Bài phân tích này sẽ mang đến cho bạn những bước căn bản để có thể phân tích 1 cổ phiếu và cách xác định có nên đầu tư vào cổ phiếu đó hay không. Cụ thể ở đây giúp bạn phân tích cổ phiếu của Công ty cổ phần cao su Đồng Phú. Mã chứng khoán : DPR
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA SAU ĐẠI HỌC TIỂU LUẬN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH CỔ PHIẾU DPR Hà Nội, 10/03/2014 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 4 PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU ĐỒNG PHÚ 5 PHẦN II: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU ĐỒNG PHÚ (DPR) …………………… ………………………………………….……………. 6 PHẦN III-KHUYẾN NGHỊ ĐẦU TƯ…………………………………………….15 TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………….16 2 LỜI MỞ ĐẦU Cây cao su tự nhiên có nguồn gốc từ Nam Mỹ và xâm nhập vào châu Á từ năm 1989 rồi phát triển mạnh mẽ ở đây. Thời tiết cũng như nguồn thổ nhưỡng và những điều kiện khác ở Châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á rất thích hợp với loại cây này. Chính vì vậy, các nước Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ, Trung Quốc và Việt Nam là những nước có sản lượng khai thác và chiếm thị phần xuất khẩu lớn nhất trên thế giới. Cao su có tầm quan trọng rất lớn đối với sự phát triển kinh tế của đất nước. Sản phẩm của ngành đã đi sâu vào đời sống dân sinh và tham gia vào hầu hết các lĩnh vực. Nhằm mục tiêu đưa ra các chiến lược đầu tư hiệu quả trên thị trường chứng khoán, qua nghiên cứu và tìm hiểu tôi quyết định tìm hiểu đề tài “Phân tích và đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần cao su Đồng Phú - DPR” nhằm đưa ra kết luận cá nhân về khả năng phát triển của công ty trong năm 2014 và đánh giá hiệu quả đầu tư nếu nhà đầu tư đầu tư vào cổ phiếu doanh nghiệp này. Nội dung chính của bài gồm: - Phần I : Tổng quan Công ty cổ phần cao su Đồng Phú (DPR) - Phần II : Phân tích và đánh giá tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần cao su Đồng Phú (DPR) giai đoạn quý 4 năm 2012 đến quý 3 năm 2013. - Phần III : Kết luận đầu tư/không đầu tư vào cổ phiếu DPR 3 PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU ĐỒNG PHÚ 1.1- Hồ sơ doanh nghiệp DORUCO - DONG PHU RUBBER JOINT STOCK COMPANY CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU ĐỒNG PHÚ Xã Thuận Phú - Đồng Phú - Bình Phước Điện thoại: 0651-819786 Fax: 0651-819709 Email: Website: http://www.doruco.com.vn 1.2- Lịch sử hình thành • Công ty Cổ Phần Cao Su Đồng Phú (DORUCO) tiền thân là đồn điền Thuận Lợi của Công ty Michelin – Pháp, được hình thành vào khoảng tháng 06 năm 1927. Diện tích vườn cây của Công ty cổ phần cao su Đồng Phú nằm trong vùng cao su truyền thống đã được người Pháp xác định. • Công ty cổ phần cao su Đồng Phú được chuyển đổi từ Doanh nghiệp Nhà nước chính thức đi vào hoạt động ngày 28 tháng 12 năm 2006 theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 44.03.000069 do Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Phước cấp lần đầu ngày 28 tháng 12 năm 2006, đăng ký thay đổi lần thứ 2 ngày 22 tháng 8 năm 2008 • Công ty cổ phần cao su Đồng Phú có vốn điều lệ 400.000.000.000đ. Cổ phiếu của Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú niêm yết trên sàn giao dịch Sở chứng khoán TP. HCM ngày 30 tháng 11 năm 2007, mã chứng khoán DPR. 1.3- Ngành nghề kinh doanh Các ngành nghề kinh doanh của công ty Cổ phần cao su Đồng Phú bao gồm: • Trồng trọt, chế biến nông, lâm sản. • Chăn nuôi gia súc, gia cầm. • Công nghiệp hóa chất phân bón và cao su. 4 • Thương nghiệp buôn bán. • Thi công cầu đường bộ. • Đầu tư xây dựng các công trình công nghiệp và dân dụng trong vàngoài khu công nghiệp; xây dựng dân dụng, công nghiệp. • Trồng rừng , khoanh nuôi bảo vệ rừng , khai thác chế biến và kinhdoanh các sản phẩm từ rừng trồng. 5 PHẦN II: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU ĐỒNG PHÚ (DPR) 2.1Phân tích môi trường kinh doanh Phân tích ngành cao su (Mô hình Porter’s five forces) • Các đặc điểm nổi trội của ngành cao su: - Việt Nam là nước sản xuất cao su tự nhiên lớn thứ 5 thế giới và đứng thứ 2 về năng suất. - Xét trong phạm vi cả nước, Bình Phước và Bình Dương là 2 khu vực có diện tích trồng cao su lớn nhất cả nước hiện nay tương ứng chiêm 22% và 18%. Kê đên là Tây Ninh 10%, Gia Lai 11%, Đồng Nai 6% diện tích cả nước 6 - Tiêu thụ cao su trong nước đạt khoảng 15-18% tổng sản lượng khai thác, tương đương 150.000 tấn/năm • Các lực lượng cạnh tranh trong ngành: Thực hiện phân tích ngành cao su Việt Nam bằng việc kết hợp các tác động trong mô hình M.Porter bao gồm: Khách hàng, đối thủ cạnh tranh, sản phẩm thay thế và yếu tố ngoại vi để có cái nhìn tổng quan chung về ngành cao su cũng như xu hướng phát triển của ngành trong tương lai. Để từ đó nắm được khả năng phát triển của công ty Cổ phần cao su Đồng Phú a. Khách hàng 80% sản lượng cao su thiên nhiên của Việt Nam được xuất khẩu:Cao su Việt Nam đã xuất khẩu sang hơn 45 thị trường, có mặt tại EU, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, và mở rộng sang Đông Âu, Trung Đông và châu Phi. Nhưng do phần lớn các sản phẩm cao su xuất khẩu của Việt Nam đều ở dạng thô nên khả năng cạnh tranh với các quốc giá Malaysia, Indonesia…không cao, không đáp ứng được nhu cầu của các khách hàng cao cấp b. Đối thủ cạnh tranh Sản lượng cao su tập trung chủ yếu ở các nước Châu Á, đặc biệt là 3 nước Thái Lan, Indonesia, Malaysia chiếm 67.8% tổng sản lượng toàn cầu, Việt Nam chiếm 7.2% tổng sản lượng toàn cầu. Sản lượng và giá trị kinh tế của các sản phẩm cao su Việt Nam đều thấp hơn so với 3 nước trên do phần lớn được bán ở dạng thô. c. Sự cạnh tranh của sản phẩm thay thế Sản phẩm cao su thiên nhiên có thể được thay thế bằng cao su tổng hợp được sản xuất chủ yếu từ dầu thô. Do đó, thế cân bằng trong giá cả cao su thiên nhiên và cao su hỗn hợp được thiết lập có liên quan đến giá dầu, nếu giá dầu tăng thì giá thành chế tạo cao su tổng hợp đắt hơn so với cao su thiên nhiên. d. Yếu tố ngoại vi 7 - Ảnh hưởng chu kì kinh tế: Ngành sản xuất cao su phụ thuộc khá nhiều vào thị trường sản xuất ô tô do phần lớn các sản phẩm được sử dụng cho việc chế tạo xăm lốp ô tô. Khủng hoảng kinh tế dẫn tới nhu cầu tiêu thụ xe ô tô trên thế giới sụt giảm kéo theo giá cao su cũng sẽ giảm theo. - Ảnh hưởng yếu tố công nghệ: Công nghệ chế biến cao su chất lượng cao của Việt Nam khá lạc hậu so với các nước khác - Ảnh hưởng yếu tố đầu tư tài chính: phần lớn các doanh nghiệp cao su đều có hơn 50% sở hữu của Tập đoàn cao su Việt Nam. Trong khi đó danh mục đầu tư của Tập đoàn cao su Việt Nam lại tập trung vào lĩnh vực bất động sản và tài chính…Các hoạt động này gặp phải rủi ro khi nền kinh tế rơi vào khủng hoảng - Ảnh hưởng của yếu tố thời tiết: Sản lượng khai thác cao su bị chi phối khá lớn bởi yếu tố thời tiết. Biến đổi khí hậu toàn cầu, nhiệt độ ẩm ướt và mưa bão sẽ làm giảm sản lượng khai thác 2.2Thị trường kinh doanh 2.2.1- Thị trường cao su - Việt Nam hiện đang đứng thứ 5 thế giới về diện tích, sản lượng cao su tự nhiên và đứng thứ 4 thế giới về xuất khẩu cao su. Diện tích trồng cao su trong nước là 780.000 ha, trong đó, diện tích khai thác vàokhoảng gần 500.000ha. Với năng suất bình quân đạt1,7tấn/ha, chủng loại sản phẩm cao su sản xuất ở Việt nam đa số là dạng sơ chế, chủ yếu là cao su SVR 3L, loại cao su lẫn nhiều tạp chất và chủ yếu dùng trong sản xuất săm lốp. Do đó thị trường xuất khẩu lớn nhất của cao su Việt Nam là Trung Quốc vì đây là thị trường sản xuất săm lốp lớn nhất thế giới. Với xu thế tăng của giá cao su trong 2 năm gần đây, cao su đang dần trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho Việt Nam.Trong năm 2011, Việt Nam đã xuất khẩu được 846.000 tấn cao su với giá trị lên tới 3,3 tỷ USD.Dự kiến Việt Nam sẽ sớm vươn lên trở thành nước sản xuất cao su lớn thứ 4 thế giới nhờ diện tích và năng suất khai thác tăng liên tục kể từ năm 2000 - Hiện tại, xu thế giá cao su thế giới đang đi xuống sau khi thiết lập mức đỉnh vào tháng 2/2011 do ảnh hưởng từ những lo ngại về suy thoái kinh tế thế giới cũng như nhu cầu sụt giảm của thị trường Trung Quốc. Giá xuất khẩu cao su Việt Nam cũng bị ảnh hưởng và chỉ còn khoảng 3.300 USD/tấn và không loại trừ khả năng sẽ giảm xuống còn 3.000 USD/ tấn trong ngắn hạn. Tuy nhiên, tình hình có thể sẽ sáng sủa hơn khi bước vào quý 8 2/2012 do các nước sản xuất cao su chủ lực bước vào mùa khô, mùa không khai thác cao su - Ngoài ra, trong dài hạn, ngành công nghiệp cao su Việt Nam sẽ dần nâng cao nâng cao giá trị và chất lượng sản phẩm xuất khẩu cũng như mở rộng thị trường tiêu thụ trong giai đoạn từ nay đến 2020 nhờ định hướng chuyển đổi sang suất khẩu cao su công nghiệp và thành phẩm. 2.2.2- Vị thế của Công ty trong ngành - Với diện tích trên 9000 ha cao su, trong đó hơn 8000 ha đã đưa vào khai thác, sản lượng hàng năm trên 14.000 tấn sản phẩm cao su nguyên liệu các loại. Sản phẩm cao su của Công ty đạt tiêu chuẩn của Việt Nam và Quốc tế. Hiện nay, Công ty quản lý sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 đã được tổ chức QMS (Australia) và QUACERT (Việt Nam) đồng chứng nhận. Ngoài ra bộ phận kiểm phẩm của công ty được Văn Phòng Công Nhận Chất Lượng Việt Nam (VILAS) công nhận phòng thí nghiệm hoạt động theo tiêu chuẩn ISO/IEC17025:2004. - Công ty có lợi thế cơ cấu vườn cây trẻ, 28% diện tích cây có độ tuổi 1 - 10 năm, 32% diện tích cây có tuổi từ 11 - 15 và cây độ tuổi 16 - 21 năm chiếm 40%. Công ty hiện đang quản lý khoảng 10.083 ha vườn cây cao su trong đó diện tích đang khai thác là 7.245 ha. Diện tích vườn cây của công ty đứng vị trí thứ 2 trong các công ty niêm yết trong ngành, chỉ đứng sau PHR. Năm 2009 công ty có năng suất khai thác đứng thứ nhất trong ngành đạt 2,25 tấn/ha 2.3- Phân tích định tính 2.3.1- Cơ cấu tổ chức 9 2.3.2- Thành phần lãnh đạo Công ty CP cao su Đồng Phú là công ty có lịch sử hoạt động lâu năm từ 1927, từ khi được cổ phần hóa đến nay các thành viên chủ chốt của Hội đồng quản trị và Ban lãnh đạo công ty được duy trì ổn định, không có nhiều sự thay đổi. Tuy nhiên thành viên ban lãnh đạo hiện nay toàn bộ là các dược sĩ và nhà khoa học có chuyên môn trong ngành dược và y tế. Đây là điểm đặc thù của các công ty ngành dược tuy nhiên để đạt được tăng trưởng mạnh hơn và mở rộng thị trường công ty nên có thêm các nhà tư vấn kinh doanh để có các chiến lược phát triển cạnh tranh và hiệu quả kinh tế cao hơn 10 [...]... giữ cổ phiếu DPR cho mục đích đầu tư giá trị 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 TS.Phan Trần Trung Dũng, Slide bài giảng Phân tích tài chính 2 Website công ty cổ phần cao su Đồng phú: http://www.doruco.com.vn/trang-chu-vn1-0.html 3 Website Công ty chứng khoán FPT: http://ezsearch.fpts.com.vn/Services/EzData/default2.aspx?s=264 4 .Cổ phiếu DPR: http://s.cafef.vn/hose /DPR- cong-ty-co-phan-cao-su-dong-phu.chn 5 Cổ phiếu. .. công nghiệp cao su Việt Nam, DPR là doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả với năng lực khai thác, chế biến ở mức cao DPR là một trong năm doanh nghiệp cao su hiện đang niêm yết trên thị trường chứng khoản Việt Nam có chỉ tiêu cơ bản tốt, PE hấp dẫn, cổ tức cao và kết quả kinh doanh vượt kế hoach Tuy nhiên thanh khoản của cổ phiếu DPR ở mức khá thấp do cơ cấu cổ đông khá tập trung Do đó,... 2.3.5- Năng lực sản xuất - DPR hiện đang sở hữu hai nhà máy chế biến mủ cao su với công suất hàng năm đạt - 22.000 tấn/ năm Tổng diện tích trồng cao su của DPR năm 2010 là 10.047 ha, trong đó diện tích khai thác là 7.245 ha Với năng suất khai thác đạt 2,223 tấn/ha năm 2010 thì DPR thuộc nhóm năng - suất cao nhất trong số các doanh nghiệp cao su Việt Nam Các sản phẩm mủ cao su của DPR gồm có SVR 3L, SVR... cao su và nhà máy chế biến: DPR có gần 9.000 ha cao su với hơn 8.300 có thể thu hoạch được Toàn bộ vùng nguyên liệu của DPR hiện đang thuộc quyền quản lý của 6 nông trường: - Nông trườngcao su An Bình; - Nông trườngcao su Tân Lập - Nông trườngcao su Tân Lợi; - Nông trườngcao su Tân Thanh; - Nông trườngcao su Thuận Phú - Nông trườngcao su Tân Hưng Bên cạnh các nông trường, DPR có 2 nhà máy chế biến cao... 4.384 3.581 5.196 4.536 Dựa vào các chỉ số tài chính ở bảng trên, ta thấy rằng công ty Cổ Phần cao su Đồng Phú vẫn đang trên đà tiếp tục phát triển và tăng trưởng Với diễn biến thuận lợi của giá cao su thế giới, các chỉ tiêu sinh lời ROE có xu hướng tăng DPR tiếp tục có sự tăng trưởng tốt và thuộc nhóm cao trong ngành nhờ DPR có lợi thế về thổ nhưỡng Về hiệu quả hoạt động kinh, vòng quay hàng tồn kho và... đáp ứng công tác quản trị của các dự án • Xây dựng chiến lược Markettinh cho sản phẩm nệm, gối từ công ty Cp cao su kỹ thuật Đồng Phú và có kế hoạch mở rộng quy mô khi có điều kiện thích hợp 13 2.4 Phân tích một số chỉ tiêu tài chính Chỉ số tài chính Đơn vị : x 1000000000 VND null Khả năng sinh lợi ROE (%) ROA (%) Hiệu quả hoạt động Vòng quay hàng tồn kho (ngày) Vòng quay khoản phải thu (ngày) Vòng... Website Công ty chứng khoán FPT: http://ezsearch.fpts.com.vn/Services/EzData/default2.aspx?s=264 4 .Cổ phiếu DPR: http://s.cafef.vn/hose /DPR- cong-ty-co-phan-cao-su-dong-phu.chn 5 Cổ phiếu DPR :http://finance.vietstock.vn /DPR- ctcp-cao-su-dong-phu.htm 16 ... nhưỡng, tay nghề và kinh nghiệm của đội ngũ kỹ thuật và công nhân khai thác mủ - Bình Phước là một trong những vùng có chất lượng đất khá tốt (đất đen, đất đỏ bazan, đất phù sa chiếm 61,13% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh) so với cả nước và là điều kiện hết sức quan trọng trong việc phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh đặc biệt là cây cao su - Với nhiều năm kinh nghiệm hoạt đông trong lĩnh vực... tiếp tục đầu tư đúng tiens độ các dự án đầu tư công ty đã triển khai • Củng cố và hoàn thiện công ty CP Cao su Đồng Phú - Kratie; với vốn điều lệ hiện tại là 500 tỷ đồng, quy mô 9.000 ha trong đó diện tích cao su sẽ khoảng 6.300 ha Phần vốn góp của Công ty là 49 phần trăm vốn điều lệ • Ngoài ra để tận dụng cơ hội, Công ty đang chuẩn bị đầu tư thêm 1 dự án phát triển cao su tại tỉnh Kratie, Vương quốc... hoạch khoảng 6.500 ha cao su và do Công ty Cp Cao su Đồng Phú đầu tư vốn 100 phần trăm Dự án này hiện chưa được triển khai, còn chờ giấy phép từ Chính phủ Campuchia • Củng cố và tìm giải pháp mờ rộng diện tích dự án phát triển cao su tại huyện CưJui, tỉnh Dăk-Nông với vốn điều lệ 120 tỷ Trong đó Công ty chiếm 92 phần trăm vốn điều lệ • Tham gia đầu tư vào Công ty Cp Cao su Sa Thầy Với vốn điều lệ 400 tỷ . LUẬN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH CỔ PHIẾU DPR Hà Nội, 10/03/2014 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 4 PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU ĐỒNG PHÚ 5 PHẦN II: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ. kinhdoanh các sản phẩm từ rừng trồng. 5 PHẦN II: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU ĐỒNG PHÚ (DPR) 2. 1Phân tích môi trường kinh doanh Phân tích ngành cao su (Mô hình Porter’s five forces) •. dẫn, cổ tức cao và kết quả kinh doanh vượt kế hoach. Tuy nhiên thanh khoản của cổ phiếu DPR ở mức khá thấp do cơ cấu cổ đông khá tập trung Do đó, các nhà đầu tư chỉ nên nắm giữ cổ phiếu DPR cho