Nâng cao trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ thẩm định

Một phần của tài liệu CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 26 - 30)

1. Thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay

3.3 Nâng cao trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ thẩm định

Con người luôn là trung tâm, đóng vai trò quyết định trong mọi hoạt động, do đó, hiệu quả của việc thẩm định tài chính dự án phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của nhân tố con người. Mỗi cán bộ thẩm định cần đạt những tiêu chuẩn nhất định về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, năng lực làm việc và phẩm chất đạo đức. Để làm được điều này, ngân hàng cần tập trung vào một số công việc sau:

- Thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ ngay từ khâu tuyển chọn nhân viên. Công tác tổ chức thi tuyển phải công khai, chặt chẽ, đảm bảo công bằng để có thể lựa chọn được những người giỏi nhất và có đủ các tố chất cần thiết. Việc kiểm tra, sát hạch trình độ chuyên môn, nghiệp vụ người được dự tuyển phải do các cán bộ thẩm định có kinh nghiệm, thâm niên công tác trực tiếp tiến hành.

- Cần có chính sách thu hút và ưu đãi các chuyên gia giỏi để đội ngũ này phục vụ hoặc tham gia vào hoạt động thẩm định. Cũng như các chính sách ưu tiên, ưu đãi, khen thưởng thoả đáng đối với các cán bộ tín dụng giỏi làm việc có kinh nghiệm, hiệu quả cao, đồng thời kỉ luật nghiêm minh các hành vi tiêu cực.

- Chủ động thường xuyên bồi dưỡng kiến thức chuyên môn và những kiến thức hỗ trợ cho hoạt động của ngành nhằm giúp cho cán bộ lãnh đạo các cấp và cán bộ tín dụng thẩm định trực tiếp nắm bắt các kiến thức mới phù hợp với tình hình và bối cảnh kinh doanh mới. Đồng thời, thường xuyên thực hiện công tác đánh giá lại đội ngũ cán bộ thẩm định, tiến hành đào tạo lại hoặc thuyên chuyển công tác đối với những cán bộ không đáp ứng được yêu cầu.

- Đề cao tính sáng tạo, coi trọng những sáng kiến, đề xuất có giá trị của cán bộ thẩm định. Đưa những sáng kiến đó vào áp dụng trong thực tế và có hình thức khen thưởng kịp thời nhằm động viên, khích lệ tinh thần.

- Thực hiện đổi mới cán bộ theo hướng chuyên môn hóa: Cán bộ thẩm định dù có giỏi đến đâu thì cũng không thể có hiểu biết sâu sắc về mọi lĩnh vực khác nhau của nền kinh

tế, do đó, cần phải chuyên môn hóa cán bộ theo từng lĩnh vực căn cứ vào năng lực, trình độ của mỗi người.

KẾT LUẬN

Trong điều kiện hiện nay, nền kinh tế đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức lớn, đòi hỏi các tổ chức kinh tế phải nắm bắt kịp thời các cơ hội đầu tư để củng cố và khẳng định vị thế của mình. Vì vậy, hoạt động đầu tư đang đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế. Do sự giới hạn về các nguồn lực, người ta luôn đặt tiêu chí sử dụng hiệu quả nguồn tài chính cho các dự án lên hàng đầu. Với nguồn tài trợ hạn hẹp, nhu cầu tài trợ lại vô cùng lớn nên việc khẳng định hiệu quả tài chính của dự án là mối quan tâm hàng đầu của các NHTM khi quyết định cho vay theo dự án.

Công tác thẩm định tài chính dự án trong cho vay là một hoạt động rất phức tạp, vì

vậy, việc nghiên cứu những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án là một vấn đề có phạm vi rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực, đòi hỏi có thời gian lâu dài. Trong khuôn khổ cho phép, báo cáo đã đưa ra được một số vấn đề theo mục tiêu đề ra như sau:

Thứ nhất: Hệ thống hóa những vấn đề về chất lượng thẩm định tài chính , các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tài chính dự án.

Thứ hai: Phân tích, đánh giá thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án diễn ra tại các ngân hàng thuơng mại cổ phần

Thứ ba: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại các ngân hàng thuơng mai cổ phần

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài...1

2. Mục đích nghiên cứu...1

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...2

4. Kết cấu của đề tài...2

PHẦN 1... 3

LÝ THUYẾT CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI...3

1. Thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay...3

1.1 Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại...3

1.2Thẩm định tài chính dự án...4

1.2.1 Khái niệm...4

1.2.2 Quy trình thẩm định tài chính dự án...5

1.2.3 Thẩm định tổng mức vốn đầu tư của dự án...6

1.2.4 Xác định nguồn vốn tài trợ cho dự án...7

1.2.5 Thẩm định dòng tiền của dự án...7

1.2.6 Thẩm định các chỉ tiêu tài chính của dự án...8

1.2.7 Thẩm định khả năng trả nợ của dự án...13

1.3 Chất lượng thẩm định tài chính dự án...14

1.3.1Khái niệm...14

1.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng thẩm định tài chính dự án..14

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định tài chính dự án15 1.4.1 Nhân tố chủ quan...15

1.4.1.1 Thông tin...15

1.4.1.3 Con người...16 1.4.1.4Tổ chức, điều hành...16 1.4.1.5 Trang thiết bị...16 1.4.2 Nhân tố khách quan...17 PHẦN 2... 18 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI...18

PHẦN 3... 21

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI...21

3.1 Đầu tư cơ sở vật chất, phát triển hệ thống công nghệ thông tin. 21 3.2 Hoàn thiện nội dung và quy trình thẩm định...23

3.3 Nâng cao trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ thẩm định...26

Một phần của tài liệu CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 26 - 30)