Tỷ lệ đƣờng kính gốc trên đƣờng kính ngọn cây ớt kiểng ghép

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của ba loại hóa chất ức chế đến sinh trưởng và phát triển của bốn giống ớt ghép trên gốc ớt cà làm kiểng (Trang 44)

Giữa các giống ớt kiểng ghép trên gốc ớt Cà và hóa chất xử lý thời điểm 40 NSKPT không có sự tƣơng tác với nhau qua phân tích thống kê (Bảng 3.4). Các loại hóa chất xử lý không làm ảnh hƣởng đến tỷ lệ đƣờng kính gốc ghép trên ngọn ghép của cây ớt kiểng ghép. Tƣơng tự, giống cũng không gây ảnh hƣởng đến tỷ lệ đƣờng kính gốc trên đƣờng kính ngọn của cây ớt kiểng ghép. Điều đó chứng tỏ cây ớt kiểng ghép vẫn sinh trƣởng bình thƣờng khi ghép nhiều giống và xử lý hóa chất ức chế. Kết quả cũng cho thấy khả năng tƣơng thích giữa các giống ớt kiểng khi ghép trên gốc ớt Cà khá tốt. Vì theo Phạm Văn Côn (2005), nếu tỷ lệ đƣờng kính gốc trên đƣờng kính ngọn càng gần 1 thì cây sinh trƣởng, phát triển bình thƣờng, thế sinh trƣởng của gốc ghép và ngọn ghép tƣơng đƣơng nhau.

Bảng 3.4 Tỷ lệ đƣờng kính gốc trên đƣờng kính ngọn của bốn giống ớt kiểng ghép trên gốc ớt Cà phun hóa chất ức chế thời điểm 40 NSKPT

Hóa chất Giống ớt Trung bình Ớt Cà Dài tím Hiểm lai 207 Thiên ngọc Trắng tam giác ĐC 1,06 1,11 1,18 1,11 1,12 1,12 Tilt 0,98 0,96 1,14 1,14 1,05 1,05 Tecvil 1,11 1,01 0,91 1,03 1,01 1,01 Bonsai 1,05 1,05 1,17 0,97 1,06 1,06 Trung bình 1,05 1,03 1,10 1,06 1,06 F(Giống) ns F(Hóa chất) ns F(Giống*Hóa chất) ns CV. (%) 17,12

32

3.3.4 Đƣờng kính tán toàn cây của cây ớt kiểng ghép

Đƣờng kính tán toàn cây của cây ớt kiểng ghép ở các nghiệm thức, khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê, thời điểm 40 NSKPT (Bảng 3.5). Điều này chứng tỏ hóa chất xử lý có tác động đến kích thƣớc đƣờng kính tán toàn cây ớt kiểng ghép. Nghiệm thức phun Tilt (62,84 cm) và Bonsai (60,26 cm) có đƣờng kính tán cây nhỏ hơn so với đối chứng cũng nhƣ phun Tecvil. Nguyên nhân có thể Tilt và Bonsai làm ngƣng sự phát triển của các giống ớt kiểng cũng nhƣ cây ớt kiểng ghép nên đƣờng kính tán cây nhỏ kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu cả Nguyễn Thị Mỹ Ngọc (2010) và nhận định của Trần Văn Hâu (2008), Paclobutrazol có tán dụng làm ngƣng sự phát triển của cây. Đƣờng kính tán cây nhỏ làm cho cây ớt kiểng ghép phù hợp trƣng bày ở những vị trí nhỏ hẹp nhƣ bàn làm việc, đặt cạnh cửa sổ.

Bảng 3.5 Đƣờng kính tán toàn cây (cm) của 4 nghiệm thức qua các thời điểm sau khi phun hóa chất ức chế

Nghiệm thức Ngày sau khi phun hóa chất

10 20 30 40 Hóa chất ĐC 48,80 59,70 68,10 a 70,10 a Tilt 47,50 57,80 60,92 bc 62,84 b Tecvil 49,90 57,70 64,84 ab 68,28 a Bonsai 49,30 54,10 57,40 c 60,26 b F (Hóa chất) ns ns ** ** CV. (%) 7,95 7,05 6,40 6,08

Trong cùng một cột, những số có chữ số theo sau giống nhau thì khác biệt không ý nghĩa thống kê ** khác biệt có ý nghĩa 1%, ns: khác biệt không ý nghĩ

3.3.5 Đƣờng kính tán từng giống của cây ớt kiểng ghép

Kết quả cho thấy có sự tƣơng tác giữa các giống ớt kiểng ghép trên gốc ớt Cà với hóa chất xử lý, đến đƣờng kính tán của các giống ớt kiểng giai đoạn 40 NSKPT, qua phân tích thống kê (Bảng 3.6). Giống ớt Cà (48,20 cm) khi xử lý với Tilt có đƣờng kính tán cây nhỏ hơn so với đối chứng và các hóa chất khác. Nguyên nhân có thể do khi xử lý với Tilt cây ớt Cà ngƣng sinh trƣởng nên sự phát triển đƣờng kính tán bị kém so với đối chứng. Khi phun Bonsai thì giống Dài tím (18,50 cm) có đƣờng kính tán cây nhỏ với đối chứng. Điều đó cho thấy Bonsai cũng có tác dụng làm cho tán cây ớt kiểng nhỏ gọn đặc biệt khi xử lý trên giống Dài tím, kết quả này cũng đƣợc tìm thấy trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Mỹ Ngọc (2010). Giống Trắng tam giác không bị tác động bởi các hóa chất xử lý đến đƣờng kính tán, nguyên nhân có thể do nồng độ xử lý chƣa đủ hoặc những hóa chất đó không có tác dụng trên giống ớt Trắng tam giác.

33

Bảng 3.6 Đƣờng kính tán (cm) của bốn giống ớt kiểng ghép trên gốc ớt Cà phun hóa chất ức chế thời điểm 40 NSKPT

Hóa chất

Giống ớt

Trung bình Ớt Cà Dài tím Hiểm lai

207 Thiên ngọc Trắng tam giác ĐC 62,32 a 22,76 a 32,82 b 16,20 b 26,08 32,04 A Tilt 48,20 b 20,00 ab 32,56 b 21,50 ab 21,40 28,73 C Tecvil 60,78 a 22,00 a 34,04 b 22,30 a 24,80 32,78 A Bonsai 53,50 ab 18,50 b 41,00 a 17,90 b 21,70 30,52 AB Trung bình 56,20 A 20,82 CD 35,11 B 19,48 D 23,50 C F(Giống) ** F(Hóa chất) * F(Giống*Hóa chất) ** CV. (%) 14,93

Trong cùng một cột, những số có chữ số theo sau giống nhau thì khác biệt không ý nghĩa thống kê ** khác biệt có ý nghĩa 1%,* khác biệt có ý nghĩa 5%

3.3.6 Số trái từng giống của cây ớt kiểng ghép ở các nghiệm thức

Có sự tƣơng tác giữa các giống ớt kiểng với các loại hóa chất xử lý đến số trái của cây ớt kiểng ghép thời điểm 40 NSKPT, qua phân tích thống kê (Bảng 3.7). Khi phun Tilt thì tất cả các giống ớt Cà (39,20 trái), Dài tím (17,80 trái), Hiểm lai 207 (30,00 trái), Thiên ngọc (26,40 trái) và Trắng tam giác (13,00 trái) có số trái trên cây nhiều hơn hoặc tƣơng đƣơng với đối chứng. Điều đó chứng tỏ Tilt không làm ảnh hƣởng đến khả năng đậu trái của các giống ớt kiểng, một trong những yếu tố rất quan trọng để lựa chọn, vì trái trên cây nhiều làm cho cây ớt kiểng trở nên đẹp và hấp dẫn hơn. Số lƣợng trái trên cây của tất cả các giống ớt kiểng giảm xuống khi phun Bonsai. Qua đó cho thấy khi phun Bonsai đã làm giảm lƣợng trái trên cây của các giống ớt kiểng, nguyên nhân có thể loại hóa chất này làm giảm khả năng đậu trái của các giống ớt kiểng. Điều này phù hợp với nhận định của Nguyễn Minh Chơn (2005.

34

Bảng 3.7 Số trái (trái/cây) của bốn giống ớt kiểng ghép trên gốc ớt Cà phun hóa chất ức chế thời điểm 40 NSKPT

Hóa chất

Giống ớt

Trung bình Ớt Cà Dài tím Hiểm lai

207 Thiên ngọc Trắng tam giác ĐC 45,60 a 16,00 a 21,80 b 14,00 bc 16,60 a 22,80 A Tilt 39,20 a 17,80 a 30,00 ab 26,40 ab 13,00 a 25,28 A Tecvil 24,20 b 8,20 b 44,00 a 31,20 a 14,20 a 24,36 A Bonsai 8,40 c 7,60 b 37,60 a 11,20 c 4,60 b 13,88 B Trung bình 29,35 A 12,40 C 33,35 A 20,70 B 12,10 C F(Giống) ** F(Hóa chất) ** F(Giống*Hóa chất) ** CV. (%) 35,11

Trong cùng một cột, những số có chữ số theo sau giống nhau thì khác biệt không ý nghĩa thống kê, ** khác biệt có ý nghĩa 1%

3.3.7 Tổng số trái cả cây ớt kiểng ghép ở các nghiệm thức

Kết quả cho thấy số trái trên cây ở các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa qua thống kê giai đoạn 40 NSKPT (Hình 3.3 và Phụ bảng 2.1). Nghiệm thức phun Tilt (126,40 trái/cây) có số trái trên cây nhiều hơn so với nghiệm thức đối chứng (114,00 trái/cây), đồng thời cũng cao hơn nghiệm thức phun Tecvil (121,80 trái/cây) và phun Bonsai (69,40 trái/cây). Điều đó cho thấy nghiệm thức phun Tilt không làm giảm số trái trên cây. Kết quả cũng cho thấy khi phun Bonsai (69,40 trái/cây) số trái trên cây ít nhất trong các nghiệm thức (Hình 3.3 và Phụ bảng 2.1). Có thể Bonsai làm giảm tỷ đậu trái nên giảm số trái trên cây do xử lý với nồng độ cao vì theo Winston (1992), nếu sử dụng Paclobutrazol với nồng độ cao sẽ giảm năng suất (Trích xử lý ra hoa cây ăn trái Trần Văn Hâu, 2008). Theo Tạ Thu Cúc (2005), số trái trên cây phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống, vậy các nghiệm thức đƣợc chăm sóc nhƣ nhau trong cùng một điều kiện và cùng giống thì sự khác biệt về số trái giữa các nghiệm thức là do ảnh hƣởng bởi các loại hóa chất xử lý.

35

Hình 3.3 Tổng số trái cả cây ớt kiểng ghép của các nghiệm thức thời điểm 40 NSKPT

3.3.8 Chiều dài (cm) và đƣờng kính trái (cm) của bốn giống kiểng ghép trên gốc ớt Cà phun hóa chất ức chế

Có sự tƣơng tác giữa các giống ớt kiểng và hóa chất xử lý đến chiều dài trái của các giống ớt kiểng, thời điểm 40 NSKPT qua phân tích thống kê (Bảng 3.8). Khi phun Tilt chiều dài trái của giống Dài tím (3,17 cm) ngắn hơn so với đối chứng. Tƣơng tự Bonsai cũng làm cho giống Dài tím (4,21 cm) có chiều dài trái ngắn hơn so với đối chứng. Điều đó chứng tỏ Tilt và Bonsai có tác dụng làm cho chiều dài trái của giống Dài tím ngắn lại, kết quả này cũng đƣợc tìm thấy trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Mỹ Ngọc (2010). Giống Thiên ngọc khi đƣợc xử lý với các hóa chất ức chế thì chiều dài trái ngắn hơn so với đối chứng. Riêng giống ớt Cà và Trắng tam giác thì chiều dài trái không có có sự khác biệt giữa các hóa chất xử lý với đối chứng. Điều đó chứng tỏ giống ớt Cà và Trắng tam giác không bị ảnh hƣởng bởi những hóa chất ức chế đến chiều dài trái.

114 b 126,4 a 121,8 ab 69,4 c 60 80 100 120 140

ĐC Tilt Tecvil Bonsai

T ổn g số tr ái c ủa c ây Nghiệm thức

36

Bảng 3.8 Dài trái (cm) của bốn giống ớt kiểng ghép trên gốc ớt Cà phun hóa chất ức chế thời điểm 40 NSKPT Hóa chất Giống ớt Trung bình Ớt Cà Dài tím Hiểm lai 207 Thiên ngọc Trắng tam giác ĐC 2,13 4,90 a 3,80 b 1,33 a 3,58 3,15 A Tilt 2,15 3,17 c 4,02 b 0,80 b 3,29 2,68 C Tecvil 2,32 4,57 ab 4,35 a 0,87 b 3,44 3,11 A Bonsai 2,33 4,21 b 3,78 b 0,85 b 3,41 2,92 B Trung bình 2,23 D 4,21 A 3,99 B 0,96 E 3,43 C F(Giống) ** F(Hóa chất) ** F(Giống*Hóa chất) ** CV. (%) 10,28

Trong cùng một cột, những số có chữ số theo sau giống nhau thì khác biệt không ý nghĩa thống kê,** khác biệt có ý nghĩa 1%

Từ kết quả Bảng 3.9 cho thấy giữa giống và hóa chất xử lý không có sự tƣơng tác với nhau. Đƣờng kính trái của các giống ớt kiểng đƣợc quyết định bởi đặc tính di truyền của giống. Đƣờng kính trái của giống ớt Cà lớn nhất dao động từ 2,09 - 2,50 cm và nhỏ nhất là đƣờng kính trái của giống Thiên ngọc dao động từ 0,79 - 0,88 cm. Kết quả cho thấy kích thƣớc trái tùy thuộc vào đặc tính di truyền của giống, đồng thời cũng tỷ lệ thuận với chiều dài trái, khi trái càng dài thì đƣờng kính trái nhỏ lại, kết quả này cũng đƣợc tìm thấy trong nghiên cứu của Lý Hƣơng Thanh (2010). Từ kết quả Bảng 3.9 cũng cho thấy các loại hóa chất xử lý không gây ảnh hƣởng đến đƣờng kính trái của các giống ớt kiểng. Điều đó chứng tỏ các hóa chất ức chế không làm trái của các giống ớt kiểng bị nhỏ lại.

Bảng 3.9 Đƣờng kính trái (cm) của bốn giống ớt kiểng ghép trên gốc ớt Cà phun hóa chất ức chế thời điểm 40 NSKPT

Hóa chất Giống ớt Trung bình Ớt Cà Dài tím Hiểm lai 207 Thiên ngọc Trắng tam giác ĐC 2,50 1,07 0,89 0,81 1,44 1,34 Tilt 2,27 1,12 0,94 0,88 1,51 1,34 Tecvil 2,09 0,96 0,87 0,80 1,51 1,25 Bonsai 2,30 0,97 0,90 0,79 1,44 1,28 Trung bình 2,29 A 1,03 C 0,90 D 0,82 D 1,47 B F(Giống) ** F(Hóa chất) ns F(Giống*Hóa chất) ns CV. (%) 13,52

Trong cùng một cột, những số có chữ số theo sau giống nhau thì khác biệt không ý nghĩa thống kê, ** khác biệt có ý nghĩa 1%, ns khác biệt không ý nghĩa

37

3.4 Đánh giá thẩm mỹ cây ớt kiểng ghép phun hóa chất ức chế

3.4.1 Đánh giá tổng thể sinh trƣởng cây ớt kiểng ghép phun hóa chất ức chế

Về tổng quan 43,67% khách thƣởng ngoạn đánh giá nghiệm thức phun Tilt là rất cân đối và rất đẹp, kế đến là nghiệm thức đối chứng với 41,67% khách thƣởng ngoạn đánh giá rất đẹp và rất cân đối. Nghiệm thức phun Tecvil đƣợc khách thƣởng ngoạn đánh giá đẹp, cân đối 53,33% (Bảng 3.10).

Bảng 3.10 Đánh giá cảm quan (%) tổng thể sự sinh trƣởng của cây ớt ghép bốn giống phun hóa chất ức chế (kiểu dáng cây, cân đối cành nhánh, xen kẽ dạng trái và màu sắc)

Đánh giá Đối chứng Tilt Tecvil Bonsai

+ 7,50 5,00 6,67 7,93

++ 15,57 16,00 14,33 43,33

+++ 35,26 35,33 53,33 37,64

++++ 41,67 43,67 25,67 11,10

(Số liệu tính trung bình), +: bình thường, ++: khá cân đôi, khá đẹp, +++: cân đối, đẹp, ++++: rất cân đối, rất đẹp

Hai nghiệm thức đối chứng và phun Tilt cây sinh trƣởng tốt, cành nhánh tán cây cân đối, màu lá xanh tƣơi, chiều cao cây và tán cây rộng cân đối, trái trên cây nhiều, phân bố đều trên cây, các giống cho trái đồng loạt với các dạng trái khác nhau hay đối lập, màu sắc trái đẹp và đặc trƣng cho từng giống. Kết quả đánh giá này cho thấy nhu cầu thẩm mỹ của ngƣời tiêu dùng thích những cây ớt kiểng ghép thân thấp, dáng nhỏ, trái nhiều cân đối.

Mỗi nghiệm thức có một dáng riêng biệt hay nói cách khác là có một vẻ đẹp đặc trƣng mà khó có thể nào tạo ra đƣợc những cây ghép giống hệt nhau. Thêm vào đó, giống ớt kiểng ghép khi chín trên cây có nhiều lứa trái (vừa có trái chín, vừa có trái đang chín và có trái non) trông thật lạ mắt.

3.4.2 Đánh giá cảm quan vị trí trƣng bày

Nghiệm thức phun Tilt đƣợc 22,60% khách thƣởng ngoạn đánh giá là rất phù hợp khi treo (Bảng 3.11). Vì tán cây của nghiệm thức này nhỏ gọn, cây thấp, lƣợng trái và màu sắc trên cây đa dạng rất phù hợp khi treo. Với màu sắc đẹp, số lƣợng trái trên cây nhiều, tán cây gọn cùng với dáng cây đẹp hai nghiệm thức đối chứng (43,67%) và nghiệm thức phun Tilt (42,00%) đƣợc khách thƣởng ngoạn đánh giá là rất phù hợp khi đặt trƣớc ngõ.

38

Bảng 3.11 Đánh giá cảm quan (%) về vị trí trƣng bày của cây ớt ghép bốn giống phun hóa chất ức chế (kiểu dáng cây, cân đối cành nhánh, xen kẽ dạng trái và màu sắc)

Vị trí Đánh giá Đối chứng Tilt Tecvil Bonsai Treo + 28,66 36,96 37,57 40,43 ++ 30,67 27,67 26,33 33,33 +++ 25,67 18,77 20,67 10,67 ++++ 15,00 22,60 15,43 15,57 Đặt trƣớc ngõ + 0 0 6,00 8,00 ++ 10,00 13,00 19,00 20,00 +++ 46,33 45,00 44,00 47,67 ++++ 43,67 42,00 31,00 24,33 Đặt trên bàn cạnh cửa sổ + 29,33 26,67 35,00 36,67 ++ 38,67 30,00 33,67 33,33 +++ 30,67 33,33 31,33 30,00 ++++ 0 10,00 0 0

(Số liệu tính trung bình), +: không thích hợp, ++: khá thích hợp, +++: thích hợp, ++++: rất thích hợp

Nghiệm thức phun Tilt đƣợc 10,00% khách thƣởng ngoạn đánh giá là rất thích hợp đặt trên bàn cạnh cửa sổ, vì phun Tilt làm cho cây lùn dáng cây độc đáo, nhiều trái và màu sắc rực rỡ (Bảng 3.11). Kết quả cho thấy đa số khách thƣởng ngoạn chọn cách đặt trƣớc ngõ đối với những cây ghép có tán rộng và để bàn đối với những cây ghép có tán hẹp, thấp cây, cành nhánh nhỏ và treo với những cây có dáng cân đối.

39

Hình 3.4 Các dạng tán của cây ớt kiểng ghép giai đoạn 88 NSKGh (40 NSKPT) ở các nghiệm thức thí nghiệm: (a) Đối chứng, (b) Tilt, (c) Tecvil, (d) Bonsai

(c)

(a) (b)

40

CHƢƠNG 4 KẾT LUẬN ĐỀ NGHỊ 4.1Kết luận

Cây ớt kiểng ghép bốn giống, có tỷ lệ sống sau ghép khá cao trên 72% giai đoạn 12 NSKGh. Các giống sinh trƣởng tốt khi ghép trên gốc ớt Cà và phun hóa chất ức chế, riêng giống Trắng tam giác không bị ảnh hƣởng khi xử lý các hóa chất ức chế.

Phun Tilt 1 ml/lít nƣớc: Cây ớt kiểng ghép có chiều cao cây thấp (59,26 cm), có tán cây nhỏ gọn (62,84 cm) so với nghiệm thức đối chứng. Số trái (126,40 trái) không bị ảnh hƣởng và đƣợc (39,33 %) khách thƣởng ngoạn đánh giá cao về sự cân đối, vẻ đẹp và lƣợng trái, cũng nhƣ vị trí trƣng bày treo, đặt trƣớc ngõ, đặt trên bàn cạnh của sổ.

Phun Tecvil 1 ml/lít nƣớc: Chiều cao cây ớt kiểng ghép (60,72 cm) tƣơng đƣơng với đối chứng, đƣờng kính tán cây (68,28 cm) nhỏ hơn với nghiệm thức đối chứng nhƣng số trái (121,8 trái) ít hơn đối chứng, đƣợc khách thƣởng ngoạn đánh giá rất phù hợp với vị trí trƣng bày đặt trƣớc ngõ.

Phun Bonsai 1 ml/lít nƣớc: Chiều cao cây ớt kiểng ghép thấp (58,54 cm), đƣờng kính tán (60,26 cm) nhỏ hơn so với đối chứng. Số trái trên cây (69,40 trái) ít nhất so với các nghiệm thức, đƣợc khách thƣởng ngoạn đánh giá rất phù hợp đặt trƣớc ngõ.

4.2Đề nghị

Để cây ớt kiểng ghép nhiều giống có tán nhỏ gọn phù hợp những vị trí

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của ba loại hóa chất ức chế đến sinh trưởng và phát triển của bốn giống ớt ghép trên gốc ớt cà làm kiểng (Trang 44)