Vật liệu thí nghiệm

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của ba loại hóa chất ức chế đến sinh trưởng và phát triển của bốn giống ớt ghép trên gốc ớt cà làm kiểng (Trang 28)

 Giống ớt

- Gốc ghép ớt Cà: Cây cao, sinh trƣởng mạnh, nhiều cành nhánh, tán xòe rộng, trái tròn hình dạng giống trái cà, chỉ địa, khi trái còn non có màu trắng ngà, chuyển sang màu đỏ khi chín (Hình 2.1).

- Ngọn ghép

 Hiểm lai 207: Giống F1 do công ty Trách nhiệm hữu hạn Việt Nông phân phối, cây sinh trƣởng mạnh, nhiều cành nhánh, cho trái nhiều, trái dài, chỉ thiên, khi trái còn non có màu xanh, có màu đỏ khi chín.

 Trắng tam giác: Cây sinh trƣởng phát triển tốt, tán cây nhỏ, trái có dạng hình tam giác, mọc thành chùm, chỉ thiên, có màu trắng ngà khi còn non, chuyển cam khi già và có màu đỏ khi chín.

 Dài tím: Cây sinh trƣởng tốt, thân có màu tím, tán cây nhỏ, trái dài màu tím, chỉ thiên, khi còn non có màu tím, chuyển đỏ khi già.

 Thiên ngọc: Cây sinh trƣởng tốt, nhiều cành nhánh, tán xoè, cây lùn, trái có nhiều màu, dạng trái tròn nhỏ giống viên ngọc, còn non có màu trắng sữa, khi chín có màu cam đỏ.

Bảng 2.1 Đặc điểm trái của 5 giống ớt kiểng

Giống Dạng trái Hƣớng trái Màu sắc trái từ non đến chín  Ớt Cà Tròn Chỉ địa Trắng cam đỏ  Dài tím Dài Chỉ thiên Tím cam - đỏ  Hiểm lai 207 Dài Chỉ thiên Xanh vàng - đỏ

 Trắng tam giác Tam giác Chỉ thiên Trắng ngả vàng cam - đỏ  Thiên ngọc Tròn Chỉ thiên Trắng ngả vàng cam - đỏ

16

Hình 2.1 Dạng trái các giống ớt thí nghiệm: (a) Hiểm lai 207, (b) Dài tím, (c) ớt Cà, (d) Trắng tam giác, (e) Thiên ngọc

 Hóa chất ức chế sinh trƣởng: Tilt Super 300 EC, Tecvil 50 SC, Bonsai 10 WP.

- Nhà lƣới lợp nóc ni lông, dụng cụ ghép, phòng ghép và phục hồi sau ghép.

- Giá thể: Xơ dừa, tro trấu, đất, phân hữu cơ. (a)

(b)

(c)

(d) (e)

17

- Phân bón, phun qua lá: Urê, DAP, NPK 16 - 16 - 8, Ri Phu Sa II (kích thích ra lá), Ri Phu Sa V (kích thích ra rễ), Tomato, Cabonat, phân cá, Super hume, Gardenbest, Acid plus, Nyro, phân hữu cơ vi sinh KG Trico - VS.

- Thuốc sâu, bệnh: Ortus, Secsaigon, Actara 25 WG, Ridomil Gold 68 WP, Dipay 750 WP, Vitashield Gold, Newsgard 75 WP, Aliette, Aconed 70 WP, Cofigent 100 WP, Chubeca 18 SL, Nazomi 5 WG, Physan 20 L

- Khay ƣơm chuyên dùng (khay 28 lỗ), ly nhựa tròn trồng cây, chậu nhựa trồng cây trƣớc khi ghép, chậu nhựa trồng cây sau khi ghép, thƣớc dây, thƣớc kẹp, nhiệt kế, cân, bình phun nƣớc 2 lít, bình phun thuốc và một số dụng cụ cần thiết khác.

2.2 Phƣơng pháp 2.2.1 Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm đƣợc bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 2 nhân tố là bốn giống ớt kiểng ghép trên gốc ớt Cà và phun hóa chất ức chế, với 5 lần lặp lại, mỗi lặp lại là 1 cây ớt kiểng ghép.

2.2.2 Kỹ thuật canh tác

Chuẩn bị cây ghép

- Gốc ớt ghép: Hạt giống ớt Cà đƣợc gieo trực tiếp vào giá thể đất, xơ dừa, tro trấu, phân hữu cơ (theo tỷ lệ 1:1:1:0,05). Hạt sau khi gieo đƣợc đậy kín và phun nƣớc mỗi ngày 2 lần, sau 5 ngày hạt bắt đầu nảy mầm. Cây đƣợc 30 ngày tuổi trồng sang chậu nhựa (đƣờng kính miệng 10,5 cm, đƣờng kính đáy 7,5 cm, cao 10 cm). Ngắt đọt khi cây đƣợc 35 ngày tuổi. Cây 55 ngày tuổi tiến hành ghép.

Nhân tố 1: Bốn giống ớt kiểng làm ngọn ghép trên cùng một gốc ớt Cà 1. Hiểm lai 207/ớt Cà 2. Dài tím/ớt Cà 3. Trắng tam giác/ớt Cà 4. Thiên ngọc/ớt Cà Nhân tố 2: Hóa chất ức chế 1. Không phun (Đối chứng) 2. Tilt super 300 EC

3. Tecvil 50 SC 4. Bonsai 10 WP

18

Hình 2.2 Các giai đoạn của gốc ghép ớt Cà: (a) 30 NSKG (trƣớc khi thay chậu), (b) 35 NSKG (đã ngắt ngọn), (c) 43 NSKG (13 ngày sau khi ngắt ngọn), (d) 54 NSKG (19 ngày sau khi ngắt ngọn)

- Ngọn ớt ghép: Hạt ớt đƣợc ngâm trong nƣớc sôi 54oC trong 2 giờ, sau đó cấy vào đĩa petri, đậy nắp cho vào thùng xốp. Sau 3 - 5 ngày hạt vừa nứt mầm thì gieo vào giá thể đƣợc đặt trong khay ƣơm chuyên dùng. Riêng giống ớt Hiểm lai 207 đƣợc gieo cùng ngày với gốc ghép, khi cây đƣợc 35 ngày tuổi tiến hành ngắt ngọn. Ngọn ghép gieo sau gốc ghép 10 ngày. Ghép khi cây 45 ngày tuổi.

(b)

(a)

19

Hình 2.3 Các giai của ngọn ghép: (a) Hiểm lai 207 30 NSKG (trƣớc khi ngắt ngọn), (b) Hiểm lai 207 35 NSKG (sau khi ngắt ngọn), (c) Hiểm lai 207 43 NSKG (13 ngày sau khi ngắt ngọn), (d) Dài tím 20 NSKG, (e) Trắng tam giác 20 NSKG, (f) Thiên ngọc 20 NSKG

- Chăm sóc cây con

+ Vào những buổi trƣa nắng gắt dùng lƣới đen che cho cây để làm giảm bốc thoát hơi nƣớc và cƣờng độ ánh sáng cao làm héo cây.

(a) (b)

(c) (d)

20

+ Khi cây đƣợc 9 ngày tuổi tiến hành cung cấp dinh dƣỡng cho cây, tƣới DAP để kích thích cây con ra rễ, với nồng độ 2 g/lít nƣớc; định kỳ 3 ngày/lần. Khi cây con đƣợc 15 ngày tuổi tiến hành tƣới Urê cho cây, với nồng độ 2 g/lít nƣớc; định kỳ 7 ngày/lần.

Hình 2.4 Cây ớt trƣớc khi ghép: (a) Hiểm lai 207 55 NSKG, (b) Dài tím 45 NSKG, (c) ớt Cà 55 NSKG, (d) Trắng tam giác 45 NSKG, (e) Thiên ngọc 45 NSKG (a) (b) (d) (a) (c) (b) (e) (a) (d) (b) (c) (b) (e) (a) (d) (c) (c) (b) (e) (a) (d) (d) (c) (b) (e) (a) (d) (e) (c) (b) (e) (a) (d) (e) (c)

21

- Giai đoạn ghép: Phun thuốc phòng trừ sâu bệnh trƣớc 3 ngày. Cây con đƣợc tƣới trƣớc cho đủ ẩm (2 - 3 giờ), không tƣới ƣớt lá. Thời gian đó thời tiết mát mẻ, nhiệt độ thấp cây ghép ít bị mất sức, vết ghép phục hồi nhanh, ghép vào thời điểm từ 17:00 - 20:00 giờ.

Hình 2.5 Các bƣớc ghép nối ống cao su: (a) cắt gốc ghép 5 cm tính từ gốc, (b) cắt ngọn ghép 10 cm tính từ ngọn, (c) gắn ống cao su vào ngọn ghép, (d) ấn ngọn ghép gắn ống cao su vào gốc ghép, (e) cây ghép đƣợc một chồi ngọn và (f) cây ghép hoàn thành gồm bốn chồi ghép

(b) (c) (a) (d) (e) (f) (a) (b) b ) (c) (d) (e) (f)

22

* Phƣơng pháp ghép nối ống cao su.

Tay trái cầm ngọn ớt Cà, tay phải cầm lƣỡi lam (đã nhúng qua cồn 90o) cắt ngang vị trí thân còn non 1 góc khoảng 30o, vết cắt phẳng. Tay phải bỏ lƣỡi lam vào chén cồn, tay trái bỏ ngọn của gốc ghép vào khay đựng rác. Tiếp tục cắt ngọn của ớt kiểng, vết cắt phải phẳng và khoảng 30o. Tay phải cầm ống cao su ấn nhẹ vào ngọn ớt kiểng, sau đó cầm giữ gốc ớt Cà, tay trái cầm ngọn ớt kiểng có ống cao su ấn vào gốc ớt Cà sao cho hai mặt cắt tiếp xúc với nhau.

* Chăm sóc cây ghép trong phòng phục hồi

- Cây ghép đƣợc đặt trong phòng phục hồi sau khi ghép trong 3 ngày đầu, điều kiện ánh sáng nhẹ , nhiệt độ 28 - 30o

C, phun nƣớc dạng sƣơng mù đị nh kỳ 10 - 20 phút/lần để cây luôn tƣơi tỉnh , tránh phun nhiều đọng giọt làm vết ghép lâu hồi phục.

- Ngày thƣ́ 4 - 6 cho cây ghép tiếp xúc ánh sáng vài giờ trong ngày (sáng sớm đến 9:00 giờ và 15:00 giờ đến tối), sau đó tăng dần để cây thíc h nghi từ từ với điều kiện môi trƣờng bên ngoài.

- Từ ngày thứ 7 cây ghép đƣợc để trong môi trƣờng có nhiệt độ , ánh sáng tƣơng đối thấp hơn bình thƣờng (có trang bị lƣới đen phía trên để che mát cho cây, làm giảm cƣờng độ ánh nắng gay gắt vào buổi trƣa).

- Cây ghép đƣợc 10 - 15 ngày đem ra ngoài ánh nắng bình thƣờng không cần che lƣới.

* Chuẩn bị giá thể đất trồng: Giá thể gồm đất, xơ dừa, tro trấu, phân hữu cơ và phân NPK (theo tỷ lệ 1:1:1:0,05:0,05).

* Trồng cây

Cho đất vào khoảng 2/3 chậu, cho cây vào lắp đất, không lắp kín vết ghép. Trồng lúc chiều mát, sau khi trồng tƣới phân hữu cơ Ri Phu Sa V kích thích ra rễ, rãi Diazan xung quanh phòng ngừa côn trùng trong đất.

* Chăm sóc

- Bón phân theo công thức: Công thức nguyên chất 15 kg N - 15 kg P2O5 - 13,5 kg K2O/ha. Loại phân, lƣợng phân và đợt bón đƣợc thể hiện Bảng 2.2

Bảng 2.2 Loại phân, lƣợng phân và thời kỳ bón phân cho ớt

Loại phân (kg/ha) Tổng số Bón lót

Bón thúc ngày sau khi trồng

20 40 60 80

Phân hữu cơ vi sinh 200 200 - - - -

NPK 16-16-8 90 20 15 15 20 20

23

- Dựa vào công thức trên, tính lƣợng phân cần bón cho từng chậu ớt thí nghiệm (3 g/chậu) theo từng giai đoạn bón chia làm 4 lần bón, định kỳ 20 ngày/lần.

- Tƣới nƣớc: Tƣới bằng hệ thống nhỏ giọt.

- Phun qua lá: Phun Tomato (tăng ra hoa đậu trái) và Canxi-bo (hạn chế thối trái) giai đoạn tƣ̀ 15 NSKGh trở về sau, định kỳ 7 ngày/lần.

* Phòng trừ sâu bệnh: Trong nhà lƣới treo các bẫy dính côn trùng màu vàng. Theo dõi thƣờng xuyên tình trạng sâu bệnh và phun luân phiên các loại thuốc khác nhau, định kỳ 5 - 7 ngày/lần.

* Phun thuốc ức chế sinh trƣởng của cây

- Các loại hóa chất ức chế đƣợc pha với nồng độ nhƣ nhau 1 ml hóa chất pha trong 1 lít nƣớc.

- Phun hóa chất ức chế khi cây ra hoa đồng loạt giữa các ngọn ớt (48 NSKGh) và phun định kỳ 10 ngày/lần.

Hình 2.6 Cây ghép 48 NSKGh, trƣớc khi phun hóa chất ức chế lúc ra hoa đồng loạt giữa các ngọn: (a) Dạng cây lùn, (b) Dạng cây cao

2.2.3 Chỉ tiêu theo dõi * Ghi nhận * Ghi nhận

- Sinh trƣởng của cây trƣớc khi ghép.

- Thời gian từ ngày ghép, ngày trồng đến ngày cây trổ hoa.

* Tỷ lệ sống sau khi ghép (%): Đếm số ngọn ghép không héo trên cây ghép bốn ngọn và số cây ghép bốn ngọn ở các giai đoạn 3, 6, 9 và 12 ngày sau khi ghép.

24

* Chỉ tiêu về điều kiện ngoại cảnh: Nhiệt độ (oC), ẩm độ (%), trong, ngoài phòng phục hồi sau ghép và môi trƣờng cây sinh trƣởng, phát triển sau ghép. * Chỉ tiêu sinh trƣởng, phát triển: Cố định 5 cây/nghiệm thức sau 10 ngày phun thuốc đầu tiên (58 NSKGh).

- Chiều cao cây (cm): Đo dọc theo thân chính từ gốc sát mặt đất đến đỉnh sinh trƣởng cao nhất của cây bằng thƣớc dây.

- Cao ngọn (cm): Đo theo thân chính từ vị trí ghép đến đỉnh sinh trƣởng cao nhất, bằng thƣớc dây. Đo lần lƣợt các ngọn ghép của cây, riêng ngọn ớt Cà không ghép nên không đo cao ngọn.

- Đƣờng kính gốc thân (cm): Đo dƣới vị trí ghép 1 cm (gốc ghép), bằng thƣớc kẹp. Đo lần lƣợt đƣờng kính các chồi gốc ghép của các ngọn ghép và gốc ớt Cà.

- Đƣờng kính ngọn ghép (cm): Đo trên vị trí ghép 1 cm (ngọn ghép), bằng thƣớc kẹp. Đo lần lƣợt đƣờng kính các ngọn ghép của từng ngọn ghép, ớt Cà không ghép nên không đo đƣờng kính ngọn ghép.

- Số trái (trái/cây): Đếm tất cả các trái của từng giống (ngọn ghép) và tổng số trái trên cây vào thời điểm khảo sát.

- Kích thƣớc trái (cm): Đo chiều dài trái và đƣờng kính của 10 trái/cây của các nghiệm thức.

- Đƣờng kính tán (cm): Chọn một lá bìa cùng của tán kéo thƣớc từ đó qua lá bìa cùng đối diện đƣợc đƣờng kính thứ nhất, thực hiện tƣơng tự cho đƣờng kính thứ hai nhƣng phải vuông góc với đƣờng kính thứ nhất. Trung bình của hai đƣờng kính là đƣờng kính tán của cây.

- Đƣờng kính tán từng ngọn trên cây (cm): Chọn một lá bìa cùng của tán ngọn kéo thƣớc từ đó qua lá bìa cùng đối diện đƣợc đƣờng kính thứ nhất tán ngọn, thực hiện tƣơng tự cho đƣờng kính thứ hai nhƣng phải vuông góc với đƣờng kính tán ngọn thứ nhất. Trung bình của hai đƣờng kính là đƣờng kính tán ngọn của cây. Thực hiện đo tƣơng tự với các ngọn còn lại trên cây.

* Đánh giá cảm quan: Đánh giá cảm quan của 30 ngƣời, lập phiếu có thang đánh giá về đặc điểm trái trên cây , hình dạng, màu sắc trái non, hình dáng cây ớt kiểng ghép ở các nghiệm thức phun hóa chất ức chế và vị trí trƣng bày thích hợp.

25

Bảng 2.3 Thang đánh giá cảm quan tổng thể sự sinh trƣởng của cây ớt ghép 4 giống phun hóa chất ức chế (kiểu dáng cây, cân đối cành nhánh, xen kẽ dạng trái và màu sắc trái

STT Thang đánh giá Đánh giá

1 1

Cây sinh trƣởng tốt, cành nhánh, lá cân đối, màu lá xanh tƣơi; chiều cao cây và rộng tán của các giống cân đối; trái nhiều, phân bố đều trên cây, các giống cho trái đồng loạt với các dạng trái khác nhau hay đối lập, màu sắc trái đẹp và đặc trƣng cho từng giống.

+ + + +

2 Cây sinh trƣởng tốt, cành nhánh, lá cân đối, màu lá xanh đậm, lá nhỏ; chiều cao cây và rộng tán của các giống cân đối; trái nhiều, phân bố đều trên cây, các giống cho trái đồng loạt với các dạng trái khác nhau hay đối lập, màu sắc trái non đặc trƣng cho từng giống.

+ + +

3 Cây sinh trƣởng khá tốt, cành nhánh, lá khá cân đối, màu lá hơi ngã vàng, độ chênh lệch chiều cao nhánh khá cân đối, chiều cao cây và rộng tán của các giống khá cân đối; trái tƣơng đối nhiều, phân bố đều trên cây, các giống cho trái khá đồng loạt với các dạng trái khác nhau hay đối lập, màu sắc trái non chƣa đặc trƣng cho từng giống.

+ +

4 Cây sinh trƣởng trung bình, cành nhánh, lá ít, màu lá hơi ngã vàng, độ chênh lệch chiều cao nhánh chƣa phù hợp, nhánh quá cao và nhánh quá thấp; chiều cao cây và rộng tán của các giống chƣa cân đối; trái ít, phân bố chƣa đều, các giống cho trái chƣa đồng loạt, nhánh có trái, nhánh mang bông, màu sắc trái non chƣa phong phú.

+

Bảng 2.4 Thang đánh giá cảm quan vị trí trƣng bày của cây ớt ghép 4 giống phun hóa chất ức chế

STT Thang đánh giá Đánh giá

1 Dáng cây rất phù hợp với vị trí trƣng bày ++++ 2 Dáng cây phù hợp với vị trí trƣng bày +++ 3 Dáng cây khá phù hợp với vị trí trƣng bày ++ 4 Dáng cây không phù hợp với vị trí trƣng bày +

2.2.4 Phân tích số liệu

Số liệu đƣợc xử lý và phân tích bằng phần mềm ứng dụng Excel, SPSS 16.0.

26

CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Ghi nhận tổng quan

Nhìn chung cây ớt kiểng ghép sinh trƣởng và phát triển tốt, ít sâu bệnh hại tấn công, không bị ảnh hƣởng bởi điều kiện thời tiết bên ngoài nhà lƣới. Nƣớc đƣợc tƣới bằng hệ thống nhỏ giọt nên cung cấp đầy đủ cho cây, có tƣới thêm qua lá 1 lần/ngày bằng vòi phun nƣớc vào buổi trƣa để hạn chế cây héo.

Hạt ớt nảy mầm khá tốt, tỷ lệ nảy mầm đạt 90%. Khi cây đƣợc 40 - 45 NSKG tất cả các giống đều bắt đầu tƣợng nụ. Tỷ lệ sống sau ghép khá cao (72%). Sau khi ghép hai tuần cây ghép đã phục hồi và thích nghi tốt với điều kiện môi trƣờng. Trồng cây sang chậu có kích thƣớc lớn hơn, để giúp cây sinh trƣởng và phát triển tốt. Giai đoạn 20 NSKGh cây có triệu chứng xoắn đọt giống bệnh khảm, tuy nhiên sau đó cây phục hồi trở lại do phun thuốc kịp thời. Giống ớt Cà sinh trƣởng mạnh hơn, có nhiều chồi vƣợt nên phải thƣờng xuyên tỉa bỏ các chồi vƣợt để không ảnh hƣởng đến các giống khác trên cây. Từ tuần thứ 3 sau khi ghép, sinh trƣởng giữa các ngọn ghép bắt đầu có sự khác biệt, ớt Cà phát triển nhanh hơn các giống còn lại kể cả về chiều cao lẫn đƣờng kính gốc. Ngọn ghép Thiên ngọc và Dài tím sinh trƣởng chậm hơn ngọn Hiểm lai 207 và ngọn Trắng tam giác.

Phun Tilt và Bonsai, cây ớt kiểng ghép có chiều cao thấp hơn so với đối chứng và Tecvil. Đồng thời khi đó phun Tilt thì số trái trên cây nhiều hơn những cây đối chứng. Cây ớt kiểng ghép khi phun Bonsai có màu lá xanh đậm, số trái/cây ít hơn so với những cây ớt kiểng ghép phun Tilt, Tecvil và đối chứng. Còn những cây ớt kiểng ghép phun Tecvil có chiều cao cây tƣơng đƣơng so với những cây đối chứng, nhƣng số trái trên cây ít hơn so với những cây đối chứng.

3.2 Điều kiện ngoại cảnh

3.2.1 Nhiệt độ ẩm độ không khí trong phòng phục hồi sau ghép

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của ba loại hóa chất ức chế đến sinh trưởng và phát triển của bốn giống ớt ghép trên gốc ớt cà làm kiểng (Trang 28)