TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG BỘ MÔN DI TRUYỀN GIỐNG NÔNG NGHIỆP --- Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành Nông học, với đề tài: ẢNH HƯỞNG CỦA BA LOẠI HÓA CHẤT
Trang 1ĐOÀN VĂN HẬU
ẢNH HƯỞNG CỦA BA LOẠI HÓA CHẤT ỨC CHẾ
Trang 2Luận văn tốt nghiệp Ngành: NÔNG HỌC
ẢNH HƯỞNG CỦA BA LOẠI HÓA CHẤT ỨC CHẾ
Cán bộ hướ ng dẫn
PGS TS TRẦN THỊ BA
ThS VÕ THỊ BÍCH THỦY
Sinh viên thực hiện
ĐOÀN VĂN HẬU
MSSV: 3113235 Lớp: TT1119A1
Trang 3TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN DI TRUYỀN GIỐNG NÔNG NGHIỆP
-
Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành Nông học, với đề tài:
ẢNH HƯỞNG CỦA BA LOẠI HÓA CHẤT ỨC CHẾ
ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA BỐN GIỐNG ỚT GHÉP TRÊN
GỐC ỚT CÀ LÀM KIỂNG
Do sinh viên Đoàn Văn Hậu thực hiện
Kính trình hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp
Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2014 Cán bộ hướng dẫn
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ luận văn nào trước đây
Tác giả luận văn
Đoàn Văn Hậu
Trang 5TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN DI TRUYỀN GIỐNG NÔNG NGHIỆP
-
Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành Nông học với đề tài: ẢNH HƯỞNG CỦA BA LOẠI HÓA CHẤT ỨC CHẾ ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BỐN GIỐNG ỚT GHÉP TRÊN GỐC ỚT CÀ LÀM KIỂNG
Do sinh viên Đoàn Văn Hậu thực hiện và bảo vệ trước hội đồng Ý kiến của hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp:
Luận văn tốt nghiệp được hội đồng đánh giá ở mức:
Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2014
Thành viên Hội đồng ……… ……… ………
DUYỆT KHOA
Trưởng Khoa Nông Nghiệp & SHƯD
Trang 6QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
I Lý lịch sơ lược
Họ và tên: Đoàn Văn Hậu Giới tính: Nam Ngày, tháng, năm sinh: 10/02/1993 Dân tộc: Kinh
Nơi sinh: Xã Loan Mỹ, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long
Con ông: Đoàn Văn Út
Và bà: Nguyễn Thị Tuyết
Chỗ ở hiện nay: Tổ 2, ấp Mỹ Thuận, xã Tân Mỹ, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long
II Quá trình học tập
Trường: Trung học Cơ sở Vĩnh Xuân
Địa chỉ: Xã Vĩnh Xuân, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long
3 Trung học Phổ thông
Thời gian: 2008 - 2011
Trường: Trung học Phổ thông Vĩnh Xuân
Địa chỉ: Xã Vĩnh Xuân, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long
Đoàn Văn Hậu
Trang 7LỜI CẢM TẠ Kính dâng!
Cha mẹ đã hết lòng nuôi nấng, dạy dỗ con khôn lớn nên người
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
– PGS TS Trần Thị Ba đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm, góp
ý và cho những lời khuyên hết sức bổ ích trong việc nghiên cứu và hoàn thành tốt
luận văn này
– ThS Võ Thị Bích Thủy đã đóng góp những ý kiến xác thực góp phần hoàn chỉnh luận văn
– Cố vấn học tập thầy Nguyễn Lộc Hiền đã quan tâm và dìu dắt lớp tôi hoàn thành tốt khóa học
– Quý Thầy, Cô trường Đại học Cần Thơ, khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng đã tận tình truyền đạt kiến thức trong suốt khóa học
Trang 8ĐOÀN VĂN HẬU 2014 “Ảnh hưởng của ba loại hóa chất ức chế đến sinh
trưởng và phát triển của bốn giống ớt ghép trên gốc ớt Cà làm kiểng” Luận
văn tốt nghiệp Kỹ sư Nông học, khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ, 43 trang Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS Trần Thị Ba và ThS Võ Thị Bích Thủy
TÓM LƯỢC
Đề tài được thực hiện tại nhà lưới nghiên cứu rau sạch , khoa Nông nghiệp
và Sinh học Ứng dụng từ tháng 09/2013 - 01/2014 nhằm xác định tỷ lệ sống sau ghép của bốn giống ớt kiểng ghép trên gốc ớt Cà và ảnh hưởng của ba loại hoá chất ức chế đến sinh trưởng, phát triển và tính thẩm mỹ của cây ớt kiểng ghép bốn giống khi phun hóa chất ức chế Để tìm ra loại hóa chất phù hợp sử dụng cho cây ớt kiểng ghép Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên, 2 nhân tố với 5 lần lập lại: Nhân tố 1 bốn giống ớt kiểng ghép trên cùng một gốc ớt
Cà gồm (1) Hiểm lai 207/ớt Cà; (2) Dài tím/ớt Cà; (3) Trắng tam giác/ớt Cà; (4) Thiên ngọc/ớt Cà, nhân tố 2 phun hóa chất ức chế gồm (1) Đối chứng; (2) Phun Tilt super 300 EC; (3) Phun Tecvil 50 SC; (4) Phun Bonsai 10 WP
Kết quả cho thấy tỷ lệ sống sau ghép của cây ớt kiểng ghép khá cao (72% thời điểm 12 ngày sau khi ghép), các giống sinh trưởng tốt Nghiệm thức phun Tilt có chiều cao cây thấp (59,26 cm), tán cây nhỏ gọn (69,30 cm) hơn so với đối chứng (62,32 - 70,10 cm, tương ứng) và nghiệm thức phun Tecvil (60,72 - 68,28
cm, tương ứng), số trái của nghiệm thức phun Tilt (126,40 trái/cây) nhiều hơn Đối chứng (114 trái/cây) và hai nghiệm thức phun Tecvil (121,80 trái/cây), Bonsai (69,40 trái/cây), đồng thời khi phun Tilt kích thước trái không bị ảnh hưởng Nghiệm thức phun Tilt được khách thưởng ngoạn đánh giá cao về vẻ đẹp thẩm mỹ, sự cân đối hài hòa về cành nhánh, số trái, được chọn trưng bày ở vị trí treo, đặt trước ngõ và đặt trên bàn cạnh cửa sổ, vì có dáng cây đẹp, tán cây nhỏ gọn, trái nhiều và đặc sắc
Trang 9MỤC LỤC
QUÁ TRÌNH HỌC TẬP iv
LỜI CẢM TẠ v
TÓM LƯỢC vi
DANH SÁCH BẢNG ix
DANH SÁCH HÌNH x
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT xi
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2
1.1Tổng quát về cây ớt 2
1.1.1Nguồn gốc, phân bố, phân loại và công dụng của ớt 2
1.1.2Đặc tính thực vật và điều kiện ngoại cảnh của ớt 4
1.2 Chất ức chế và một số hóa chất ức chế sinh trưởng thực vật 7
1.2.1 Khái niệm về chất ức chế sinh trưởng 7
1.2.2Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sử dụng chất ức chế 7
1.2.3 Vai trò của một số chất ức chế sinh trưởng dùng trong thí nghiệm 8
1.3 Kỹ thuật ghép và nguyên lý ghép 9
1.3.1 Khái niệm về ghép 9
1.3.2 Cơ sở khoa học của việc ghép cây 9
1.3.3 Ưu điểm của phương pháp ghép 9
1.3.4 Mối liên hệ giữa gốc ghép và ngọn ghép 9
1.3.5Một số kết quả nghiên cứu ớt kiểng ghép 10
1.4Tình hình sản xuất và giá trị của hoa, cây kiểng 11
1.4.1 Tình hình sản xuất hoa, cây kiểng trên thế giới và ở Việt Nam 11
1.4.2 Giá trị của hoa và cây kiểng 12
1.4.3Một số kết quả nghiên cứu và ứng dụng cây ăn trái và rau làm kiểng 13
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TIỆN PHƯƠNG PHÁP 15
2.1 Phương tiện và phương pháp 15
2.1.1 Phương tiện 15
2.1.2 Vật liệu thí nghiệm 15
2.2 Phương pháp 17
2.2.1 Bố trí thí nghiệm 17
2.2.2 Kỹ thuật canh tác 17
2.2.3 Chỉ tiêu theo dõi 23
Trang 102.2.4 Phân tích số liệu 25
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 26
3.1 Ghi nhận tổng quan 26
3.2.1 Nhiệt độ ẩm độ không khí trong phòng phục hồi sau ghép 26
3.2.2 Nhiệt độ và ẩm độ không khí trong và ngoài nhà lưới 27
3.2.3 Tỷ lệ sống sau ghép 28
3.3 Chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển 29
3.3.1 Chiều cao cây ớt kiểng ghép 29
3.3.2 Chiều cao ngọn các giống ớt kiểng ghép 30
3.3.3 Tỷ lệ đường kính gốc trên đường kính ngọn cây ớt kiểng ghép 31
3.3.4 Đường kính tán toàn cây của cây ớt kiểng ghép 32
3.3.5 Đường kính tán từng giống của cây ớt kiểng ghép 32
3.3.6 Số trái từng giống của cây ớt kiểng ghép ở các nghiệm thức 33
3.3.7 Tổng số trái cả cây ớt kiểng ghép ở các nghiệm thức 34
3.3.8 Chiều dài (cm) và đường kính trái (cm) của bốn giống kiểng ghép trên gốc ớt Cà phun hóa chất ức chế 35
3.4 Đánh giá thẩm mỹ cây ớt kiểng ghép phun hóa chất ức chế 37
3.4.1 Đánh giá tổng thể sinh trưởng cây ớt kiểng ghép phun hóa chất ức chế 37
3.4.2 Đánh giá cảm quan vị trí trưng bày 37
CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN ĐỀ NGHỊ 40
4.1 Kết luận……… 40
4.2 Đề nghị……… 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 41 PHỤ CHƯƠNG
Trang 11
DANH SÁCH BẢNG
2.2 Loại phân, lượng phân và thời kỳ bón phân cho ớt 22
2.3 Thang đánh giá cảm quan tổng thể sự sinh trưởng của cây ớt ghép 4
giống phun hóa chất ức chế (kiểu dáng cây, cân đối cành nhánh, xen
kẽ dạng trái và màu sắc trái)
25
2.4 Thang đánh giá cảm quan vị trí trưng bày của cây ớt ghép 4 giống
phun hóa chất ức chế
25
3.1 Tỷ lệ sống sau ghép (%) của bốn giống ớt ghép trên gốc ớt Cà và
của cây ớt ghép bốn ngọn qua các thời điểm khảo sát
29
3.2 Chiều cao cây (cm) của bốn giống ớt kiểng ghép trên gốc ớt Cà phun
hóa chất ức chế thời điểm 40 NSKPT
30
3.3 Chiều cao ngọn ghép (cm) của bốn giống ớt kiểng ghép trên gốc ớt
Cà phun hóa chất ức chế thời điểm 40 NSKPT
31
3.4 Tỷ lệ đường kính gốc trên đường kính ngọn của bốn giống ớt kiểng
ghép trên gốc ớt Cà phun hóa chất ức chế thời điểm 40 NSKPT
31
3.5 Đường kính tán toàn cây (cm) của 4 nghiệm thức qua các thời điểm
3.6 Đường kính tán (cm) của bốn giống ớt kiểng ghép trên gốc ớt Cà
phun hóa chất ức chế thời điểm 40 NSKPT
33
3.7 Số trái (trái/cây) của bốn giống ớt kiểng ghép trên gốc ớt Cà phun
bốn hóa chất ức chế thời điểm 40 NSKPT
34
3.8 Dài trái (cm) của bốn giống ớt kiểng ghép trên gốc ớt Cà phun hóa
chất ức chế thời điểm 40 NSKPT
36
3.9 Đường kính trái (cm) của bốn giống ớt kiểng ghép trên gốc ớt Cà
phun hóa chất ức chế thời điểm 40 NSKPT
36
3.10 Đánh giá cảm quan (%) tổng thể sự sinh trưởng của cây ớt ghép bốn
giống phun hóa chất ức chế (kiểu dáng cây, cân đối cành nhánh, xen
kẽ dạng trái và màu sắc)
37
3.11 Đánh giá cảm quan (%) về vị trí trưng bày của cây ớt ghép bốn
giống phun hóa chất ức chế (kiểu dáng cây, cân đối cành nhánh, xen
kẽ dạng trái và màu sắc)
38
Trang 12DANH SÁCH HÌNH
3.1 Nhiệt độ (oC) và ẩm độ (%) không khí trung bình của 5 ngày sau
khi ghép trong phòng phục hồi (01/11/2013 - 05/11/2013)
27
3.2 Nhiệt độ (oC) và ẩm độ (%) không khí trong và ngoài nhà lưới
thời điểm khảo sát
Trang 13DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
ĐHCT: Đại học Cần Thơ
NN & SHƢD: Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng
NXB: Nhà xuất bản
NSKG: Ngày sau khi gieo
NSKGh: Ngày sau khi ghép
NSKPT: Ngày sau khi phun hóa chất ức chế
ĐC: Đối chứng
Tilt: Tilt super 300 EC
Tecvil: Tecvil 50 SC
Bonsai: Bonsai 10 WP
Trang 14MỞ ĐẦU
Xã hội ngày càng phát triển làm cho nhu cầu về tinh thần và thẩm mỹ của con người cũng được nâng cao do đó cây kiểng trở thành một trong những đối tượng được nhiều người hướng đến để làm vật trang trí trong nhà Ngoài những loại kiểng thông thường như kiểng lá, kiểng hoa,… thì kiểng trái là đối tượng mới có thể đáp ứng phần nào nhu cầu thẩm mỹ của người tiêu dùng và làm phong phú thêm sắc màu cuộc sống vì vừa có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo, vừa tận dụng chúng để làm thực phẩm Một trong những cây được lựa chọn làm kiểng trái phổ biến là cây ớt Đã có nhiều đề tài nghiên cứu về cây ớt kiểng ghép trên gốc ớt Thiên ngọc, Hiểm xanh, Hiểm trắng… bên cạnh đó ớt Cà là cây có khả sinh trưởng mạnh, nhiều nhánh, phân tán đều, dạng trái và màu sắc trái đẹp, rất phù hợp sử dụng làm gốc ghép, nhất là cây ớt kiểng ghép nhiều giống, nhưng tán cây ớt Cà quá rộng, cây lại cao nên không phù hợp khi trưng bày ở những vị trí
có không gian nhỏ như bàn làm việc, cạnh cửa sổ Vì vậy đề tài “Ảnh hưởng của
ba loại hóa chất ức chế đến sinh trưởng và phát triển của bốn giống ớt ghép trên gốc ớt Cà làm kiểng” được thực hiện tại nhà lưới nghiên cứu rau sạch , khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng , trường Đạ i họ c Cần Thơ từ tháng 09/2013 - 01/2014 nhằm xác định tỷ lệ sống sau ghép, khả năng sinh trưởng, phát triển và tính thẩm mỹ của bốn giống ớt kiểng ghép trên gốc ớt Cà khi phun hóa chất ức chế, để tìm ra loại hóa chất phù hợp cho cây ớt kiểng ghép nhiều giống
Trang 15CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 1.1 Tổng quát về cây ớt
1.1.1 Nguồn gốc, phân bố, phân loại và công dụng của ớt
Nguồn gốc và phân bố
Ớt (Capsicum spp.) có tên tiếng Anh là Pepper, Chili thuộc chi Capsicum,
họ cà Solanaceae Ớt là một phần trong ẩm thực của loài người ít nhất là 7.500
năm trước Công nguyên và có lẽ sớm hơn Có những bằng chứng khảo cổ ở các khu vực ở Tây Nam Ecuador cho thấy ớt đã được thuần hóa hơn 6.000 năm về trước và là một trong những loại cây trồng đầu tiên ở châu Mỹ (htpp://vi.wikipedia.org/wiki) Theo Đường Hồng Dật (2003), cây ớt có nguồn gốc tại Nam Mỹ, bắt nguồn từ một số loài ớt hoang dại, được thuần hóa và trồng phổ biến ở Châu Âu, rồi lan sang các nước Ấn Độ cách đây hơn 500 năm Tuy nhiên theo nghiên cứu Mai Thị Phương Anh (1999), thì cây ớt có nguồn gốc từ Mexico, Trung và Nam Mỹ Cây ớt được thuần hóa cách đây 7.000 năm (Bosland, 1996)
Trong thời đại hiện nay, ớt được trồng khắp thế giới và trở thành một loại cây làm gia vị, rau, thuốc, kiểng và nhiều công dụng khác Ấn Độ là nước sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu ớt lớn nhất thế giới khoảng 1 triệu tấn mỗi năm Trong đó thành phố Guntur và bang Andhra Pradesh sản xuất 30% sản phẩm ớt tại Ấn Độ, bang Andhra Pradesh đóng góp 70% sản phẩm ớt xuất khẩu (Hồ Đình Hải, 2013)
Phân loại
Theo Bosland (1996), ớt được phân loại dựa vào đặc điểm trái, màu sắc, hình dạng, kích thước và mục đích sử dụng Có năm loại ớt được thuần hóa và
trồng phổ biến hiện nay là C annuum, C baccatum, C chinense, C frutescens,
và C pubescens Còn theo Mai Thị Phương Anh (1999), ớt được phân làm hai loại ớt cay trái to, dài và ớt ngọt thuộc về loài C annuum Ở Việt Nam ớt được phân làm bốn nhóm chín như sau: Ớt Capsicum chinense hay ớt kiểng nhiều màu
sắc thường dùng trang trí, không cay, thường có rất nhiều màu, trái to, nhỏ, hay
tròn như cà hay hình giọt nước; ớt Hiểm, ớt Thái Lan, ớt Chili, ớt C frutescens,
được xem là loại ớt cay, có 3 màu trắng, đỏ và vàng trên cùng một cây; ớt Đà Lạt, còn gọi là ớt Tây hay ớt trái, chỉ lấy vỏ, không ăn hạt; ớt Sừng trâu, là loại phổ biến nhất hiện nay được sử dụng trong hầu hết cách chế biến (http://vi.wikipedia.org/wiki/)
Trang 16Công dụng của ớt
Ớt là loại cây vừa có thể dùng làm rau ăn tươi và cũng có thể dùng làm gia
vị Trong ớt có hàm lượng vitamin C rất cao, cao hơn so với các loại rau khác, ngoài ra trong ớt còn chứa một lượng capsaicine (C18H27NO3) là loại alkaloid có
vị cay, tạo cảm giác ngon miệng khi ăn, kích thích tiêu hóa (Mai Thị Phương Anh, 1999) Còn theo Bosland và Votava (2003), ớt có nhiều công dụng trong việc nấu nướng, trong ớt chứa nhiều chất hoá học bao gồm chất dầu dễ bay hơi, dầu béo, capsaicinoit, carotenoit, vitamin, protein, chất sợi và các nguyên tố khoáng chất, có giá trị dinh dưỡng quan trọng, làm gia vị, làm tăng mùi thơm và màu sắc của thức ăn Ớt còn giúp làm giảm nhiễm xạ và cholesterol, giàu vitamin
A và C, nhiều khoáng kali, axit folic và vitamin E Trong trái ớt tươi có chứa nhiều vitamin C hơn so với trái thuộc họ cây có múi và chứa nhiều vitamin A hơn so với củ cà rốt Trong 100 g ớt, trung bình có 94 g nước; 1,3 g protid; 5,7 g glucid; 1,4 g chất xơ; 250 mg vitamin C; 100 g carotene và 29 - 30 calo (Võ Văn Chi, 2005)
Theo Đông Y, ớt có vị cay, tính nóng, có tác dụng khoan trung, tán hàn, kiện tỷ, tiêu thực, chỉ thống (giảm đau), kháng nham (chữa ung thư), trị cảm lạnh, thấp khớp, sốt rét, lá ớt có thể trị mụn nhọt… (Nguyễn Mạnh Chinh, 2007
và Đỗ Mỹ Linh, 2008) Bên cạnh đó thì một số giống ớt có hình dáng trái độc đáo và màu sắc trái tươi sáng cũng được lựa chọn làm kiểng (Eshbaugh, 1993) Theo Bosland (1996) một nhóm nhỏ của ớt có thể dùng làm kiểng vì có dạng trái khác thường nhiều màu sắc, có tất cả các màu của cầu vòng, thường hiển thị 4, 5 màu sắc trái trên cùng một cây
Tình hình sản xuất ớt trong và ngoài nước
Theo thống kê của FAOSTAT năm 2012 diện tích trồng ớt trên toàn thế giới hơn 1,9 triệu ha, các nước có diện tính trồng ớt đứng đầu như Trung Quốc (707 nghìn ha), Indonesia (242 nghìn ha), Ethiopia (147 nghìn ha) Sản lượng ớt toàn thế giới năm 2012 đạt hơn 31 triệu tấn, các nước có sản lượng đứng đầu như Trung Quốc (16 triệu tấn), Mỹ (2,4 triệu tấn), Thổ Nhĩ Kỳ (2,07 triệu tấn) Trong những năm gần đây diện tích và sản lượng ớt ở Việt Nam cũng không ngừng tăng mạnh để đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước cũng như xuất khẩu Diện tích trồng ớt của Việt Nam 2012 là 64.000 ha, năng suất đạt 1.453 kg/ha và sản lượng đạt 93.000 tấn Các tỉnh có diện tích trồng ớt nhiều nhất như Thái Bình (950 ha), Lâm Đồng - Đà Lạt (100 ha), Bình Định (500 ha), Hải Phòng (150 ha), Quãng Ngãi (80 ha)… và còn nhiều tỉnh khác diện tích trồng ớt cũng khá cao (Bản đồ ớt Việt Nam, 2011, https://sites.google.com/site/trangottieu/ban-do-trong-ot-viet-nam)
Trang 17Ớt kiểng (Capsicum chinense)
Ớt kiểng (Capsicum chinense hay còn viết là Capsicum sinense), thường
được biết đến dưới tên gọi ớt Đèn lồng vàng - Yellow Lantern Chili hay còn gọi
là ớt kiểng nhiều màu sắc, trái to, nhỏ, tròn như cà, hay hình giọt nước Chinense
có nghĩa là “Trung Hoa” đây là một tên gọi sai lầm vì loài này có nguồn gốc từ lưu vực sông Amazon và bây giờ có mặt phổ biến khắp vùng Caribbe, Trung và Nam Mỹ và ở các nước nhiệt đới Ớt kiểng là một loại cây nhiệt đới có xu hướng sống tốt nhất ở những khu vực có độ ẩm cao Chúng là những cây trồng tương đối phát triển chậm, mùa vụ trồng lâu hơn nhiều loài khác và hạt cần thời gian lâu hơn Ở vùng khí hậu ấm áp cây có thể sống một hoặc có thể kéo dài trong
nhiều năm, nhưng ở vùng khí hậu lạnh, Capsicum chinense thường không tồn tại
trong mùa đông (https://sites.google.com/site/trangottieu/cac-loai-ot) Ở Việt
Nam Capsicum chinense được trồng chủ yếu ở các vùng chuyên canh hoa kiểng
nhằm mục đích làm kiểng như: Hội An (Quảng Nam), Gò Vấp, Hóc Môn (Thành phố Hồ Chí Minh), Sa Đéc, Tân Quy (Đồng Tháp), Châu Đốc (An Giang), Vĩnh Thành (Bến Tre), các quận 11, 12 Thành phố Đà Lạt và Thành phố Cần Thơ (http://vi.wikipedia.org/wiki/)
Ớt cay (Capsicum frutescens L)
Ớt cay (Capsicum frutescens L) Frutescens có nghĩa là “cây bụi” hoặc
“rậm rạp” không được trồng rộng rãi ngoại trừ ớt Tabasco Một giống nổi tiếng khác là ớt Malagueta, được trồng ở lưu vực sông Amazon ở Brazil nơi loài này bắt nguồn Các loại trái ít đa dạng như những loài ớt khác (ngoại trừ loài C Pubescens) và thường nhỏ, nhọn đầu và dựng đứng trên cây
(https://sites.google.com/site/trangottieu/cac-loai-ot) Ớt cay được sử dụng khá rộng rãi ở các nước nhiệt đới và là nguyên liệu chính làm bột khô trong chế biến thực phẩm gia đình Đặc biệt nó được sử dụng nhiều ở Trung Mỹ (Mai Thị Phương Anh, 1996) Một số vùng trồng ớt chuyên canh ở Việt Nam: Quỳnh Phụ (Thái Bình) với diện tích 1.200 ha, Đại Lộc (Quảng Nam), Phù Mỹ (Bình Định), Phù Cát (Bình Định), Bố Trạch (Quảng Bình), Châu Đốc (An Giang) và một số tỉnh thành khác (http://vi.wikipedia.org/wiki/)
1.1.2 Đặc tính thực vật và điều kiện ngoại cảnh của ớt
Đặc tính thực vật
Rễ: Ớt có dạng rễ trụ nhưng khi cấy rễ phân tán mạnh và phát triển thành
rễ chùm, phân bố trong vùng đất cày là chính (Phạm Hồng Cúc và ctv., 2001)
Ban đầu cây ớt có rễ trụ phát triển mạnh, với các rễ phụ mọc xung quanh, nhưng khi rễ trụ bị đứt sẽ kích thích hệ thống rễ phụ phát triển thành chùm bám sâu vào
đất (Trần Thị Ba và ctv., 1999) Theo Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn (2004),
Trang 18rễ có nhiệm vụ chống đỡ, hút và vận chuyển các chất dinh dưỡng Hình dạng rễ
được quyết định bởi đặc tính di truyền và môi trường đất
Thân: Ớt là cây thân bụi, hai lá mầm, phần gốc thân chính của cây sẽ hóa
gỗ khi cây già, dọc theo chiều dài thân ớt có 4 hoặc 5 cạnh, có nhiều lông hoặc không lông, cây cao 35 - 60 cm, đôi khi có giống cao 125 - 135 cm Ớt phân tán mạnh, kích thước tán thay đổi tùy theo giống và điều kiện canh tác (Trần Thị Ba
và ctv., 1999) Theo Mai Thị Phương Anh (1999), thân ớt mọc thẳng, đôi khi có
dạng thân bò, nhiều cành nhánh, cao 50 - 150 cm
Lá: Ớt có lá dạng hình ê-líp hoặc hình lưỡi mác, mép lá nhẵn, gân lá hình
mạng lông chim (Nguyễn Hữu Danh, 2000) Lá đơn mọc xoắn trên thân chính (Mai Thị Phương Anh, 1999), đôi khi mọc chùm thành hình hoa thị, lá có hình trứng đến bầu dục, phiến lá nhọn ở đầu, lá có màu xanh nhạt đến đậm, có lông
hoặc không lông (Phạm Hồng Cúc và ctv., 2001) Số lá trên cây quyết định diện
tích lá tổng cộng trên cây Chức năng chủ yếu của lá là quang hợp và thoát hơi
nước (Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn, 2004)
Hoa: Theo Trần Thị Ba và ctv (1999), hoa ớt thuộc loại lưỡng tính, mọc
đơn hoặc chùm, tràng hoa có 6 - 7 cánh, số nhị đực bằng số cánh hoa và mọc xung quanh nhụy cái Hoa ớt thường có màu trắng, một số giống có màu trắng sữa, tím hay xanh lam (Mai Thị Phương Anh, 1999) Hoa mọc ở nách lá, có thể mọc thẳng đứng hoặc buông thõng Ớt ra hoa, trái hầu như quanh năm, nhiều
nhất là vào mùa hạ (Lê Quang Long, 2006)
Trái: Ớt thuộc loại trái mọng, có rất nhiều hạt, thịt trái nhăn và chia làm
hai ngăn Các giống ớt khác nhau có kích thước, hình dạng, độ nhọn, màu sắc, độ cay và độ mềm của thịt trái rất khác nhau Trái chưa chín có màu xanh hoặc tím, trái chín có màu đỏ, da cam, vàng, nâu, màu kem hoặc tím (Mai Thị Phương
Anh, 1999) Theo Phạm Hồng Cúc và ctv (2001), trái ớt có 2 - 4 thùy, dạng trái
hình cầu, hình nón, bề mặt trái nhẵn, gợn sóng hoặc có khía, trái khi chín có màu
đỏ, đen, vàng không cay hay rất cay Trên cây ớt có rất nhiều lứa trái, có trái
đang chín, có trái già và có trái non (Đường Hồng Dật, 2003)
Hạt: Tròn, dẹp, nhỏ có màu nâu sáng, hạt có khả năng cất giữ lâu (3 năm),
trọng lượng 1.000 hạt 4 - 6 g (Trần Thị Ba và ctv., 1999) Theo Mai Thị Phương Anh (1999), hạt có dạng quả thận, màu vàng rơm, chỉ có hạt của C pubescens có
màu đen Một gam hạt ớt ngọt có khoảng 160 hạt, còn ớt cay khoảng 220 hạt
Trang 19Điều kiện ngoại cảnh
Ánh sáng: Rất cần thiết cho cây vì là nguồn năng lượng cho quang tổng
hợp Ớt chịu điều kiện che rợp 45%, nhưng che rợp nhiều hơn sẽ chậm trổ hoa và
rụng nụ (Phạm Hồng Cúc và Trần Thị Ba, 2001) Ánh sáng ảnh hưởng đến sinh
trưởng, số hoa, tỷ lệ đậu trái của cây ớt; ánh sáng thích hợp để cây sinh trưởng, phát triển tốt, tăng năng suất, tăng sản phẩm khoảng 21 - 24% và tăng chất lượng trái Trời âm u sẽ hạn chế sự đậu trái, giảm năng suất (Mai Thị Phương Anh, 1996) Thiếu ánh sáng, nhất là thời điểm ra hoa sẽ làm giảm tỷ lệ đậu trái của cây
(Nguyễn Việt Thắng và Trần Khắc Thi, 1997)
Nhiệt độ: Ớt là cây ưa nhiệt, nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng và
phát triển là 25 - 28o
C ban ngày và 18 - 22oC ban đêm Ở nhiệt độ 15o
C hạt nảy mầm sau 10 - 12 ngày, cây phát triển chậm Ở nhiệt độ thấp hơn 32o
C thì cây sinh trưởng kém, hoa bị rụng nhiều nên tỷ lệ đậu trái thấp
(http://longbien.biz/quy-trinh-ky-thuat-tham-canh-cay-ot-theovietgap) Còn theo
Đường Hồng Dật (2003), nhiệt độ ảnh hưởng đến sinh trưởng, số hoa, tỷ lệ đậu trái của ớt Nhiệt độ thích hợp làm tăng số trái thương phẩm và năng suất trái của cây ớt cay là 20 - 30oC, còn đối với ớt ngọt là 20 - 25oC Nhiệt độ thấp (8 - 15o
C) làm giảm tỷ lệ đậu trái, giảm kích thước và dạng trái (Mai Thị Phương Anh,
1999)
Nước và ẩm độ: Theo Trần Khắc Thi và Nguyễn Công Hoan (2005), cây
ớt là cây chịu hạn, nhưng trong thời kỳ ra hoa và đậu trái độ ẩm (đất và không khí) đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành khối lượng và chất lượng trái
Độ ẩm đất thấp hơn 70% trái hay bị cong queo, vỏ trái sần sùi, không mịn, giảm giá trị thương phẩm Ớt không chịu được úng, độ ẩm đất cao hơn 80% làm bộ rễ kém phát triển, cây còi cọc không sinh trưởng Độ ẩm thích hợp cho sự phát triển của cây 70 - 80% (Mai Thị Phương Anh, 1999) Tùy điều kiện đất đai mà đảm bảo tưới nước mỗi ngày cho cây vào mùa nắng và thoát nước kịp thời trong mùa
mưa để giúp cây sinh trưởng tốt (Phạm Hồng Cúc và ctv., 2001)
Đất: Ớt có thể phát triển tốt ở nhiều loại đất khác nhau như đất sét nhẹ,
đất bazan, đất feralit vàng đỏ, pH tối thích 6 - 6,5 Đất phù hợp nhất để trồng ớt
là đất thịt nhẹ, giàu vôi Đất chua và kiềm không thích hợp cho cây ớt (Mai Thị Phương Anh, 1999) Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Hường (2004), cây ớt sinh trưởng và phát triển tốt nếu trồng trên nền đất bãi hoặc đất trong đồng có độ màu
mỡ khá, thoát nước và giãi nắng
Dinh dưỡng: Tùy vào điều kiện canh tác cũng như điều kiện đất đai mà
lựa chọn lượng phân bón hợp lý cho ớt để giúp ớt sinh trưởng tốt nhất Theo
khuyến cáo của Phạm Hồng Cúc và ctv (2001), lượng phân cần cung cấp cho ớt
Trang 20trên 1 ha là 0 - 200 kg N, 70 - 150 kg P2O5, 100 - 125 kg K2O, 10 - 15 kg hữu cơ
Ớt thường bị thối đuôi trái do thiếu canxi, do đó mặc dù đất được bón vôi đầy đủ trước khi trồng hoặc bón đủ Calcium nitrat Ca(NO3)2 nhưng cũng nên chú ý bổ sung phân Clorua canxi (CaCl2) với nồng độ 2 - 4%o, phun định kỳ 7 - 10 ngày/lần vào lúc trái đang phát triển để ngừa bệnh thối đuôi trái (Trần Thị Ba và
ctv., 1999) Chú ý cần bón phân cân đối, hợp lý giữa các loại phân hóa học (Mai
Thị Phương Anh, 1999) Nếu không dùng màng phủ, nên chia nhỏ lượng phân để
bón và bón nhiều lần để hạn chế mất phân (Trần Thị Ba và ctv., 2001)
1.2 Chất ức chế và một số hóa chất ức chế sinh trưởng thực vật
1.2.1 Khái niệm về chất ức chế sinh trưởng
Chất ức chế (Inhibitor) là những hợp chất hữu cơ làm chậm sự phân chia tế bào và sự vươn dài tế bào trong mô chồi và như vậy nó điều hòa chiều cao cây
mà không gây ra sự biến dạng của lá và thân Cây được xử lý với một chất ức chế sinh trưởng có lá màu xanh đen điển hình và sự trổ hoa bị ảnh hưởng trực tiếp
Sự phát triển của những cây này không hoàn toàn bị ngăn cản nhưng xuống dốc hơi đột ngột và cho ra một dạng cây cằn cỗi hơn Các chất ức chế có thể chi phối quá trình sinh tổng hợp của các chất điều hòa sinh trưởng nội sinh khác như các chất ức chế sinh tổng hợp Gibberellin Các chất này làm cho quá trình sinh tổng hợp Gibberellin bị cản trở và kết quả thường làm cho cây bị lùn lại Bên cạnh đó cũng có những chất có tác dụng cản trở trực tiếp quá trình sinh trưởng và phát triển mà không ức chế sinh tổng hợp Gibberellin (Nguyễn Minh Chơn, 2005)
Theo Vũ Văn Vụ và ctv (1998), sự sinh trưởng phát triển của cây được bảo
đảm bởi hai tác nhân có tác dụng sinh lý đối lập nhau, tác nhân kích thích và tác nhân ức chế Sự cân bằng giữa tác nhân kích thích sinh trưởng và các chất ức chế sinh trưởng có một ý nghĩa quyết định trong việc điều hòa sự sinh trưởng, phát triển của cây Những chất ức chế sinh trưởng gồm: axit abscisic, etylen, các chất phenol, các chất làm chậm sinh trưởng (retardent), các chất diệt cỏ (herbixit)
1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sử dụng chất ức chế
Theo Trần Văn Hai (2005) nếu nhiệt độ không khí quá cao, thuốc bay hơi nhanh hơn, khả năng cây hấp thu thuốc kém hiệu quả thuốc tác động đến cây bị hạn chế đồng thời cũng làm tăng nồng độ tác động của thuốc Ẩm độ không khí ảnh hưởng nhiều đến sự hòa tan và thủy phân của thuốc Lượng mưa vừa phải sẽ làm tăng ẩm độ, tăng sự hòa tan hấp thu thuốc Nhưng khi lượng mưa quá nhiều làm thuốc bị rửa trôi làm khả năng hấp thu thuốc kém
Trang 211.2.3 Vai trò của một số chất ức chế sinh trưởng dùng trong thí nghiệm
Tilt Super 300 EC
Tilt Super 300 EC có hoạt chất là Propiconazole và Difenoconazole Propiconazole có công thức hóa học C15H17Cl12N3O2, là thuốc trừ mấm bệnh tác dụng nội hấp thu Thuốc kỹ thuật ở thể lỏng màu vàng, tan trong nước (100 mg/lít), và nhiều trong dung môi hữu cơ như aceton, metylic, không ăn mòn kim loại (Trần Văn Hai, 2005) Difenoconazole có công thức hóa học
C19H17Cl12N3O3, là loại thuốc trừ nấm khuẩn, tiếp xúc và nội hấp thu, có tác dụng phòng và trừ bệnh, có thể dùng thuốc bón gốc, phun lên lá hoặc xử lý hạt giống, hiệu lực kéo dài Thuốc được sử dụng phòng trừ nhiều loại bệnh cho cây trồng do
Alternaria, Ascochyta, Cercospora, Cercosporidium gây ra trên khoai tây, cam,
chuối, ngũ cốc Thuốc kỹ thuật dạng tinh thể màu trắng, hòa tan tốt trong axeton, toluen, etylic, thuộc nhóm độc thứ ba (Trần Quang Hùng, 1999) Titl Super 300
EC có cơ chế tác động nội hấp mạnh và thấm sâu nhanh, phát huy tác dụng trừ bệnh nhanh chống Phát hiện mới của Tilt super 300 EC trên Dưa hấu, chỉ cần phun với liều 5 cc/bình 16 lít và phun cho 1.000 m2
ở giai đoạn 50 ngày tuổi sẽ giúp cây Dưa hấu ngừng phát triển đọt để cây tập trung dinh dưỡng nuôi trái tốt hơn (Bạn nhà nông, http://trongraulamvuon.com/cach-trong-rau/)
Tecvil 50 SC
Tecvil 50 SC có hoạt chất là Hexaconazole, có công thức hóa học
C14H17Cl2N3O, là thuốc có tác dụng nội hấp thu, phổ tác dụng rộng, trừ được nhiều loại nấm bệnh Thuốc nguyên chất ở dạng tinh thể, tan ít trong nước (18 mg/lít), tan nhiều trong dung môi hữu cơ Thuốc thường có dạng huyền phù, dạng nhủ dầu (Trần Văn Hai, 2005)
Bonsai 10 WP
Bonsai 10 WP có hoạt chất là Paclobutrazol, có tác dụng ức chế sinh trưởng chiều cao cây, giúp hạn chế phát triển chiều cao và cứng cây chống đổ ngã, nâng cao sức đề kháng rầy nâu và sâu bệnh hại khác Công thức hóa học của Paclobutrazol là C16H20CIN3O, là chất làm chậm tăng trưởng qua sự ức chế quá trình tổng hợp Gibberellin và làm chậm tốc độ phân chia tế bào, làm cho thực vật trở nên già cỗi hơn làm gia tăng sự sản xuất hoa và nụ trái (Trần Văn Hâu, 2008) Theo Nguyễn Minh Chơn (2005), Paclobutrazol làm giảm sự sinh trưởng của cây bằng cách ức chế sự oxy hóa microsome của kaurene, kaurenol và kaurenal, những chất này được xúc tác bởi kaurene oxidase là enzym cytochrome P - 450 oxidase, nó có thể ứng dụng trong việc điều khiển kích thước, hình dạng chất lượng của hoa kiểng, giảm đỗ ngã Paclobutrazol có tác dụng làm giảm chiều cao
và gia tăng độ cứng của lúa ở nồng độ 600 ppm (Lê Bá Nam, 2009)
Trang 221.3 Kỹ thuật ghép và nguyên lý ghép
1.3.1 Khái niệm về ghép
Ghép là phương pháp nhân giống theo đó người ta lấy từ một hoặc nhiều cây mẹ, giống tốt, đang sinh trưởng, những đoạn cành mầm ngủ chồi ngọn hay đỉnh sinh trưởng… rồi nhanh chóng lắp vào vị trí thích hợp trên cây khác, gọi là gốc ghép; sau đó chăm sóc để phần ngọn và phần gốc liền lại với nhau tạo ra cây mới Gốc ghép có nhiệm vụ hút các chất dinh dưỡng thông qua bộ rễ, còn phần ngọn ghép có chức năng sinh trưởng để cho ra sản phẩm (Vũ Khắc Nhượng và
ctv., 2007)
1.3.2 Cơ sở khoa học của việc ghép cây
Ghép là áp sát phần tượng tầng của gốc ghép và cành (thân) ghép hoặc phiến mầm ghép với nhau Trước tiên, những tế bào bị tổn thương của hai mặt cắt hình thành lớp ngăn cách màu nâu Sau đó các tế bào nhu mô dưới lớp ngăn cách ấy phân chia rất nhanh hình thành mô liên hợp giữa cành ghép và gốc ghép, đồng thời lớp ngăn cách dần biến mất Các tế bào mới sản sinh của cành ghép và gốc ghép liên hệ với nhau bằng những đường ống qua vách tế bào, chất nguyên sinh đồng hóa lẫn nhau, do đó chất dinh dưỡng của gốc ghép chuyển lên cành ghép và ngược lại Những tế bào mới sinh của cành ghép chịu ảnh hưởng bởi những tế bào bên cạnh của gốc ghép mà phân hóa thành mô tương tự Những tế bào mới sinh của cành ghép tương ứng với mạch dẫn của gốc ghép thì phân hóa thành mô tế bào mạch dẫn, cứ như thế sẽ làm cho các loại mô tế bào của cành ghép và gốc ghép có mối liên quan tương ứng mà hình thành một cơ thể sống cộng sinh Cành ghép và gốc ghép có kết hợp chặt chẽ hay không là do sức tiếp hợp và mối liên hệ dẫn truyền của chúng quyết định (Phạm Văn Côn, 2007)
1.3.3 Ưu điểm của phương pháp ghép
Cây sinh trưởng tốt nhờ bộ rễ của gốc ghép Cây vẫn giữ được các đặc tính tốt của cây mẹ, sớm ra hoa, kết trái Hệ số nhân giống cao tốc độ tăng diện tích nhanh mà không ảnh hưởng đến sức khỏe của cây mẹ, nâng cao sức chống chịu của giống, chịu hạn, chịu úng, chống chịu sâu bệnh trên cở sở chọn được giống gốc ghép thích hợp Phương pháp ghép còn duy trì được nòi giống đối với các giống không hạt hoặc chiết, giâm cành khó (Trần Thế Tục, 1998)
1.3.4 Mối liên hệ giữa gốc ghép và ngọn ghép
Gốc ghép và ngọn ghép có kết hợp chặt chẽ với nhau hay không là do sức tiếp hợp và mối liên hệ dẫn truyền của chúng quyết định, gốc ghép và ngọn ghép hình thành lớp tiếp hợp càng chặt chẽ, chất dinh dưỡng càng đầy đủ thì sự kết hợp càng được củng cố, sự trao đổi chất dinh dưỡng của gốc ghép và ngọn ghép
Trang 23càng dễ dàng Gốc càng khỏe càng thích nghi với điều kiện khí hậu, đất đai của địa phương thì cây ghép sinh trưởng càng tốt, tuổi thọ càng dài (Phạm Văn Côn, 2007)
Theo nghiên cứu của Phạm Văn Côn (2007), thì sự tiếp hợp giữa gốc ghép
T > 1: Cây ghép hiện tượng chân voi (gốc lớn hơn ngọn), cây ghép vẫn sinh trưởng bình thường, tuy nhiên T càng gần bằng 1 thì cây ghép sinh trưởng càng tốt, càng xa 1 thì thế sinh trưởng của ngọn ghép yếu hơn gốc ghép, biểu hiện cây cằn cõi chậm lớn, lá hơi vàng, phần gốc ghép vỏ nứt nhiều hơn ngọn ghép
T < 1: Cây ghép có biểu hiện chân hương (gốc nhỏ hơn ngọn), thế sinh trưởng của ngọn ghép mạnh hơn gốc ghép Phần ngọn ghép phình to và nứt vỏ nhiều hơn phần gốc ghép Cây sinh trưởng phát triển kém dần, tuổi thọ kém
1.3.5 Một số kết quả nghiên cứu ớt kiểng ghép
Một số nghiên cứu về cây ớt kiểng ghép tại nhà lưới rau sạch, khoa NN & SHƯD, ĐHCT, cho kết quả khả quan về kỹ thuật ghép về cây ớt kiểng ghép như: Nghiên cứu của Lý Hương Thanh (2010), về việc ghép các ngọn ớt kiểng trên gốc ớt Hiểm cho tỷ lệ sống sau ghép khá cao, làm tiền đề cho những nghiên cứu
về cây ớt kiểng ghép sau này Nguyễn Thị Cẩm Hồng (2013), nghiên cứu sự sinh trưởng và sự phù hợp của ba loại ớt kiểng (Thiên ngọc, Sừng tím, ớt Cà) ghép trên gốc Hiểm trắng cho tỷ lệ ghép trên 70% Nghiên cứu của Nguyễn Đăng Khoa (2013), thì tỷ lệ sống sau ghép của tổ hợp của bốn giống ớt (ớt Cà, Sừng vàng, Thiên ngọc, Tròn tím) ghép trên gốc ớt Hiểm trắng khá cao (76%) ở giai đoạn 12 ngày sau khi ghép và trong đó tổ hợp ớt Cà/Hiểm trắng sinh trưởng mạnh nhất, tán cây rộng, trái phân bố đều thích hợp đặt trước ngõ và tổ hợp Thiên ngọc/Hiểm trắng với dáng cây thấp, bé được chọn trưng bày ở vị trí để bàn làm việc Nghiên cứu của Nguyễn Quốc Lâm (2014), về sự sinh trưởng và phát triển của bốn giống ớt làm kiểng ghép trên gốc ớt Cà làm kiểng Kết quả cho thấy
cả 4 nghiệm thức ghép trong vườn ươm đề u có tỷ lệ sống khá cao (73,2%), tổ hợp Hiểm lai 207/ớt Cà sinh trưởng nhanh, cây có dáng cao còn ba tổ hợp còn lại
Đường kính gốc ghép
T =
Đường kính ngọn ghép
Trang 24Thiên ngọc/ớt Cà, Tròn tím/ớt Cà và Trắng tam giác/ớt Cà có chiều cao trung bình Khưu Linh Thẳng (2014), nghiên cứu hai độ tuổi gốc ghép ớt Cà lên sinh trưởng và phát triển của ba giống ớt làm kiểng Kết quả cho thấy tỷ lệ sống của thí nghiệm khá cao (70%), chiều cao trung bình của hai nghiệm thức 18,23 cm đến 24,21 cm, số trái trung bình 28 - 36 trái/cây, ba ngọn ớt kiểng ghép trên gốc
ớt Cà 80 ngày tuổi cho dáng rất đẹp được chọn trưng bày trước ngõ
1.4 Tình hình sản xuất và giá trị của hoa, cây kiểng
1.4.1 Tình hình sản xuất hoa, cây kiểng trên thế giới và ở Việt Nam
Thế giới
Hoa và cây kiểng là một ngành non trẻ, nhưng phát triển với tốc độ khá mạnh mẽ, giá trị sản lượng hoa và cây kiểng của toàn thế giới năm 1995 đạt 45 tỷ USD, đến năm 2004 tăng lên 66 tỷ USD Những nước có nền công nghiệp hoa và cây kiểng phát triển là Hà Lan, Pháp, Mỹ, Colombia, Kenia Một số nước đang
có kế hoạch đầu tư phát triển mạnh mẽ, đưa cây hoa lên một ngành kinh tế quan trọng là Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan, Singapo, Israel, Italia Kết quả là mỗi năm trên thế giới đã tạo ra hàng trăm giống hoa và cây kiểng mới, đã xây dựng rất nhiều “nhà máy” sản xuất hoa với hàng trăm tỷ bông hoa chất lượng cao, cung cấp cho người tiêu dùng, đồng thời đã thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển Những năm tới ngành sản xuất hoa và cây kiểng trên thế giới còn tiếp tục phát triển và vẫn có tốc độ cao (12 - 15%), một số nước đang phát triển sẽ vươn lên đạt giá trị sản lượng và giá trị xuất khẩu cao, đồng thời công tác nghiên cứu sẽ tiếp tục được quan tâm đầu tư để có thêm nhiều chủng loại hoa cây kiểng độc đáo, chất lượng ngày càng cao (Đặng Văn Đông, 2008) Diện tích hoa và cây kiểng ở Châu Á Thái Bình Dương khoảng 134.000 ha, chiếm 60% diện tích trồng hoa và cây kiểng của toàn thế giới (Nguyên Xuân Linh và Nguyễn Thị Kim Lý, 2005)
Việt Nam
Nghề trồng hoa, cây kiểng ở nước ta đã có từ lâu đời Diện tích trồng hoa kiểng tăng lên rất nhanh, năm 1994 cả nước có 3.500 ha đến năm 2006 tăng lên 13.400 ha, trong đó các tỉnh miền Bắc có khoảng 6.300 ha, miền Nam gần 5.000
ha (Đặng Văn Đông, 2008) Hiện nay, diện tích hoa, cây kiểng tập trung ở các vùng trồng hoa truyền thống như: Ngọc Hà, Quảng An, Tây Tựu (Hà Nội), Đằng Hải, Đằng Lâm (Hải Phòng), Hoành Bồ, Hạ Long (Quảng Ninh), Hội An (Quảng Nam), Gò Vấp, Hóc Môn (Thành phố Hồ Chí Minh), Sa Đéc, Tân Quy (Đồng Tháp), Vĩnh Thành (Bến Tre), các quận 11, 12 Thành phố Đà Lạt Tại Thành phố Cần Thơ, làng hoa kiểng Phó Thọ - Bà Bộ có 236 hộ làm nghề hoa, kiểng, diện tích 18,6 ha Vào năm 2011 làng nghề hoa, kiểng Phó Thọ - Bà Bộ đã sản
Trang 25xuất 300.000 giỏ hoa kiểng, chiểm 90% số lượng hoa kiểng của toàn quận (Báo cáo sơ kết làng nghề hoa kiểng Phó Thọ - Bà Bộ năm 2011, Uỷ ban nhân dân phường Thới An Đông, trích luận văn tốt nghiệp Phạm Thị Thu Trang, ngành công nghệ rau hoa quả và cảnh quan) Do nhu cầu cuộc sống ngày càng đi lên, nhu cầu về hoa, cây kiểng cũng tăng theo, nhà nước đã nắm bắt được xu thế này
và có sự quan tâm để ngành trồng hoa, kiểng phát triển Cụ thể như các nghiên cứu về hoa được đẩy mạnh, nhiều trường Đại học cũng mở các ngành học chuyên
về hoa, cây kiểng Tại Đại học Cần Thơ trong mười năm trở lại đây môn học Hoa
và cây kiểng đã được đưa và giảng dạy (Đặng Phương Trâm, 2005) Theo Trần Hợp (2000), người dùng thường ưa chuộng những cây kiểng cổ thụ, bonsai, các cây có trái đẹp chín bền trên cây Hiện nay một số nhà vườn ở nước ta có sáng tạo trồng và điều chỉnh cây ăn trái thành cây kiểng lưỡng dụng, vừa có thể trang trí, vừa có thể làm thực phẩm (Phạm Văn Duệ, 2005) Theo Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn (2012), đối với hoa và cây kiểng ổn định diện tích 15.000 ha Vùng sản xuất chính là Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, Đà Lạt (Lâm Đồng) và các vùng có điều kiện khí hậu phù hợp, các vùng ven đô thị
1.4.2 Giá trị của hoa và cây kiểng
Hoa, cây kiểng là loại cây nông nghiệp đặc biệt cung cấp cho con người các sản phẩm nghệ thuật khi cái ăn, cái mặc không còn gánh nặng người ta có nhu cầu thư giản tinh thần Theo Đặng Phương Trâm (2005), hoa và cây kiểng mang lại cho con người những giá trị như sau:
Giá trị tinh thần xã hội
Hoa và cây kiểng rất quan trọng trong đời sống tinh thần của con người Trên khắp thế giới trong các dịp lễ hội, nghi thức xã hội gần như không thiếu sự
có mặt của hoa và cây kiểng Hoa và cây kiểng làm cho con người hướng thiện, nhân hậu, dịu dàng làm cho người ta cảm thấy cuộc đời như đẹp hơn
nó, không chỉ thế hoa và cây kiểng còn mang lại vẻ đẹp tươi mát của những cây kiểng lá, vẻ xù xì động thời gian của những chậu bonsai cũng lôi cuốn nhiều người yêu thích hoa, kiểng
Trang 26 Giá trị kinh tế
Lợi nhuận của nghề trồng hoa, kiểng cao hơn rất nhiều lần so với trồng các loại hoa màu khác 2 - 3 lần Năm 2003 giá trị xuất khẩu hoa, kiểng đạt khoảng 30 triệu USD, thu nhập từ hoa kiểng trong cả nước ước tính đến 1.000 tỷ đồng Người dân vùng trồng hoa, kiểng chuyên canh thường có nhà cửa khang trang, tiện nghi đầy đủ và trình độ hiểu biết và kỹ thuật cũng như văn hóa xã hội cũng cao hơn
Cải thiện môi trường
Hoa, kiểng không chỉ mang lại vẻ đẹp cho cuộc sống mà còn cải thiện chất lượng môi trường Ở các thành phố lớn góp phần làm dịu đi bầu không khí, góp phần điều hòa sự khắc nghiệt của thiên nhiên trong những ngày nắng nóng oi bức, làm cho bầu không khí trong sạch, con người yêu thiên nhiên hơn và sống gần gũi với thiên nhiên hơn
1.4.3 Một số kết quả nghiên cứu và ứng dụng cây ăn trái và rau làm kiểng
Trong thời kỳ hội nhập, phong trào chơi hoa, kiểng ở nước ta cũng phát triển Nhiều nghệ nhân cây cảnh, nhiều nông dân làm nghề hoa, kiểng đã không ngừng săn tìm cây kiểng lạ, đẹp và sáng tạo ra nhiều kiểu mới lạ nhằm đáp ứng nhu cầu thưởng ngoạn ngày càng cao của người chơi Đặc biệt trong những năm gần đây người chơi hoa, kiểng có sở thích những loại kiểng trái, kiểng từ rau vì
có thể thưởng thức vẻ đẹp và đồng thời cũng có thể làm thực phẩm Để đáp ứng được nhu cầu đó mà không ít những nghiên cứu về việc ứng dụng rau, trái vào làm kiểng ra đời và cho ra những sản phẩm bắt mắt người tiêu dùng như các loại kiểng trái, rau từ cây Hạnh, Thanh long, Vú sữa, Mận, Ớt, Cà chua, Dưa lê, Bí, Mướp, Tía tô, rau thơm, Húng quế Một số nghiên cứu cây rau làm làm kiểng tại nhà lưới nghiên cứu rau sạch, khoa NN & SHƯD, ĐHCT, cho kết quả khá khả quan như: Nghiên cứu của Lê Hoàng Thần (2012), về sinh trưởng bốn loại Bầu, Bí, Dưa ghép lên gốc Bầu hồ lô làm kiểng, cho tỷ lệ sống sau ghép khá cao 78%, khả năng tương thích tốt Giống Bí đỏ hạt đậu ghép trên gốc Bầu có khả năng sinh trưởng tốt, còn giống Dưa lê ghép trên gốc bầu có màu sắc đẹp được nhiều người yêu thích Kết quả nghiên cứu của Đỗ Trung Thành (2012), về sự sinh trưởng phát triển bảy giống Bí làm kiểng trồng trong chậu vụ Đông Xuân
2011 cho thấy giống Bí đỏ 171 là giống sinh trưởng tốt, đẹp phù hợp làm kiểng Nghiên cứu Trần Viết Vương (2011), về khảo sát sinh trưởng và thẩm mỹ của Cà kiểng ở các kiểu treo khác nhau, đã tìm ra kiểu treo và cách kết hợp đối lập (đỏ - vàng) Đỗ Khánh An (2011), nghiên cứu về hai độ tuổi của ba giống Cà chua ghép trên gốc Cà tím EG 203 để làm kiểng Kết quả đã tìm ra giai đoạn ghép và quy trình sản xuất Cà kiểng ghép Các nghiên cứu về ứng dụng ớt làm kiểng như
Trang 27nghiên cứu Lý Hương Thanh (2014), tìm ra quy trình ghép cũng như trồng cây ớt kiểng ghép, Nguyễn Thị Cẩm Hồng (2013), nghiên cứu về sự sinh trưởng và phát triển của ba giống ớt kiểng ghép trên gốc Hiểm trắng đã tìm ra tổ hợp Hiểm Trắng/Trắng tam giác đặc sắc nhất về màu sắc trái, tán cây Nguyễn Quốc Lâm (2014), nghiên cứu về sự sinh trưởng cũng như phát triển của bốn giống ớt ghép trên giống ớt Cà làm kiểng đã tìm ra tổ hợp ghép Tròn tím/ớt Cà có hình dáng đẹp phù hợp làm kiểng và các nghiên cứu khác trên Dưa lê, Dưa hấu, rau Húng quế đang được nghiên cứu
Trang 28CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TIỆN PHƯƠNG PHÁP 2.1 Phương tiện và phương pháp
- Ngọn ghép
Hiểm lai 207: Giống F1 do công ty Trách nhiệm hữu hạn Việt Nông phân phối, cây sinh trưởng mạnh, nhiều cành nhánh, cho trái nhiều, trái dài, chỉ thiên, khi trái còn non có màu xanh, có màu đỏ khi chín
Trắng tam giác: Cây sinh trưởng phát triển tốt, tán cây nhỏ, trái có dạng hình tam giác, mọc thành chùm, chỉ thiên, có màu trắng ngà khi còn non, chuyển cam khi già và có màu đỏ khi chín
Dài tím: Cây sinh trưởng tốt, thân có màu tím, tán cây nhỏ, trái dài màu tím, chỉ thiên, khi còn non có màu tím, chuyển đỏ khi già
Thiên ngọc: Cây sinh trưởng tốt, nhiều cành nhánh, tán xoè, cây lùn, trái
có nhiều màu, dạng trái tròn nhỏ giống viên ngọc, còn non có màu trắng sữa, khi chín có màu cam đỏ
Bảng 2.1 Đặc điểm trái của 5 giống ớt kiểng
Giống Dạng trái Hướng trái Màu sắc trái từ non đến chín
Ớt Cà Tròn Chỉ địa Trắng cam đỏ
Dài tím Dài Chỉ thiên Tím cam - đỏ
Hiểm lai 207 Dài Chỉ thiên Xanh vàng - đỏ
Trắng tam giác Tam giác Chỉ thiên Trắng ngả vàng cam - đỏ
Thiên ngọc Tròn Chỉ thiên Trắng ngả vàng cam - đỏ
(Tên các giống ớt kiểng được gọi theo hình dạng, kích thước trái và theo công ty phân phối)
Trang 29Hình 2.1 Dạng trái các giống ớt thí nghiệm: (a) Hiểm lai 207, (b) Dài tím, (c) ớt Cà,
(d) Trắng tam giác, (e) Thiên ngọc
Hóa chất ức chế sinh trưởng: Tilt Super 300 EC, Tecvil 50 SC, Bonsai 10
Trang 30- Phân bón, phun qua lá: Urê, DAP, NPK 16 - 16 - 8, Ri Phu Sa II (kích thích ra lá), Ri Phu Sa V (kích thích ra rễ), Tomato, Cabonat, phân cá, Super hume, Gardenbest, Acid plus, Nyro, phân hữu cơ vi sinh KG Trico - VS
- Thuốc sâu, bệnh: Ortus, Secsaigon, Actara 25 WG, Ridomil Gold 68
WP, Dipay 750 WP, Vitashield Gold, Newsgard 75 WP, Aliette, Aconed 70 WP, Cofigent 100 WP, Chubeca 18 SL, Nazomi 5 WG, Physan 20 L
- Khay ươm chuyên dùng (khay 28 lỗ), ly nhựa tròn trồng cây, chậu nhựa trồng cây trước khi ghép, chậu nhựa trồng cây sau khi ghép, thước dây, thước kẹp, nhiệt kế, cân, bình phun nước 2 lít, bình phun thuốc và một số dụng cụ cần thiết khác
2.2 Phương pháp
2.2.1 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 2 nhân tố
là bốn giống ớt kiểng ghép trên gốc ớt Cà và phun hóa chất ức chế, với 5 lần lặp lại, mỗi lặp lại là 1 cây ớt kiểng ghép
2.2.2 Kỹ thuật canh tác
Trang 31Hình 2.2 Các giai đoạn của gốc ghép ớt Cà: (a) 30 NSKG (trước khi thay chậu),
(b) 35 NSKG (đã ngắt ngọn), (c) 43 NSKG (13 ngày sau khi ngắt ngọn), (d) 54 NSKG (19 ngày sau khi ngắt ngọn)
- Ngọn ớt ghép: Hạt ớt được ngâm trong nước sôi 54oC trong 2 giờ, sau
đó cấy vào đĩa petri, đậy nắp cho vào thùng xốp Sau 3 - 5 ngày hạt vừa nứt mầm thì gieo vào giá thể được đặt trong khay ươm chuyên dùng Riêng giống ớt Hiểm lai 207 được gieo cùng ngày với gốc ghép, khi cây được 35 ngày tuổi tiến hành ngắt ngọn Ngọn ghép gieo sau gốc ghép 10 ngày Ghép khi cây 45 ngày tuổi
(b)
Trang 32Hình 2.3 Các giai của ngọn ghép: (a) Hiểm lai 207 30 NSKG (trước khi ngắt
ngọn), (b) Hiểm lai 207 35 NSKG (sau khi ngắt ngọn), (c) Hiểm lai 207
43 NSKG (13 ngày sau khi ngắt ngọn), (d) Dài tím 20 NSKG, (e) Trắng tam giác 20 NSKG, (f) Thiên ngọc 20 NSKG
- Chăm sóc cây con
+ Vào những buổi trưa nắng gắt dùng lưới đen che cho cây để làm giảm
bốc thoát hơi nước và cường độ ánh sáng cao làm héo cây
Trang 33+ Khi cây được 9 ngày tuổi tiến hành cung cấp dinh dưỡng cho cây, tưới DAP để kích thích cây con ra rễ, với nồng độ 2 g/lít nước; định kỳ 3 ngày/lần Khi cây con được 15 ngày tuổi tiến hành tưới Urê cho cây, với nồng độ 2 g/lít nước; định kỳ 7 ngày/lần
Hình 2.4 Cây ớt trước khi ghép: (a) Hiểm lai 207 55 NSKG, (b) Dài tím 45 NSKG,
(c) ớt Cà 55 NSKG, (d) Trắng tam giác 45 NSKG, (e) Thiên ngọc 45 NSKG
(d)
(a)
(c) (b)
(e) (a)
(d)
(b)
(c) (b)
(e) (a)
(d)
(c)
(c) (b)
(e) (a)
(d)
(d)
(c) (b)
(e) (a)
(d)
(e)
(c) (b)
(e) (a)
(d)
(e) (c)
Trang 34- Giai đoạn ghép: Phun thuốc phòng trừ sâu bệnh trước 3 ngày Cây con được tưới trước cho đủ ẩm (2 - 3 giờ), không tưới ướt lá Thời gian đó thời tiết mát mẻ, nhiệt độ thấp cây ghép ít bị mất sức, vết ghép phục hồi nhanh, ghép vào thời điểm từ 17:00 - 20:00 giờ
Hình 2.5 Các bước ghép nối ống cao su: (a) cắt gốc ghép 5 cm tính từ gốc, (b) cắt
ngọn ghép 10 cm tính từ ngọn, (c) gắn ống cao su vào ngọn ghép, (d) ấn ngọn ghép gắn ống cao su vào gốc ghép, (e) cây ghép được một chồi ngọn và (f) cây ghép hoàn thành gồm bốn chồi ghép
Trang 35* Phương pháp ghép nối ống cao su
Tay trái cầm ngọn ớt Cà, tay phải cầm lưỡi lam (đã nhúng qua cồn 90o) cắt ngang vị trí thân còn non 1 góc khoảng 30o, vết cắt phẳng Tay phải bỏ lưỡi lam vào chén cồn, tay trái bỏ ngọn của gốc ghép vào khay đựng rác Tiếp tục cắt ngọn của ớt kiểng, vết cắt phải phẳng và khoảng 30o Tay phải cầm ống cao su
ấn nhẹ vào ngọn ớt kiểng, sau đó cầm giữ gốc ớt Cà, tay trái cầm ngọn ớt kiểng
có ống cao su ấn vào gốc ớt Cà sao cho hai mặt cắt tiếp xúc với nhau
* Chăm sóc cây ghép trong phòng phục hồi
- Cây ghép được đặt trong phòng phục hồi sau khi ghép trong 3 ngày đầu, điều kiện ánh sáng nhẹ , nhiệt độ 28 - 30o
C, phun nước dạng sương mù đị nh kỳ
10 - 20 phút/lần để cây luôn tươi tỉnh , tránh phun nhiều đọng giọt làm vết ghép lâu hồi phục
- Ngày thứ 4 - 6 cho cây ghép tiếp xúc ánh sáng vài giờ trong ngày (sáng sớm đến 9:00 giờ và 15:00 giờ đến tối), sau đó tăng dần để cây thíc h nghi từ từ với điều kiện môi trường bên ngoài
- Từ ngày thứ 7 cây ghép được để trong môi trường có nhiệt độ , ánh sáng tương đối thấp hơn bình thường (có trang bị lưới đen phía trên để che mát cho cây, làm giảm cường độ ánh nắng gay gắt vào buổi trưa)
- Cây ghép được 10 - 15 ngày đem ra ngoài ánh nắng bình thường không cần che lưới
* Chuẩn bị giá thể đất trồng: Giá thể gồm đất, xơ dừa, tro trấu, phân hữu cơ và
phân NPK (theo tỷ lệ 1:1:1:0,05:0,05)
* Trồng cây
Cho đất vào khoảng 2/3 chậu, cho cây vào lắp đất, không lắp kín vết ghép Trồng lúc chiều mát, sau khi trồng tưới phân hữu cơ Ri Phu Sa V kích thích ra rễ, rãi Diazan xung quanh phòng ngừa côn trùng trong đất
* Chăm sóc
- Bón phân theo công thức: Công thức nguyên chất 15 kg N - 15 kg P2O5
- 13,5 kg K2O/ha Loại phân, lượng phân và đợt bón được thể hiện Bảng 2.2
Bảng 2.2 Loại phân, lượng phân và thời kỳ bón phân cho ớt
Bón thúc ngày sau khi trồng
Trang 36- Dựa vào công thức trên, tính lượng phân cần bón cho từng chậu ớt thí nghiệm (3 g/chậu) theo từng giai đoạn bón chia làm 4 lần bón, định kỳ 20 ngày/lần
- Tưới nước: Tưới bằng hệ thống nhỏ giọt
- Phun qua lá: Phun Tomato (tăng ra hoa đậu trái) và Canxi-bo (hạn chế thối trái) giai đoạn từ 15 NSKGh trở về sau, định kỳ 7 ngày/lần
* Phòng trừ sâu bệnh: Trong nhà lưới treo các bẫy dính côn trùng màu vàng
Theo dõi thường xuyên tình trạng sâu bệnh và phun luân phiên các loại thuốc khác nhau, định kỳ 5 - 7 ngày/lần
* Phun thuốc ức chế sinh trưởng của cây
- Các loại hóa chất ức chế được pha với nồng độ như nhau 1 ml hóa chất pha trong 1 lít nước
- Phun hóa chất ức chế khi cây ra hoa đồng loạt giữa các ngọn ớt (48 NSKGh) và phun định kỳ 10 ngày/lần
Hình 2.6 Cây ghép 48 NSKGh, trước khi phun hóa chất ức chế lúc ra hoa đồng
loạt giữa các ngọn: (a) Dạng cây lùn, (b) Dạng cây cao
2.2.3 Chỉ tiêu theo dõi
* Ghi nhận
- Sinh trưởng của cây trước khi ghép
- Thời gian từ ngày ghép, ngày trồng đến ngày cây trổ hoa
* Tỷ lệ sống sau khi ghép (%): Đếm số ngọn ghép không héo trên cây ghép
bốn ngọn và số cây ghép bốn ngọn ở các giai đoạn 3, 6, 9 và 12 ngày sau khi ghép
Trang 37* Chỉ tiêu về điều kiện ngoại cảnh: Nhiệt độ (oC), ẩm độ (%), trong, ngoài phòng phục hồi sau ghép và môi trường cây sinh trưởng, phát triển sau ghép
* Chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển: Cố định 5 cây/nghiệm thức sau 10 ngày
phun thuốc đầu tiên (58 NSKGh)
- Chiều cao cây (cm): Đo dọc theo thân chính từ gốc sát mặt đất đến đỉnh
sinh trưởng cao nhất của cây bằng thước dây
- Cao ngọn (cm): Đo theo thân chính từ vị trí ghép đến đỉnh sinh trưởng
cao nhất, bằng thước dây Đo lần lượt các ngọn ghép của cây, riêng ngọn ớt Cà không ghép nên không đo cao ngọn
- Đường kính gốc thân (cm): Đo dưới vị trí ghép 1 cm (gốc ghép), bằng
thước kẹp Đo lần lượt đường kính các chồi gốc ghép của các ngọn ghép và gốc
ớt Cà
- Đường kính ngọn ghép (cm): Đo trên vị trí ghép 1 cm (ngọn ghép),
bằng thước kẹp Đo lần lượt đường kính các ngọn ghép của từng ngọn ghép, ớt
Cà không ghép nên không đo đường kính ngọn ghép
- Số trái (trái/cây): Đếm tất cả các trái của từng giống (ngọn ghép) và
tổng số trái trên cây vào thời điểm khảo sát
- Kích thước trái (cm): Đo chiều dài trái và đường kính của 10 trái/cây
của các nghiệm thức
- Đường kính tán (cm): Chọn một lá bìa cùng của tán kéo thước từ đó qua
lá bìa cùng đối diện được đường kính thứ nhất, thực hiện tương tự cho đường kính thứ hai nhưng phải vuông góc với đường kính thứ nhất Trung bình của hai đường kính là đường kính tán của cây
- Đường kính tán từng ngọn trên cây (cm): Chọn một lá bìa cùng của tán
ngọn kéo thước từ đó qua lá bìa cùng đối diện được đường kính thứ nhất tán ngọn, thực hiện tương tự cho đường kính thứ hai nhưng phải vuông góc với đường kính tán ngọn thứ nhất Trung bình của hai đường kính là đường kính tán ngọn của cây Thực hiện đo tương tự với các ngọn còn lại trên cây
* Đánh giá cảm quan: Đánh giá cảm quan của 30 người, lập phiếu có thang
đánh giá về đặc điểm trái trên cây , hình dạng, màu sắc trái non, hình dáng cây ớt kiểng ghép ở các nghiệm thức phun hóa chất ức chế và vị trí trưng bày thích hợp
Trang 38Bảng 2.3 Thang đánh giá cảm quan tổng thể sự sinh trưởng của cây ớt ghép 4
giống phun hóa chất ức chế (kiểu dáng cây, cân đối cành nhánh, xen kẽ dạng trái và màu sắc trái
1
1
Cây sinh trưởng tốt, cành nhánh, lá cân đối, màu lá xanh tươi; chiều cao cây và rộng tán của các giống cân đối; trái nhiều, phân bố đều trên cây, các giống cho trái đồng loạt với các dạng trái khác nhau hay đối lập, màu sắc trái đẹp và đặc trưng cho từng giống
+ + + +
2 Cây sinh trưởng tốt, cành nhánh, lá cân đối, màu lá xanh
đậm, lá nhỏ; chiều cao cây và rộng tán của các giống cân đối; trái nhiều, phân bố đều trên cây, các giống cho trái đồng loạt với các dạng trái khác nhau hay đối lập, màu sắc trái non đặc trưng cho từng giống
+ + +
3 Cây sinh trưởng khá tốt, cành nhánh, lá khá cân đối, màu lá
hơi ngã vàng, độ chênh lệch chiều cao nhánh khá cân đối, chiều cao cây và rộng tán của các giống khá cân đối; trái tương đối nhiều, phân bố đều trên cây, các giống cho trái khá đồng loạt với các dạng trái khác nhau hay đối lập, màu sắc trái non chưa đặc trưng cho từng giống
+ +
4 Cây sinh trưởng trung bình, cành nhánh, lá ít, màu lá hơi
ngã vàng, độ chênh lệch chiều cao nhánh chưa phù hợp, nhánh quá cao và nhánh quá thấp; chiều cao cây và rộng tán của các giống chưa cân đối; trái ít, phân bố chưa đều, các giống cho trái chưa đồng loạt, nhánh có trái, nhánh mang bông, màu sắc trái non chưa phong phú
+
Bảng 2.4 Thang đánh giá cảm quan vị trí trưng bày của cây ớt ghép 4 giống phun
hóa chất ức chế
1 Dáng cây rất phù hợp với vị trí trưng bày ++++
2 Dáng cây phù hợp với vị trí trưng bày +++
3 Dáng cây khá phù hợp với vị trí trưng bày ++
4 Dáng cây không phù hợp với vị trí trưng bày +
2.2.4 Phân tích số liệu
Số liệu được xử lý và phân tích bằng phần mềm ứng dụng Excel, SPSS 16.0
Trang 39CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Ghi nhận tổng quan
Nhìn chung cây ớt kiểng ghép sinh trưởng và phát triển tốt, ít sâu bệnh hại tấn công, không bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết bên ngoài nhà lưới Nước được tưới bằng hệ thống nhỏ giọt nên cung cấp đầy đủ cho cây, có tưới thêm qua lá 1 lần/ngày bằng vòi phun nước vào buổi trưa để hạn chế cây héo
Hạt ớt nảy mầm khá tốt, tỷ lệ nảy mầm đạt 90% Khi cây được 40 - 45 NSKG tất cả các giống đều bắt đầu tượng nụ Tỷ lệ sống sau ghép khá cao (72%) Sau khi ghép hai tuần cây ghép đã phục hồi và thích nghi tốt với điều kiện môi trường Trồng cây sang chậu có kích thước lớn hơn, để giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt Giai đoạn 20 NSKGh cây có triệu chứng xoắn đọt giống bệnh khảm, tuy nhiên sau đó cây phục hồi trở lại do phun thuốc kịp thời Giống
ớt Cà sinh trưởng mạnh hơn, có nhiều chồi vượt nên phải thường xuyên tỉa bỏ các chồi vượt để không ảnh hưởng đến các giống khác trên cây Từ tuần thứ 3 sau khi ghép, sinh trưởng giữa các ngọn ghép bắt đầu có sự khác biệt, ớt Cà phát triển nhanh hơn các giống còn lại kể cả về chiều cao lẫn đường kính gốc Ngọn ghép Thiên ngọc và Dài tím sinh trưởng chậm hơn ngọn Hiểm lai 207 và ngọn Trắng tam giác
Phun Tilt và Bonsai, cây ớt kiểng ghép có chiều cao thấp hơn so với đối chứng và Tecvil Đồng thời khi đó phun Tilt thì số trái trên cây nhiều hơn những cây đối chứng Cây ớt kiểng ghép khi phun Bonsai có màu lá xanh đậm, số trái/cây ít hơn so với những cây ớt kiểng ghép phun Tilt, Tecvil và đối chứng Còn những cây ớt kiểng ghép phun Tecvil có chiều cao cây tương đương so với những cây đối chứng, nhưng số trái trên cây ít hơn so với những cây đối chứng
3.2 Điều kiện ngoại cảnh
3.2.1 Nhiệt độ ẩm độ không khí trong phòng phục hồi sau ghép
Nhìn chung nhiệt độ và ẩm độ không khí trong phòng phục hồi tương đối
ổn định Nhiệt độ từ 7:00 - 17:00 giờ dao động trong khoảng 26,6 - 30,5oC; ẩm
độ 75,8 - 92,2% (Hình 3.1 và Phụ bảng 1.1) Theo nhận định của Trần Thị Ba (2010), nhiệt độ phòng phục hồi sau ghép thích hợp cho cây phục hồi là 26 -
29oC và ẩm độ không khí 90% Nên nhiệt, độ ẩm độ không khí trong phòng phục hồi rất thuận lợi cho sự phục hồi của cây ớt kiểng ghép Điều này cũng góp phần nâng cao tỷ lệ sống sau ghép và giúp cây ớt kiểng ghép phục hồi nhanh chóng
Trang 40Hình 3.1 Nhiệt độ ( o
C) và ẩm độ (%) không khí trung bình của 5 ngày sau khi ghép trong phòng phục hồi (01/11/2013 - 05/11/2013)
3.2.2 Nhiệt độ và ẩm độ không khí trong và ngoài nhà lưới
Nhiệt độ: Nhiệt độ không khí trong nhà lưới luôn cao hơn ngoài nhà lưới
từ 1 - 2o
C Nhiệt độ thấp nhất vào buổi sáng lúc 7:00 giờ (30 - 29oC, tương ứng), tăng dần vào lúc 9:00 giờ (36 - 34,5oC, tương ứng), nhiệt độ cao nhất vào lúc 13:00 giờ (36,5 - 36,5o
C, tương ứng), sau đó giảm dần đến 17:00 giờ (20,5 - 29,5oC, tương ứng) (Hình 3.2 và Phụ bảng 1.2) Theo Đường Hồng Dật (2003), nhiệt độ thích hợp cho cây ớt phát triển vào ban ngày là 25 - 28o
C Như vậy theo ghi nhận nhiệt độ trong và ngoài nhà lưới thời điểm khảo sát cao hơn so với nhiệt độ thích hợp của ớt, điều này gây bất lợi cho sự phát triển của cây ớt vào buổi trưa nắng nóng vì dễ làm cho cây mất nước và bị héo Do tưới bằng hệ thống nhỏ giọt và có phun nước qua lá vào buổi trưa nên cây bị ảnh hưởng
không đáng kể
40557085100