Thẩm định dự án bao gồm việc nghiên cứu và phân tích một cách toàn diện tất cả cácnội dung của dự án, trong đó, tài chính là một nội dung rất quan trọng vì xét cho cùng, nóthể hiện được
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài.
Trong sự nghiệp phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, đầu tư là một hoạt động cần thiết,đóng vai trò quan trọng đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển không ngừng của xã hội.Muốn ổn định và phát triển, tất cả mọi quốc gia, doanh nghiệp đều phải tiến hành đầu tư
Vì vậy, hiện nay, dự án đang giữ một vị trí quan trọng và tham gia vào hầu hết các quan
hệ kinh tế, trong đó có quan hệ tín dụng với các NHTM Việc các NHTM tài trợ cho các
dự án sẽ thu được lợi nhuận và góp phần kiểm soát, thúc đẩy phát triển kinh tế
Tuy nhiên, vấn đề mấu chốt để tài trợ cho các dự án đạt hiệu quả là công tác thẩmđịnh dự án Thẩm định dự án là nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động, tính bền vững và độ
an toàn cao của các dự án sau khi được cấp tín dụng từ các NHTM Qua thẩm định dự án
sẽ khẳng định được tính hiệu quả và tính an toàn của công cuộc đầu tư
Thẩm định dự án bao gồm việc nghiên cứu và phân tích một cách toàn diện tất cả cácnội dung của dự án, trong đó, tài chính là một nội dung rất quan trọng vì xét cho cùng, nóthể hiện được hiệu quả của việc sử dụng vốn trong đầu tư dự án Do đó, nội dung tàichính của dự án được chủ đầu tư và NHTM tài trợ vốn đặc biệt quan tâm
Qua thời gian học tập tại Truờng đại học kinh tế quốc dân cùng với nghiên cứu lý
luận về thẩm định tài chính dự án, em đã chọn “Chất lượng thẩm định tài chính dự án của Ngân hàng thương mại” làm đề án môn học.
2 Mục đích nghiên cứu.
- Nghiên cứu lý luận về thẩm định tài chính dự án và chất lượng của công tác thẩmđịnh tài chính dự án
- Phân tích, đánh giá thực tiễn hoạt động thẩm định tài chính dự án trong cho vay đầu
tư tại ngân hàng thuơng mại
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại cácngân hàng thuơng mại
Trang 23 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống các chỉ tiêu định tính và định lượng trong công tácthẩm định tài chính dự án của các NHTM
- Phạm vi nghiên cứu: Thực tiễn hoạt động thẩm định tài chính dự án trong cho vayđầu tư tại Ngân hàng thuơng mại
4 Kết cấu của đề tài.
Bài đề án được trình bày thành 3 phần:
Phần1 : Lý thuyết chung về chất lượng thẩm định tài chính dự án của ngân hàng thương
mại
Phần 2 : Thực trạng chất lượng thẩm định tài chính dự án của ngân hàng thương mại Phần 3 : Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính đự án của ngân hàng thương
mại
Trang 3PHẦN 1
LÝ THUYẾT CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1 Thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay
1.1 Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại
Ngân Hàng thương mại là một doanh nghiệp đặc biêt,hoạt động và kinh doanhtrong lĩnh vực tiền tệ và tín dụng,không trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất như cácdoanh nghiệp sản xuất – kinh doanh nhưng tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sảnxuất,lưu thông và phân phối sản phẩm xã hội bằng cách cung ứng vốn tín dụng,vốn đầu
tư cho các doanh nghiệp,tổ chức kinh tế mở rộng kinh doanh,góp phần thúc đẩy pháttriển kinh tế
Theo điều 4 Luật các tổ chức tín dụng 2005 Nước CHXHCN Việt Nam đã ghi rõ:Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dungthường xuyên nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và dịch vụ thanh toán.Các hoạt động cơ bản của một ngân hàng thương mại như sau:
Hoạt động huy động vốn
Hoạt động huy động vốn là hoạt động tạo vốn cho ngân hàng,nó đóng vai tròquan trọng là hoạt động nền tảng và ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của ngân hàng.hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại bao gồm: nhận tiền gửi, phát hành kỳphiếu trái phiếu,vay từ các tổ chức tín dụng khác,huy động thêm vốn chủ sở hữu và huyđộng theo nguồn khác
Tuy nhiên,với bất kỳ hình thức huy động nào thì Ngân hàng phải trả một chi phínhất định,chi phí này được bù đắp thông qua việc cho vay và đầu tư
Hoạt động cho vay và đầu tư
Đây là việc ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động được để đưa vào kinh doanhnhằm mục đích thu lợi nhuận.Có nhiều cách để phân loại khoản vay của Ngân hàng: theo
Trang 4thời gian có vay ngắn hạn trung hạn và dài hạn, theo đối tượng khách hàng có doanhnghiệp, cá nhân, chính phủ
Hoạt động trung gian
Sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ khiến cho nhu cầu sử dụngdịch vụ của ngân hàng ngày càng tăng.Chính vì thế nghiệp vụ này không những mang lạithu nhập cho Ngân hàng mà còn góp phần thúc đẩy hỗ trợ các nghiệp vụ trên và nâng cao
vị thế của ngân hàng trên thương trường
Ba hoạt động này co mối quan hệ mật thiết với nhau.Trong đó,hoạt động cho vay
và đầu tư là hoạt động kinh doanh chủ chốt của NHTM để tạo ra lợi nhuận.Thông quahoạt động này ngân hàng có thể bù đắp được các chi phí cho việc huy động vốn.Nhưnghoạt động cho vay mang lại cho ngân hàng nhiều rủi ro tiềm ẩn,đặc biệt cho vay trung vadài hạn theo dự án.Vì vậy thẩm định tài chính dự án nói riêng và thẩm định dự án nóichung là vấn đề ngân hàng quan tâm hàng đầu để đảm bảo tránh được các rủi ro, tạo sự
an toàn lành mạnh trong hoạt động của ngân hàng
1.2Thẩm định tài chính dự án
1.2.1 Khái niệm
Phương diện tài chính là một nội dung quan trọng của dự án, vì nó thể hiện đượchiệu quả của việc sử dụng vốn trong đầu tư dự án Xét cho cùng, khi ngân hàng đứngtrước nhu cầu vay vốn của khách hàng, thì mối quan tâm hàng đầu của họ là các khoảncho vay ra có thể thu hồi lại đủ vốn gốc và lãi đúng hạn và đem lại lợi nhuận cho ngânhàng hay không Do đó, nội dung tài chính của dự án được chủ đầu tư và NHTM tài trợvốn đặc biệt quan tâm
Thẩm định tài chính dự án trong cho vay là việc tổ chức xem xét một cách khách quan,khoa học và toàn diện các nội dung dự án, có ảnh hưởng đến chất lượng món vay trướckhi đưa ra quyết định tài trợ cho khoản vay đó
Trang 51.2.2 Quy trình thẩm định tài chính dự án
Hoạt động thẩm định tài chính dự án diễn ra theo một quy trình thống nhất vớicác bước cụ thể do mỗi ngân hàng quy định Tuy nhiên, nghiệp vụ này bao gồm các bước
chính sau:
- Bước 1: Thu thập, tìm kiếm thông tin: Bản chất của thẩm định là quá trình
phân tích, so sánh và đánh giá giữa các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật trong dự án với cácthông tin, tài liệu mà người thẩm định thu thập được Việc thu thập các thông tin chocông tác nghiệp vụ là việc làm thường xuyên, và rất cần thiết đối với cán bộ thẩm định.Thông tin càng chính xác, cụ thể thì càng thuận lợi cho quá trình triển khai công việc vàkết quả thẩm định càng đáng tin cậy
- Bước 2: Sắp xếp và xử lý các thông tin: Các thông tin cần thiết cho công tác
thẩm định rất đa dạng và phong phú Cán bộ thẩm định có thể thu thập thông tin từ rấtnhiều nguồn khác nhau, kể cả các nguồn thông tin chính thống và không chính thống Vìvậy, sau khi thu thập đầy đủ thông tin, cần có sự phân loại, sắp xếp và lưu trữ các thôngtin đó theo những chủ đề nhất định nhằm tạo thuận lợi cho việc khai thác sử dụng khi cầnthiết
- Bước 3: Thẩm định khách hàng: Đây là bước quan trọng và rất phức tạp với
nhiều nội dung cần phải tiến hành thẩm định Kết quả thẩm định khách hàng có ý nghĩaquyết định trong việc có chấp nhận đầu tư cho dự án hay không
- Bước 4: Thẩm định môi trường kinh tế: Cán bộ thẩm định tiến hành tìm hiểu,
phân tích, đánh giá những biến động có khả năng xảy ra của thị trường mà ảnh hưởng đếnchất lượng khoản vay đang được xem xét để cho vay
- Bước 5: Thẩm định khả năng cho vay của ngân hàng: Đây là việc xem xét,
đánh giá lại khả năng của ngân hàng còn đủ điều kiện, khả năng để cho vay theo nhu cầucủa khách hàng hay không
- Bước 6: Đưa ra nhận xét và kết luận: Đây là bước cuối cùng trong quá trình
thẩm định Ở bước này, cán bộ thẩm định phải hoàn thành tất cả công tác phân tích và
Trang 6đưa ra báo cáo kết quả thẩm định tài chính khách hàng, là cơ sở xét duyệt cho vay và tiếnhành giải ngân vốn cho khách hàng.
1.2.3 Thẩm định tổng mức vốn đầu tư của dự án
Tổng mức vốn đầu tư là toàn bộ chi phí đầu tư và xây dựng (kể cả vốn sản xuấtban đầu) và là giới hạn chi phí tối đa của dự án được xác định trong quyết định đầu tư Tổng mức vốn đầu tư được xác định dựa trên cơ sở năng lực sản xuất theo thiết kế,khối lượng các công tác chủ yếu và sản xuất đầu tư, giá chuẩn hay đơn giá tổng hợp do
cơ quan có thẩm quyền ban hành
Việc tính toán chính xác tổng mức vốn đầu tư có ý nghĩa hết sức quan trọng đối vớitính khả thi của dự án vì nếu vốn đầu tư dự trù quá thấp thì dự án có thể bị đổ vỡ vì côngtrình không đưa vào thực hiện được, ngược lại tính toán quá cao thì tiền vay nợ nhiều,giảm khả năng sinh lời của dự án
Tổng mức vốn đầu tư cho một dự án gồm ba phần:
- Vốn cố định bao gồm toàn bộ chi phí có liên quan đến việc hình thành tài sản cố định
từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến giai đoạn thực hiện đầu tư và giai đoạn kết thúc xâydựng dự án vào sử dụng, gồm: Chi phí chuẩn bị (chi phí dùng để soạn thảo nghiên cứulập hồ sơ dự án, chi phí ban đầu về mặt đất, mặt nước); giá trị nhà xưởng và kết cấu hạtầng sẵn có được sử dụng cho dự án; chi phí xây dựng mới hoặc cải tạo nhà xưởng, kếtcấu hạ tầng; chi phí mua máy móc thiết bị, dụng cụ sản xuất, phương tiện vận tải; chi phíđào tạo cán bộ và các chi phí khác
- Vốn lưu động là số vốn tối thiểu cần thiết để đảm bảo cho việc dự trữ các tài sản lưuđộng nhằm đáp ứng cho nhu cầu hoạt động của dự án chỉ có vốn lưu động ban đầu (chochu kỳ sản xuất đầu tiên của doanh nghiệp) mới được phép tính vào vốn đầu tư Nó baogồm: Vốn sản xuất (chi phí nguyên vật liệu, điện nước, phụ tùng ); vốn lưu thông (sảnphẩm dở dang, tồn kho, hàng hóa bán chịu, vốn bằng tiền, chi phí tiếp thị )
- Vốn đầu tư dự phòng: Đây là khoản vốn dự trù để sẵn sàng ứng phó với các biếnđộng ngoài dự kiến và các rủi ro bất thường có thể xảy ra trong quá trình thi
Trang 7công….Khoản dự phòng này thường được quy định khoảng 5-10% trên tổng vốn cố định
và vốn lưu động
Bên cạnh việc xác định tổng mức vốn đầu tư của dự án, ngân hàng cũng cần phải xácđịnh cả tiến độ bỏ vốn cho dự án để lập ra kế hoạch nguồn vốn và sử dụng vốn, đồng thờicòn giúp ngân hàng theo dõi tốt hơn các hoạt động của chủ đầu tư, từ đó đánh giá đượcmức độ hiệu quả của những đồng vốn bỏ ra
1.2.4 Xác định nguồn vốn tài trợ cho dự án.
Một dự án có thể được tài trợ bởi nhiều nguồn vốn khác nhau, chủ đầu tư phải giảitrình một cách chắc chắn về cơ sở pháp lý của các nguồn vốn sẽ tài trợ cho dự án Cán bộthẩm định cần thẩm định lại sự bảo đảm của các nguồn vốn tham gia vào dự án
- Đối với vốn tự có: Phải dựa vào các BCTC của doanh nghiệp ít nhất là trong 3 nămgần đây nhất để nắm được tình hình tài chính và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,
từ đó xác minh lại đúng đắn, hợp lý của nguồn vốn này
- Đối với vốn từ NSNN: Đây là một nguồn vốn có tính an toàn cao, cần phải dựa vào các vănbản pháp lý cần thiết của các cơ quan có thẩm quyền để khẳng định được nguồn vốn này
- Vốn vay từ các ngân hàng khác: Cần phải đánh giá khả năng cho vay từ các ngânhàng này thông qua các văn bản cam kết để chứng minh được khả năng đảm bảo vốn
- Vốn vay trực tiếp nước ngoài: Cần xem xét các điều kiện vay vốn do nhà nước quyđịnh, các điều kiện về lãi suất, thời hạn…
Khi thẩm định các nguồn tài trợ cho dự án còn phải xét cả thời điểm nhận được tàitrợ, nếu các nguồn vốn tài trợ đều tập trung vào một thời điểm sẽ làm giảm hiệu quả củavốn đầu tư do bị ứng đọng trong quá trình thực hiện dự án
1.2.5 Thẩm định dòng tiền của dự án
Thẩm định dòng tiền của dự án là một nội dung quan trọng của hoạt động thẩm địnhtài chính dự án Việc này tạo điều kiện để vận dụng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tàichính của dự án
Trang 8Đứng trên quan điểm của người đầu tư, ngân hàng chỉ quan tâm đến lợi ích của dự ántạo ra sau khi đã trừ đi toàn bộ các chi phí và chi phí cơ hội mà không phân biệt nguồnvốn tham gia Dòng tiền tính toán là dòng tiền trước khi thanh toán các nghĩa vụ trả nợ.
- Có hai phương pháp xác định dòng tiền, đó là trực tiếp và gián tiếp
Theo phương pháp trực tiếp:
Dòng tiền ròng của dự án = Dòng tiền vào - đi dòng tiền ra
Theo phương pháp gián tiếp thì:
Dòng tiền ròng
của dự án = LNST +
Khấuhao -
Chi đầu
tư + (-)
Thay đổi vốn lưuđộng ròng
1.2.6 Thẩm định các chỉ tiêu tài chính của dự án
Một dự án được đánh giá tốt khi dự án đó phải tạo ra được mức lợi nhuận tuyệtđối ( khối lượng của cải ròng) lớn nhất,có tỷ suất sinh lời cao(phải cao hơn tỷ suất lãivay,suất sinh lời mong muốn) và dự án phải nhanh chóng thu hồi vốn
Chính vì vây ngân hàng đã có những chỉ tiêu tương ứng để thẩm định tài tính hiệu quảcủa dự án như: Giá trị hiện tại ròng (NPV), tỷ suất sinh lời nội bộ (IRR), thời gian hoànvốn (PP), khả năng sinh lợi (PI)
- Chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng (NPV)
NPV là hiệu số giữa tổng hiện giá thu nhập ròng qua các năm và tổng số vốn đầu tưcủa dự án Nó cho ta biết quy mô thu nhập ròng tính ở thời điểm hiện tại của toàn bộ quátrình đầu tư và vận hành dự án
C B
0 1 Trong đó: Bi: Khoản thu của dự án năm i
Ci: Chi phí của dự án năm i
n: Số năm hoạt động của dự án
r: Lãi suất chiết khấu
Trang 9Nếu dự án có NPV > 0 thì nó có tính khả thi, nếu NPV = 0 thì dự án hòa vốn, lúc này việcchấp nhận hay từ chối dự án là tùy thuộc vào quan điểm của chủ đầu tư và các bên liên quan.Ngoài ra, khi cân nhắc giữa các dự án thì dự án nào có NPV lớn nhất sẽ được chọn.
+ Ưu điểm: NPV cho biết hiệu quả tài chính của dự án một cách chính xác hơn do tínhđến giá trị thời gian của tiền Hơn nữa, chỉ tiêu này cho phép đo lường trực tiếp giá trịtăng thêm do vốn đầu tư tạo ra
+ Nhược điểm: Không cho biết mức độ sinh lời của dự án, kết quả tính phụ thuộc vàoviệc chọn lãi suất chiết khấu, việc xác định dòng tiền, và cũng không thể so sánh NPVcủa các dự án có thời gian khác nhau
- Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn đầu tư (PP)
Thời gian hoàn vốn đầu tư là khoảng thời gian cần thiết mà dự án tạo ra dòng tiền thu
nhập bằng chính số vốn đầu tư để thực hiện dự án
Thời gian hoàn vốn đầu tư giản đơn là thời gian được xác định khi chưa tính đến yếu
tố thời gian của tiền
T = KP + D Trong đó: T: thời gian thu hồi vốn giản đơn
K: Vốn đầu tư ban k’frđầu
P: Lợi nhuận thu được bình quân năm
D: Khấu hao hàng năm
Thời gian thu hồi vốn có chiết khấu là thời gian trong đó tổng vốn đầu tư vào TSCĐđược thu lại bằng lợi nhuận và khấu hao hàng năm sau khi đã quy đổi các dòng tiền này
về giá trị hiện tại Được xác định bằng công thức:
i
NCF PV
0 1
Dự án nào có thời gian thu hồi vốn càng ngắn thì rủi ro càng thấp Nhưng dựa vàochỉ tiêu này lại không cho biết thu nhập của dự án sau khi hoàn vốn và cũng không xétđến tuổi thọ của dự án khi phân tích
+ Ưu điểm: Đơn giản, dễ tính
Trang 10+ Nhược điểm: Không xem xét đến tuổi thọ dự án, chú trọng vào lợi ích ngắn hạn hơn
là dài hạn, không tính đến các khoản thu sau khi thu hồi vốn Vì vậy, không phù hợp vớinhững dự án có mức sinh lời chậm
- Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời nội bộ (IRR)
IRR là tỷ suất chiết khấu mà ứng với nó NPV = 0 Hay, IRR là lãi suất chiết khấuphải tìm sao cho với mức lãi suất đó tổng hiện giá của các khoản thu trong tương lai dođầu tư mang lại bằng hiện giá của vốn đầu tư
Dự án lựa chọn để đầu tư phải có IRR lớn hơn hoặc bằng lãi suất vay vốn thôngthường Có nhiều cách để xác định IRR
+ Cách 1: Giải phương trình: NPV = ( )
0 *
=+
C B
Bước 2: Tính IRR theo công thức
+ Nếu IRR < Chi phí sử dụng vốn của chủ đầu tư thì loại bỏ dự án
+ Nếu IRR = Chi phí sử dụng vốn của chủ đầu tư thì việc lựa chọn hay loại bỏ dự án làtùy thuộc vào quan điểm của chủ đầu tư
+ Nếu IRR > Chi phí sử dụng vốn của chủ đầu tư mà các dự án là độc lập thì có thểchấp nhận, còn các dự án loại trừ thì sẽ chọn dự án có IRR lớn nhất
+ Ưu điểm: IRR cho phép đánh giá được tỷ lệ sinh lời của mỗi đồng vốn đầu tư, có
tính đến giá trị thời gian của tiền và cho phép so sánh được mức sinh lời của dự án vớichi phí sử dụng vốn IRR cũng có thể dùng để so sánh giữa các dự án độc lập với nhau
IRR = r1 + (r2 r1) NPV1
NPV1 - NPV2
Trang 11Ngoài ra, IRR còn có thể giúp tránh được những khó khăn khi phải xác định mức lãi suấtthích hợp, nó cho biết lãi suất tối đa mà dự án có thể chấp nhận được.
+ Nhược điểm: Không chú trọng đến quy mô vốn đầu tư và không cho biết giá trị lợi
nhuận của dự án
Với các dự án độc lập thì IRR và NPV thường dẫn tới cùng một kết luận về dự án.Nhưng trong các dự án loại trừ thì hai chỉ tiêu này có thể dẫn tới những lựa chọn tráingược Khi đó, nên ưu tiên sử dụng NPV vì IRR không cho biết giá trị lợi nhuận của dự
án và không đề cập đến quy mô đầu tư
- Chỉ tiêu chỉ số doanh lợi (PI)
PI là chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của dự án, được tính dựa vào mối quan hệ tỷ
số giữa thu nhập ròng hiện tại so với vốn đầu tư ban đầu
PI = PV
P Trong đó: PV là giá trị hiện tại của các dòng tiền vào dự án
P là vốn đầu tư ban đầu
Với PV = NPV + P
PI tối thiểu phải bằng lãi suất chiết khấu và càng cao thì dự án càng dễ được chấp nhận
+ Ưu điểm: Trong trường hợp nguồn vốn bị giới hạn, chúng ta không thể xếp hạng ưu
tiên các dự án theo tiêu chuẩn NPV thì sẽ theo PI
+ Nhược điểm: Không giải thích được một cách trực tiếp sự khác nhau về quy mô của
a) Phân tích độ nhạy
Trang 12Hiệu quả của dự án phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố được dự báo trong khi lập dự
án Vì vậy, công tác thẩm định cần phải đánh giá được sự ổn định của các chỉ tiêu hiệuquả của dự án khi các nhân tố đầu vào, đầu ra có sự biến động Trong phân tích độ nhạy,kinh nghiệm của các chuyên gia thẩm định là hết sức quan trọng bởi vì chỉ có các chuyêngia với kinh nghiệm tích lũy được của mình mới dự kiến được khả năng nhân tố nào cóthể biến đổi và biến đổi như thế nào
Trong phân tích độ nhạy, người ta dự kiến một số tình huống thay đổi, những rủi rotrong tương lai làm cho giá nguyên vật liệu tăng, giá thuê nhân công tăng, sản lượnggiảm, doanh thu giảm… rồi từ đó tính lại các chỉ tiêu hiệu quả như NPV, IRR Nếu nhưcác chỉ tiêu này vẫn đạt yêu cầu thì dự án được coi là ổn định và được chấp thuận Ngượclại, dự án bị coi là không ổn định buộc phải xem xét điều chỉnh lại mới được đầu tư
Để phân tích độ nhạy, thường thực hiện qua bốn bước sau:
- Bước 1: Xác định những nhân tố có khả năng biến động theo chiều hướng xấu
- Bước 2: Trên cơ sở các nhân tố đó, dự đoán biên độ biến động có thể xảy ra
- Bước 3: Chọn một chỉ tiêu hiệu quả để đánh giá độ nhạy nào đó (NPV, IRR)
- Bước 4: Tiến hành tính toán lại NPV hoặc IRR theo các biến số mới, trên cơ sở chocác biến số tăng giảm cùng một tỷ lệ % nào đó
⇒ Chỉ số độ nhạy: E =
i
i X
F
∆
∆
Trong đó: ∆F i là mức biến động (%) của chỉ tiêu hiệu quả.
∆X i là mức biến động (%) của nhân tố ảnh hưởng.
Kết quả của phân tích độ nhạy sẽ cho biết nhân tố nào trong dự án cần được nghiêncứu kỹ và thu thập thông tin cẩn thận để phòng ngừa và quản trị rủi ro
Đây là một kỹ thuật phân tích rủi ro dự án tương đối giản đơn, tuy nhiên, nhược điểmcủa phương pháp này là chưa tính đến xác suất có thể xảy ra các biến cố rủi ro và khôngđánh giá được cùng một lúc sự tác động của tất cả các biến rủi ro đến dự án
b) Phân tích tình huống
Trang 13Phân tích tình huống là kỹ thuật phân tích rủi ro kết hợp cả hai nhân tố là xác suấtxảy ra các biến rủi ro và sự tác động của chính biến đó đối với dự án Trong sự phân tíchnày đòi hỏi phải xem xét cả một tập hợp những tình huống tài chính tốt và xấu từ đó sosánh với trường hợp cơ sở, người ta sẽ tính toán lại NPV hoặc IRR trong điều kiện tốt vàxấu, sau đó so sánh với giá trị cơ sở.
Sau khi tiến hành dự kiến các tình huống có thể xảy ra và xác suất của từng tìnhhuống, người ta sẽ tính toán hệ số biến thiên của dự án và so sánh với hệ số biến thiêncủa các dự án trung bình của doanh nghiệp hay NHTM đã tiến hành thẩm định, từ đó xácđịnh mức độ rủi ro tương đối của dự án
Phương pháp này vẫn còn nhược điểm đó là không thể xác định tất cả các trường hợpkết hợp lẫn nhau của các yếu tố và chỉ phân tích được một vài khả năng rời rạc, trong khithực tế có thể có vô số khả năng kết hợp có thể xảy ra giữa các biến của dự án
1.2.7 Thẩm định khả năng trả nợ của dự án
Khả năng trả nợ của dự án có vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá độ an toàn về mặttài chính của dự án đồng thời cũng là chỉ tiêu được Ngân hàng đặc biệt quan tâm và xemđây là một trong những tiêu chuẩn để quyết định cho vay hay không
Khả năng trả nợ của dự án được đánh giá trên cơ sở nguồn thu và nợ (gốc + lãi) phải trảhàng năm của dự án
Trang 141.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng thẩm định tài chính dự án
Chất lượng thẩm định tài chính dự án được đánh giá thông qua việc tính toán vàxác định nhiều chỉ tiêu khác nhau.Vì vậy muốn chất lượng thẩm định dự án phản ánhtrung thực, chính xác thì phải nghiên cứu rõ nội dung, ý nghĩa, ưu điểm,nhược điểm củacác chỉ tiêu.ta có một số chỉ tiêu như sau:
- Số lượng dự án : Đây là chỉ tiêu quan trong để đánh giá chất lượng thẩm định dự án,
dự án nhiều thì tinh đồng bộ cao chất lượng thẩm đinh dần dần được nâng cao.Bởikhi dự án nhiều yêu cầu ngân hàng phải có đội ngũ thẩm định dáp ứng nhu cầu của
dự án như vậy chất lượng dự án sẽ càng ngày càng được nâng cao.Bên cạnh đó thìcông nghệ thông tin càng ngày càng được đầu tư để đáp ứng tốt công việc thẩm địnhnhư vậy càng ngày càng hoàn thiện hơn chất lượng thẩm định dự án.Nhưng khôngthể đánh đồng giữa ngân hàng có nhiều dự án đầu tư là ngân hàng manh và có tiềmnăng mà chúng ta phải xem hiệu quả của các dự án
- Hiệu quả của các dự án : Khi các dự án dược đầu tư khi đi vào hoạt động nó mang lạinhiều hiệu quả cho xã hội, chủ đầu tư cũng như ngân hàng.Khi dự án mang lại hiệuquả cũng là lúc ngân hàng thu hồi vốn vay va mang lại lợi nhuận cho ngân hàng.Mặtkhác khi các ngân hàng đầu tư thì họ phải theo sát để xem các dự án có thực hiện
Nguồn trả nợ hàng năm của dự án
Nợ phải trả hàng năm(gốc +lãi)
Trang 15đúng mục đích vay vốn không? Để tránh các rủi ro do đầu tư.đây cũng là yếu tố quantrọng để đánh giá chất lượng thẩm định của ngân hàng.
- Thời gian thẩm định : Thời gian thẩm định là một yếu tố cạnh tranh của ngânhàng.Thời gian thẩm định ngắn chi phí thẩm định thấp sẽ thu hút được nhiều kháchhàng đến với ngân hàng Nhưng đó cũng điều bất cập lớn của ngân hàng bởi thời gianngắn thì quy trình thẩm định sẽ không triển khai đồng bộ và sẽ bỏ qua nhiều bướcdẫn tới ngân hàng sẽ gặp rất nhiều rủi ro khi đầu tư
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định tài chính dự án
1.4.1 Nhân tố chủ quan
1.4.1.1 Thông tin
Để có kết quả tinh toán thẩm định chính xác phải dựa trên những thông tin, sốliêu chính xác đầy đủ từ nhiều góc độ khác nhau về dự án.Chất lượng của thông tin mộtphần phụ thuộc vào chủ đầu tư trong việc lập và thẩm định dự án, phần còn lại phụ thuộcvào khả năng tiếp cận,thu thập các nguồn tin phục vụ cho công tác thẩm định tài chính dự
án của ngân hàng
Thông tin từ phía doanh nghiệp thường làm ngân hàng gặp khó khăn trong việcthẩm định.Bởi một doanh nghiệp đến vay vốn ngân hàng đều phải có báo cao tình hìnhkinh doanh đã được soạn thảo kĩ Một doanh nghiệp muốn được ngân hàng chấp nhậncho vay vốn ko những có dự án đạt hiệu quả cao, ít rủi ro tiềm ẩn mà còn đòi hỏi doanhnghiệp có tiềm lực về tài chính.Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến sự trung thực của các
số liệu trong báo cáo tài chính và thuyết minh dự án doanh nghiệp đưa ra.Đây là nguyênnhân chủ yếu khiến ngân hàng gặp khó khăn trong việc thu thập thông tin va ảnh rất lớnđến chất lượng thẩm định tài chính
Mặt khác,trang thiết bị thu thập thông tin, phòng ngừa rủi ro còn rất yếu kém sovới các nước trên thế giới.Do đó,nếu thông tin không đầy đủ,thiếu chinh xác thì thẩmđịnh dự án không thể thực hiện được nếu thực hiện thi chất lượng sẽ thấp,những kết luậnmang tính chủ quan,cảm tính và không chính xác.Vì vậy các ngân hàng cần quan tâm tớiviệc thu thập thông tin để nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án