Giới thiệu chung Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Vietcombank chính thức đi vào hoạt động ngày 01/4/1963, với tổ chức tiền thân là C
Trang 1MỤC LỤC
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA
VIETCOMBANK 4
1.1.Về cơ cấu cổ phần của Vietcombank 4
1.2.Về tình hình kinh doanh của Vietcombank 5
1.3.Phân tích một số chỉ số tài chính 7
1.3.1.Về tốc độ tăng trưởng 7
1.3.2.Về hiệu quả hoạt động: 8
1.3.3.Về nhóm chỉ tiêu cổ phiếu 8
2 Nhận định ngành ngân hàng, đánh giá cổ phiếu VCB 9
CHƯƠNG 1: SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI
THƯƠNG VIỆT NAM (VIETCOMBANK)
1 Giới thiệu chung
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) chính thức đi vào hoạt động ngày 01/4/1963, với
tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) Là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hoá, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chính thức hoạt động với tư cách là một Ngân hàng TMCP vào ngày 02/6/2008 sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng Ngày 30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khoán VCB) chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM
Tên tiếng việt: Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam
Tên tiếng anh: Joint stock commercial bank for foreign trade of Viet Nam
Tên giao dịch: Vietcombank
Trang 2 Tên viết tắt: VCB
Địa chỉ: 198 Trần Quang Khải, phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Tel: 04.39343137
Fax: 04.38241395
Website: www.vietcombank.com.vn
Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, Vietcombank ngày nay đã trở thành một ngân hàng đa năng hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án…cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại: kinh doanh ngoại tệ và các công vụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử…
Sau gần nửa thế kỷ hoạt động trên thị trường, Vietcombank hiện có trên 13.560 cán bộ nhân viên, với gần 400 Chi nhánh/Phòng Giao dịch/Văn phòng đại diện/Đơn
vị thành viên trong và ngoài nước, gồm 1 Hội sở chính tại Hà Nội, 1 Sở Giao dịch,
1 Trung tâm Đào tạo, 78 chi nhánh và hơn 311 phòng giao dịch trên toàn quốc, 3 công ty con tại Việt Nam, 2 công ty con tại nước ngoài, 1 văn phòng đại diện tại Singapore, 5 công ty liên doanh, liên kết Bên cạnh đó, Vietcombank còn phát triển một hệ thống Autobank với 1.835 ATM và 32.178 điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) trên toàn quốc Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.300 ngân hàng đại lý tại 100 quốc gia và vùng lãnh thổ
Hiện nay Vietcombank đang triển khai các sản phẩm dịch vụ như:
Dịch vụ tài khoản
Dịch vụ huy động vốn (Tiền gửi tiết kiệm, trái phiếu, kỳ phiếu)
Dịch vụ cho vay (ngắn, trung, dài hạn)
Dịch vụ bảo lãnh
2
Trang 3 Dịch vụ chiết khấu chứng từ
Dịch vụ thanh toán quốc tế
Dịch vụ chuyển tiền
Dịch vụ thẻ
Dịch vụ nhờ thu
Dịch vụ mua bán ngoại tệ
Dịch vụ ngân hàng đại lý
Dịch vụ bao thanh toán
Các dịch vụ khác theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Trang 4CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA
VIETCOMBANK
1 Phân tích báo cáo tài chính của Vietcombank
Đến thời điểm nghiên cứu chưa có báo cáo tài chính năm 2013 của Vietcombank nên bài phân tích sẽ tập trung đánh giá hoạt động của công ty từ năm 2009 đến hết năm 2012 Các số liệu được lấy từ báo cáo tài chính đã kiểm toán các năm của công ty
1.1 Về cơ cấu cổ phần của Vietcombank
Tên cổ đông Tỷ lệ sở hữu Số cổ phần sở hữu
Ngân hàng nhà nước Việt Nam (đại diện
sở hữu vốn Nhà nước) 77,11% 1.787.023.116
Cổ đông chiến lược nước ngoài Mizuho
Corporate Bank Ltd 15,00% 347.612.562
(Bảng 1: Cơ cấu cổ phần của Vietcombank)
Dựa vào bảng 1 ta có thể thấy, Nhà nước mà cụ thể là ngân hàng nhà nước nắm giữ lượng cổ phần lớn, và có ảnh hưởng trực tiếp đến Vietcombank Với sự tham gia của nhà nước thông qua lượng cổ phần nắm giữ sẽ gây dựng uy tín mạnh
mẽ của Vietcombank đối với các nhà đầu tư Ngoài ra sự tham gia của Mizuho Corporate Bank Ltd, một tổ chức tài chính của Nhật Bản hứa hẹn đem lại cho Vietcombank những cải tiến mô hình quản trị, cập nhật những sản phẩm dịch vụ mới của ngân hàng nhằm đa dạng các mặt hàng kinh doanh Trong bối cảnh cạnh tranh ngân hàng ngày càng khốc liệt, bên cạnh uy tín các ngân hàng cũng cần nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa sản phẩm để có thể đem đến cho khách hàng
độ thỏa dụng cao nhất
4
Trang 51.2 Về tình hình kinh doanh của Vietcombank
Bảng 2 dưới đây là bảng cân đối kế toán từ năm 2009 đến 2012, dễ dàng nhận thấy các chỉ tiêu về tổng tài sản, tổng nguồn vốn của Vietcombank tăng đều qua các năm với tốc độ ổn định phản ánh quy mô của ngân hàng ngày càng được mở rộng
Bảng 2 Bảng cân đối kế toán của Vietcombank
Đơn vị: 1,000,000,000 VND
Trang 6Từ năm 2009 đến năm 2011, tiền gửi tại ngân hàng nhà nước giảm mạnh, thay vào đó tiền gửi và cho các tổ chức tín dụng vay tăng cao phản ánh chiến lược kinh doanh của ngân hàng Thay vì gửi cố định tại ngân hàng nhà nước, Vietcombank tiến hành gửi tại các tổ chức tín dụng để hưởng lãi suất cao hơn, đồng thời cho các
tổ chức tín dụng khác vay thu lợi suất, tăng khả năng thanh khoản của nguồn tiền Tuy nhiên, đến năm 2012 chiến lược kinh doanh của Vietcombank lại ngược lại Do quan ngại về những bất ổn của ngành ngân hàng cũng như những chính sách của ngân hàng Nhà nước về trích lập dự phòng, Vietcombank đã giảm mạnh tiền gửi và cho vay các tổ chức tín dụng, đồng thời tăng tiền gửi tại ngân hàng Nhà nước
Trong năm 2011 và 2012, Vietcombank đẩy mạnh hoạt động chứng khoán kinh doanh và đầu tư nhằm đa dạng danh mục sản phẩm, phân tán rủi ro cũng như tìm kiếm nguồn lợi nhuận mới Bên cạnh đó, cho vay khách hàng là hoạt động chính của Vietcombank vẫn được duy trì bên cạnh việc góp vốn đầu tư
Việc huy động tiền gửi của khách hàng đem lại kết quả khả quan với tốc độ tăng ổn định khẳng định uy tín của ngân hàng đối với khách hàng Ngoài ra nguồn huy động tiền gửi này chính là nguồn vốn cơ sở của ngân hàng khi thực hiện cho vay và đầu tư Tuy nhiên, các khoản nợ khác tăng đột biến cũng là điểm cần lưu ý của Vietcombank
Dựa trên những hoạt động trên của ngân hàng, kết quả kinh doanh Vietcombank đạt được như bảng 3 dưới đây Thu nhập từ lãi và thu nhập từ hoạt động dịch vụ tăng mạnh phản ánh quy mô phát triển của ngân hàng, tuy nhiên đi kèm đó chi phí lãi và chi phí dịch vụ cũng tăng theo
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước khi trích lập dự phòng của Vietcombank đạt kết quả ấn tượng, tăng mạnh mẽ qua các năm: năm 2010 đạt 120%
so với năm 2009, tương tự năm 2011 đạt 131,9%, năm 2012 do tình hình kinh tế khó khăn nên lợi nhuận đạt xấp xỉ năm 2011 Tuy nhiên do chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng cao nên lợi nhuận trước thuế của Vietcombank tăng đều và nhẹ
Bảng 3: Kết quả kinh doanh của Vietcombank
6
Trang 7Đơn vị: 1,000,000,000 VND
1.3 Phân tích một số chỉ số tài chính
1.3.1 Về tốc độ tăng trưởng
Năm 2012 hầu như các chỉ số tăng trưởng của ngân hàng đều thấp, đây là năm ngành ngân hàng gặp nhiều khó khăn Bên cạnh việc tái cơ cấu, thắt chặt các quy chuẩn về ngân hàng, nợ xấu cũng là một vấn đề lớn đoi hỏi bản thân mỗi ngân hàng cần điều chỉnh trước khi quyết định mở rộng kinh doanh Tuy nhiên, điểm sáng
Trang 8trong năm này đó là tăng trưởng lợi nhuận ròng tăng 4,93% so với cùng kỳ phản ánh bước đầu hiệu quả trong công tác quản trị của Vietcombank
1.3.2 Về hiệu quả hoạt động:
Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA)
ROA = Tổng lợi nhuận
Tổng tài sản bình quân
Chỉ số này phản ánh mỗi đồng vốn kinh doanh (đầu tư vào tài sản) bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận Từ bảng thống kê ta thấy ROA có
xu hướng giảm, đây là vấn đề đáng lưu tâm của ngân hàng
Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROE)
ROE = Tổng lợi nhuận
Vốn chủ sở hữu bình
quân
Chỉ tiêu ROE phản ánh một đồng vốn chủ sở hữu sẽ đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận Trong năm 2009 và 2010, ROE của Vietcombank đều đạt trên 20%, tuy nhiên trong năm 2011 và 2012, chỉ tiêu này giảm xuống chỉ còn trên 10%, đây là điều đáng lo ngại đối với ngân hàng
1.3.3 Về nhóm chỉ tiêu cổ phiếu
Các chỉ số liên quan tới cổ phiếu đo lường mối tương quan giữa nhà đầu tư với chi phí và lợi nhuận mà nhà đầu tư có thể phải trả và thu về được từ danh mục đầu
tư của mình
8
Trang 9Chỉ số EPS đo lường mức lợi nhuận trong một năm nhà đầu tư thu được trên mỗi cổ phiếu Các nhà đầu tư luôn mong muốn chỉ số này càng cao các tốt Bên cạnh đó, EPS phản ánh khả năng kiếm lời của doanh nghiệp trên vốn chủ sở hữu của mình
EPS = Tổng lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu bình
quân
2 Nhận định ngành ngân hàng, đánh giá cổ phiếu VCB
Trong thời gian tới, nợ xấu vẫn là vấn đề lưu tâm hàng đầu đối với ngành ngân hàng Nợ xấu làm giảm lợi nhuận của ngân hàng do phải trích lập dự phòng, nợ xấu gây bất ổn trong hệ thống ngân hàng Việc ra đời của VAMC – Công ty quản lý tài sản - hứa hẹn sẽ đem lại giải pháp xử lý nợ xấu cho ngành ngân hàng
Mua bán sát nhập (M&A) và tái cấu trúc cũng là xu hướng của ngành ngân hàng trong thời gian tới, đó cũng là chủ trương của ngân hàng nhà nước, định hướng số lượng ngân hàng và đảm bảo tình hình “sức khỏe” tránh việc đổ vỡ gây bất ổn cho nền kinh tế
Kinh tế Việt Nam vẫn có tăng trưởng, tuy nhiên chưa đạt được mục tiêu đề ra Tình trạng các doanh nghiệp phá sản, tạm dừng hoạt động còn nhiều, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, sức mua giảm Điều này ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng khi số lượng doanh nghiệp tiếp cận vốn ít hơn
Trong bối cảnh đó đòi hỏi Vietcombank phải nhanh chóng xử lý các khoản nợ xấu, cơ cấu những bộ phận chưa hiệu quả nhằm cắt giảm chi phí Đồng thời phát huy lợi thế về uy tín, quy mô cũng như những thành tựu đã đạt được Để đánh giá
Trang 10cổ phiếu VCB một cách chính xác cần có cái nhìn tổng thể trong báo cáo thường niên 2013 đã được kiểm toán của Vietcombank trong thời gian tới Theo ý kiến cá nhân của người viết cổ phiếu VCB là cổ phiếu đáng được lưu tâm, theo dõi, mua dần trong dài hạn khi thị trường ngân hàng và nền kinh tế Việt Nam khởi sắc trong 1-2 năm tới
10