tính rất cao

 Ib Độc tính cao

 II Độc tính vừa

 III Độc tính nhẹ

1.2.2.2 Phân loại HCBVTV dựa vào cách tiếp xúc

Đối với những người hấp thu các dư lượng HCBVTV trong lương thực,thực phẩm (sự tích lũy các chất độc trong cơ thể - hệ số tích lũy):

 Tích lũy cao Hệ số tích lũy < 1

 Rất nguy hiểm Nồng độ bão hòa độc

 Nguy hiểm Nồng độ bão hòa trên độc tính

ngưỡng

 Không nguy hiểm Nồng độ bão hòa dưới độc tính

ngưỡngĐối với tác hại đến môi trường (dựa vào khả năng phân giải sinh học củaHCBVTV):

 Hợp chất rất vững chắc > 2 năm

Trang 17

 Bền vững 0,5 – 2 năm

 Bền vững trung bình 1 – 6 tháng

 Kém bền vững < 1 tháng

1.2.2.3 Phân loại HCBVTV theo cách tác động:

Bảng 1.1 Phân loại HCBVTV theo cách tác động

Chất độc tiếp xúc Xâm nhập qua da khi côn trùng di chuyển

từ lá cây hoặc tường được phun HCBVTVChất độ dạ dày Xâm nhập qua miệng khi ăn

Chất độc xông hơi Hơi khí hít vào khi thở

Chất độc ngấm qua rễ cây Hấp thu qua rễ cây và lan tỏa khắp cây, lá,

cành, côn trùng sống trên lá cây sẽ bị diệt

1.3 Thực trạng sử dụng và kiến thức, thực hành của người nông dân trong

sử dụng HCBVTV.

1.3.1 Thực trạng sử dụng HCBVTV

Ước tính có khoảng 1,3 tỷ nông nhân đang tham gia sản xuất nôngnghiệp trên toàn thế giới Điều này chiếm một nửa tổng lực lượng lao động thếgiới Chỉ có 9% công nhân nông nghiệp ở những nước công nghiệp Gần 60%trong số họ là ở các nước đang phát triển Đại đa số công nhân nông nghiệpđược tìm thấy ở châu Á, là khu vực đông dân nhất của thế giới, với hơn 40%dân số nông nghiệp trên thế giới tập trung ở Trung Quốc và hơn 20% ở Ấn Độ[42]

Nông nghiệp là một trong những nghề nguy hiểm nhất trên toàn thếgiới Ở một số nước tỷ lệ tai nạn chết người trong nông nghiệp là gấp đôi trungbình cho tất cả các ngành công nghiệp khác Dựa theo ILO ước tính, nông nhânphải chịu 250 triệu tai nạn mỗi năm Trong tổng số 335.000 tai nạn lao động

.

Trang 18

chết người trên toàn thế giới, có khoảng 170.000 người chết có liên quan đếnnghề nông [42]

Tiếp xúc với thuốc trừ sâu và các loại hóa chất nông nghiệp tạo thànhrủi ro nghề nghiệp lớn Trong một số trường hợp nhất định có thể dẫn đến ngộđộc và tử vong, ung thư và các vấn đề liên quan đến giảm khả năng sinh sản.[42]

Hoá chất BVTV đóng vai trò quan trọng trong nông nghiệp của tất cả cácquốc gia trên thế giới Các loại hóa chất BVTV được sử dụng ở các nước là rấtlớn Trong đó, nước Mỹ có nền nông nghiệp phát triển, hàng năm lượng hóachất BVTV được sử dụng lớn nhất, lên tới 1/3 tổng số hoá chất BVTV trên toànthế giới, chủ yếu là hóa chất diệt cỏ Châu Âu cũng sử dụng nhiều hóa chấtBVTV (30%), trong khi đó con số này ở các nước còn lai là 20% (Pak J WeedSci Res., 2007) [27]

*Thực trạng sử dụng HCBVTV trên thế giới

Việc sử dụng thuốc trừ sâu bắt nguồn từ thời La Mã cổ đại nơi con người

sử dụng đốt lưu huỳnh để tiêu diệt sâu bệnh và sử dụng muối, tro và đắng đểkiểm soát cỏ dại Một nhà tự nhiên học La Mã kêu gọi sử dụng asen làm thuốctrừ sâu (Lịch sử sử dụng thuốc trừ sâu 1998) [16]

Đến đầu thế kỷ XX đến năm 1960, HCBVTV hữu cơ ra đời làm thay đổivai trò của biện pháp hoá học trong sản xuất nông nghiệp Thuốc trừ nấm thuỷngân hữu cơ đầu tiên ra đời vào năm 1913; tiếp theo là các thuốc trừ nấm lưuhuỳnh rồi đến các nhóm khác DDT đã được Zeidler tìm ra tại Thuỵ Sỹ năm1924.[16]

Từ năm 1960-1980, việc lạm dụng HCBVTV đã để lại những hậu quảrất xấu cho môi trường và sức khoẻ cộng đồng Trong nhân dân tư tưởng sợhãi, không dám dùng HCBVTV xuất hiện; thậm chí có người cho rằng cầnloại bỏ không dùng HCBVTV trong sản xuất nông nghiệp [16] Chính vì điềunày các nhà khoa học đã đầu tư nghiên cứu các loại HCBVTV mới an toànhơn đối với môi trường và sức khoẻ con người Nhiều HCBVTV mới ra đời

Trang 19

12như hoá chất trừ cỏ mới; các HCBVTV nhóm perethroid tổng hợp; cácHCBVTV bệnh có nguồn gốc sinh học hay tác động sinh học, các chất điềutiết sinh trưởng côn trùng và cây trồng Chính điều này đã giúp nhũng ngườinông dân không còn tâm lý bài trừ HCBVTV nữa, làm cho lượng HCBVTVđược dùng trên thế giới không những không giảm mà còn liên tục tăng lên [16],[36].

Trong những năm 1990, việc bán thuốc trừ sâu toàn cầu vẫn tương đối ổnđịnh, từ 270 đến 300 tỷ đô la, trong đó 47% là thuốc diệt cỏ, 79% là thuốc trừsâu, 19% là thuốc diệt nấm / diệt khuẩn và 5% là các loại khác Trong giai đoạn

2007 đến 2008, thuốc diệt cỏ được xếp hạng đầu tiên trong ba loại thuốc trừ sâuchính (thuốc trừ sâu, thuốc diệt nấm / diệt khuẩn, thuốc diệt cỏ) Thuốc diệtnấm/diệt khuẩn tăng nhanh và xếp thứ hai Các nước, Trung Quốc, Hoa Kỳ,Pháp, Brazil và Nhật Bản là những nhà sản xuất thuốc trừ sâu lớn nhất trên thếgiới Hầu hết các loại thuốc trừ sâu trên toàn thế giới được sử dụng cho cây ănquả và rau [46]

Tại Trung Quốc: là một trong những quốc gia sớm nhất sử dụng và sản

xuất thuốc trừ sâu Năm 1957, nhà máy đầu tiên ở Trung Quốc, sản xuất thuốctrừ sâu organophospho được xây dựng Để tăng cường tự chủ về HCBVTV,Chính phủ Trung Quốc đã gia tăng đầu tư vào ngành công nghiệp HCBVTV.Chính vì vậy ngành công nghiệp sản xuất HCBVTV phát triển mạnh và đếnhiện tại có hơn 2000 nhà máy sản xuất lớn, nhỏ.[43] [46]

Tại Hoa Kỳ: xuất khẩu HCBVTV của Hoa Kỳ cao hơn nhiều so với nhập

khẩu Trong Năm 2006, nhập khẩu (xuất khẩu) thuốc diệt cỏ của Hoa Kỳ chiếm45,4% (51,6%) trong tổng lượng nhập khẩu (xuất khẩu) HCBVTV dùng chongô và đậu tương chiếm hầu hết các thị trường với 44,75% tính trong năm 2007,trong đó ngô tiêu thụ thuốc trừ sâu gấp khoảng 2 lần so với đậu tương Có75,3% HCBVTV được sử dụng cho ngô là thuốc diệt cỏ, thứ hai là thuốc trừsâu Tiêu thụ của thuốc diệt nấm / diệt khuẩn trên cây ngô đã bùng nổ vào năm

.

Trang 20

2007, từ 6 triệu đô la Mỹ năm 2005 đến 130 triệu đô la Mỹ và đối với đậutương, thuốc diệt cỏ là loại thuốc HCBVTV chiếm ưu thế [46]

Mặc dù sự phát triển của biện pháp hoá học có nhiều lúc thăng trầm,song tổng giá trị tiêu thụ thuốc BVTV trên thế giới và số hoạt chất tăng lênkhông ngừng, số chủng loại ngày càng phong phú Nhiều thuốc mới và dạngthuốc mới an toàn hơn với môi sinh môi trường liên tục xuất hiện bất chấp cácqui định quản lý ngày càng chặt chẽ của các quốc gia đối với thuốc BVTV vàkinh phí đầu tư cho nghiên cứu để một loại thuốc mới ra đời ngày càng lớn.[16]

*Thực trạng sử dụng HCBVTV tại Việt Nam

Tại Việt Nam, hóa chất BVTV được sử dụng từ những năm 40 của thế kỷ

XX nhằm bảo vệ cây trồng Theo thống kê vào năm 1957 tại miền Bắc nước ta

sử dụng khoảng 100 tấn Đến trước năm 1985 khối lượng hóa chất BVTV dùnghàng năm khoảng 6.500 - 9.000 tấn thì trong 03 năm gần đây, hàng năm ViệtNam nhập và sử dụng từ 70.000 - 100.000 tấn, tăng gấp hơn 10 lần Các loạithuốc BVTV mà Việt Nam đang sử dụng có độ độc còn cao, nhiều loại thuốc đãlạc hậu Tuy nhiên, nhiều loại hóa chất trừ sâu cũng được sử dụng trong các lĩnhvực khác, ví dụ sử dụng DDT để phòng trừ muỗi truyền bệnh sốt rét (từ 1957-1994: 24.042 tấn Hiện nay, tỉ lệ thành phần của các loại hoá chất BVTV đãthay đổi (hóa chất trừ sâu: 33%; hóa chất trừ nấm: 29%; hóa chất trừ cỏ: 50%,1998) Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở nước ta đến năm 2013 đãlên tới 1.643 hoạt chất, trong khi, các nước trong khu vực chỉ có khoảng từ 400đến 600 loại hoạt chất, như Trung Quốc 630 loại, Thái Lan, Malaysia 400-600loại (Hội nông dân, 2015) [27]

Theo Cục Bảo vệ thực vật, hàng năm cả nước sử 29 dụng hơn 50.000 tấnhoá chất bảo vệ thực vật (HCBVTV) các loại Nếu tính nồng độ thuốc khoảng2% thì tổng lượng thuốc phun là 75.1010 lít Với diện tích canh tác 7 triệu hasản xuất thì 1 ha đã sử dụng 11.104 lít thuốc 2%/ha/năm hay có thể hình dung là

11 lít thuốc 2%/m2/năm Đồng bằng sông Cửu Long là: 1,5 - 2,7 kg/ha, chè ởHoà Bình là 3,2 - 3,5kg/ha Điều tra vùng trồng rau Từ Liêm, Hà Nội năm 1996

Trang 21

đã thấy: Tại Mai Dịch, Tây Tựu, một vụ rau phun thuốc đến 25 lần Loại thuốc

sử dụng chủ yếu là Monitor, Dipterex, Bassa, DDT, Wofatox, Validacin Tuy đã

có lệnh cấm sử dụng nhóm thuốc DDT, Heptaclo (thuộc nhóm do hữu cơ) songtrong thực tế người dân vẫn sử dụng [11]

Phần lớn các loại hóa chất BVTV được sử dụng ở nước ta hiện nay cónguồn gốc từ nhập khẩu Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn, năm 2014 về thực trạng và giải pháp quản lý thuốc BVTV nhập lậu chothấy hàng năm Việt Nam nhập khẩu từ 70.000 đến 100.000 tấn thuốc BVTV,trong đó thuốc trừ sâu chiếm 20,4%, thuốc trừ bệnh chiếm 23,2%, thuốc trừ cỏchiếm 44,4%, các loại thuốc BVTV khác như thuốc xông hơi, khử trùng, bảoquản lâm sản, điều hòa sinh trưởng cây trồng chiếm 12% (Cục Bảo vệ thực vật,2015).[16]

Ở đồng bằng sông Cửu Long, việc sử dụng HCBVTV cũng được coi làphương pháp chính để khống chế sâu bệnh của những người nông dân sản xuấtlúa Kết quả điều tra về thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và một số giảipháp giảm thiểu việc sử dụng thuốc không hợp lý trong sản xuấ lúa ở đồng bằngsông Cửu Long của Phạm Văn Toàn (2013) cho thấy có trên 85% nông hộ đượcphỏng vấn sử dụng HCBVTV trong việc khống chế sâu bệnh Sau khi được sửdụng phần lớn hộp, chai và vỏ HCBVTV bị vứt trực tiếp tại nơi sử dụng.Khoảng 70% nông hộ được phỏng vấn vứt bỏ vỏ thuốc sau khi sử dụng ngay tạinơi phun thuốc Rất dễ tìm thấy chai, lọ thuốc đã sử dụng ở ngoài đồng, chẳnghạn như dọc theo các bờ ruộng, dưới kênh hay trong vườn Đây là một nguy cơlớn đối với sức khỏe con người và môi trường [25] Tại An Giang, người nôngdân tại đây cũng như nông dân vùng ĐBSCL đã có thời gian sử dụng thuốcBVTV trong thời gian dài từ khi chuyển đổi hệ thống canh tác từ trồng cácgiống lúa truyền thống sang các giống lúa cao sản Việc trồng nhiều vụ trên nămnên nông dân phải sử dụng nhiều phân và thuốc BVTV Thời gian sử dụng lâudài đã hình thành thói quen và thói quen này được truyền lại cho những thế hệ

.

Trang 22

sau Do vậy trong việc chọn lựa thuốc sử dụng chủ yếu dựa vào kinh nghiệm làchính [29]

1.3.2 Kiến thức, thực hành của nông dân trong sử dụng HCBVTV

- Tại Uganda: có khoảng gần một phần ba (31%) người nông dân trả lờirằng họ có được đào tạo về cách sử dụng và xử lý thuốc trừ sâu Có 92% nôngdân nghĩ rằng thuốc trừ sâu có thể có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của họ,90% biết rằng các hộp đựng thuốc trừ sâu có dấu hiệu hiển thị độc tính và có74% nói rằng họ có thể đọc và hiểu các hướng dẫn này Mặc dù có tới 40%người nông dân được khảo sát không biết hoặc không trả lời đúng mã màu củathuốc trừ sâu [33]

- Tại Kuwait: một nghiên cứu của Mustapha FA Jallow và cộng sự, phầnlớn (64%) nông dân được khảo sát là đã không được đào tạo hoặc hỗ trợ kỹthuật về việc sử dụng hợp lý và xử lý HCBVTV an toàn Hơn 70% nông dânkhông đọc hoặc làm theo hướng dẫn trên nhãn HCBVTV Phần lớn nông dân(59%) lưu trữ HCBVTV trong các kho dành riêng cho HCBVTV, 15% nôngdân cho biết đã lưu trữ HCBVTV trong chuồng của vật nuôi, trong tủ lạnh vớicác vật dụng khác (8%) hoặc trong khu vực sinh sống của họ (20%) Phần lớn(58%) nông dân không sử dụng bất kỳ dụng cụ bảo hộ nào khi trộn hoặc phunHCBVTV Ngoài ra, việc sử dụng dụng cụ bảo hộ, nông dân được hỏi liệu họ

Trang 23

có thực hiện các biện pháp an toàn khác để giảm nguy cơ tiếp xúc vớiHCBVTV hay không Phần lớn số người được hỏi báo cáo không ăn (72%),uống (65%) hoặc hút thuốc (59%) khi trộn hoặc bôi HCBVTV Có 82% sốngười được hỏi cho biết đã tắm ngay sau khi trộn hoặc phun HCBVTV Tuynhiên, hơn 70% số người được hỏi đã không giặt quần áo làm việc được sửdụng trong khi trộn hoặc phun HCBVTV riêng biệt với các loại vải/quần áokhác Ngoài ra, có đến 46% số người được hỏi báo cáo rằng họ không xem xéthướng gió khi phun HCBVTV [39]

- Tại Thái Lan: một nghiên cứu của Saowanee Norkaew về kiến thức, thái

độ và thực hành sử dụng các thiết bị bảo vệ cá nhân của nông dân trồng ớt tạitỉnh Ubonrachathani Kết quả cho thấy, gần 89,4% số người được hỏi thừa nhậnrằng họ nên đeo khẩu trang, ủng và vải trong khi phun, 83,3% biết thuốc trừ sâu

có thể đi xâm nhập vào cơ thể theo 3 con đường; nuốt phải, tiếp xúc với da vàhít phải Ngoài ra, 45,5% số người được hỏi biết rằng nên phun thuốc thực hiệntheo hướng gió và họ nên sử dụng PPE Tuy nhiên, có 77,2% nông dân trồng ớt

có mức độ kiến thức chung thấp, 54,5% nông dân không quan tâm đến việc sửdụng thuốc trừ sâu hoặc tiếp xúc.[44]

- Tại Nigeria năm 2000: nghiên cứu của Ooi Tijani về thực hành sử dụngHCBVTV và các vấn đề an toàn ở người nông dân trồng ca cao ở bang Ondocho thấy tỷ lệ người nông dân trả lời có mặc quần áo bảo hộ, găng tay, ủng vàkính bảo hộ khi thực hiện phun hoặc trộn HCBVTV lần lượt là 68%, 56%, 54%

và 40% Có đến 62% những người nông dân trả lời là không giặt quần

áo sử dụng trong phun HCBVTV với quần áo khác Tỷ lệ thấp của nông dân(44%) àm theo hướng dẫn phun HCBVTV trên hướng gió, Ngoài ra, 78%mỗi nông dân cho biết họ không ăn hoặc uống trong khi phun thuốc.[45]

.

Trang 24

*Tại Việt Nam

Theo một nghiên cứu tại tỉnh tỉnh Đăk Lăk ở nông dân trồng cà phê năm

2016 cho thấy chỉ có 64,7% đối tượng có kiến thức về sử dụng HCBVTV antoàn “đạt yêu cầu” Trong đó, đa số đối tượng biết được nguyên tắc phun hóachất an toàn với 90,6%, có 71,7% đối tượng liệt kê được các loại bảo hộ mangtrong lúc phun hóa chất, chỉ có 58,2% tổng số đối tượng kể được ≥ 4 loạiHCBVTV; 38,4% biết 3 đường xâm nhập vào của hóa chất Có đến 85,6% đốitượng không biết ý nghĩa vạch cảnh báo độc hại; 48,1% đối tượng biết hòatan hóa chất bảo vệ thực vật an toàn Tỷ lệ đối tượng biết xử lý hóa chất thừasau phun quá thấp (5,7%), 30,4% tổng số đối tượng kể được nơi cất hóa chất antoàn 5,7% đối tượng kể được ≥ 4 triệu chứng ngộ độc và 26,2% đối tượng biếtcách xử trí khi bị ngộ độc hóa chất [14]

Tại tỉnh An Giang và những ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc đến sứckhỏe và môi trường được thực hiện bởi Trường Đại học An Giang, kết quả khảosát cho thấy có 22,3% phun xịt theo đúng hướng gió, 38,14% đi ngược hướng,32,2% không để ý và 7,63% là tùy thuộc vào diện tích ruộng; việc sử dụng đồbảo hộ lao động khi phun xịt thuốc không được người dân quan tâm đến, có83,52% người phun thuốc sử dụng một số thiết bị bảo vệ như khẩu trang vàgăng tay; có 42,97% người sử dụng HCBVTV vứt bỏ dụng cụ chứa trên đồng,28,91% đốt, 9,38% trôn, 2,34% vứt vào các đóng rác và 16,41% bán cho cácnhà tái chế các chai hoặc họp bằng nhựa.[29]

Theo một nghiên cứu tại huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long cho thấy:Những người nông dân trong nghiên cứu trả lời rằng tần suất phun xịt thuốctrung bình khoảng 6,96 lần/vụ, nguồn thông tin tiếp cận việc sử dụng HCBVTV

đa số là từ các tổ chức khuyến nông (90%) và cửa hàng vật tư nông nghiệp(7,78%) Ngoài ra, nghiên cứu này cho biết, khoảng 64,44% những người nôngdân cho rằng họ cất giữ HCBVTV ở kho riêng bên ngoài, 14,44% cho rằng họ

để HCBVTV trong chính ngôi nhà của mình và 21,12% nói rằng họ đã bỏHCBVTV đã mua bên ngoài trời (hốc cây…) Về vấn đề xử lý bao bì, hộp

Trang 25

HCBVTV sau khi sử dụng thì có khoảng 78,89% người nông dân trả lời rằng họđốt hoặc chôn, 13,33% xử lý như rác sinh hoạt hoặc đem bán phế liệu và vứt bỏngay tại nơi pha đặc biệt là gần bờ sông, kênh mương nội đồng là 7,78% Vềviệc thực hiện các biện pháp bảo vệ trong khi sử dụng HCBVTV, biện pháptránh ăn uống hoặc sử dụng chất kích thích như rượu và thuốc lá trong lúc phunxịt thuốc và thay quần áo sau khi phun Riêng đối với quần áo bảo hộ thì chưađược trang bị đầy đủ và hợp quy chuẩn.[10]

Nghiên cứu về sự tuân thủ nguyên tắc sủ dụng thuốc bảo vệ thực vật củanông dân trong sản xuất rau trên địa bàn thành phố Thanh Hóa của Lê VănCường, Ngô Thị Thuận cho thấy, đa số các hộ khi được phỏng vấn trả lời làmua thuốc dựa trên sự tư vấn của người bán HCBVTV (78,79%), về thời điểmphun thuốc lựa chọn buổi sáng sớm và chiều tối được lựa chọn nhiều nhất với93,94%, có đến 79,8% trong tổng số các hộ nông dân phối trộn HCBVTV theokinh nghiệm hoặc hàng xóm tư vấn, sau khi phun thuốc vẫn còn 37,37% hộnông dân cho biết là vứt bao bì tại các bãi rác trên đồng ruộng và có 86,87% các

hộ thực hiện cất dụng cụ phun thuốc ở cách xa nhà/chuồng trại vật nuôi.[8]

Nghiên cứu về kiến thức – thực hành về an toàn trong sử dụng thuốc bảo

vệ thực vật của nông dân xã An Hải, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận năm

2012 của Dương Thanh Lan cho kết quả về tỷ lệ thực hành đúng là 5% Trong

đó, có 97% người nông dân thực hành đúng về việc mua HCBVTV ở nơi đảmbảo chất lượng, 44% thực hiện phun HCBVTV/trừ bệnh đúng thời điểm, 34%pha trộn HCBVTV an toàn, 20% phun HCBVTV an toàn, 11% bảo quảnHCBVTV an toàn và xử lý HCBVTV sau khi phun thuốc là 8%.[15]

Tại tỉnh Long An, tác giả Huỳnh Thanh Phúc nghiên cứu kiến thức vàthực hành về sử dụng HCBVTV, kết quả cho thấy: kiến thức chung đúng là11,5% và thực hành chung đúng là 40,9%, trong đó có 46,9% người nông dân

có đọc và hiểu rõ hướng dẫn sử dụng của HCBVTV, đa số những người nôngdân chỉ sử dụng một loại hóa chất khi phun (68,4%); có 57,4% những ngườinông dân luôn luôn sử dụng bảo hộ lao động và có đến 16,3% cho biết họ không

.

Trang 26

bao giờ sử dụng đồ bảo hộ và có đến 81,7% người nông dân không không baogiờ ăn uống khi phun thuốc.[17] Trong khi đó, một nghiên cứu khác cũng trênđịa bàn tỉnh cho thấy có 95,3% nông dân đọc thông tin trên nhãn, 55,1% trả lời

là lưu trữ HCBVTV trong kho Có đến 32,7% số nông dân thực hiện phaHCBVTV bằng tay Những yếu tố nguy cơ được phát hiện là 4,2% phun vào lúcthời tiết không thuận lợi (trưa nắng và bất cứ lúc nào), 80,8% nông dân phunthuốc kéo dài hơn 2 giờ /lần Ngoài ra, chỉ có 5,2% sử dụng thiết bị bảo vệ cánhân đầy đủ [15]

1.3.3 Các yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành đúng về sử dụng HCBVTV của người nông dân

Trình độ học vấn

Tương tự, trong 1 nghiên cứu tại Uganda, tác giả đã tìm thấy mối liênquan giữa kiến thức về độ độc ghi trên nhãn và trình độ học vấn của đối tượng.Những người có trình độ thấp (dưới lớp 7) thường không có khả năng đọc đượcnhãn thuốc trừ sâu và không giải thích được nhãn độc tính được thể hiện trênbao bì Bên cạnh đó những người có khả năng đọc và hiểu hết nhãn thuốc cũngkhông hoàn toàn quan tâm đến những gì hiện diện trên nhãn thuốc [4] Ngoài ra,

ở một số nghiên cứu khác người ta còn ghi nhận được mối liên hệ đáng kể giữaviệc lưu trữ thuốc trừ sâu trong nhà và trình độ học vấn của người nông dân.Những người có trình độ càng cao thì tỷ lệ lưu trữ thuốc BVTV ở trong khuônviên nhà ở càng thấp [3]

Tương tự, trình độ học vấn có sự liên quan mật thiết đến thực hành củađối tượng về sử dụng HCBVTV, những người có học vấn từ trung học cơ sở trởlên có thực hành đạt cao hơn những người có trình độ học vấn dưới trung học

cơ sở và những người có tiếp cận thông tin thì có thực hành sử dụng HCBVTV

an toàn đạt cao hơn những người không tiếp cận [bài báo] Những đối tượngkiến thức đạt thì có thực hành đạt cao hơn so với những đối tượng có kiến thứckhông đạt, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê Điều này có ý nghĩa vì nôngdân có trình độ giáo dục chính quy hạn chế có thể gặp rủi ro cao hơn trong việc

Trang 27

sử dụng thuốc trừ sâu Đây là có thể do khó khăn trong việc hiểu và giải thíchcác hướng dẫn và quy trình an toàn trên sản phẩm [17]

Ý thức của người nông dân

Ý thức của người nông dân có ảnh hưởng đến kiến thức và thực hành củangười nông dân về sử dụng HCBVTV Theo một nghiên cứu về kiến thức vàthực hành về sử dụng HCBVTV ở Thừa Thiên Huế, tính “phát triển bền vững”trong sử dụng HCBVTV không được người nông dân quan tâm Họ chỉ quantâm đến hiệu quả của thuốc đối với cây trồng và yếu tố tài chính Đây là các yếu

tố giúp họ có thể thu hoạch đúng thời vụ, tăng năng suất cây trồng, hạ giá thànhnông sản mang lại cho họ thu nhập trọng một thời gian ngắn Họ hầu như không

để ý đến những vấn đề theo họ là trừu tượng và quá dài hạn như môi trường vàsức khỏe con người [5] Ngoải ra, ở 1 nghiên cứu khác, nhận thấy rằng có tươngđối rất ít nông dân đi khám chữa bệnh sau khi có dấu hiệu ngộ độc thuốc trừsâu Nông dân thường tin rằng các triệu chứng liên quan đến thuốc trừ sâu làbình thường [4]

Đào tạo, tập huấn

Những thiếu hụt trong kiến thức của người sử dụng thuốc có thể đượcgiải thích bằng việc họ không được tập huấn hay thông tin đầy đủ và bản thân

họ cũng không đủ trình độ để hiểu các thông tin [5]

Giáo dục và đào tạo về an toàn xử lý thuốc trừ sâu có tác dụng cung cấpmột cái nhìn sâu sắc về tầm quan trọng của sử dụng PPE Tuy nhiên, không phảinông dân nào cũng có tham gia và chịu tham gia các buổi tập huấn này [đánhgiá rủi ro ]

Điều kiện kinh tế

Việc sử dụng quần áo bảo hộ trong sử dụng HCBVTV có thể được giảithích do thiếu kiến thức về độc tính của thuốc trừ sâu, ngoải ra nó còn có liênquan mật thiết đến mức độ nghèo đói khiến nông dân không mua được quần áobảo hộ [4]

.

Trang 28

Giới tính: Một số nghiên cứu khác còn ghi nhận được sự khác biệt về

giới trong việc sử dụng thuốc trừ sâu [17]

Nguồn cung câp thông tin

Các nhà bán lẻ thuốc bảo vệ thực vật và chính quyền đóng một vai tròquan trọng vai trò cung cấp thông tin và hướng dẫn lựa chọn thuốc bảo vệ thựcvật để nông dân và cải thiện nhận thức và hành vi của họ Trong một số trườnghợp, cơ sở bán lẻ thuốc bảo vệ thực vật là đơn vị duy nhất có thể cung cấp thôngtin cho những người nông dân thiếu thông tin và trình độ dân trí thấp Yang etal.(2014) nhấn mạnh cần có các chương trình giáo dục và giám sát hiệu quả chocác nhà bán lẻ thuốc bảo vệ thực vật [38]

Một nghiên cứu tại Trung Quốc cho thấy rằng các chương trình như vậycho các nhà bán lẻ thuốc trừ sâu có thể không thành công do sự khác biệt vềmối quan tâm và lợi ích thực tế của các nhà bán lẻ thuốc trừ sâu và nông dân[38] Các phương tiện truyền thông và nhân viên kỹ thuật trong cộng đồng địaphương là các kênh chính để phổ biến thông tin về việc sử dụng thuốc bảo vệthực vật để nông dân, nhưng hành động của cộng đồng địa phương ở hầu hếtcác vùng nông thôn đã được báo cáo là không hiệu quả, đặc biệt là trong việccung cấp dịch vụ kỹ thuật Tuy nhiên, các dịch vụ mở rộng không hiệu quả cũngđược coi là một yếu tố chính dẫn đến việc lạm dụng thuốc trừ sâu

Yếu tố khác

Bên cạnh những nguyên nhân mang tính cá nhân, có nhiều nghiên cứucòn chỉ ra rằng, sự dễ dãi và giá cả của thị trường thuốc BVTV cũng là mộttrong các yếu tố tác động đến việc mua bán và sử dụng thuốc BVTV của ngườinông dân Ngoài ra, hệ thống hỗ trợ kỹ thuật sử dụng thuốc (nhãn mác, các kýhiệu trên bao bì, kỹ thuật viên hướng dẫn…) lại vừa phức tạp và khó hiểu [5]hoặc không có sự ràng buộc nào yêu cầu những người có sử dụng HCBVTVphải thông quan đào tạo [4] Có một số lượng không nhỏ những người nông dânkhông muốn tham gia vào các buổi tập huấn về kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV

Lý do chủ yếu từ sự chủ quan: “sau khi làm đồng về, người nông dân rất mệt và

Trang 29

cá nhận trở nên khó khăn hơn.

1.4.Ảnh hưởng của HCBVTV và một số yếu tố nguy cơ liên quan đến sức khỏe của người tiếp xúc HCBVTV

1.4.1 Ảnh hưởng của HCBVTV đến môi trường

Trong các vấn đề môi trường thì tình hình ô nhiễm môi trường do hoáchất bảo vệ thực vật ở nước ta thực sự là vấn đề cần quan tâm vì tính chất nguyhiểm trực tiếp của nó Cũng như sử dụng phân bón, tổng lượng hoá chất bảo vệthực vật sử dụng không phải quá lớn song lại rất tập trung vào một số vùng, màphương pháp sử dụng, bảo quản và lưu hành không được kiểm soát, không đảmbảo an toàn vệ sinh lao động Mặt khác, khác với phân bón (không kể yếu tố vệsinh) hoá chất bảo vệ thực vật thường gây ra hiệu ứng trực tiếp tác động vào conngười, động vật gia súc, gia cầm cũng như nhiều loài sinh vật khác [11]

HCBVTV từ lâu đã được sử dụng để kiểm soát sâu bệnh Bên cạnh nhữnglợi ích mà chúng mang lại, HCBVTV có thể gây nguy hiểm cho cả con người vàmôi trường Sự công nghiệp hóa của ngành nông nghiệp đã làm tăng gánh nặnghóa học đối với các hệ sinh thái tự nhiên Hầu hết những hóa chất này đều cótác động mạnh mẽ đối với môi trường, dễ bị tích lũy sinh học và độc hại [35]

Hóa chất BVTV khi được phun hay rải trên đối tượng một phần sẽ đượcđưa vào cơ thể động, thực vật Qua quá trình hấp thu, sinh trưởng, phát triển hayqua chuỗi thức ăn, hóa chất BVTV sẽ được tích tụ trong nông phẩm hay tíchlũy, khuếch đại sinh học Một phần khác sẽ rơi vãi ngoài đối tượng, sẽ bay hơivào môi trường hay bị cuốn trôi theo nước mưa, đi vào môi trường đất, nước,không khí gây ô nhiễm môi trường Đặc biệt, có nhiều loại HCBVTV còn cóthể tồn tại bền vững trong môi trường với thời gian rất lâu [27][35]

.

Trang 30

Bên cạnh đó, việc thu gom các chất thải rắn từ các hoạt động sản xuấtnông nghiệp như bao bì, chai lọ HCBVTV…hiện nay còn rất hạn chế Mặc dùđây là nguồn chất thải thuộc danh mục độc hại cần thu gom, xử lý đúng quyđịnh, nhưng thực tế, sau khi được sử dụng người nông dân thường vứt ngay tại

bờ ruộng, góc vườn hoặc nguy hiểm hơn, có trường hợp còn vứt xuống các ao

hồ, đầu nguồn nước sinh hoạt Có một số tỉnh/thành phố như Nghệ An, TuyênQuang, Vĩnh Long đã thực hiện các công tác thu gom, lưu giữ và vận chuyển,

xử lý các hoại hóa chất, vỏ, bao bì HCBVTV nhưng việc triển khai hầu như còngặp rất nhiều khó khăn như: chưa có mô hình thu gom bao bì HCBVTV phùhợp với đặc thù của nền sản xuất nhỏ, phân tán của nước ta Đây là một gánhnặng lớn đối với môi trường mà chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát được [3]

1.4.2 Ảnh hưởng của HCBVTV đến con người và các sinh vật khác

* Các con đường xâm nhập

Người nông dân có thể tiếp xúc với các HCBVTV thông qua da, đường

hô hấp hoặc đường tiêu hóa, HCBVTV có thế gây ra các nhiễm độc cấp tính,mãn tính hoặc gây dị ứng tùy thuộc vào mức độ độc của thuốc và lượng thuốcthâm nhập vào cơ thể

Đường hô hấp: là đường vào quan trọng nhất trong các tiếp xúc nghềnghiệp Trong khi hít thở, HCBVTV trong không khí vào mũi hoặc miệng, quahọng, khí quản và cuối cùng vào tới phổi rồi đến các cơ quan gây hại, tùy theotừng loại hóa chất Khi vào đường hô hấp một số loại hóa chất có thể gây hại tạiđường hô hấp và phổi [30]

Hấp thụ qua da: HCBVTV dây dính trên da và dễ dàng thấm qua da và sựthâm nhập nhanh hơn nếu chỗ da đó bị tổn thương Qua da, HCBVTV có thểthấp vào máu và di chuyển khắp cơ thể [30]

Hấp thu qua đường tiêu hóa: HCBVTV thâm nhập vào đường tiêu hóa do

ăn hoăch hút thuốc khi tay bị dính HCBVTV Thức ăn, đồ uống cũng có thể bịdây HCBVTV do bụi hoặc hơi trong không khí hoặc do hít thở phải các hạt bụi

có HCBVTV vào họng và nuốt nó [30]

Trang 31

* Các yếu tố ảnh hưởng đến độc tính HCBVTV

Các yếu tố có ảnh hưởng thuận lợi đến độc tính HCBVTV như:

 Người phun thuốc bị mệt mỏi, phơi nắng, nghiện hoặc uống rượu biatrước khi phun/xịt thuốc

 Đặc điểm của HCBVTV: độ pH, lý tính, nồng độ hoạt chất

 Yếu tố môi trường: nhiệt độ, độ ẩm, gió…

 Đặc điểm của da: tổn thương, trầy xước,…

 Tình trạng sức khỏe chung của người nông dân: tình trạng dinh dưỡng,nhiễm khuẩn, bị thương, dùng thuốc, thiếu nước…

 Tác dụng đối kháng hoặc tương hỗ [3]

* Ảnh hưởng của HCBVTV đến sức khỏe con người và các sinh vật

Theo tài liệu của WHO thì hàng năm trên thế giới sâu bọ phá hoại tới 33triệu tấn lương thực, chiếm 6% tổng số hoa màu, số này có thể nuôi được 150triệu người Từ năm 1954 – 1985 hoa màu của Liên Xô bị phá hoại mất 13%,chiếm khoảng 8,4 tỷ Rúp, ở Đức hàng năm mất 6,5 tỷ Mác, Mỹ mất 11 tỷ đô la,

ở Trung Quốc một số tỉnh đồng bằng năm 1961 mất 205.000 tấn/năm, số nàynuôi được 1 triệu người Dân số thế giới ngày một tăng nhanh, nhu cầu lươngthực cũng ngày càng lớn, do vậy lượng HCBVTV hay hóa chất bảo vệ thực vậtngày càng được sử dụng nhiều hơn Vì tính cấp bách này mà hàng năm trên thếgiới đã chi nhiều tỷ đồng cho sản xuất, vận chuyển và sử dụng các loại hóa chấtđộc hại trên [12]

Có khoảng 1% tổng lượng HCBVTV được sử dụng để kiểm soát cỏ dại

và sâu bệnh đạt đến mục tiêu là của nó Trong khi đó, một lượng lớn HCBVTV

bị rửa trôi qua quá trình phun trôi hoặc lắng đọng và gây ra tác dụng khôngmong muốn đối với môi trường, con người và một số sinh vật khác, gây nên các

vụ ngộ độc cấp tính và mãn tính cho người tiếp xúc và sử dụng chúng, và cũng

là nguyên nhân sâu xa dấn đến những căn bệnh hiểm nghèo [35] [27] Rủi ro

.

Trang 32

liên quan đến việc sử dụng HCBVTV đã vượt qua tác dụng chính của chúng[36].

Sau khi được sử dụng, HCBVTV vừa có thể tác động đến các sinh vậtmục tiêu, vừa có thể bị thoái hóa hoặc vận chuyển vào nước ngầm; chúng cũng

có thể xâm nhập vào các vùng nước mặt, bay hơi vào khí quyển hoặc tiếp cận

các sinh vật không phải mục tiêu thông qua việc nuốt phải.[35] Các độc tố trong

hóa chất BVTV xâm nhập vào rau quả, cây lương thực, thức ăn gia súc và độngvật sống trong nước rồi xâm nhập vào các loại thực phẩm, thức uống như: thịt

cá, sữa, trứng,… Một số loại hóa chất BVTV và hợp chất của chúng qua xétnghiệm cho thấy có thể gây quái thai và bệnh ung thư cho con người và gia súc.Con đường lây nhiễm độc chủ yếu là qua ăn, uống (tiêu hóa) 97,3%, qua da và

hô hấp chỉ chiếm 1,9% và 1,8% Thuốc gây độc chủ yếu là Wolfatox (77,3%),sau đó là 666 (14,7%) và DDT (8%) [27]

HCBVTV còn được xem là 1 chất gây rối loạn nội tiết thông qua việc bắtchước hoặc đối kháng với hormone tự nhiên trong cơ thể và người ta đã chorằng việc tiếp xúc với liều thấp, lâu dài các HCBVTV có liên quan đến tìnhtrạng sức khỏe của con người như ức chế miễn dịch, rối loạn nội tiết tố, bấtthường về chức năng sinh sản và ung thư [34]

Theo thống kê số tử vong do tất cả các nguyên nhân trong suốt nhữngnăm 2000 và 2014 tại Đức, có tổng số 2.871 vụ ngộ độc HCBVTV đã được điềutrị tại các bệnh viện với trung bình là 191 trường hợp mỗi năm Trung bình 5%trong tổng số những ca ngộ độc HCBVTV bị tử vong, tỷ lệ này đã giảm khoảngmột nửa từ năm 2000 đến 2014 Phần lớn các vụ ngộ độc HCBVTV xảy ra ởnam giới Ở cả hai giới, khoảng 70% các ca ngộ độc HCBVTV xảy ra dưới 55tuổi và một phần ba bệnh nhân trẻ hơn 25 tuổi Liên quan đến ngộ độc gây tửvong, nam giới đã chia sẻ gần 80% các sự cố và hơn 70% các trường hợp xảy ratrên 55 tuổi [38]

Nói chung các loại HCBVTV đều độc với người và gia súc ở những mức

độ khác nhau Khối lượng thuốc sử dụng lớn với nhiều loại rộng rãi trên thị

Trang 33

26trường nên số người tiếp xúc với các loại HCBVTV ở nước ta đã khá lớn vàngày một tăng Theo con số ước tính, số người tiếp xúc thường xuyên đối vớicác loại hóa chất đó trong khâu vận chuyển, bảo quản, gia công pha chế và sửdụng có thế lên đến hàng vạn người Ở nước ta, hàng năm người nông dân sửdụng hàng nghìn tấn HCBVTV các loại, trong khi trang bị hướng dẫn cũng nhưthực hành an toàn trong sử dụng hóa chất trừ sâu, diệt cỏ chưa thực sự tốt Sốngười tiếp xúc không thường xuyên còn lớn hơn nữa [12]

Có thể thấy rằng, việc sử dụng HCBVTV ở Việt Nam trước kia và trongthời gian gần đây, bên cạnh những thành tựu và ưu điểm cũng còn nhiều tồn tại

và thiếu sót, tác hại có nguyên nhân khách quan và chủ quan Trên thực tế, sửdụng HCBVTV hiệu quả và an toàn chỉ mang tính kỹ thuật vì chưa đề cập nhiềuđến quản lý, đặc biệt là mục tiêu giảm sử dụng HCBVTV – mối nguy cho antoàn thực phẩm là phảo có hệ thống tổng thể của nhiều biện pháp quản lý, kinh

tế, kỹ thuật [16]

HCBVTV gây độc hại cho người và gia súc, ảnh hưởng xấu đến sứckhỏe cộng đồng, làm ô nhiễm môi trường, diệt cả côn trùng và vi sinh vật cóích, từ đó tạo điều kiện cho dịch bệnh phát triển, bùng phát mạnh hơn Dùngthuốc không đúng kỹ thuật, sẽ nhanh chóng tạo nên tính kháng thuốc của sâubệnh; HCBVTV nhiều khi còn để lại dư lượng độc hại trên nông sản làm ngộđộc người sử dụng giảm chất lượng và khả năng cạnh tranh của nông sản trên

Sử dụng HCBVTV càng nhiều, càng rộng, càng không đúng kỹ thuật thì nhữngnhược điểm, hạn chế, tiêu cực của thuốc càng lớn, càng nguy hại, nhất là chưaquản lý được việc vứt bỏ bao bì HCBVTV đã qua sử dụng trên đồng ruộng, gây

ô nhiễm và mất an toàn vệ sinh thực phẩm [16]

Trong một nghiên cứu về các ảnh hưởng của HCBVTV tới sức khỏe củangười nông dân trồng rau ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh của Phạm BíchNgân và Đinh Xuân Thắng cho thấy trong nghiên cứu này hầu hết các chất ônhiễm đều có nồng độ vượt quá tiêu chuẩn cho phép gấp nhiều lần, nhất làFilitox, Azodrin, Regen và đặc biệt là Xylene Các chất ô nhiễm này sẽ ảnhBản quyền tài liệu này thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.HCM.

Trang 34

hưởng trực tiếp qua đường hô hấp, bề mặt da và nhiễm vào máu của người trực tiếp phun thuốc 2 Các chất Filitox, Azodrin, Cidi (thuộc nhóm Lân hữu cơ) và Xylene đều là những chất rất độc Trong đó Filitox và Azodrin độc nhóm độc I Các chất thuộc nhóm Lân hữu cơ thường gây hại thần kinh, ức chế sự hoạt động

của men dẫn truyền thần kinh Cholinesterase, làm giảm lượng men này trong

máu và trong huyết tương) Trong trường hợp hít phải nồng độ cao người bị nhiễm sẽ bị ngộ độc cấp Ngoài ra, HCBVTV có thể ngấm vào da do bất cẩn khi

sử dụng sẽ làm tổn thương da, gây viêm da, dị ứng da… Bệnh lý này rất thường gặp và đặc biệt nguy hiểm vì theo kết quả nghiên cứu, nông dân có thói quen thường pha nồng độ thuốc lớn gấp từ 2 đến 3 lần nồng độ được hướng dẫn và mật độ phun khá dày (cách 1 đến 2 ngày/lần) [16]

Có mối tương quan rõ rệt giữa liều lượng sử dụng và tần suất xuất hiện các ảnh hưởng xấu khi có tiếp xúc với HCBVTV Khi liều lượng sử dụng càng tăng thì sự xuất hiện tần suất các dấu hiệu ảnh hưởng xấu tới cơ thể càng nhiều

và càng có xu hướng gia tăng Đối với những người hút thuốc lá có tiếp xúc với HCBVTV việc xuất hiện các dấu hiệu ảnh hưởng xấu về hô hấp cũng rất rõ ràng Bằng chứng là ở nhóm người có hút thuốc lá xuất hiện các dấu hiệu ảnh hưởng cao hơn ở nhóm người không hút Một điều đáng chú ý, với những người

sử dụng nhiều HCBVTV nhóm Lân hữu cơ thì dấu hiệu nhiễm độc cấp chủ yếu

là nhức đầu, chóng mặt, giảm trí nhớ, buồn nôn, mệt mỏi toàn thân, co đồng tử ở những người sử dụng nhiều HCBVTV nhóm Cúc tổng hợp thì các dấu hiệu nhiễm độc cấp chủ yếu là nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi và đặc biệt là xuất hiện các cảm giác bất thường ở da, nhất là mặt [16]

1.5 Các nguyên tắc sử dụng HCBVTV an toàn, hiệu quả

Cần sử dụng HCBVTV theo nguyên tắc 4 đúng:

 Sử dụng đúng thuốc:

 Trước khi mua thuốc để sử dụng cần xác định loài dịch nào đang gây hại (nếu được nên có sự tư vấn của các cán bộ kỹ thuật có chuyên môn)

Trang 35

28

 Nếu có nhiều loại thuốc khác nhau có cùng công dụng nên ưu tiên lựa chọn những loại thuốc ít độc đối với người sử dụng thuốc, ít để lại dư lượng trên sản phẩm và ít gây hại đối với người tiêu thụ sản phẩm nông sản, an toàn đối với cây trồng, ít gây hại đối với những sinh vật có ích, không tồn lưu lâu trong đất, nước, phù hợp với điều kiện thời tiết và khí hậu địa phương

 Chỉ sử dụng thuốc theo danh mục HCBVTV được cho phép sử dụng tại Việt Nam và đúng đối tượng đã đăng ký trên nhãn thuốc

 Sử dụng đúng lúc: Dùng vào thời điểm mà hiệu quả phòng trừ dịch hại cao nhất, mang lại lợi ích kinh tế lớn nhất nhưng ít gây hại cho môi trường và sức khỏe con người nhất

 Sử dụng đúng liều lượng, nồng độ

 Sử dụng đúng kỹ thuật (đúng cách): phun đúng thời điểm, không phun ngược chiều gió, không phun thuốc khi có gió thổi mạnh, không phun thuốc khi trời sắp mưa hoặc đang mưa hoặc trời nắng gắt, đảm bảo lượng nước và lượng thuốc Nếu dùng hỗn hợp HCBVTV, phải thực hiện đúng hướng dẫn ghi trên nhãn hoặc hỏi ý kiến cán bộ có chuyên môn [18]

Ngoài ra, người nông dân phải luôn nhớ mặc trang bị bảo hộ hợp lý khi

sử dụng thuốc, đặc biệt không để trẻ em, phụ nữ mang thai, đang cho con bú, người bị bệnh pha thuốc, phun rải HCBVTV Phải có biển cảnh báo, không cho người và gia súc vào khu vực mới phun HCBVTV Thu gom bao bì chứa HCBVTV sau khi sử dụng bỏ vào các bể chứa đúng quy định [18]

Tuy nhiên, trên thực tế việc “Sử dụng HCBVTV hiệu quả và an toàn chỉ mang tính kỹ thuật vì chưa đề cập nhiều đến quản lý, đặc biệt là các mục tiêu giảm sử dụng HCBVTV Trong đó, việc sử dụng HCBVTV luôn tồn tại nhiều hạn chế và thiếu sót:

 Sử dụng thuốc quá nhiều, quá mức cần thiết

 Sử dụng thuốc khi thiếu hiểu biết về kỹ thuật

Bản quyền tài liệu này thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.HCM.

Trang 36

 Sử dụng thuốc quá liều lượng khuyến cáo, tùy tiện, hỗn hợp nhiều loại HCBVTV, bệnh lẫn lộn

 Sử dụng HCBVTV không tuân thủ thời gian cách ly

 Coi trọng lợi ích cá nhân hơn tác động xấu đến môi trường và sức khỏe cộng đồng [32]

Một vài đặc điểm về địa điểm nghiên cứu

Trà Vinh nằm ở phía Đông Nam của vùng ĐBSCL, nằm giữa 2 con sông lớn là sông Cổ Chiên và Sông Hậu Phía Bắc giáp với tỉnh Vĩnh Long, phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Bến Tre bởi sông Cổ Chiên, phía Tây và Tây Nam giáp với tỉnh Sóc Trăng bởi sông Hậu, phía Đông giáp biển Đông với hơn 65

km bờ biển Trà Vinh có địa hình đồng bằng ven biển với đặc trưng kiến tạo là địa hình chia thành các vùng trũng đan xen các giồng cát chạy xuyên suốt theo hình vòng cung và song song với bờ biển [24]

Chính vì địa hình khá phức tạp này, Trà Vinh đã hình thành nên nền sản xuất đa dạng và phong phú như trồng hoa màu, lương thực, thực phẩm, cây ăn trái phát triển trên các giồng cát Cây lúa chiếm ưu thế ở các vùng trung bình - thấp, một số vùng trũng ven sông, cửa biển có thể nuôi tôm nước lợ và nước mặn Mặc dù, tình hình thiên tai, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi diễn biến phức tạp song sản xuất nông nghiệp của tỉnh vẫn tiếp tục phát triển và giữ vai trò chủ yếu trong nền kinh tế [24]

Trà Vinh có đơn vị hành chính gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 7 huyện, với hơn 105 xã, phường và thị trấn Thành phố Trà Vinh, thị xã Duyên Hải và 7 huyện là Càng Long, Châu Thành, Cầu Kè, Tiểu Cần, Cầu Ngang, Trà Cú và Duyên Hải Dân số của Trà Vinh là 1.027.500 người Tỉ lệ tăng dân số của Trà Vinh được đánh giá là trung bình trong những năm qua (khoảng 10,05‰ năm 2013), do đã có những chính sách, chiến lược và biện pháp phát triển dân số hợp lý Dân cư của Trà Vinh tập trung chủ yếu ở nông thôn và cuộc sống của người dân tại đây cũng gắn liền với các hoạt động sản xuất nông nghiệp [24]

Trang 38

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu cắt ngang

2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

Địa điểm: tại huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh

Thời gian: từ tháng 3/2020 đến tháng 6/2020

2.3 Đối tượng nghiên cứu

2.3.1 Dân số mục tiêu:

Người nông dân sống tại huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh

2.3.2 Dân số nghiên cứu:

Người nông dân có trực tiếp tham gia vào các hoạt động phun thuốc bảo

vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp sinh sống tại huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh

2.3.3 Dân số chọn mẫu:

 Người nông dân có hộ khẩu thường trú tại huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh vào khoảng thời gian nghiên cứu có trực tiếp tham gia vào các hoạt động phun thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp trong độ tuổi từ 18 tuổi trở lên

 Đồng ý tham gia vào nghiên cứu sau khi được giải thích đầy đủ mục đích của nghiên cứu

Trang 39

32

2.3 Tiêu chí loại ra

 Những người trả lời không đầy đủ các nội dung được hỏi

 Đối tượng không thể tự trả lời các câu hỏi: người bị câm, điếc, người bị tâm thần

2

2

= 1,96 d: sai số cho phép, d = 0,05

P: trị số mong muốn của tỷ lệ P = 0,409 (Theo nghiên cứu về kiến thức

và thực hành về sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật tại xã Thuận Bình, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An năm 2017 và các yếu tố liên quan của tác giả Huỳnh Thanh Phúc)

Trang 40

Ở nghiên cứu này tôi cần thu nhận 614 người (đại diện cho 614 hộ gia đình nông nghiệp) ở độ tuổi từ 18 trở lên có trực tiếp tham gia phun thuốc bảo

vệ thực vật trong 14 xã, thị trấn thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh, với đơn vị cụm là ấp Mỗi cụm điều tra 614/30 = 21 đối tượng Quy trình chọn mẫu gồm các bước sau:

Bước 1: Lập danh sách 107 thôn/ấp tại 14 xã của huyện Châu Thành, tỉnh

Trà Vinh theo thứ tự ngẫu nhiên Bảng danh sách gồm tên xã/thị trấn, tên các

ấp, tổng số hộ nông nghiệp thuộc các ấp, số hộ nông nghiệp lũy tích – số lượng này có được bằng cách cộng dồn số hộ nông nghiệp của mỗi ấp với số hộ nông nghiệp của tất cả các nhóm trước đó trong danh sách Ta chọn 30 cụm tương đương với 30 thôn/ấp bằng phương pháp ngẫu nhiên hệ thống, với khoảng cách cụm k bằng cách lấy tổng số hộ nông nghiệp lũy tích toàn huyện N chia cho số cụm (d=N/30= 16337/30= 544,5 làm tròn 545)

Chọn số ngẫu nhiên R trong dãy số từ 1 đến 545 Tính R, (R+d), (R+2d)… (R+29d) sao cho đủ 30 cụm Ta chọn được số R=502 Cụ thể, ta đối chiếu cột dân số dồn , cụm 1 tương ứng với ấp Thanh Trì B (của xã Đa Lộc) Từ cụm thứ 2 trở đi được chọn theo khoảng cách mẫu tương ứng cho đến khi đủ 30 cụm (Phụ lục 1 và Phụ lục 2)

Bước 2: Chọn hộ nông nghiệp trong mỗi cụm:

Sử dụng phương pháp thuận tiện

Vào ngày thu thập số liệu, nhóm nghiên cứu tập trung tại Ủy ban xã theo thời gian đã thống nhất với địa phương và cộng tác viên trước đó Lấy ủy ban xã làm mốc, nhóm nghiên cứu sẽ lần lượt đi về các hướng khác nhau để tiếp cận đến các ấp được đưa vào nghiên cứu

Đối tượng phỏng vấn đầu tiên là ở hộ gia đình làm nông nghiệp có vị trí nhà ở đầu tiên của ấp (tính từ hướng Ủy ban nhân dân xã đến) Các hộ nông nghiệp tiếp theo được lấy theo biện pháp nhà liền nhà cho đến khi đủ mẫu Trong đó, đại diện hộ gia đình được phỏng vấn là người chịu trách nhiệm chính

Ngày đăng: 05/04/2021, 23:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w