1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bồi dưỡng năng lực công tác thanh niên của đội ngũ 8 chính trị viên ở các đơn vị cơ sở làm nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu Quân đội nhân dân Việt Nam giai đoạn hiện nay

229 523 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 229
Dung lượng 1,78 MB

Nội dung

Thanh niên ở các đơn vị đơn vị cơ sở làm nhiệm vụ HL,SSCĐtrong quân đội là lực lượng đông đảo, xung kích trong thực hiện đường lối, chủtrương, chính sách của Đảng, nhiệm vụ chính trị của

Trang 1

Lêi cam ®oan

T«i xin cam ®oan ®©y lµ c«ng tr×nh

nghiªn cøu cña riªng t«i C¸c sè liÖu, kÕt qu¶ nªu

Trang 2

Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC

CÔNG TÁC THANH NIÊN CỦA ĐỘI NGŨ CHÍNH TRỊ VIÊN

Ở CÁC ĐƠN VỊ CƠ SỞ LÀM NHIỆM VỤ HUẤN LUYỆN,

SẴN SÀNG CHIẾN ĐẤU QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM 232.1 Đội ngũ chính trị viên và năng lực công tác thanh niên của đội

ngũ chính trị viên ở các đơn vị cơ sở làm nhiệm vụ huấn luyện,

2.2 Quan niệm, vai trò, tiêu chí đánh giá và những vấn đề có tính nguyên

tắc bồi dưỡng năng lực công tác thanh niên của đội ngũ chính trị viên

ở các đơn vị cơ sở làm nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu 60

Chương 3 THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG KINH NGHIỆM BỒI DƯỠNG

NĂNG LỰC CÔNG TÁC THANH NIÊN CỦA ĐỘI NGŨ

CHÍNH TRỊ VIÊN Ở CÁC ĐƠN VỊ CƠ SỞ LÀM NHIỆM VỤ

HUẤN LUYỆN, SẴN SÀNG CHIẾN ĐẤU QUÂN ĐỘI NHÂN

3.1 Thực trạng bồi dưỡng năng lực công tác thanh niên của đội ngũ

chính trị viên ở các đơn vị cơ sở làm nhiệm vụ huấn luyện, sẵn

3.2 Nguyên nhân và những kinh nghiệm bồi dưỡng năng lực công tác

thanh niên của đội ngũ chính trị viên ở các đơn vị cơ sở làm

nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu 112

Chương

4 YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CÔNG TÁC THANH NIÊN CỦA ĐỘI NGŨ CHÍNH

TRỊ VIÊN Ở CÁC ĐƠN VỊ CƠ SỞ LÀM NHIỆM VỤ HUẤN

LUYỆN, SẴN SÀNG CHIẾN ĐẤU QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT

Trang 3

4.1 Những nhân tố tác động và yêu cầu bồi dưỡng năng lực công tác thanh

niên của đội ngũ chính trị viên ở các đơn vị cơ sở làm nhiệm vụ huấn

luyện, sẵn sàng chiến đấu giai đoạn hiện nay 1294.2 Những giải pháp cơ bản bồi dưỡng năng lực công tác thanh niên

của đội ngũ chính trị viên ở các đơn vị cơ sở làm nhiệm vụ huấn

luyện, sẵn sàng chiến đấu giai đoạn hiện nay 139

8 Huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu HL,SSCĐ

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

CTTN là bộ phận có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công tác quầnchúng của Đảng và công tác xây dựng Đảng Trong quá trình lãnh đạo cáchmạng Việt Nam, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng CTTN, coithanh niên là lực lượng “rường cột của nước nhà” và Đoàn Thanh niên Cộng sản

Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy của Đảng, đội quân xung kích cách mạng,trường học XHCN của thanh niên Ngày nay trong công cuộc đổi mới, đẩy mạnhCNH,HĐH đất nước, thanh niên và CTTN càng có vị trí, vai trò đặc biệt quan

trọng đối với sự phát triển của dân tộc

Các đơn vị cơ sở làm nhiệm vụ HL,SSCĐ trong Quân đội nhân dân ViệtNam giữ vị trí vai trò cực kỳ quan trọng trong xây dựng và thực hiện nhiệm vụchính trị của quân đội, là lực lượng thường xuyên cơ động sẵn sàng chiến đấu vàchiến đấu cao, là nơi trực tiếp tổ chức cho bộ đội thực hiện mọi nhiệm vụ, chứcnăng của quân đội Thanh niên ở các đơn vị đơn vị cơ sở làm nhiệm vụ HL,SSCĐtrong quân đội là lực lượng đông đảo, xung kích trong thực hiện đường lối, chủtrương, chính sách của Đảng, nhiệm vụ chính trị của đơn vị; là nguồn phát triểnĐảng, nguồn đào tạo cán bộ cho quân đội và bổ sung lực lượng cho các tổ chức,các ngành, lĩnh vực trong công cuộc đổi mới đất nước CTTN ở các đơn vị cơ sởlàm nhiệm vụ HL,SSCĐ trong quân đội có vai trò hết sức quan trọng, vừa tăng

Trang 5

cường sức mạnh chiến đấu của quân đội, vừa góp phần tăng cường sức mạnh toàndiện của đất nước, của dân tộc, đảm bảo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trước mắt,đồng thời phục vụ cho nhiệm vụ lâu dài của quân đội và cách mạng

Tiến hành CTTN ở đơn vị cơ sở làm nhiệm vụ HL,SSCĐ là trách nhiệmcủa cấp ủy đảng, chính ủy, CTV, người chỉ huy, các cơ quan chức năng và mọicán bộ, đảng viên trong đơn vị, trong đó trách nhiệm chủ yếu thuộc về đội ngũCTV Đội ngũ CTV có vai trò hết sức quan trọng, là người “trực tiếp chỉ đạo,quản lý, điều hành” toàn diện CTTN; quyết định chất lượng, hiệu quả CTTN ởđơn vị Để làm tốt chức trách, nhiệm vụ đối với CTTN, nhất thiết đội ngũ CTVphải không ngừng được bồi dưỡng nâng cao năng lực CTTN

Ý thức được điều đó, những năm qua các đơn vị cơ sở làm nhiệm vụHL,SSCĐ trong quân đội đã luôn quan tâm bồi dưỡng nâng cao năng lựcCTTN của đội ngũ CTV, phẩm chất, năng lực CTTN của đội ngũ CTV cơ bảnđáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ CTTN, góp phần quan trọng nâng cao chấtlượng, hiệu quả CTTN ở đơn vị Tuy nhiên, nhận thức đối với việc bồi dưỡng,nâng cao năng lực CTTN của đội ngũ CTV ở một số đơn vị chưa thực sự đầy

đủ, năng lực CTTN của một số CTV còn hạn chế, nhất là kỹ năng tổ chức cáchoạt động thực tiễn CTTN

Hiện nay, tiến hành CTTN ở đơn vị cơ sở làm nhiệm vụ HL,SSCĐ trongquân đội, bên cạnh những điều kiện thuận lợi cũng đặt ra những khó khăn, tháchthức Các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh chiến lược “diễn biến hòa bình” trênlĩnh vực tư tưởng, văn hoá, đạo đức, lối sống Những tệ nạn xã hội và mặt tráicủa cơ chế kinh tế thị trường đang hàng ngày, hàng giờ tác động vào nhận thức,

tư tưởng, đạo đức, lối sống của thanh niên Lực lượng thanh niên ở đơn vị cơ sởlàm nhiệm vụ HL,SSCĐ chủ yếu thuộc diện chiến sĩ thực hiện Luật nghĩa vụquân sự, thời hạn 18 tháng, bên cạnh những mặt ưu điểm về phẩm chất chính trị,trình độ học vấn, sức khoẻ cũng còn bộc lộ những hạn chế về nhận thức, tưtưởng, đạo đức, lối sống, phương pháp, tác phong công tác, giải quyết các mốiquan hệ xã hội

Trang 6

Tình hình trên đang đòi hỏi CTTN ở đơn vị cơ sở làm nhiệm vụ HL,SSCĐphải không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động Mặt khác,thực hiện Nghị quyết 51 của Bộ Chính trị (Khóa IX), đội ngũ CTV ở đơn vị cơ

sở được kiện toàn từ nhiều nguồn khác nhau, chất lượng không đồng đều; nănglực CTĐ,CTCT nói chung, năng lực CTTN của CTV nói riêng còn hạn chế, chưađáp ứng ngang tầm với yêu cầu chức trách, nhiệm vụ Vì vậy, bồi dưỡng nănglực CTTN của đội ngũ CTV ở đơn vị cơ sở làm nhiệm vụ HL,SSCĐ trong quânđội hiện nay trở thành vấn đề cấp thiết, cần được đi sâu nghiên cứu làm sáng tỏ

cả về lý luận và thực tiễn, góp phần nâng cao chất lượng CTTN ở đơn vị cơ sở

và xây dựng đội ngũ CTV trong quân đội vững mạnh Với ý nghĩa đó, nghiên

cứu sinh chọn vấn đề “Bồi dưỡng năng lực công tác thanh niên của đội ngũ chính trị viên ở các đơn vị cơ sở làm nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu Quân đội nhân dân Việt Nam giai đoạn hiện nay” làm đề tài nghiên cứu.

2 Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Đề xuất những giải pháp cơ bản bồi dưỡng năng lực CTTN của đội ngũCTV ở các đơn vị cơ sở làm nhiệm vụ HL,SSCĐ Quân đội nhân dân Việt Namgiai đoạn hiện nay

* Đối tượng nghiên cứu:

Trang 7

Bồi dưỡng năng lực CTTN của đội ngũ CTV

* Phạm vi nghiên cứu:

Hoạt động bồi dưỡng năng lực CTTN của đội ngũ CTV, bao gồm CTV vàCTV phó tiểu đoàn, đại đội ở các đơn vị cơ sở làm nhiệm vụ HL,SSCĐ Phạm vikhảo sát thực tế chủ yếu tập trung ở một số trung đoàn bộ binh, trung đoàn, lữđoàn các quân, binh chủng làm nhiệm vụ HL,SSCĐ thuộc các đơn vị chủ lực ởphía Bắc và phía Nam Các tư liệu, số liệu sử dụng trong luận án được giới hạn

* Cơ sở thực tiễn:

Thực tiễn hoạt động CTĐ,CTCT, CTTN và bồi dưỡng năng lực CTTN củađội ngũ CTV ở các đơn vị cơ sở làm nhiệm vụ HL,SSCĐ Quân đội nhân dânViệt Nam; các tài liệu tổng kết CTĐ,CTCT, công tác cán bộ, CTTN, công tácgiáo dục, đào tạo đội ngũ CTV, bồi dưỡng năng lực CTTN của đội ngũ CTV.Các số liệu điều tra, khảo sát của tác giả trong quá trình nghiên cứu thực tiễn

* Phương pháp nghiên cứu:

Dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, luận án vận dụngtổng hợp phương pháp nghiên cứu của các khoa học liên ngành và chuyênngành, trong đó đặc biệt chú trọng kết hợp các phương pháp phân tích, tổng hợp,lôgic - lịch sử, hệ thống cấu trúc, so sánh, điều tra khảo sát, tổng kết thực tiễn vàphương pháp chuyên gia

Trang 8

4 Đóng góp mới về khoa học của luận án

- Nêu ra quan niệm về năng lực CTTN và quan niệm, tiêu chí đánh giá bồidưỡng năng lực CTTN của đội ngũ CTV ở các đơn vị cơ sở làm nhiệm vụHL,SSCĐ Quân đội nhân dân Việt Nam

- Rút ra những kinh nghiệm bồi dưỡng năng lực CTTN của đội ngũ CTV ởcác đơn vị cơ sở làm nhiệm vụ HL,SSCĐ Quân đội nhân dân Việt Nam

- Đề xuất một số nội dung, biện pháp bồi dưỡng kiến thức, kinh nghiệm,phương pháp công tác, kỹ năng hoạt động CTTN cho đội ngũ CTV ở các đơn vị

cơ sở làm nhiệm vụ HL,SSCĐ Quân đội nhân dân Việt Nam giai đoạn hiện nay

5 Ý nghĩa của luận án

Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho cấp

uỷ, tổ chức đảng, chính uỷ, CTV, người chỉ huy, cơ quan chính trị, đội ngũ cán bộchính trị các đơn vị cơ sở trong quân đội vận dụng bồi dưỡng năng lực CTTN củađội ngũ CTV, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả CTTN ở đơn vị, xây dựngđơn vị VMTD, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao

Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy

và học tập môn CTĐ,CTCT trong các nhà trường quân đội

6 Kết cấu của luận án

Luận án gồm phần mở đầu, 4 chương (8 tiết), kết luận, danh mục tài liệutham khảo và phụ lục

Trang 9

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1 Những công trình nghiên cứu ở nước ngoài

Thanh niên và CTTN là vấn đề có ý nghĩa chiến lược nên được các nhàlãnh đạo, quản lý, các nhà khoa học ở các quốc gia trên thế giới quan tâm Đã córất nhiều bài phát biểu, bài viết của các nhà lãnh đạo các nước trong khu vực vàtrên thế giới, cũng như các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học bàn vềthanh niên và CTTN Đặc biệt, các nhà khoa học, chính trị, quân sự Xô Viết vàTrung Quốc đã nghiên cứu khá sâu sắc, toàn diện về thanh niên, CTTN

1.1.1 Các công trình khoa học ở Liên Xô

Những nguyên lý Lê-nin-nit về giáo dục thanh niên của Phó tiến sĩ sử học

X.M.Lêpêkhin, Nxb LêninGrat, 1975 Dựa trên cơ sở Học thuyết Mác Lênin về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với việc giáo dục thanh niên, tác giả đãluận giải làm rõ nội dung những nguyên lý Lê-nin-nit về giáo dục thanh niên;phương pháp, hình thức và kinh nghiệm trong công tác giáo dục đoàn viên thanhniên của Đoàn thanh niên cộng sản Lênin Liên Xô Trong đó, tác giả đã luận giảisâu sắc “những nguyên tắc cơ bản” của sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xôđối với Đoàn Thanh niên Cộng sản Lênin Liên Xô Theo tác giả, sự lãnh đạo củaĐảng đối với Đoàn Thanh niên cộng sản là toàn diện trên tất cả các mặt, các hoạtđộng của Đoàn, từ “hướng dẫn Đoàn làm công tác giáo dục cộng sản chủ nghĩacho thế hệ trẻ” đến “lựa chọn, sắp xếp, giáo dục, bồi dưỡng cán bộ, củng cố độingũ nòng cốt của Đảng trong Đoàn” [67, tr.52-53]

-Trong cuốn Bàn về thanh niên của M.I.Calinin, Nxb Thanh niên, Hà Nội

1982 Bằng những trải nghiệm của bản thân, tác giả đã đúc rút những kinh nghiệmquý báu trong công tác giáo dục thanh niên, đồng thời ông cũng đưa ra những yêucầu cụ thể về phẩm chất, năng lực, phương pháp tác phong công tác của cán bộ làmCTTN nói chung, cán bộ đoàn nói riêng Theo M.I.Calinin: Trong công tác với

Trang 10

thanh niên, không được phép sao chép một cách thiếu suy nghĩ những phương phápcủa “ người lớn tuổi”, cũng như không được dùng mệnh lệnh hành chính mà chúng

ta thường gặp trong các tổ chức kinh tế “Điều quan trọng ở đây là phải tính đếnnhững đặc điểm lứa tuổi của thanh niên, đến tính nhạy cảm đặc biệt của họ, đếnlòng khao khát của họ vươn tới những lý tưởng cao đẹp ”; “Việc coi thường nhữngđặc điểm lứa tuổi chỉ có thể làm cho công tác đoàn bị khô héo, cằn cỗi đi, chỉ có thểlàm cho thanh niên khiếp sợ và xa lánh Đoàn” [10, tr.13,14]

Về CTTN trong quân đội, Đại tướng Quân đội Liên Xô A.A Ê-pi-sép, tác

giả cuốn sách Một số vấn đề Công tác đảng công tác chính trị trong các lực lượng vũ trang Liên Xô, Nxb QĐND, Hà Nội, 1978, đã luận giải làm rõ sự lãnh

đạo của Đảng đối với các tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản trong Quân đội vàHải quân Liên Xô Theo tác giả, đoàn viên thanh niên trong Quân đội và Hảiquân là cánh tay đắc lực của các cán bộ chỉ huy, các cơ quan chính trị và các tổchức đảng; là lực lượng có vai trò ngày càng quan trọng trong huấn luyện chiếnđấu và trong việc hoàn thành các nhiệm vụ công tác khác Do vậy, tổ chức đảng,

cơ quan chính trị phải thường xuyên lãnh đạo và hướng dẫn Đoàn thanh niên.Cũng theo tác giả, hiệu quả công tác đoàn ở đơn vị phụ thuộc vào trình độ nănglực, uy tín của đội ngũ cán bộ đoàn Do đó, các cấp uỷ đảng, người chỉ huy, cơquan chính trị, nhất là các “chỉ huy phó phụ trách chính trị và các bí thư Đảng”phải thường xuyên chăm lo bồi dưỡng kiến thức, kinh nghiệm, phương pháp tácphong công tác cho đội ngũ cán bộ đoàn Tuy nhiên, theo tác giả, “phương pháp

cơ bản để nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ đoàn cũng giống như của cáccốt cán của Đảng vẫn là tự học” [57, tr.206]

Ngoài ra, bàn về thanh niên và CTTN còn có các công trình nghiên cứu của

các tác giả như: Cán bộ đoàn phải là người như thế nào của A.Vi-nô-gra-đôp, Nxb Thanh niên, Hà Nội, 1979; Hình thành niềm tin Cộng sản cho thế hệ trẻ của V.A.Xu-khôm-lin-xki, Nxb Thanh niên, Hà Nội, 1983; Tâm lý học về công tác của người bí thư chi đoàn của I.Umanxki, A.Lutoskin, Nxb Thanh niên, Hà Nội, 1984; Đào tạo và giáo dục cán bộ đoàn của V.I.Vanôp và B.Lixin, Nxb Thanh

Trang 11

niên, Hà Nội, 1985; Giáo dục trong thực tiễn của A.X.Ma-ca-ren-cô, Nxb Thanh niên, Hà Nội, 1990; Thanh niên trong quá trình tái sản xuất xã hội của V.I.Tsuprov, Viện xã hội học, Hà Nội, 1998; Công tác đảng, công tác chính trị trong các lực lượng vũ trang Xô Viết thời kỳ 1918 - 1973, Viện lịch sử quân sự,

Bộ Quốc phòng Liên Xô, Nxb QĐND, Hà Nội, 1976 Với những cách tiếp cậnkhác nhau, các công trình đã luận bàn về vai trò của thanh niên và CTTN; nộidung, phương thức giáo dục thanh niên; yêu cầu về phẩm chất, năng lực, phươngpháp tác phong công tác của cán bộ làm CTTN và cán bộ đoàn; những kinhnghiệm trong đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ năng lực công tác nói chung,năng lực CTTN nói riêng của đội ngũ cán bộ đoàn

1.1.2 Các công trình khoa học ở Trung Quốc

Ở Trung Quốc, CTTN nói chung, CTTN trong Quân Giải phóng nhân dânTrung Quốc nói riêng được các nhà lãnh đạo, quản lý, các nhà khoa học quan tâm

nghiên cứu Giáo trình công tác chính trị của Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc dùng trong các học viện, nhà trường trong thời kỳ mới do Nxb Đại học quốc

phòng Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc xuất bản và phát hành tháng 10năm 1987 (hiện đang sử dụng), người dịch Dương Minh Hào, Dương Thuỳ Trang,phòng biên tập sách quốc tế, Nxb QĐND, Hà Nội Trong đó, tập thể tác giả ChưMãn, Lưu Vĩnh Thọ, Triệu Canh Quần, Chu Nghị Đỉnh đã luận giải làm rõ vị trí,vai trò của CTTN trong quân đội; phân tích làm rõ tính chất, vai trò, hệ thống tổchức chi đoàn ở đại đội; vị trí, vai trò của đội ngũ CTV và cán bộ đoàn đối vớiCTTN ở đơn vị Theo tập thể tác giả, để nâng cao chất lượng công tác chi đoàn ởđại đội, một mặt phải tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ đảng, CTV, ngườichỉ huy, cơ quan chính trị; tích cực đổi mới nội dung, hình thức hoạt động của chiđoàn; mặt khác “phải thường xuyên chăm lo bồi dưỡng nâng cao trình độ tư tưởng

và năng lực hoạt động thực tế của cán bộ đoàn” Về nội dung, hình thức bồi dưỡngnăng lực công tác cho cán bộ đoàn bao gồm: Tổ chức cho họ “học tập chủ nghĩaMác - Lênin; đường lối, phương châm, chính sách của Đảng; truyền thống và kinhnghiệm tốt đẹp về công tác Đoàn thanh niên cộng sản, không ngừng nâng cao giác

Trang 12

ngộ chính trị và trình độ nghiệp vụ”; “giáo dục họ nhiệt tình công tác thanh niên,nghiên cứu sâu về công tác thanh niên, làm cho họ biết làm công tác giáo dục đoàn,biết làm công tác tư tưởng, biết hoạt động xung quanh công tác trung tâm, biết tổchức hoạt động văn thể” [22, tr.454-455].

Trong cuốn Điều lệ công tác chính trị Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (ban hành kèm theo thông tư ngày 5 tháng 12 năm 2003 của Ban Chấp hành

Trung ương Đảng Cộng sản Trung quốc), người dịch Dương Minh Hào, TriệuAnh Ba, Phòng biên tập sách quốc tế, Nxb QĐND, Hà Nội, đã xác định rõ vị trí,vai trò, nguyên tắc, cơ cấu tổ chức và hoạt động của tổ chức Đoàn thanh niên cộngsản trong Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc; nhiệm vụ chủ yếu của tổ chứcđoàn; các quy định về nguyên tắc, thủ tục tiến hành đại hội đoàn các cấp; chứctrách, quyền hạn của ban chấp hành đoàn; chức trách, nhiệm vụ của CTV đại đội,CTV tiểu đoàn đối với CTTN; công tác của người bí thư chi đoàn, liên chi đoàn.Theo đó, CTV đại đội, CTV tiểu đoàn là người “Chỉ đạo công tác” của ban chấphành chi đoàn, liên chi đoàn Thanh niên Cộng sản của đơn vị [129, tr 51,53]; bí thưchi đoàn, liên chi đoàn là người “Chủ trì công việc hàng ngày” của chi đoàn, liênchi đoàn [129, tr.82] Bí thư chi đoàn, liên chi đoàn phải căn cứ theo chỉ thị của chi

bộ, đảng uỷ và tổ chức đoàn cấp trên, kết hợp tình hình thực tế ở chi đoàn, liên chiđoàn; xác định và triển khai công tác thảo luận của ban chấp hành chi đoàn, liên chiđoàn; kiểm tra tình hình thực hiện nghị quyết của hội nghị chi đoàn, liên chi đoàn

và ban chấp hành chi đoàn, liên chi đoàn đề ra; đại diện ban chấp hành chi đoàn,liên chi đoàn báo cáo công tác với hội nghị đoàn viên và tổ chức đoàn cấp trên; chủđộng duy trì mối quan hệ mật thiết với uỷ viên ban chấp hành chi đoàn, liên chiđoàn, thường xuyên trao đổi tình hình, nghiên cứu công tác; báo cáo, xin ý kiến chỉđạo của đảng bộ, thủ trưởng cùng cấp về công tác…[129, tr.82-83]

1.2 Các công trình khoa học đã công bố ở trong nước

1.2.1 Về thanh niên và công tác thanh niên

Với quan điểm nhất quán và xuyên suốt: “Công tác thanh niên là vấn đềsống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của

Trang 13

cách mạng” [28, tr.42] nên CTTN đã được Đảng ta và Bác Hồ đặt ra từ rất sớm.

Từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã có rất nhiều nghị quyết chuyên đề vềCTTN Chủ tịch Hồ Chí Minh có nhiều bài nói, bài viết quan trọng về thanhniên và CTTN Nhiều tập thể và cá nhân các nhà khoa học, từ nhiều góc độ tiếpcận khác nhau đã có những công trình nghiên cứu về vấn đề này Đặc biệt trongnhững năm đổi mới, trước yêu cầu ngày càng cao của việc phát huy nhân tốcon người cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhiều công trình nghiêncứu về thanh niên và CTTN đã được công bố Tiêu biểu như:

Đề tài cấp bộ, mã số KTN - 96 - 01: Giáo dục lý tưởng cách mạng cho thế

hệ trẻ Việt Nam trong điều kiện lịch sử mới, do Phạm Đình Nghiệp làm chủ

nhiệm, nghiệm thu năm 1998 Đề tài đã tập trung phân tích làm rõ thực trạng củaviệc giác ngộ lý tưởng cách mạng của thế hệ trẻ Việt Nam và công tác giáo dục

lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ, cùng một số những dự báo và các giải phápnhằm nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻViệt Nam trong tình hình mới

Đảng Cộng sản Việt Nam với công tác vận động thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước của Ban Dân vận Trung ương,

Nxb CTQG, Hà Nội 2001 Công trình nghiên cứu đã chỉ ra khái niệm về côngtác vận động thanh niên của Đảng; phân tích làm rõ những luận điểm cơ bản củachủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng ta về côngtác vận động thanh niên; đánh giá những mặt được và chưa được, nguyên nhânthành công, hạn chế và đề xuất một số giải pháp nhằm đổi mới công tác vậnđộng thanh niên của Đảng ta trong thời kỳ đẩy mạnh CNH,HĐH đất nước

Đề tài khoa học Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước của Trung ương Đoàn Thanh niên

cộng sản Hồ Chí Minh, nghiệm thu tháng 7 năm 2002 Trên cơ sở quán triệt

và cụ thể hoá quan điểm của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên vàCTTN; xuất phát từ hoàn cảnh, điều kiện khách quan của đất nước và xu

Trang 14

hướng phát triển của tình hình, đề tài đã xác định chính sách, mục tiêu và hệthống các giải pháp để thực hiện chiến lược phát triển thanh niên Việt Namđến năm 2010

Ngoài ra, bàn về thanh niên và CTTN còn có các đề tài: Quan hệ biện chứng giữa truyền thống và hiện đại trong giáo dục đạo đức cho thanh niên Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học của Lê Thị Hoài Thanh, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2003; Phát triển lý tưởng Xã hội Chủ nghĩa cho thanh niên Việt Nam hiện nay của Nguyễn Đức Tiến, Nxb CTQG, Hà Nội, 2005; Biến động cơ cấu xã hội giai cấp và vấn đề giáo dục chính trị cho thanh niên

ở nước ta của Phùng Văn Thiết, Nxb QĐND, Hà Nội, 2006 Các đề tài, luận án

trên đã luận bàn xoay quanh các vấn đề về giáo dục chính trị, truyền thống, đạođức, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho thanh niên giai đoạn hiện nay Mặc dùkhông trực tiếp bàn về CTTN ở các đơn vị cơ sở làm nhiệm vụ HL,SSCĐ, songkết quả nghiên cứu của các đề tài, luận án là một trong những cơ sở quan trọng

để xác định mục tiêu, nội dung nhiệm vụ CTTN trong quân đội hiện nay nóichung, ở đơn vị cơ sở làm nhiệm vụ HL,SSCĐ nói riêng

Tiếp cận nghiên cứu về thanh niên và CTTN ở phạm vi, góc độ khác nhau

còn có các bài báo khoa học như: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Trần Lưu Hải, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 7 - 2008; Giáo dục truyền thống cho thanh niên trong thời kỳ hội nhập của Trương Hoàng Giang, Tạp chí Thanh niên, Số 25 - tháng 10 - 2008; Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lý Nhà nước về công tác thanh niên của Dương Tự Đam, Tạp chí Thanh niên, Số 1- tháng 1 - 2009; Đổi mới phương thức tập hợp thanh niên vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Nguyễn Hoàng Hiệp, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, Số 3 - 2009; Tăng cường giáo dục về văn hoá, lối sống cho thanh niên hiện nay của Nguyễn Năng Nam, Tạp chí Thanh niên, Số 28 - tháng 10 - 2010; Vai trò của tổ chức đoàn trong tập hợp thanh niên của Trần Thông, Tạp chí Thanh niên, Số 30 - tháng 10 - 2010;

Trang 15

Đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ theo tư tưởng Hồ Chí Minh của Cao Văn Trọng,

Tạp chí Thanh niên, Số 4 - tháng 11 - 2010 Nội dung mỗi bài báo đề cập mộtgóc độ nhất định về thanh niên và CTTN, nhưng đều có một điểm khẳng địnhchung là muốn thế hệ thanh niên Việt Nam hiện nay tiếp tục xứng đáng là đội hậu

bị, lực lượng chính trị tin cậy của Đảng, luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụtrong giai đoạn mới của cách mạng thì phải tăng cường bồi dưỡng nâng cao nănglực lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, cán bộ chủ trì các cấp đối với CTTN

Cùng với những công trình trên, những năm qua CTTN trong quân độicũng được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu Trong đó tiêu biểu có cáccông trình:

Đổi mới hoạt động của các tổ chức quần chúng trong quân đội nhằm tăng cường hiệu quả xây dựng quân đội về chính trị trong giai đoạn cách mạng mới,

Đề tài cấp Bộ Quốc phòng, mã số KXB - 96 - 06 do Nguyễn Ngọc Phú làm chủ

nhiệm, nghiệm thu năm 1999 Đề tài phân tích làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễnđổi mới hoạt động của các tổ chức quần chúng trong quân đội đối với xây dựngquân đội về chính trị; đánh giá thực trạng, dự báo xu hướng phát triển và đề xuất

hệ thống giải pháp đổi mới hoạt động của các tổ chức quần chúng trong quân đội

Nâng cao chất lượng CTTN ở các đơn vị cơ sở làm nhiệm vụ HL,SSCĐ của Quân đội nhân dân Việt Nam trong tình hình hiện nay, Luận án tiến sĩ lịch

sử của Phạm Gia Cư, Học viện Chính trị quân sự, Hà Nội, 2000 Luận án đã tậptrung làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn, bản chất CTTN và tínhtất yếu của việc nâng cao chất lượng CTTN ở đơn vị cơ sở làm nhiệm vụHL,SSCĐ; đánh giá thực trạng, làm rõ nguyên nhân, dự báo xu hướng phát triểncủa thanh niên và CTTN ở đơn vị; xác định mục tiêu, đề xuất một số giải pháp

cơ bản nhằm nâng cao chất lượng CTTN ở đơn vị cơ sở làm nhiệm vụ HL,SSCĐcủa quân đội hiện nay

Ngoài ra bàn về CTTN trong quân đội còn có các đề tài: Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với thanh niên quân đội hiện nay, Luận văn

Trang 16

thạc sĩ Xây dựng Đảng của Nguyễn Văn Lượng, Học viện Chính trị quân sự, Hà

Nội, 1995; Nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức cơ sở đoàn ở các đơn vị học viên đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội tại Học viện Chính trị Quân sự,

Luận văn thạc sĩ Xây dựng Đảng của Vũ Cao Hội, Học viện Chính trị quân sự,

Hà Nội, 2001; Nâng cao chất lượng lãnh đạo công tác thanh niên ở các hệ học viên Trường sĩ quan Đặc công hiện nay, Luận văn thạc sĩ Xây dựng Đảng của

Nguyễn Hữu Ngà, Học viện Chính trị quân sự, Hà Nội, 2002

Các công trình luận án, luận văn đã đề cập, luận bàn xoay quanh vấn đề đổimới và tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng đối với CTTN ở đơn vị;nâng cao chất lượng hoạt động của đoàn; nâng cao chất lượng lãnh đạo, chỉ đạoCTTN của cấp ủy, chỉ huy đơn vị Tuy nhiên, các công trình này chưa đi sâu bàn

về bồi dưỡng năng lực CTTN của đội ngũ CTV ở đơn vị cơ sở làm nhiệm vụHL,SSCĐ, nhưng các kết quả nghiên cứu đều có liên quan đến hướng nghiên cứucủa luận án là bồi dưỡng năng lực CTTN của đội ngũ CTV ở các đơn vị cơ sở làmnhiệm vụ HL,SSCĐ, tác giả luận án xem các công trình khoa học này là nguồn tàiliệu quan trọng để tiếp thu, kế thừa và tiếp tục phát triển

Bàn về CTTN quân đội còn có các bài báo khoa học, như: Giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện đoàn viên thanh niên quân đội hiện nay theo tư tưởng Bác Hồ của Nguyễn Vĩnh Thắng, Thanh niên Quân đội, Số 35 - tháng 7 năm 2005; Để phong trào thanh niên Quân đội là mũi nhọn xung kích của phong trào thanh niên cả nước của Võ Văn Thưởng, Thanh niên Quân đội, Số 44 - 2007; Phát huy vai trò xung kích của thanh niên quân đội trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Bùi Văn Huấn, Tạp chí Cộng sản, số 793 - 2008; Phát huy vai trò lãnh đạo của các cấp uỷ đảng đối với tổ chức đoàn trong quân đội của Nguyễn Ngọc Hải, Tạp chí Giáo dục lý luận chính trị quân sự, Số 4 - 2008; Thanh niên quân đội rèn đức, luyện tài, xung kích, sáng tạo, phấn đấu xứng danh Bộ đội

Cụ Hồ của Nguyễn Mạnh Dũng, Tạp chí Thanh niên, Số 12 - tháng 4 - 2010 Các

bài báo trên đã luận giải làm rõ nội dung, biện pháp CTTN trong quân đội hiện nay,nhấn mạnh vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn của tổ chức đảng, chính uỷ, CTV,người chỉ huy, cơ quan chức năng đối với CTTN ở đơn vị cơ sở

Trang 17

1.2.2 Về bồi dưỡng năng lực công tác thanh niên

Dưới góc độ khác nhau, trong những năm qua đã có một số đề tài nghiêncứu về bồi dưỡng năng lực CTTN Trong đó đáng lưu ý là những đề tài bàn về bồidưỡng năng lực CTTN dưới góc độ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng công tác đoàn

Trong cuốn Sổ tay cán bộ đoàn cơ sở của Lê Văn Cầu, Nxb Thanh niên, Hà

Nội, 2009, đã tập trung luận giải làm rõ những vấn đề cơ bản về Đoàn thanh niênCộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam, Đội thiếu niên tiềnphong Hồ Chí Minh; các nguyên tắc về tổ chức và hoạt động của Đoàn; những vấn

đề cơ bản về đoàn viên; phương pháp công tác của người cán bộ đoàn cơ sở; kỹnăng tổ chức trò chơi thanh niên…Đây là những kiến thức, kỹ năng cần thiết chomỗi cán bộ đoàn cơ sở trong quá trình triển khai công việc, giúp cán bộ đoàn thựchiện tốt hơn vai trò, trách nhiệm của mình Tuy nhiên, công trình này chỉ mới đềcập đến kiến thức, kỹ năng công tác đoàn, chưa đề cập đến kiến thức, kỹ năng chỉđạo, quản lý, điều hành CTTN của người CTV trong quân đội

Sổ tay bí thư chi đoàn của Phạm Đình Nghiệp và Lê Văn Cầu, Nxb

Thanh niên, Hà Nội, 2009, bao gồm 150 câu hỏi và trả lời xung quanh nhữngkiến thức cơ bản về Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp thanhniên Việt Nam, Hội sinh viên Việt Nam, Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh;những vấn đề cơ bản về chi đoàn; về tổ chức câu lạc bộ thanh niên, diễn đànthanh niên, tổ chức các hoạt động giã ngoại, tham quan, hội nghị; kỹ năng tổchức các trò chơi thanh niên và một số kiến thức, kỹ năng hoạt động bổ trợ chohoạt động của bí thư chi đoàn Đây thực sự là cẩm nang của bí thư chi đoàn.Tuy nhiên, cũng như Sổ tay cán bộ đoàn cơ sở, Sổ tay bí thư chi đoàn cũng chỉmới đề cập đến kiến thức, kỹ năng công tác đoàn của người bí thư chi đoàn, chưa

đề cập toàn diện đến kiến thức, kỹ năng CTTN; chưa gắn với vai trò, tráchnhiệm người CTV trong quân đội

Ngoài ra còn có các công trình: Kỹ năng nghiệp vụ công tác thanh niên và xây dựng Đoàn, Trường cán bộ thanh thiếu niên Trung ương, Nxb Thanh niên,

Trang 18

Hà Nội, 1993; Kỹ năng công tác thanh niên, Trường cán bộ thanh thiếu niên Trung ương, Nxb Thanh niên, Hà Nội, 1995; Kỹ năng tổ chức các hoạt động công tác thanh thiếu niên, Phạm Đình Nghiệp (chủ biên), Nxb Thanh niên, Hà

Nội, 2006 Dựa trên những chỉ dẫn của các nhà khoa học và kinh nghiệm thựctiễn của nhiều lớp cán bộ hoạt động trong phong trào thanh niên và công tácđoàn, các công trình này đã đưa ra một số hướng dẫn có tính kỹ năng, nghiệp vụcho công tác vận động thanh niên và công tác đoàn Bao gồm: kỹ năng giao tiếp,ứng xử với tuổi trẻ; kỹ năng công tác tuyên truyền; kỹ năng tổ chức các hoạtđộng chính trị xã hội; hoạt động văn hoá, thể dục thể thao, lễ hội, sinh hoạt tậpthể và kỹ năng tổ chức các hoạt động kinh tế Đây là những kiến thức và kỹnăng cần thiết giúp cho cán bộ làm CTTN, nhất là cán bộ đoàn nâng cao nănglực CTTN, đáp ứng sự phát triển nhanh chóng của ĐV,TN Tuy nhiên, với mụcđích cung cấp cho cán bộ làm CTTN những kiến thức, kỹ năng cơ bản về nghiệp

vụ công tác Đoàn, Hội, Đội nên các công trình trên chưa đề cập đến kỹ nănglãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành CTTN của người CTV trong quân đội

Ngoài các công trình trên, bàn về bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng công tác đoàn còn có các bài báo khoa học như: Cán bộ Đoàn phải “xứng tầm” với đòi hỏi của thanh niên của Dương An, Tạp chí Thanh niên, Số 24 - tháng 12 - 2007; Xây dựng phong cách làm việc của cán bộ Đoàn theo tư tưởng Hồ Chí Minh của Nhữ Quang Thịnh, Tạp chí Thanh niên, Số12 - tháng 5 - 2008; Một số giải pháp nâng cao chất lượng bí thư chi đoàn của Lương Trung Thành, Tạp chí Thanh niên, Số 33

- tháng 12 - 2008; Cán bộ đoàn hiện nay phải là người như thế nào của Trần Hậu

Tân, Tạp chí Thanh niên, Số 13 - tháng 5 - 2010 Các bài báo trên đều luận bànxoay quanh yêu cầu về phẩm chất, năng lực, phương pháp tác phong công tác vànhững giải pháp bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn vững mạnh đáp ứng yêucầu, nhiệm vụ công tác đoàn và phong trào thanh niên trong giai đoạn mới

Với những hướng tiếp cận khác nhau, trong quân đội những năm gần đâyvấn đề bồi dưỡng năng lực CTTN của đội ngũ cán bộ chính trị cấp phân đội nói

Trang 19

chung, đội ngũ CTV nói riêng đã có một số công trình, đề tài, bài viết quan tâmnghiên cứu, tiêu biểu có các công trình:

Bồi dưỡng năng lực công tác đảng, công tác chính trị của đội ngũ chính trị viên ở các đơn vị huấn luyện chiến đấu trong Quân đội ta hiện nay của Viện

Khoa học xã hội và nhân văn quân sự, Nxb QĐND, Hà Nội, 2006 Tập thể tácgiả đã luận giải làm rõ những vấn đề cơ bản về năng lực CTĐ,CTCT của đội ngũCTV, làm rõ đặc điểm, vai trò của đội ngũ CTV ở các đơn vị huấn luyện chiếnđấu trong quân đội ta hiện nay; đánh giá năng lực CTĐ,CTCT của đội ngũ phóchỉ huy về chính trị (trong chế độ một người chỉ huy) ở các đơn vị huấn luyệnchiến đấu những năm qua; phân tích những yếu tố tác động đến năng lựcCTĐ,CTCT của đội ngũ CTV hiện nay và trong những năm tới; đề xuất yêu cầu

và những giải pháp cơ bản bồi dưỡng năng lực CTĐ,CTCT của đội ngũ CTV ởcác đơn vị huấn luyện chiến đấu trong quân đội giai đoạn hiện nay Theo hướngtiếp cận của công trình này, năng lực CTTN của đội ngũ CTV được xếp nằm trongnhóm năng lực tổ chức tiến hành các hoạt động CTĐ,CTCT trong các hoàn cảnh

và nhiệm vụ của phân đội Mặc dù năng lực CTTN và bồi dưỡng năng lực CTTNcủa đội ngũ CTV chưa được các tác giả luận bàn kỹ, song kết quả nghiên cứu củacông trình đã cung cấp cơ sở khoa học để luận án tiếp thu, vận dụng, kế thừa vàtiếp tục phát triển dưới góc độ bồi dưỡng năng lực CTTN của đội ngũ CTV

Bồi dưỡng năng lực công tác của đội ngũ cán bộ chính trị cấp phân đội binh chủng hợp thành trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay, Luận án tiến

sĩ Xây dựng Đảng của Phạm Đình Bộ, Học viện chính trị quân sự, Hà Nội, 2007.Luận án đã tập trung làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn bồi dưỡng năng lực côngtác của đội ngũ cán bộ chính trị cấp phân đội binh chủng hợp thành Trên cơ sở

đó đề xuất một số giải pháp cơ bản bồi dưỡng năng lực công tác của đội ngũ cán

bộ chính trị cấp phân đội binh chủng hợp thành trong Quân đội nhân dân ViệtNam hiện nay Trong đó, luận án đã luận giải khá rõ khái niệm, những yếu tố cấuthành, con đường hình thành năng lực công tác của người cán bộ chính trị cấp

Trang 20

phân đội; khái niệm, nội dung, hình thức bồi dưỡng năng lực công tác của độingũ cán bộ chính trị cấp phân đội binh chủng hợp thành Tuy nhiên, năng lựcCTTN của đội ngũ cán bộ chính trị cấp phân đội chưa được luận án đi sâunghiên cứu, mà chủ yếu mới chỉ được đề cập với tư cách là một nội dung trongnăng lực công tác của người cán bộ chính trị.

Ngoài ra, còn một số công trình nghiên cứu bàn về bồi dưỡng năng lực

CTTN dưới góc độ bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ công tác đoàn như: Hướng dẫn

về tổ chức và hoạt động của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trong Quân đội nhân dân Việt Nam của Tổng cục Chính trị, Nxb QĐND, Hà Nội, 1984; Bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng công tác Đoàn, Ban Thanh niên quân đội, Nxb QĐND, Hà Nội, 1998; Kiến thức và kỹ năng công tác đoàn, Ban thanh niên

Quân đội, Nxb QĐND, Hà Nội, 2001 Các công trình trên đã tập trung luận giảilàm rõ những vấn đề cơ bản của tổ chức Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minhtrong Quân đội nhân dân Việt Nam; chức trách, nhiệm vụ, các mối quan hệ côngtác của cơ quan thanh niên, bí thư đoàn trong quân đội; hướng dẫn kỹ năng tổchức các hoạt động của đoàn thanh niên ở đơn vị cơ sở… Đây là những kiến thức

và kỹ năng cần thiết giúp cho đội ngũ cán bộ đoàn ở đơn vị cơ sở nâng cao trình

độ năng lực tổ chức hoạt động thực tiễn CTTN ở đơn vị Tuy nhiên, với mục đíchcung cấp cho cán bộ đoàn những kiến thức, kỹ năng cơ bản về nghiệp vụ công tácĐoàn và phong trào thanh niên nhằm phần nào đáp ứng nhiệm vụ đổi mới nộidung, phương thức hoạt động của Đoàn nên các công trình trên chưa đề cập đến

kỹ năng lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành CTTN của CTV ở đơn vị

Ngoài các công trình khoa học trên, đề cập đến bồi dưỡng năng lực CTTNcho cán bộ các cấp trong quân đội còn có các bài báo khoa học của các tác giả

như: Phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập, rèn luyện của cán bộ đoàn trong quân đội của Nguyễn Ngọc Hải, Tạp chí Thanh niên, Số 8 - 2008; Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công tác thanh niên trong quân đội của Trọng Anh, Thanh niên quân đội, Số 48 - tháng 9 - 2008; Yêu cầu về phẩm chất, năng lực của

Trang 21

cán bộ đoàn trong quân đội hiện nay của Nguyễn Ngọc Hải, Tạp chí Giáo dục lý luận chính trị quân sự, Số 6 - 2008; Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đoàn trong quân đội của Nguyễn Tú Anh, Tạp chí Thanh niên, Số 28 -

tháng 10 - 2010 Các bài báo khoa học đã đánh giá khái quát chất lượng đội ngũcán bộ đoàn trong quân đội hiện nay Trên cơ sở tình hình, nhiệm vụ của cáchmạng, của quân đội, nhất là yêu cầu CTTN trong giai đoạn mới, các bài viết đãnêu lên một số yêu cầu về phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ đoàn trongquân đội nói chung, đội ngũ cán bộ đoàn ở đơn vị cơ sở nói riêng Bằng cơ sở lýluận và thực tiễn, các tác giả đã đề cập đến một số phương hướng và giải phápchủ yếu trong xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ đoàn trong quân đội cả vềbản lĩnh chính trị, đạo đức cách mạng và năng lực công tác

Kết luận chương 1

Xuất phát từ vai trò quan trọng của thanh niên đối với sự phát triển trườngtồn của các quốc gia, dân tộc, nên vấn đề thanh niên và CTTN luôn được các nhàlãnh đạo, khoa học trên thế giới và trong nước quan tâm nghiên cứu Đặc biệt,các nhà chính trị, quân sự Xô Viết (trước đây) và Trung Quốc đã nghiên cứu khásâu sắc, toàn diện về thanh niên, CTTN nói chung, thanh niên và CTTN trongquân đội nói riêng Từ nhiều góc độ khác nhau, các đề tài khoa học, luận án vàcác bài báo khoa học ở trong nước cũng đã đề cập đến một số vấn đề về CTTN vàbồi dưỡng năng lực CTTN của lãnh đạo, chỉ huy các cấp Đây là những tài liệuquý, tác giả trân trọng và kế thừa Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một công trìnhnào nghiên cứu một cách trực tiếp, cơ bản, có hệ thống về năng lực CTTN và bồidưỡng năng lực CTTN của đội ngũ CTV ở các đơn vị cơ sở làm nhiệm vụHL,SSCĐ trong Quân đội nhân dân Việt Nam dưới góc độ khoa học chuyênngành Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam Do đó, đề tài luận án tuy có kế thừakết quả nghiên cứu của nhiều nhà khoa học đi trước, song góc độ nghiên cứu,hướng tiếp cận của luận án là hoàn toàn độc lập, không trùng lặp với bất kỳ côngtrình khoa học nào đã được công bố cả ở trong nước và ngoài nước

Trang 22

Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC

CÔNG TÁC THANH NIÊN CỦA ĐỘI NGŨ CHÍNH TRỊ VIÊN

Ở CÁC ĐƠN VỊ CƠ SỞ LÀM NHIỆM VỤ HUẤN LUYỆN,

SẴN SÀNG CHIẾN ĐẤU QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM

2.1 Đội ngũ chính trị viên và năng lực công tác thanh niên của đội ngũ

chính trị viên ở các đơn vị cơ sở làm nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu

2.1.1 Đơn vị cơ sở làm nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và công tác thanh niên ở các đơn vị cơ sở làm nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu

* Đơn vị cơ sở làm nhiệm vụ HL, SSCĐ

Đơn vị cơ sở làm nhiệm vụ HL,SSCĐ là một trong những loại hình đơn vị

cơ sở trong Quân đội nhân dân Việt Nam, được tổ chức ở cấp trung đoàn, lữđoàn (và tương đương), được biên chế đầy đủ quân số, vũ khí, trang bị kỹ thuậttheo đúng quy định, có thể tác chiến hiệp đồng trong đội hình chiến dịch hoặctác chiến độc lập theo mệnh lệnh của cấp trên khi có chiến tranh xảy ra

Đơn vị cơ sở làm nhiệm vụ HL,SSCĐ bao gồm các trung đoàn bộ binhthuộc các sư đoàn bộ binh của quân khu, quân đoàn; trung đoàn, lữ đoàn binhchủng thuộc các binh chủng, quân chủng; các đồn biên phòng, hải đoàn, đoàn,thuộc bộ đội Biên phòng

Nhiệm vụ, biên chế tổ chức của các đơn vị cơ sở làm nhiệm vụ HL,SSCĐtheo quy định của Bộ Tổng tham mưu Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào vị trí, vai trò,chức năng của từng loại hình đơn vị mà biên chế tổ chức có sự khác nhau Theobiên chế của đơn vị và Chỉ lệnh huấn luyện chiến đấu hàng năm của Bộ Tổngtham mưu, các đơn vị cơ sở làm nhiệm vụ HL,SSCĐ phải thực hiện và hoànthành các nhiệm vụ chủ yếu sau:

Quản lý, giáo dục, rèn luyện bộ đội, bảo đảm bất cứ lúc nào, ở đâu, hễ nhậnđược mệnh lệnh là bộ đội có thể nhanh chóng chuyển từ hoạt động bình thườngsang hoạt động chiến đấu thời chiến một cách có tổ chức và sử dụng lực lượng,

vũ khí, trang bị để đánh địch một cách có hiệu quả

Trang 23

Huấn luyện nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu, sẵn sàngchiến đấu và chiến đấu thắng lợi trong mọi tình huống Đấu tranh làm thất bại mọi

âm mưu thủ đoạn “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của chủ nghĩa đế quốc vàcác thế lực thù địch, bảo vệ Đảng, bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chế độ, bảo vệ nhân dân

và công cuộc đổi mới xây dựng đất nước

Duy trì kỷ luật quân đội, xây dựng nền nếp chính quy, chấp hành điều lệnh,giữ gìn an ninh, an toàn trong đơn vị và khu vực đóng quân

Tiến hành các hoạt động CTĐ,CTCT: giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tưtưởng, đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh cho cán bộ, chiến sĩ; phát huy truyền thốngyêu nước, yêu CNXH, truyền thống của Đảng, quân đội và đơn vị; thực hiệnnghiêm chương trình học tập chính trị, giáo dục pháp luật theo quy định cho các đốitượng trong đơn vị; xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, cótrình độ năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị; xây dựng hệ thống các tổchức đảng, chỉ huy, các tổ chức quần chúng và hội đồng quân nhân trong đơn vịvững mạnh; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; xây dựng đơn vị VMTD

Tham gia lao động sản xuất; chăm lo bảo đảm đời sống vật chất, tinh thầnđối với cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị và chính sách hậu phương quân đội Chấphành nghiêm quy định của Nhà nước và quân đội về quản lý, sử dụng trang bị,

cơ sở vật chất hậu cần, kỹ thuật, tài chính

Tuyên truyền vận động nhân dân, tham gia xây dựng cơ sở chính trị địaphương vững mạnh, góp phần phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, giúp đỡ nhândân phòng chống và khắc phục hậu quả bão lũ, thiên tai, cứu hộ, cứu nạn Trong các nhiệm vụ trên, nhiệm vụ huấn luyện nâng cao chất lượng tổnghợp và sức mạnh chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu là nhiệm vụ chính trị trung tâm

Đặc điểm về tổ chức và hoạt động của đơn vị cơ sở làm nhiệm vụ HL,SSCĐ Một là, đơn vị cơ sở làm nhiệm vụ HL,SSCĐ được biên chế đủ quân; cán

bộ, chiến sĩ hầu hết ở lứa tuổi thanh niên; cơ sở vật chất, vũ khí, trang bị tương đối đầy đủ, đảm bảo cho nhiệm vụ HL,SSCĐ trong bất kỳ tình huống nào

Là lực lượng thường trực sẵn sàng chiến đấu và cơ động chiến đấu củaquân đội nên các đơn vị cơ sở làm nhiệm vụ HL,SSCĐ thường xuyên được biên

Trang 24

chế đầy đủ các lực lượng, thành phần đơn vị trực thuộc với quân số và vũ khítrang bị theo đúng mẫu biểu biên chế của Bộ tổng Tham mưu trong từng thời kỳ.

So với các đơn vị trong toàn quân, các đơn vị cơ sở làm nhiệm vụ HL,SSCĐthường được ưu tiên kiện toàn đầy đủ hơn cả về số lượng và chất lượng conngười và vũ khí, trang bị

Ở các đơn vị cơ sở làm nhiệm vụ HL,SSCĐ, thanh niên là lực lượng đôngđảo, chiếm trên 80% tổng quân số của đơn vị, nhiều đại đội 100% cán bộ, chiến

sĩ đều ở lứa tuổi thanh niên [123, tr.1] Đây là lực lượng chủ yếu, trực tiếp xungkích thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ của đơn vị; là đối tượng lãnh đạo chủ yếucủa các cấp uỷ, chi bộ và cũng là đối tượng chủ yếu của công tác quản lý, chỉhuy của cán bộ các cấp; là nguồn phát triển Đảng, nguồn đào tạo cán bộ trướcmắt và lâu dài cho quân đội cũng như cho các tổ chức, các ngành của Đảng vàNhà nước Vì thế tiến hành CTTN ở đơn vị cơ sở làm nhiệm vụ HL,SSCĐ làmột nhiệm vụ hết sức quan trọng, bảo đảm cho đơn vị hoàn thành mọi nhiệm vụ

mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó

Hai là, hệ thống tổ chức đảng, tổ chức chỉ huy, tổ chức quần chúng, hội đồng quân nhân được kiện toàn tương đối đầy đủ, chặt chẽ, thống nhất Tổ chức

cơ sở đảng là loại hình tổ chức cơ sở đảng ba cấp: đảng uỷ trung đoàn (lữ đoàn),đảng uỷ bộ phận tiểu đoàn, chi bộ ở các đại đội và các ban của trung đoàn, cácphòng của lữ đoàn (Riêng các tiểu đoàn trực thuộc sư đoàn thành lập tổ chức cơ

sở đảng hai cấp: đảng uỷ tiểu đoàn, chi bộ ở các đại đội và tiểu đoàn bộ) Tổ chứcchỉ huy gồm: chỉ huy trung đoàn, bên dưới có chỉ huy các tiểu đoàn, đại đội Tổchức Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức quần chúng chủ yếu ởđơn vị cơ sở làm nhiệm vụ HL,SSCĐ Hội đồng quân nhân được thành lập ở cácđại đội và tương đương, là tổ chức đại diện cho mọi quân nhân, công nhân viênchức quốc phòng để thực hiện và phát huy dân chủ về quân sự, chính trị, kinh tế

và đời sống, quyền và nghĩa vụ của mọi quân nhân, công nhân viên chức quốcphòng Ở một số đơn vị kỹ thuật, Không quân, Thông tin… (có sĩ quan, công nhânviên chức quốc phòng là nữ) còn có tổ chức Phụ nữ, Công đoàn

Trang 25

Để đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ HL,SSCĐ, hệ thống tổ chức đảng, tổchức chỉ huy, tổ chức quần chúng, hội đồng quân nhân ở đơn vị cơ sở làm nhiệm

vụ HL,SSCĐ luôn được kiện toàn đầy đủ về số lượng và chất lượng, bảo đảmchặt chẽ, thống nhất Đội ngũ cán bộ các cấp gồm cán bộ quân sự, chính trị, hậucần, kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ đều được ưu tiên bố trí đủ về số lượng vàchất lượng cao

Bên cạnh đó, các đơn vị cơ sở làm nhiệm vụ HL,SSCĐ được Bộ Quốcphòng đầu tư xây dựng nên cơ sở vật chất, nơi ăn chốn ở, dụng cụ huấn luyện,thao trường bãi tập v.v… khá đầy đủ Do vậy, các hoạt động của đơn vị từ huấnluyện chiến đấu, xây dựng chính quy đến các hoạt động CTĐ,CTCT được diễn

ra trong điều kiện khá thuận lợi Đây là cơ hội tốt để rèn luyện nâng cao năng lựctiến hành CTTN của đội ngũ CTV

Ba là, phải thực hiện đồng thời nhiều nhiệm vụ, luôn ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu, với cường độ lao động quân sự lớn

Yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới đòi hỏi các đơn vị cơ

sở làm nhiệm vụ HL,SSCĐ vừa phải huấn luyện quân sự nâng cao trình độ kỹchiến thuật, trình độ, khả năng tác chiến trên các địa bàn, vừa phải giáo dục chínhtrị tư tưởng, nâng cao giác ngộ lập trường giai cấp, bản lĩnh chính trị cho cán bộ,chiến sĩ Vừa huấn luyện nâng cao trình độ mọi mặt, vừa trực ban sẵn sàng chiếnđấu, vừa xây dựng chính quy, tăng gia sản xuất cải thiện đời sống, giữ mối liên hệmật thiết giữa quân đội với nhân dân địa phương, kết hợp giữa làm công tác dânvận giúp đỡ địa phương với xây dựng nền tảng chính trị xã hội vững chắc choquân đội; sẵn sàng tham gia cứu hộ, cứu nạn, khắc phục thảm họa môi trường…Bên cạnh đó, do đặc điểm, nhiệm vụ, tính chất, quy mô, hình thức tác chiếntrong chiến tranh hiện đại rất phức tạp và quyết liệt, vì vậy nhiệm vụ huấn luyệnchiến đấu đặt ra những yêu cầu rất cao với mỗi đơn vị và mỗi cán bộ, chiến sĩ.Phải huấn luyện sát với đối tượng tác chiến, sát với chiến trường; phải có khảnăng thích ứng cao, đối phó có hiệu quả với chiến tranh hiện đại có sử dụng vũ khícông nghệ cao, bằng nghệ thuật quân sự truyền thống và phù hợp với vũ khí trang

Trang 26

bị hiện có; đồng thời phải có năng lực tác chiến trên mặt trận chính trị tư tưởng,đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu phá hoại bằng “diễn biến hoà bình”, bạo loạnlật đổ của địch; kết hợp chặt chẽ giữa phòng chống thù trong với giặc ngoài.

Bốn là, thực hiện nhiệm vụ HL,SSCĐ và chiến đấu trong thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc

Thực hiện đường lối xây dựng nền quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhândân bảo vệ Tổ quốc của Đảng, mọi hoạt động huấn luyện chiến đấu và chiến đấucủa các đơn vị quân đội nói chung, đơn vị cơ sở làm nhiệm vụ HL,SSCĐ nóiriêng luôn nằm trong thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận chiến tranh nhân dâncủa các khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố Trong tác chiến có sự hiệp đồng chặtchẽ giữa các lực lượng của đơn vị với bộ đội địa phương, dân quân, tự vệ Theo

đó, hoạt động của các tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thanh niên của đơn vị có

sự phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đảng, chính quyền và các ban, ngành, đoànthể ở địa phương Đây là điều kiện thuận lợi để rèn luyện năng lực tổ chức cáchoạt động phối hợp giữa tổ chức đoàn ở đơn vị với các tổ chức, các lực lượng ởđịa phương của đội ngũ CTV và cán bộ đoàn

Năm là, địa bàn đóng quân thường ở những vị trí chiến lược về quốc phòng

-an ninh, trong thế phòng thủ quốc gia, trải dài từ Bắc vào Nam, từ thành phố đến

đồng bằng, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, điều kiện cơ động, đi lạithường rất khó khăn, thời tiết, khí hậu khắc nghiệt, trình độ dân trí thấp, đồng bàothuộc các dân tộc, các tôn giáo có những phong tục, tập quán riêng mà kẻ địchthường lợi dụng để chống phá… Vì vậy, đòi hỏi cán bộ, chiến sĩ ở các đơn vị cơ sởlàm nhiệm vụ HL,SSCĐ không những có phẩm chất, năng lực tốt mà còn phải cókhả năng thích nghi và tiến hành tốt công tác dân vận Điều đó cũng đòi hỏi các tổchức đoàn ở các đơn vị phải không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng các hoạtđộng phối hợp với tổ chức đoàn thể ở địa phương nơi đóng quân để tăng cường,củng cố mối quan hệ đoàn kết quân dân, phát huy sức mạnh tổng hợp xây dựng đơn

vị VMTD, đồng thời góp phần xây dựng cơ sở địa phương vững mạnh

Trang 27

* CTTN ở các đơn vị cơ sở làm nhiệm vụ HL, SSCĐ

- Quan niệm CTTN ở các đơn vị cơ sở làm nhiệm vụ HL,SSCĐ

CTTN là một bộ phận trong công tác quần chúng, bao gồm toàn bộ nhữnghoạt động của Đảng, Nhà nước, Đoàn thanh niên, Mặt trận, các tổ chức quầnchúng, gia đình và xã hội nhằm giáo dục, bồi dưỡng và tạo điều kiện cho thanhniên phát triển, trưởng thành, cống hiến và phát huy tiềm năng, thế mạnh của lựclượng thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

CTTN trong quân đội là một bộ phận quan trọng trong chiến lược CTTNcủa Đảng, một trong những hoạt động chủ yếu của CTĐ,CTCT trong quân đội,nhằm tập hợp, tổ chức, giáo dục, bồi dưỡng thanh niên thành những quân nhâncách mạng ưu tú, phát huy vai trò lực lượng xung kích cách mạng của thanh niêntrên các lĩnh vực hoạt động, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị củađơn vị, của quân đội trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc CTTN trongquân đội đặt dưới sự lãnh đạo của tổ chức đảng, sự điều hành của chính uỷ,CTV, người chỉ huy, sự hướng dẫn của cơ quan chính trị, với nòng cốt hoạt động

là Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh được tổ chức ở đơn vị cơ sở củaQuân đội nhân dân Việt Nam

Từ quan niệm về CTTN trong quân đội và thực tiễn tiến hành CTTN ở đơn

vị cơ sở làm nhiệm vụ HL,SSCĐ, có thể quan niệm: CTTN ở các đơn vị cơ sở làm nhiệm vụ HL,SSCĐ Quân đội nhân dân Việt Nam là tổng hợp các hoạt động tập hợp, tổ chức, giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện thanh niên và xây dựng, phát huy vai trò hệ thống tổ chức đoàn ở đơn vị cơ sở, do các cấp uỷ đảng, cơ quan chính trị, chính uỷ, CTV, người chỉ huy và đội ngũ cán bộ, đảng viên tiến hành, nhằm xây dựng thanh niên quân đội thành những quân nhân cách mạng ưu tú, tổ chức đoàn vững mạnh, và tổ chức các phong trào hành động cách mạng phát huy vai trò xung kích của thanh niên hướng vào xây dựng đơn vị VMTD, thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao.

- Mục đích của CTTN ở các đơn vị cơ sở làm nhiệm vụ HL,SSCĐ là: tập

hợp đông đảo mọi tầng lớp thanh niên trong tổ chức Đoàn thanh niên Cộng sản

Trang 28

Hồ Chí Minh, chăm lo xây dựng tổ chức đoàn vững mạnh, xây dựng ĐV,TNthực sự là lực lượng xung kích trong thực hiện mọi nhiệm vụ của đơn vị cũngnhư trên mọi lĩnh vực của sự nghiệp cách mạng Quan tâm chăm lo sự tiến bộ,trưởng thành của thanh niên, bảo đảm quyền lợi chính đáng, thiết thực của thanhniên, tạo điều kiện để thanh niên phát huy tài năng, cống hiến thật nhiều cho Tổquốc, cho sự nghiệp cách mạng.

- Chủ thể CTTN ở các đơn vị cơ sở làm nhiệm vụ HL,SSCĐ, bao gồm: chủ

thể lãnh đạo, chỉ đạo; chủ thể quản lý; chủ thể tiến hành Trong đó: chủ thể lãnhđạo là cấp uỷ, tổ chức đảng các cấp; chủ thể chỉ đạo, quản lý là chính uỷ, CTV,người chỉ huy, cơ quan chính trị; chủ thể thực hiện là đội ngũ cán bộ đoàn, banchấp hành đoàn

- Lực lượng tham gia CTTN ở các đơn vị cơ sở làm nhiệm vụ HL,SSCĐ,

bao gồm mọi tổ chức, lực lượng và đội ngũ cán bộ, đảng viên, hạ sĩ quan, binh sĩ

ở đơn vị cơ sở Đồng thời có sự tham gia phối hợp của cấp uỷ, chính quyền, banngành, đoàn thể và tổ chức đoàn thanh niên ở địa phương, địa bàn đóng quân

- Đối tượng CTTN ở các đơn vị cơ sở làm nhiệm vụ HL,SSCĐ là đoàn viên

và thanh niên trong đơn vị, bao gồm: ĐV,TN là hạ sĩ quan, binh sĩ thực hiện nghĩa

vụ quân sự; cán bộ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên chức quốcphòng chưa là đảng viên, hoặc đã là đảng viên nhưng vẫn trong độ tuổi đoàn vàmột bộ phận lao động hợp đồng là ĐV,TN

- Nội dung CTTN ở các đơn vị cơ sở làm nhiệm vụ HL,SSCĐ

Đoàn kết, tập hợp thanh niên trong tổ chức Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ ChíMinh, trong các tổ, nhóm theo sở trường, tài năng

Giáo dục, bồi dưỡng thanh niên thành những quân nhân cách mạng ưu tú: cóbản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu lý tưởng độc lập dân tộc vàCNXH, có ý chí chiến đấu cao, trong sáng mẫu mực về đạo đức, lối sống, giỏi vềchuyên môn nghiệp vụ quân sự, có sức khoẻ dẻo dai, có ý chí phấn đấu vươn lênmạnh mẽ, có tinh thần tự lực, tự cường, đoàn kết tốt, kỷ luật nghiêm, đáp ứng yêucầu ngày càng cao của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Trang 29

Xây dựng tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ở đơn vị vữngmạnh: xây dựng ban chấp hành chi đoàn, liên chi đoàn, đoàn cơ sở vững mạnh,thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ; xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn đủ về số lượng,chất lượng cao, thực sự là “trợ thủ đắc lực” của cấp uỷ, cán bộ chủ trì trongCTTN; xây dựng đội ngũ đoàn viên vững mạnh, thực sự là lực lượng xung kích,nòng cốt trong phong trào thanh niên.

Tổ chức cho thanh niên tham gia, xung kích thực hiện nhiệm vụ, xây dựngđơn vị VMTD; trong học tập, huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, lao động sản xuất,rèn luyện kỷ luật, xây dựng chính quy; sáng tạo trong nghiên cứu và ứng dụng khoahọc công nghệ, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng xuất, chấtlượng, hiệu quả công tác

Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho thanh niên, tạo điều kiện thuận lợicho sự phát triển của thanh niên

- Hình thức CTTN ở các đơn vị cơ sở làm nhiệm vụ HL,SSCĐ rất đa dạng,

phong phú, mỗi nội dung cụ thể có nhiều hình thức tiến hành, giữa nội dung vàhình thức luôn có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại, chuyển hoá lẫn nhau.Song nổi lên những hình thức cơ bản sau:

Tổ chức các phong trào hành động cách mạng của thanh niên; động viêntinh thần tự học tập, rèn luyện của ĐV,TN; sinh hoạt chính trị chuyên đề; diễnđàn, toạ đàm, thi tìm hiểu, hội thi kiến thức thanh niên, thi hát các ca khúc cáchmạng, hội trại truyền thống, giao lưu với nhân chứng lịch sử; học tập lý luậnchính trị; sân khấu hoá, các trò chơi trí tuệ, thăm quan bảo tàng, hành quân vềnguồn; tuyên truyền viên trẻ; nêu gương điển hình, suy tôn, bình chọn gươngmặt thanh niên tiêu biểu; thi nội san gương người tốt, việc tốt, mô hình, điểnhình tiên tiến; tổ chức các hoạt động giao lưu, kết nghĩa với các tổ chức, đơn vịtrong và ngoài quân đội…

Kiện toàn đội ngũ cán bộ đoàn các cấp; bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ cán bộđoàn về phẩm chất, năng lực, phương pháp, tác phong công tác; bổ sung, hoàn thiệnquy chế, quy định về CTTN và hoạt động của tổ chức đoàn; phát triển đoàn viên

Trang 30

Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang bị kỹ thuật, điều kiện đảm bảo chohoạt động của ĐV,TN, đặc biệt là những cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt độngvăn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí… đáp ứng nhu cầu về vănhoá, tinh thần của thanh niên Quan tâm, đảm bảo kinh phí cho hoạt động của tổchức đoàn cũng như của thanh niên Đáp ứng nhu cầu lợi ích chính đáng củathanh niên Thực hiện chế độ khen thưởng, kỷ luật đối với thanh niên…

- Đặc điểm CTTN ở các đơn vị cở sở làm nhiệm vụ HL,SSCĐ

CTTN ở các đơn vị cơ sở làm nhiệm vụ HL,SSCĐ được tiến hành trong môi trường hoạt động quân sự, gắn sát với HL,SSCĐ, chiến đấu Đây là đặc

điểm nổi bật chi phối trực tiếp đến việc xác định nội dung, hình thức, phươngpháp tiến hành CTTN ở đơn vị cơ sở Do nhiệm vụ chính trị trung tâm của đơn

vị là HL,SSCĐ và sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ khác được giao, nên CTTNphải luôn bám sát nhiệm vụ HL,SSCĐ và chiến đấu của đơn vị CTTN phảihướng trọng tâm vào nâng cao chất lượng huấn luyện, trình độ sẵn sàng chiếnđấu, chiến đấu của đơn vị Động viên ĐV,TN tích cực học tập, rèn luyện, khôngngừng nâng cao ý chí chiến đấu, ý thức tổ chức kỷ luật, xây dựng đơn vị chínhquy, ý thức sử dụng, bảo quản vũ khí, trang bị kỹ thuật Giáo dục và động viênĐV,TN luôn nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, xử lý tốt mọi tình huốngxảy ra, không để bị bất ngờ

Do được tiến hành trong môi trường quân sự nên CTTN ở đơn vị cơ sởlàm nhiệm vụ HL,SSCĐ mang đậm dấu ấn của hoạt động quân sự từ việc xácđịnh mục tiêu, nội dung nhiệm vụ cho đến hình thức, phương pháp tiến hành Tất

cả đều được thực hiện theo một quy trình chặt chẽ, thống nhất Đặc điểm này sẽtạo điều kiện thuận lợi cho việc lãnh đạo, chỉ đạo CTTN của cấp uỷ, chính uỷ,CTV và chỉ huy các cấp Tuy nhiên, đặc điểm này có hạn chế là làm cho hoạtđộng CTTN dễ bị quân sự hoá, dập theo khuôn mẫu, thiếu tính sáng tạo Do đó,đòi hỏi cấp uỷ, chính uỷ, CTV phải không ngừng đổi mới phương thức lãnh đạo,chỉ đạo CTTN theo hướng sát cơ sở, thiết thực về nội dung, đa dạng, phong phú

về hình thức hoạt động

Trang 31

CTTN ở các đơn vị cơ sở làm nhiệm vụ HL,SSCĐ được tiến hành theo cơ chế lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, thống nhất, trong đó: “Cấp uỷ đảng lãnh đạo; chính uỷ, chính trị viên trực tiếp chỉ đạo, quản lý, điều hành; cơ quan chính trị chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ; các cơ quan chức năng phối hợp tổ chức; tổ chức đoàn sáng tạo thực hiện” [47, tr.7] Theo đó, cấp uỷ các cấp ở đơn vị cơ sở trực

tiếp lãnh đạo về mọi mặt đối với CTTN trong đơn vị Theo phân cấp, chính uỷ,CTV trực tiếp chịu trách nhiệm chỉ đạo, quản lý, điều hành CTTN trong đơn vị

Cơ quan chính trị chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ CTTN và hoạt động của đoànthanh niên ở cơ sở Các cơ quan liên quan có trách nhiệm phối hợp với cơ quanchính trị cùng cấp tổ chức thực hiện kế hoạch CTTN Dưới sự lãnh đạo trực tiếpcủa cấp ủy, sự chỉ đạo của chính ủy, CTV, tổ chức Đoàn Thanh niên cộng sản

Hồ Chí Minh ở đơn vị có trách nhiệm tổ chức thực hiện các nội dung CTTN theochức năng, nhiệm vụ Đặc điểm này đòi hỏi việc bồi dưỡng năng lực CTTN củađội ngũ CTV vừa phải đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của cấp ủy, chính

ủy, CTV cấp trên, vừa phải đề cao tính tự giác của CTV trong tự bồi dưỡng

CTTN ở các đơn vị cơ sở làm nhiệm vụ HL,SSCĐ được tiến hành trong điều kiện lực lượng ĐV,TN thường xuyên có biến động cả về số lượng và chất lượng qua các đợt ra quân - tuyển quân

ĐV,TN ở các đơn vị cơ sở làm nhiệm vụ HL,SSCĐ chủ yếu là lực lượng

hạ sĩ quan, binh sĩ thực hiện nghĩa vụ quân sự Vì vậy, ĐV,TN ở các đơn vị cơ

sở làm nhiệm vụ HL,SSCĐ thường xuyên có sự biến động cả về số lượng vàchất lượng theo các chu kỳ ra quân - tuyển quân hàng năm Bên cạnh đó, ĐV,TN

ở các đơn vị cơ sở làm nhiệm vụ HL,SSCĐ cũng chịu tác động của tình hìnhkinh tế - xã hội, nhất là những hệ luỵ, tiêu cực của xã hội Bên cạnh những mặttích cực, một số thanh niên vào quân đội mang theo những tiêu cực và tệ nạn xãhội, những thói quen, thói hư, tật xấu; một số thanh niên có tư tưởng muốn làm

ăn kinh tế, không muốn phục vụ lâu dài trong quân đội Mặt khác, do ảnh hưởngcủa những hạn chế về tâm lý lứa tuổi nên mặc dù được giáo dục, rèn luyện nâng

Trang 32

cao bản lĩnh chính trị, song ở họ cũng dễ bị dao động lập trường tư tưởng khigặp khó khăn, thử thách Vấn đề này đang đặt ra yêu cầu mới đối với công tácgiáo dục và rèn luyện thanh niên ở các đơn vị hiện nay

CTTN ở các đơn vị cơ sở làm nhiệm vụ HL,SSCĐ luôn có sự phối hợp, quan hệ chặt chẽ với tổ chức đoàn thanh niên và các đoàn thể quần chúng ở địa phương Đặc điểm này xuất phát từ chủ trương của Tổng cục Chính trị Quân đội

nhân dân Việt Nam và Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh về

“Phát huy vai trò xung kích tình nguyện của tuổi trẻ tham gia xây dựng và bảo vệ Tổquốc xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới” Đây không chỉ là nhiệm vụ, biện phápxây dựng tổ chức đoàn ở đơn vị cơ sở vững mạnh về mọi mặt, mà còn là yêu cầukhách quan nhằm tăng cường, củng cố mối quan hệ đoàn kết quân dân, phát huysức mạnh tổng hợp xây dựng đơn vị VMTD, đồng thời góp phần xây dựng cơ sởđịa phương vững mạnh

Hoạt động phối hợp giữa tổ chức đoàn ở các đơn vị cơ sở làm nhiệm vụHL,SSCĐ với cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể địa phương trên địa bàn đóng quân cónội dung rất phong phú, đa dạng như: giáo dục ĐV,TN thực hiện nhiệm vụ quốcphòng, an ninh; giáo dục ý thức trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc; thực hiện Luật Nghĩa

vụ quân sự; xây dựng củng cố mối đoàn kết với tổ chức đoàn địa phương; chăm sócthiếu niên, nhi đồng; tham gia thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội của địa phương;thực hiện chính sách hậu phương quân đội Hình thức phối hợp, kết hợp cũng rất

đa dạng: kết hợp giữa các chi đoàn, liên chi đoàn, đoàn cơ sở ở đơn vị với cácđoàn thể địa phương; tổ chức các hoạt động giao lưu văn hoá, thể thao; xây dựngcông trình kinh tế; đỡ đầu chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ; xây dựng địa bàn

an toàn Đây là cơ hội và điều kiện thuận lợi để đội ngũ CTV và cán bộ đoàn ởđơn vị rèn luyện cả về phẩm chất, đạo đức, năng lực, trình độ tổ chức hoạt độngtập hợp thanh niên, góp phần nâng cao chất lượng CTTN ở đơn vị Đồng thời,cũng đặt ra yêu cầu phải bồi dưỡng kiến thức tổng hợp, toàn diện cho đội ngũCTV để họ có đủ khả năng hoàn thành chức trách, nhiệm vụ CTTN

Trang 33

CTTN ở các đơn vị cơ sở làm nhiệm vụ HL,SSCĐ được tiến hành trong điều kiện đội ngũ cán bộ làm CTTN, trực tiếp là đội ngũ cán bộ đoàn chủ yếu là cán bộ kiêm nhiệm, trẻ, khoẻ, sôi nổi, năng động, có năng khiếu nhưng chưa được đào tạo

cơ bản qua các trường đoàn nên kiến thức, kinh nghiệm CTTN còn hạn chế

Do đặc thù của tổ chức đoàn trong lực lượng vũ trang nên ở đơn vị cơ sở làmnhiệm vụ HL,SSCĐ đội ngũ cán bộ đoàn hầu hết là kiêm nhiệm Họ rất đa dạng vềchuyên môn, nghiệp vụ: có cả cán bộ chính trị, chỉ huy, tham mưu, hậu cần, kỹthuật…Hiện nay có hơn 80% Phó chủ nhiệm chính trị trung đoàn, lữ đoàn và tươngđương đảm nhiệm bí thư đoàn cơ sở, 82% CTV phó tiểu đoàn đảm nhiệm bí thưliên chi đoàn, 100 % CTV phó đại đội đảm nhiệm bí thư chi đoàn [123, tr.6]

Đội ngũ cán bộ đoàn ở đơn vị cơ sở làm nhiệm vụ HL,SSCĐ hầu hết còn trẻ,

có sức khoẻ, phẩm chất đạo đức tốt, trách nhiệm chính trị cao, yêu mến, gắn bó, nhiệttình, chủ động, sáng tạo trong công tác; có trình độ kiến thức về chính trị, quân sự,kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hoá - xã hội; có năng khiếu trong các hoạt động vănhoá, văn nghệ, thể dục, thể thao Tuy nhiên, do chưa được đào tạo ở các trường đoànnên đội ngũ cán bộ đoàn ở đơn vị cơ sở làm nhiệm vụ HL,SSCĐ còn hạn chế về kiếnthức, kinh nghiệm nghiệp vụ công tác đoàn, CTTN Bên cạnh đó, theo các đợt tuyểnquân, ra quân hàng năm, ban chấp hành các tổ chức đoàn ở đơn vị làm nhiệm vụHL,SSCĐ phải thường xuyên kiện toàn Do vậy, đội ngũ cán bộ đoàn ở đơn vị luônbiến động, chất lượng cũng thay đổi Đặc điểm này đặt ra yêu cầu cho các đơn vị cơ

sở làm nhiệm vụ HL,SSCĐ phải tăng cường bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho độingũ cán bộ đoàn các cấp để đội ngũ này thực sự là những “trợ thủ đắc lực” cho cấp

uỷ, chính uỷ, CTV và người chỉ huy tiến hành CTTN ở đơn vị

- Vai trò CTTN ở các đơn vị cơ sở làm nhiệm vụ HL,SSCĐ

Là một bộ phận quan trọng trong chiến lược CTTN của Đảng, CTTN ở đơn

vị cơ sở làm nhiệm vụ HL,SSCĐ có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục,rèn luyện thanh niên, trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị cũng nhưtrong công tác xây dựng Đảng, xây dựng đơn vị vững mạnh, hoàn thành thắnglợi mọi nhiệm vụ được giao Vai trò đó biểu hiện cụ thể là:

Trang 34

Giáo dục, rèn luyện, góp phần bồi dưỡng ĐV,TN trở thành những con người mới XHCN, người quân nhân cách mạng ưu tú, thực sự là những chiến sĩ tin cậy, trung thành trong sự nghệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Thực hiện chức năng giáo dục với nhiều hình thức sinh động và phong phú,CTTN ở đơn vị cơ sở thường xuyên giáo dục, bồi dưỡng, trau dồi cho ĐV,TN lýtưởng, đạo đức cách mạng, kiến thức, năng lực hoạt động quân sự, kỹ thuật,chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức văn hoá, tri thức khoa học và những hiểu biết

xã hội; giáo dục, rèn luyện cho ĐV,TN tính tổ chức, tính kỷ luật, rèn luyện thểchất và nếp sống có văn hoá…làm cơ sở cho việc hình thành những phẩm chấtcao quý của “Bộ đội Cụ Hồ”, góp phần làm cho quân đội thực sự là trường họclớn của lớp lớp thế hệ thanh niên, nơi đào tạo và bồi dưỡng thanh niên thànhnhững con người mới XHCN

Thực tiễn cho thấy, người thanh niên trước khi vào quân ngũ chưa thể cóđầy đủ những phẩm chất cần thiết của người quân nhân cách mạng - người chiến

sĩ cầm súng bảo vệ Tổ quốc Họ còn nhiều bỡ ngỡ nên chưa thể thích ứng ngayvới hoạt động trong môi trường quân sự Chính môi trường quân đội, trực tiếp làCTTN đã giúp họ từng bước hoà nhập cuộc sống quân ngũ, bồi dưỡng phẩm chấtchính trị để họ có đủ bản lĩnh, ý chí quyết tâm và xác định rõ nghĩa vụ, tráchnhiệm của thanh niên đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc; qua đó nâng dần khảnăng hoàn thành nhiệm vụ của thanh niên

CTTN góp phần thiết thực vào thực hiện thắng lợi nhiệm vụ HL,SSCĐ và chiến đấu của đơn vị

Xung kích trong các lĩnh vực khó khăn, gian khổ, hăng hái đi đầu trongthực hiện nhiệm vụ của đơn vị vốn là chức năng của thanh niên ở đơn vị cơ sởlàm nhiệm vụ HL,SSCĐ Đó cũng là một mục tiêu quan trọng của CTTN vàphong trào đoàn ở đơn vị Thông qua hoạt động phong phú, sinh động của Đoàn,nhất là những phong trào xung kích của thanh niên, CTTN phát huy vai trò thanhniên đi đầu trong các phong trào thi đua ở đơn vị, hướng phong trào xung kíchcủa thanh niên vào thực hiện các nhiệm vụ trung tâm, khâu then chốt, khâu khó,

Trang 35

khâu yếu, góp phần thúc đẩy hoàn thành nhiệm vụ chính trị của đơn vị Mặtkhác, thông qua hoạt động xung kích để rèn luyện thanh niên, tạo điều kiện đểthanh niên phát huy được tài năng, trí tuệ, khuyến khích, hỗ trợ thanh niên vươnlên trong học tập, nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, chiến thuật, làm chủ

vũ khí, trang bị để sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi Thực tiễn cho thấytrong nhiều năm qua, hưởng ứng phong trào “Thanh niên lập nghiệp”, “Tuổi trẻgiữ nước” do Trung ương Đoàn phát động và phong trào thi đua “Giành 3 đỉnhcao quyết thắng”, “Phấn đấu xứng danh Bộ đội Cụ Hồ” của thanh niên Quân đội,thanh niên ở các đơn vị cơ sở đã tổ chức nhiều phong trào xung kích hành độngcách mạng thiết thực như “Chi đoàn huấn luyện giỏi”, “Trận địa thanh niênquyết thắng”, “Con tàu, khoang máy thanh niên”, “Kíp xe thanh niên”…cácphong trào trên đã thực sự đem lại những kết quả to lớn, thiết thực, trực tiếp gópphần nâng cao chất lượng HL,SSCĐ của đơn vị

CTTN trực tiếp góp phần tham gia xây dựng đảng bộ, chi bộ TSVM; xây dựng đơn vị VMTD Thông qua các hoạt động của CTTN, các chỉ thị, nghị quyết

của Đảng, của đảng bộ, chi bộ; chủ trương, chính sách của Nhà nước, mệnh lệnhcủa người chỉ huy được thanh niên thực hiện nghiêm chỉnh, có hiệu quả Chấtlượng CTTN ở đơn vị cơ sở được coi là một trong những tiêu chí quan trọngđánh giá năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đánh giátrình độ quản lý, tổ chức, chỉ huy của người chỉ huy các cấp Khi tổ chức đảng

cơ sở yếu kém, hiệu quả quản lý của người chỉ huy không cao thì đương nhiênCTTN không thể có chất lượng tốt Ngược lại, CTTN thông qua việc tham giađóng góp ý kiến trực tiếp cho các cấp uỷ đảng, cho đội ngũ cán bộ, đảng viên sẽgóp phần quan trọng làm cho tổ chức đảng cơ sở thêm TSVM

Vai trò của CTTN đối với công tác xây dựng đảng bộ, chi bộ TSVM cònđược thể hiện ở các hoạt động của đoàn cơ sở trong việc tuyên truyền, giáo dụccho ĐV,TN nâng cao nhận thức, củng cố niềm tin về mục tiêu, lý tưởng củaĐảng; lựa chọn, bồi dưỡng, giới thiệu những đoàn viên ưu tú để tổ chức đảngxem xét, kết nạp, góp phần quan trọng tăng thêm nguồn lực và trí tuệ cho Đảng,

Trang 36

nâng cao tỷ lệ lãnh đạo của đảng bộ, chi bộ Cùng với các tổ chức trong đơn vị,

tổ chức đoàn ở đơn vị cơ sở còn tham gia quản lý, bồi dưỡng, giáo dục, rèn luyện

và phát huy tốt vai trò của các đảng viên, sĩ quan trẻ, góp phần xây dựng đội ngũcán bộ, đảng viên ở đơn vị vững mạnh Các tổ chức đoàn cơ sở là nơi thườngxuyên quản lý, giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho ĐV,TN,nơi trực tiếp nắm và phản ánh cho cấp uỷ, chỉ huy những tâm tư, nguyện vọngchính đáng của quần chúng thanh niên trong đơn vị, giúp cho đảng bộ, chi bộ,chỉ huy nắm vững tình hình thanh niên để đề ra những chủ trương, biện pháplãnh đạo, chỉ đạo tiến hành CTTN có chất lượng, hiệu quả

Vai trò của CTTN đối với việc xây dựng đơn vị VMTD được thể hiện tậptrung ở việc tổ chức đoàn có trách nhiệm và thường xuyên chủ động quán triệtnghị quyết của cấp uỷ, chi bộ, mệnh lệnh, chỉ thị của chỉ huy để đề ra nội dung,chương trình hành động sát với yêu cầu nhiệm vụ xây dựng đơn vị VMTD, giáodục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ĐV,TN trong xây dựng đơn vị Pháthuy vai trò xung kích của thanh niên trong học tập, công tác, hoàn thành thắnglợi mọi nhiệm vụ được giao, xây dựng nếp sống chính quy, môi trường văn hoálành mạnh, chấp hành nghiêm kỷ luật, các chế độ nền nếp của đơn vị…qua đógóp phần xây dựng đơn vị cơ sở VMTD

CTTN góp phần tham gia giáo dục, rèn luyện ĐV,TN và xây dựng tổ chức đoàn ở địa phương vững mạnh, xây dựng cơ sở chính trị, củng cố quốc phòng -

an ninh, phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội trên địa bàn đóng quân

Thông qua các hoạt động kết nghĩa, giao lưu văn hoá giữa thanh niên đơn

vị và thanh niên địa phương trên địa bàn đóng quân, các tổ chức đoàn ở đơn vị

cơ sở phối hợp với tổ chức đoàn ở địa phương tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡngcho ĐV,TN địa phương nâng cao tinh thần yêu nước, yêu CNXH, kế thừa vàphát huy truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng, của các thế hệ cha anh.Vận động thanh, thiếu niên địa phương quán triệt và thực hiện tốt chủ trương,chính sách của Đảng, Nhà nước và của địa phương; tôn trọng và thực hiện đúngpháp luật, thực hiện tốt nghĩa vụ quân sự, tham gia xây dựng nền quốc phòngtoàn dân, thế trận chiến tranh nhân dân vững mạnh

Trang 37

Thông qua việc đẩy mạnh và phát triển các phong trào “Thanh niên lậpnghiệp”, “Tuổi trẻ giữ nước”, CTTN ở đơn vị cơ sở động viên, phát huy tiềm năngcủa thanh niên trong và ngoài quân đội góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự

an toàn xã hội, chống “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ và tham gia phát triểnkinh tế - xã hội của địa phương, đồng thời giúp đỡ địa phương củng cố, phát triển

cơ sở đoàn và phong trào thanh, thiếu niên; tuyên truyền vận động thanh niêntham gia các hoạt động của đoàn, bồi dưỡng kết nạp đoàn viên và bồi dưỡng độingũ cán bộ đoàn ở xã, phường, làng, bản, chăm sóc, bảo vệ thiếu niên, nhi đồng.Thông qua các hoạt động giúp đỡ, hướng dẫn nhân dân địa phương đẩymạnh phát triển sản xuất, ổn định và cải thiện đời sống, phòng chống bão lụt,dịch bệnh; xây dựng nếp sống văn hoá, đấu tranh bài trừ mê tín dị đoan và các tệnạn xã hội, giúp đỡ gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn đóngquân… CTTN ở đơn vị cơ sở góp phần làm tăng thêm tình đoàn kết và củng cốmối quan hệ máu thịt quân dân, góp phần ổn định chính trị, củng cố quốc phòng

- an ninh, phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội trên địa bàn đóng quân

CTTN ở các đơn vị cơ sở làm nhiệm vụ HL,SSCĐ còn trực tiếp góp phần bồi dưỡng, rèn luyện, bổ sung nguồn cán bộ cho Đảng, cho quân đội, cho các cơ quan, chính quyền, đoàn thể ở địa phương

Trong điều kiện hoà bình, Nhà nước ta thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự 18tháng; hết thời gian này phần lớn quân nhân hoàn thành nghĩa vụ trở về xây dựngđịa phương Thực hiện phương châm “Quân đội là trường học lớn của thanh niên”,trong quá trình thực hiện nghĩa vụ quân sự, lực lượng ĐV,TN được các tổ chứctrong quân đội, nhất là tổ chức đoàn giáo dục, rèn luyện, đào tạo họ trở thành nhữngcán bộ, đảng viên, ĐV,TN ưu tú, lực lượng xung kích trên mọi mặt trận chiến đấu,lao động sản xuất, công tác Thực tế cho thấy, trong thời gian tại ngũ, một sốĐV,TN rèn luyện phấn đấu đủ tiêu chuẩn được kết nạp vào hàng ngũ của Đảng,được tuyển chọn đi học sĩ quan, chuyên môn kỹ thuật phục vụ lâu dài, trở thànhnhững cán bộ lãnh đạo, chỉ huy các cấp trong quân đội, số còn lại sau khi hoànthành nhiệm vụ, xuất ngũ về địa phương trở thành lực lượng nòng cốt trong tăng

Trang 38

cường nguồn cán bộ cho địa phương Nhiều địa phương đã đánh giá rất cao vai tròcủa cán bộ, đảng viên, ĐV,TN là quân nhân xuất ngũ, phục viên và đã mạnh dạn bốtrí, sử dụng, bổ sung cho đội ngũ cán bộ chủ chốt của các cấp, các ngành ở địaphương Qua điều tra cho thấy, hiện nay ở cơ sở xã, phường cán bộ chủ chốt có tới50% là quân nhân xuất ngũ, phục viên Hầu hết số đó phát huy tốt bản chất “Bộ đội

Cụ Hồ” trên trận tuyến mới, có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác, có ý thức

tổ chức kỷ luật, có quan điểm đúng đắn, đấu tranh thẳng thắn, trung thực, có lốisống lành mạnh, giản dị, được nhân dân tin cậy Như vậy, CTTN trong quân đội nóichung, CTTN ở các đơn vị cơ sở làm nhiệm vụ HL,SSCĐ nói riêng không chỉ giáodục, rèn luyện ĐV,TN quân đội phục vụ cho nhiệm vụ xây dựng quân đội, bảo vệ

Tổ quốc mà còn có vai trò quan trọng trong việc bổ sung nguồn cán bộ cho Đảng,cho quân đội, cho các cơ quan, chính quyền, đoàn thể ở địa phương, góp phần tạonên lợi ích chung cho toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Đảng, đóng góp xứng đángvào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN

2.1.2 Đội ngũ chính trị viên và vai trò của đội ngũ chính trị viên đối với công tác thanh niên ở các đơn vị cơ sở làm nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu

* Đội ngũ CTV ở các đơn vị cơ sở làm nhiệm vụ HL,SSCĐ

Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam (Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI)xác định trong Quân đội nhân dân Việt Nam: “Ở mỗi cấp có cơ quan chính trị vàcán bộ chính trị đảm nhiệm công tác đảng, công tác chính trị dưới sự lãnh đạocủa cấp uỷ đảng cùng cấp và sự chỉ đạo của cơ quan chính trị cấp trên” [36,tr.49] Nghị quyết 51/NQ-TW của Bộ Chính trị khoá IX xác định: Từ cấp trungđoàn và tương đương đến cấp quân khu và tương đương có chính uỷ và cơ quanchính trị Từ cấp đại đội và tương đương đến cấp tiểu đoàn và tương đương cóCTV Chính uỷ, CTV là người “chịu trách nhiệm trước cấp trên và cấp uỷ cấpmình về toàn bộ các hoạt động công tác đảng, công tác chính trị trong đơn vị, cótrách nhiệm trực tiếp chỉ đạo, tổ chức tiến hành các nội dung công tác đảng, côngtác chính trị theo chức trách, nhiệm vụ, tham gia xây dựng, tổ chức thực hiện các

kế hoạch công tác chung của đơn vị” [32, tr.12-13]

Trang 39

Như vậy, CTV là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam và là bộ phận cơ bảncủa đội ngũ cán bộ chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam; được Đảng,Nhà nước và quân đội giao cho những quyền hạn trong phạm vi chức trách vàchịu trách nhiệm trước pháp luật, trước cấp uỷ, chính uỷ, người chỉ huy, cơ quanchính trị cấp trên và cấp uỷ cấp mình về toàn bộ các hoạt động của đơn vị theophạm vi chức trách, nhiệm vụ Trong đội ngũ cán bộ của quân đội, CTV lànhững cán bộ chính trị được biên chế ở đơn vị cấp phân đội, tạo thành một hệthống cán bộ chính trị của quân đội và được gọi chung là đội ngũ CTV

Đội ngũ CTV ở các đơn vị cơ sở làm nhiệm vụ HL,SSCĐ là những cán bộ chính trị của Đảng trong quân đội, người chủ trì về chính trị, trực tiếp tiến hành CTĐ,CTCT ở các đại đội, tiểu đoàn và đơn vị tương đương, hoạt động dưới sự lãnh đạo trực tiếp của cấp uỷ cùng cấp, sự chỉ đạo của chính uỷ, CTV và hướng dẫn của cơ quan chính trị cấp trên

Đội ngũ CTV ở các đơn vị cơ sở làm nhiệm vụ HL,SSCĐ được bố trí ở cấpđại đội, tiểu đoàn và tương đương, bao gồm: CTV đại đội, CTV tàu hải quân,đội, đồn biên phòng và CTV tiểu đoàn, CTV hải đội, liên đội

Ngoài ra, ở các đơn vị cơ sở làm nhiệm vụ HL,SSCĐ, bên cạnh CTV, các đơn

vị có biên chế chức danh CTV phó Đây là “nguồn” kế cận của CTV; là người sẵnsàng thay thế CTV khi được giao; trực tiếp đảm nhiệm một số mặt CTĐ,CTCT doCTV phân công và chịu trách nhiệm trước CTV về các mặt công tác đó Hiện nay ởcác đơn vị cơ sở, CTV phó thường kiêm bí thư đoàn (liên chi đoàn, chi đoàn) Đây

là lực lượng trực tiếp đảm trách công tác đoàn ở đơn vị cơ sở

- Đặc điểm đội ngũ CTV ở các đơn vị cơ sở làm nhiệm vụ HL,SSCĐ

Một là, đội ngũ CTV ở các đơn vị cơ sở làm nhiệm vụ HL,SSCĐ được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, trình độ năng lực nói chung, năng lực CTTN nói riêng không đồng đều

Thực hiện Nghị quyết 51/NQ-TW của Bộ Chính trị, nhu cầu về số lượngCTV cấp phân đội ở các đơn vị trong toàn quân trong thời gian ngắn tăng lênkhá nhiều so với số lượng hiện có, trong khi đó chỉ tiêu chiêu sinh đào tạo CTV

Trang 40

hạn chế; hơn nữa từ năm học 2006 - 2007 việc đào tạo theo mô hình người CTVcấp phân đội mới được bổ sung triển khai thay thế chương trình, mục tiêu đàotạo phó chỉ huy về chính trị Do vậy, để bảo đảm đủ nhu cầu số lượng biên chếđội ngũ CTV cấp phân đội, các đơn vị vừa phải bổ nhiệm phó chỉ huy về chínhtrị làm CTV, vừa phải tiếp tục lựa chọn, đào tạo, chuyển loại cán bộ chính trị từnhững cán bộ chỉ huy, chuyên môn kỹ thuật và số quân nhân chuyên nghiệp làtrung đội trưởng để bổ nhiệm các chức vụ CTV, CTV phó đại đội.

Đội ngũ CTV ở các đơn vị cơ sở làm nhiệm vụ HL,SSCĐ được đào tạo vàchuyển loại từ nhiều nguồn khác nhau: một bộ phận khá đông được đào tạo cơ bảntheo mục tiêu, mô hình CTV ở Học viện Chính trị và Trường sĩ quan Chính trị vớihọc vấn cử nhân chính trị; một bộ phận không nhỏ được đào tạo tại các lớpchuyển loại cán bộ chính trị cấp phân đội ở một số học viện, trường sĩ quan,trường quân sự của các quân khu, quân chủng, binh chủng trong quân đội SốCTV được đào tạo chính quy, tập trung dài hạn ở các trường chính trị, được trang

bị hệ thống kiến thức khá toàn diện, cơ bản và chuyên sâu về CTĐ,CTCT, trong

đó có kiến thức về xây dựng các tổ chức quần chúng, nhất là kiến thức về công tácđoàn, CTTN Tuy nhiên, số này không nhiều, chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu

số lượng CTV ở các đơn vị cơ sở làm nhiệm vụ HL,SSCĐ hiện nay Số cán bộquân sự đào tạo, bồi dưỡng chuyển loại cán bộ chính trị chiếm tỷ lệ cao Đây làlực lượng cán bộ đã được trải nghiệm, có vốn thực tiễn hoạt động quân sự, cónăng lực chỉ huy, quản lý bộ đội… nên khi đảm nhiệm cương vị CTV, CTV phóđại đội sẽ thuận lợi, nhanh chóng hoà nhập, khẳng định trên cương vị công tácmới Số này tuy chưa được đào tạo chuyên sâu về CTĐ,CTCT nhưng ở đơn vị họ

đã làm phân đoàn trưởng, uỷ viên ban chấp hành chi đoàn, liên chi đoàn, nên ítnhiều họ đã có kinh nghiệm công tác đoàn, CTTN

Sự chênh lệch về tỷ lệ đào tạo cơ bản và đào tạo chuyển loại đặt ra nhữngvấn đề cần phải giải quyết trong xây dựng đội ngũ CTV ở các đơn vị cơ sở làmnhiệm vụ HL,SSCĐ nói chung, bồi dưỡng, nâng cao năng lực CTTN của độingũ CTV nói riêng Số CTV, CTV phó đào tạo cơ bản thường nắm chắc lý luận

Ngày đăng: 25/11/2015, 11:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w