Nhưng theo WHO, Việt Nam là một trong những nước có tỉ lệ người dân tự ý sử dụng kháng sinh cao nhất thế giới, dẫn đến nguy cơ đề kháng kháng sinh rất cao.Một trong những mục tiêu cụ thể
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Sinh viên đang theo học các ngành đại học thuộc hệ chính quy tại trường Đại học Tây Đô vào thời điểm tiến hành khảo sát
Tất cả sinh viên đang theo học các ngành đại học chính quy tại trường Đại học Tây Đô đã đồng ý tham gia vào cuộc khảo sát nghiên cứu.
3.1.2 Tiêu chí loại trừ Đối tượng bỏ ngang cuộc phỏng vấn khi trả lời không quá nửa số câu hỏi trong bảng câu hỏi soạn sẵn Đối tượng không trả lời các câu hỏi quan trọng (biến số chính) trong bảng câu hỏi.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả
Thời gian: từ tháng 12/2016 đến tháng 05/2017
Địa điểm: Trường Đại học Tây Đô thuộc phường Lê Bình, Quận Cái Răng, Thành phố Cần Thơ
n: Cỡ mẫu (Số sinh viên cần nghiên cứu)
𝛼: Xác suất sai lầm loại 1 (α = 0,05)
𝑍 1−𝛼/2 : Trị số tra từ bảng phân phối chuẩn (Z = 1,96)
p: Tỉ lệ tự ý sử dụng thuốc kháng sinh của người dân theo kết quả nghiên cứu
Bài viết "Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tự sử dụng thuốc kháng sinh của người dân xã La Phù, Hoài Đức, Hà Nội, năm 2011" của tác giả Nguyễn Thị Thanh (p = 0,668) nêu bật tình hình tự sử dụng thuốc kháng sinh trong cộng đồng, đồng thời phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi này Nghiên cứu chỉ ra rằng việc lạm dụng thuốc kháng sinh không chỉ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe cộng đồng mà còn làm gia tăng tình trạng kháng thuốc Thông qua khảo sát, tác giả đã xác định các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc tự ý sử dụng thuốc kháng sinh, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người dân trong việc sử dụng thuốc hợp lý.
d: Sai số của ước lượng (d = 0,05) Áp dụng công thức ta có: n = 340,8 => Cần 341 đối tượng nghiên cứu
Để thực hiện nghiên cứu, chúng tôi đã chọn 341 đối tượng khảo sát, đảm bảo rằng số sinh viên ở các cấp học tương đương để thuận tiện cho việc theo dõi và so sánh Đối tượng khảo sát bao gồm sinh viên từ tất cả các ngành học hệ chính quy của trường, với thời gian học trung bình 4 năm đại học Các khóa được khảo sát bao gồm sinh viên năm thứ nhất (K11), năm thứ hai (K10), năm thứ ba (K9) và năm thứ tư (K8), với mỗi khóa khảo sát từ 80 đến 90 sinh viên nhằm đảm bảo đủ số lượng cho nghiên cứu.
Cách thu thập dữ kiện
Phỏng vấn trực tiếp theo bộ câu hỏi soạn sẵn (giải thích, làm rõ nghĩa thêm những vấn đề đối tượng thắc mắc nếu có)
Công cụ thu thập dữ kiện
Dùng bộ câu hỏi phỏng vấn được soạn sẵn đã hiệu chỉnh sau khi phỏng vấn thử
Bộ câu hỏi gồm có 4 phần:
- Phần A: THÔNG TIN CHUNG: Gồm 10 câu, từ câu A1 câu A10
- Phần B: KIẾN THỨC: Gồm 13 câu, từ câu B1 câu B13
- Phần C: THÁI ĐỘ: Gồm 11 câu, từ câu C1 câu C11
- Phần D: THỰC HÀNH: Gồm 8 câu, từ câu D1 câu D8
Liệt kê và định nghĩa biến số
Dựa vào các câu hỏi trong bảng khảo sát, cần xác định biến số cho từng câu hỏi nhằm thuận tiện cho việc nhập liệu và phân tích dữ liệu, theo phụ lục bảng biến số.
Phương pháp xử lý dữ liệu
Nhập và xử lý dữ liệu bằng chương trình SPSS16.0
Sử dụng bảng phân phối tần suất và tỷ lệ kết hợp với các biểu đồ hình cột để mô tả các biến số định tính như giới tính, năm học của sinh viên, tình trạng bảo hiểm y tế, nghề nghiệp của cha mẹ, bệnh lý điều trị lâu dài, kiến thức về thuốc kháng sinh, thái độ đối với việc tự ý sử dụng thuốc kháng sinh, và thực hành liên quan đến việc sử dụng thuốc kháng sinh.
- Xác định mối liên quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc:
Kiểm định chi bình phương nếu số ô có vọng trị < 5 không quá 20% trong tổng số các ô và không có ô nào có vọng trị < 1
Kiểm định chính xác Fisher nếu số ô có vọng trị < 5 từ 20% trở lên trong tổng số các ô hoặc có bất kỳ ô nào có vọng trị < 1
- Nếu p< 0,05 thì tiến hành kiểm định mối liên quan giữa biến phụ thuộc và biến độc lập bằng tỉ số số chênh (OR) với khoảng tin cậy (KTC) 95%.
Đạo đức trong nghiên cứu
3.3.1 Ảnh hưởng lên các đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu chỉ được tiến hành chỉ khi có sự đồng ý hợp tác của đối tượng nghiên cứu là sinh viên hệ chính quy đang học tại trường
Các thông tin nghiên cứu sẽ được bảo mật kỹ càng bằng cách:
- Đối tượng nghiên cứu sẽ được mã hóa bằng số
- Các thông tin của đối tượng nghiên cứu sẽ không được công bố khi chưa có sự cho phép của đối tượng
Để đảm bảo tính tự quyết cho đối tượng nghiên cứu, cần cung cấp một đoạn thông tin rõ ràng về mục đích nghiên cứu trước khi họ trả lời bộ câu hỏi Điều này cho phép đối tượng có quyền quyết định đồng ý hoặc không đồng ý tham gia vào nghiên cứu.
Nghiên cứu này không gây tổn hại tinh thần, thể chất cho đối tượng được nghiên cứu
3.3.2 Ảnh hưởng lên xã hội
Lợi ích của kết quả nghiên cứu được sử dụng cho cộng đồng