1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

điều tra thành phần loài và tình hình nuôi cá trình tại địa bàn huyện phúc lộc tỉnh thừa thiên huế

37 550 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 284 KB

Nội dung

Bên cạnh việc phát triển nuôi các đối tượng nước mặn có giátrị kinh tế cao như: Tôm thẻ chân trắng, Tôm sú, Tôm rằn…thì việc nghiêncứu các đặc điểm sinh học cũng như tiềm năng một số các

Trang 1

PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Nuôi trồng thuỷ sản là một trong những nghành phát triển nhanh vànăng động trong nền kinh tế Việt Nam Nghề cá đã đóng góp 4 % GDP, con

số này không bao gồm giá trị gia tăng của chế biến, phân phối và thương mạithuỷ sản, mà chỉ tính từ đánh bắt nguồn tự nhiên đến nuôi trồng ở các thuỷvực khác nhau Bên cạnh việc phát triển nuôi các đối tượng nước mặn có giátrị kinh tế cao như: Tôm thẻ chân trắng, Tôm sú, Tôm rằn…thì việc nghiêncứu các đặc điểm sinh học cũng như tiềm năng một số các đối tượng nướcngọt, nước lợ có giá trị kinh tế cao vào nuôi hiện nay cũng đang rất được chútrọng, một trong những số đó có loài cá chình, đang rất được quan tâm

Cá chình là một loài đặc sản có giá trị kinh tế và có giá trị dinh dưỡngcao, có khả năng thích ứng rộng với độ mặn, cá có thể sống được ở nước mặn,nước lợ, nước ngọt Khi còn nhỏ thức ăn chính của cá là động vật phù dunhóm Cladocera và giun ít tơ Hiện giá thương phẩm bán cho các cơ sở thumua ở TP Hồ Chí Minh từ 280.000 - 300.000 đồng/kg Cá càng lớn chấtlượng thịt càng ngon và giá cũng cao hơn

Lâu nay, cá chình được nuôi phổ biến trong ao đất và trong các lồng bè.Trong thiên nhiên, đến mùa sinh sản cá mẹ di chuyển từ nơi sinh sống đếnnhững nơi có môi trường sinh thái thích hợp để đẻ trứng Chính vì đặc điểmnày mà cho tới nay vẫn chưa có nước nào nghiên cứu thành công về sinh sảnnhân tạo đối với cá chình Tất cả con giống đều dựa vào việc đánh bắt tựnhiên nên không tránh khỏi nguồn giống trôi nổi, chất lượng kém

Thừa Thiên Huế với diện tích sông hồ và đầm phá rộng lớn là mộttrong những điều kiện thuận lợi để phát triển nghề cá Thừa Thiên Huế nằmtrong vùng phân bố tự nhiên của cá chình và có điều kiện để phát triển nuôiloại cá này, đặc biệt là ở huyện Phú Lộc nên vấn đề đặt ra là chúng ta phải cógiải pháp như thế nào để mang lại hiểu quả kinh tế cao khi nuôi chúng trong

ao, hồ? Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn kết hợp với nguyện vọng của bản thân,

Trang 2

và sự hướng dẫn của giáo viên, tôi tiến hành tìm hiểu đề tài: “Điều tra thành phần loài và tình hình nuôi cá chình tại địa bàn huyện Phú Lộc – tỉnh Thừa Thiên Huế "

Thực hiện đề tài này ,chúng tôi nhằm giải quyết một số mục tiêu sau :

- Xác định thành phần loài loài cá Chình trong giống Anguilla hiệnđang sống tại các thủy vực địa bàn Huyện Phú Lộc - Thừa Thiên Huế

- Tiến hành điều tra, tìm hiểu tình hình nuôi cá chình tại địa bàn huyệnPhú Lộc - tỉnh Thừa Thiên Huế

- Tập làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa học

Trang 3

PHẦN 2 TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA ĐỊA BÀN GHIÊN CỨU

2.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên của tỉnh Thừa Thiên Huế

2.1.1 Vị trí địa lý

Thừa Thiên Huế là một tỉnh nằm ven bờ biển miền Trung Việt Nam,trải dài từ 16014’ đến 16045’ vĩ độ Bắc, rộng từ 10703’ đến 08011’ kinh độĐông, phía Bắc giáp Quảng Trị, phía giáp TP Đà Nẵng, phía Tây giáp Lào,phía Đông giáp Biển Đông với tổng chiều dài là 126 km

2.1.2 Địa hình, đất đai

Thừa Thiên Huế có diện tích khoảng 5009,2 km2, chiếm 1,4% diện tíchViệt Nam Địa hình đa dạng gồm núi cao, gò đồi, trung du, đồng bằng trước khiđến biển giao hòa tạo thành vùng đầm phá nước lợ rộng khoảng 22.000 ha chiếm3,4% diện tích của tỉnh và 14,2% diện tích của đồng bằng Thừa Thiên Huế

Vùng núi Thừa Thiên Huế chiếm khoảng 50% diện tích tự nhiên củatỉnh, gắn liền với dãy Trường Sơn Vùng gò đồi trung du nằm ven các chânnúi cho đến tiếp giáp đồng bằng Khu vực đồng bằng chỉ là dãy đất hẹp vớidiện tích 900 km2 rộng trung bình dưới 20 km Vùng duyên hải gồm nhữngcồn cát chạy dọc theo bờ biển

2.1.3 Điều kiện khí hậu

Trang 4

2.1.3.2 Chế độ mưa

Thừa Thiên Huế mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng giêng năm sau.Lượng mưa trung bình khá lớn, từ 2200 đến 2600mm/năm Mưa lớn thườngtập trung vào các tháng X, XI, và XII Vào các tháng II, III, và IV lượng mưakhông lớn, trung bình từ 50 tới 80 mm

2.1.3.4 Gió

Thừa Thiên Huế có hai mùa gió chính:

- Gió mùa đông bắc: thổi theo hướng Bắc – Nam, dần chuyển sanghướng Đông – Bắc Gió mùa Đông bắc liên tục tràn về từng đợt kèm theokhông khí lạnh, nhiệt độ bị hạ thấp độ ẩm tăng cao gây nên mưa rét kéo dài

- Gió Tây – Nam: thổi từ lục địa ra biển Do bị chắn bởi dãy TrườngSơn nên khi vượt qua dãy núi này độ ẩm không khí giảm, gió mang tính chấtkhô nóng

2.1.4 Các yếu tố thủy lý, thủy hóa

2.1.4.1 Nguồn nước: gồm 3 nguồn chính

- Nguồn nước do biển Đông cung cấp: thông qua chế độ bán nhật triềukhông đều là quan trọng nhất

- Nguồn thứ hai là do các sông ngòi đỏ trực tiếp vào đầm phá

-Nguồn thứ 3 là do các cơn mưa lớn trực tiếp đổ vào đầm phá

2.1.4.2 Nhiệt độ nước

- Thừa Thiên Huế có nhiệt độ nước tương đối cao Nhiệt độ nước phụthuộc các tháng trong năm và các mùa khí hậu khác nhau Nhiệt độ giảm dần

từ tháng IX (28o C) đến tháng III (230 C) và tăng dần từ tháng IV đến thángVII đạt 24 – 320C

Trang 5

Nhiệt độ biến động tùy theo thủy vực và theo mùa Mùa mưa biến độngnhiệt độ trong ngày nhỏ, dao động khoảng 16-220C, mùa khô biến độ nhiệt độtrong ngày cao, dao động khoảng 24-340C.

2.1.4.3 Nồng độ muối

Đầm phá nước lợ Thừa Thiên Huế có biên độ dao động nồng độ muốilớn Nguồn cung cấp nước là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thay đổi nồng

độ muối

- Về mùa mưa nồng độ muối giảm

- Về mùa khô nồng độ muối tăng kéo theo hiện tượng mặn hóa

- Sự biến động nồng độ muối theo không gian, thời gian, thủy vực dẫnđến sự biến động của thủy sinh vật

2.1.5 Lượng oxy hòa tan

- Lượng oxy hòa tan ở các thuỷ vực tương đối cao do ảnh hưởng củanhiều yếu tố Yếu tố đầu tiên là dòng chảy của thủy triều, sóng và chế độ giómùa Ngoài ra còn phụ thuộc vào mùa mưa lũ va sự có mặt của số lượng thựcvật thủy sinh quang hợp

- Lượng oxy hòa tan trong vùng đầm phá tương đối đồng đều, trungbình là 7,8mg O2/l

2.1.6 pH: pH dao động trong khoảng 5,5 - 6,5.

2.2 Những điều kiện tự nhiên thuận lợi và không thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản

2.2.1 Thuận lợi

Thừa Thiên Huế là tỉnh ven biển miền Trung có chiều dài bờ biển120km với vùng đặc quyền kinh tế cách bờ biển đến 200 hải lý Độ sâu vùngbiển từ 0 – 200m chiếm 26,8% diện tích vùng biển, 71,2% diện tích khu vựcbiển còn lại có độ sâu trên 200m với điều kiện phân bố nhìn chung thuận lợicho sự phát triển các nghề khai thác cá Vùng biển Thừa Thiên Huế cókhoảng 500 loài cá, trong đó cá nổi chiếm 60% còn lại là cá đáy và cá tầnggiữa Hàng năm ngư dân khai thác từ 12 – 13 ngàn tấn thủy sản các loại, chủyếu là vùng ven biển

Trang 6

Thừa Thiên Huế có 22.000 ha đầm phá Hệ đầm phá Tam Giang – CầuHai là hệ đầm phá nước lợ lớn nhất, tiêu biểu nhất là Việt Nam với chiều dài liênhoàn 70km Hệ đầm phá này án ngự gần hết chiều dài của tỉnh có quan hệ sinhthái và môi trường với gần 49.000 ha đồng bằng, 19.000 ha đất cát ven biển Đây

là nơi hầu hết các con sông của tỉnh đổ vào Hệ đầm phá có hai cửa thông rabiển tạo thành vùng nước lợ lý tưởng cho nhiều loại thủy sản sinh sống

Hệ đầm phá có quan hệ mật thiết liên quan và mở rộng với 30 vạn dân

cư (chiếm khoảng 30% dân số tỉnh Thừa Thiên Huế) đặc biệt có gần một vạndân cư sống lênh đênh trên đầm phá Hệ đầm phá là môi trường sinh cư, làđịa bàn hoạt dộng kinh tế quan trọng, mang lại những giá trị tài nguyên to lớn.Hàng năm sản lượng thủy sản khai thác trên vùng đầm phá đạt khoảng 3500,trong đó có khoảng 1.500 tấn tôm

Những năm gần đây trên vùng phá đã phát triển nuôi trồng thủy sản,nhất là nuôi tôm và trồng rau câu được khoảng 2.000 ha

2.2.2 Không thuận lợi

Những điều kiện không thuận lợi ở tỉnh Thừa Thiên Huế là do mộtphần về khí hậu địa hình Nhìn chung lượng mưa ở tỉnh Thừa Thiên Huế khálớn nhưng do địa hình hẹp, nhiều đồi núi, sông ngòi ngắn và nhiều thácghềnh, lượng nước được giữ lại rất ít chủ yếu là đổ ra biển nên thường xảy rahiện tượng hạn hán vào mùa hè Điều này gây ảnh hưởng đến việc chủ độngnguồn nước trong nuôi trồng thủy sản

Biển Thừa Thiên Huế phân bố theo hướng Tây Bắc – Đông Nam nênchịu ảnh hưởng gió mùa rõ rệt, điều đó cũng ảnh hưởng đến sự phân bố tựnhiên của nguồn lợi thủy sản

Ngoài ra điều kiện nhiệt độ khí hậu và các yếu tố môi trường cũng biếnđộng rất lớn theo thời tiết Nhiệt độ dao động trong ngày có khi lên đến 100C,những cơn mưa giông đột ngột làm xáo động đến độ pH, hàm lượng oxy hòatan trong các thủy vực làm ít nhiều ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và pháttriển các loài thủy sản

Trang 7

PHẦN 3 TỔNG QUAN TÀI LIỆU TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÁ CHÌNH TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

3.1 Những nghiên cứu cơ bản về cá chình

Có hàng nghìn loài trong bộ cá chình sống trong nước biển và hàngtrăm loài sống trong nước ngọt Tuy vậy, chỉ có một số ít loài trong giống

Anguilla có đời sống một phần trong nước ngọt và một phần ở biển

Hiện nay các tập tính sống của các loài cá trong giống cá chình

Anguilla vẫn đang còn là một điều bí mật đối với các nhà nghiên cứu, và chưa

có một ai thấy được trứng đã chín của cá chình này, trong khi tất cả các loài

cá nước ngọt khác đều tìm thấy trứng chín trong những mùa vụ nhất định.Vậy câu hỏi được đặt ra là: thế thì cá chình được sinh ra như thế nào? Ngượcdòng lịch sử để tìm ra câu trả lời chúng tôi thấy có rất nhiều điều lý thú

Theo Aristote thì cho rằng giống cá chình được sinh ra từ trong lòngđất mẹ, người dân Anh cổ đại thì cho rằng cá chình con (Elver) thì được sinh

ra từ những sợi lông đuôi cuả ngựa khi nhảy qua các con sông, suối bị rơi ragặp nước và phát triển thành cá chình

Để trả lời câu hỏi này các nhà nghiên cứu đã phải tốn kém rất nhiềuthời gian và công sức, tuy nhiên câu giải đáp vẫn chưa đầy đủ Trong thực tế,

cá chình được sinh ra từ ngoài biển khơi, cơ quan sinh sản của chúng khôngchín muồi cho đến khi cá trưởng thành di cư từ trong nước ngọt ra ngoài biểnkhơi Đó là lí do tại sao người ta đã không tìm được trứng và tinh trùng của cáchình trong vùng nước ngọt

Những nghiên cứu đầu tiên về cá chình được thực hiện vào thế kỷ XIX ở

Châu Âu trên đối tượng là cá chình Châu Âu (Anguilla anguilla) hai nhà

nghiên cứu Italia là Grassi và Colandruccio (1897) đã phát hiện ra những vấn

đề quan trọng đầu tiên khi họ thu giữ được một dạng sinh vật biển có dạng láliễu trong suốt, được gọi là Leptocephalus, ở vùng biển Messina Và họ đã rấtngạc nhiên với sự thay đổi hình dạng của chúng, khi theo dõi chúng qua 2tháng nuôi chúng phát triển thành dạng ấu thể Elvers của cá chình nước ngọt.Điều đó đã cho phép họ kết luận, cá chình được đẻ ở biển và Leptocephalus

Trang 8

thực sự là một giai đoạn ấu trùng của cá chình Theo đó Grassi và Colandruccio

đã giả định rằng nơi đẻ của cá chình ở vùng khơi biển Đại Tây Dương

Nghiên cứu tiếp theo được thực hiện bởi Schimidt, trong khi vớt trứng

cá Cod bằng vợt phù du ông đã tìm thấy trong lưới của mình có ấu trùngLeptocephelus của cá chình Schimidt ngay lập tức nhận ra rằng ông đã tìm

ra đầu mối chính của nơi cá chình sinh sản Những nghiên cứu tiếp theo củaông cho thấy rằng nơi sinh đẻ cá chình Châu Âu ở vùng biển Messina và Faroe.Ông đã đặt ra câu hỏi thế còn những vùng nào cá chình sinh sản được nữa? Đểtrả lời câu hỏi này ông đã phải tiêu tốn hết 35 năm Qua quá trình nghiên cứu

đó năm 1932, ông đã tuyên bố kết quả nghiên cứu bền bỉ và nổi tiếng củamình Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, vùng trung tâm của Biển Đại Tây Dương còngọi là biển Sargaso là vùng xuất hiện ấu trùng cá chình vừa mới nở

Các nghiên cứu tiếp theo cho biết điều kiện bãi đẻ của cá chình rấtkhắc nghiệt Mùa vụ cho cá chình đẻ trứng diễn ra vào khoảng tháng 2 hàngnăm Cá sinh sản ở vùng biển có độ sâu khoảng 400m, độ mặn 34 – 35 ppt,nhiệt độ 170C

Trứng cá chình sau khi đẻ ra sẽ trồi dần lên tầng mặt và sau khoảng 24h

nở ra thành cá chình ấu trùng có chiều dài 5mm Các tiền ấu trùng này sốngtrôi nổi và di chuyển theo dòng hải lưu và dần dần phát triển thành ấu trùngdạng lá liễu trong suốt Các ấu trùng này được các dòng hải lưu (dòng Guff)đưa ra xa khỏi vùng biển Sargasso Sau một khoảng thời gian sống trôi nổi(khoảng 22 tháng), chúng được đưa đến gần các cửa sông và thay đổi hìnhdạng thành các ấu thể dạng không mảnh, kích cỡ các ấu thể khi đó khoảng

2800 – 3500 con/kg

Ở vùng nước ngọt ấu thể cá chình chuyển sang màu đen và đi sâu vàonội địa Chúng ngược các dòng chảy, vượt qua các thác, ghềnh để đi sâu vàonội địa Trong thời kỳ này cá chình bắt mồi một các chủ động thành phần thức

ăn chính là các loài côn trùng, động vật nhỏ khác Mặc dù hầu hết thời giancác loại cá chình sống ở nước ngọt và một phần thời gian sống ở nước biểnnhưng cá chình có khả năng thích ứng rất nhanh với sự thay đổi nồng độ

Trang 9

muối, ngay cả khi sự thay đổi đó diễn ra rất đột ngột mà không bị bất kỳ mộttác động nào có hại cho cơ thể.

Giai đoạn cuối cùng trong chu kỳ sống cá chình khi đã phát triển mộtcách đầy đủ, tích tụ đủ chất dinh dưỡng thì chúng theo các sông, suối ra biểnvào mùa thu và biến mất khỏi sự hiểu biết của con người

Các nghiên cứu về phân loại học của cá chình đã được Shmidt và Egethực hiện Các ông đã thu thập được 12793 cá chình trưởng thành và 12472

ấu thể ở trên toàn thế giới Kết quả nghiên cứu xác định trên thế giới hiện nay

có 16 loài và 6 dưới loài cá chình khác nhau (nhiều tác giả nhầm lẫn cho rằng

có 19 loài) và các chỉ tiêu để phân loại dựa vào các đặc điểm chính sau:

Thân cá có đốm màu hay láng trơn

Số lượng đốt sống: dao động trong phạm vi từ 103 – 106

Chiều dài của vây lưng so với vây hậu môn

Kích cỡ tối đa của cá chình dao động từ 2,0 – 2,7 kg/ cá thể

Môi trường sống thích hợp: ao nước chảy hay nước suối trong sạch tùytheo từng loài

Từ những đặc tính trên Ege đã phân ra 16 loài cá Chình trong giốngAnguilla như sau:

Trang 10

Bảng 1: Các loài cá Chình trong giống Anguilla

Tên loài Màu cơ thể

Số lượng đốt sống trung bình

Vùng phân bố

Đảo Thái Bình Dương

từ Solomaons tớiPitcairn

Nam phi, Madagasca,Indonesia, Trung Quốc,đảo Thái Bình Dương

Caledonia

Canada, Greenland

Bắc Phi, Iceland

Trang 11

Trong tất cả các loài cá Chình đã liệt kê ở trên thì loài A marmorata là

loài có sự phân bố rộng rãi nhất, nó trải rộng trên hầu hết các thủy vực từ phíanam châu Phi đến đảo Marquesas ở giữa Thái Bình Dương, ngược lại loài

A.borneensis chỉ được tìm thấy ở vùng phía đông của Borneo tới Sulawesi, và

chỉ có 5 cá thể trưởng thành được xác định bởi các nhà khoa học

Sau các nghiên cứu cơ bản về thành phần loài ,sinh thái học của cácloài cá chình, các nghiên cứu về các đặc điểm sinh lý và sinh học cũng đãđược tiến hành ,như các nghiên cứu về khả năng thích ứng độ mặn ,nghiêncứu về thành phần thức ăn tự nhiên, các tập tính bắt mồi , sự cảm thụ và khảnăng hô hấp của cá…Tuy nhiên đến nay cũng con rất nhiều điều bí mật về đốitượng này mà các nhà khoa học chưa khám phá, phát hiện ra như :

Các loài trong giống cá Chình đều có chu kì sống tương tự như nhaunhưng tại sao các loài cá Chình sốngở vùng nhiệt đới lại có thể đẻ trứng ởvùng biển rất gần bờ, trong khi đó những loài ở vùng ôn đới thì phải di cư ratận vùng biển khơi

Hai là loài A.anguilla và A.rostrata có cấu trúc cơ thể khá tương

đồng với loài chình Nhật Bản và có thể trước đây bằng một số cách nào đó đã

từ biển Thái Bình Dương xâm nhập vào biển Đại Tây Dương có thể thông quamột eo biển cắt Panama trước đây

Cá Chình vùng nhiệt đới đẻ trứng quanh quanh năm hay chúng chỉ đẻtrứng trong thời gian nhất định !!!

3.2 Vài nét về bộ Anguilliformes (Apodes)

Các loài cá trong bộ cá chình (Anguilliformes) có mình tròn dài, vâybụng nếu như có (chỉ có trong hóa thạch cổ) là phải ở dưới bụng Bóng hơinếu như có phải có ống Vây không có gai, vẩy nếu như có phải có vẩytròn Không có xương mỏ quạ giữa Không có xương thái dương sau xươngđòn trên nếu như có phải liền với xương đốt sống không có xương hàmdưới tách rời (xương lá mía cũng vậy) làm thành một dải xương răng đơnđộc, dải xương răng này cùng với xương hàm có răng làm thành viên hàmtrên Xương bướm mắt nếu có thường thành đôi, không có xương bướmđáy, thường cũng không có xương nối Số xương đốt sống này rất nhiều,nhiều tới 260 cái, có những loài cá thuộc bộ này thân đốt sống chỉ có

Trang 12

những tấm xương tròn mỏng sườn trên dưới và gai giữa bắp thịt thường tồntại lỗ mang hẹp, không có nang giả, vây lưng và vây hậu môn đều rất dày

và thường liền với vây đuôi xương có tế bào xương

- Nhóm thứ 3 là họ cá Dưa: họ cá chình biển và họ cá chình trắng; không

có xương lá mía trước, đều là cá biển một số loài vào sống trong nước ngọt

Nói chung các loài trong bộ phụ cá chình đều được sử dụng làm thựcphẩm có giá trị cho con người Đây là nhóm cá có giá trị kinh tế cao, thường

là đối tượng đánh bắt trong đó có một số loài cá như cá chình hoa là loại cá

mà mọi người thích ăn nhất Theo các tài liệu của Trung Quốc các loài trong

bộ phụ cá chình có thể xác định nhờ những điểm sai khác nhau theo khóaphân loại như sau:

1 Lỗ mang nỡ ra, khe mang trong cũng to, có lưỡi, xương nắp mang vàxương mang đều nỡ ra; cung vai tồn tại, … (xem 2)

- Lỗ mang nhỏ và tròn, khe mang trong bị hạn chế, không có lưỡi;không có vây ngực; xương nắp mang không nở ra, xương mang thứ 4 dùng để

hỗ trợ cho xương đầu; cung vai không nở ra hoặc chỉ là xương sụn, tim khôngrời ra sau quá xa; dạ dày……… họ cá lịch biển (Mudaenidae)

2 Trên da có vảy thoái hóa và lõm xuống sâu, xương là hình sợi vàthường xếp thành nhóm nhỏ, thẳng góc với các nhóm gần đấy, vây ngực vàcác vây lẻ đều nở nang, vây lẻ đều liền với nhau ở trên vẩy đuôi; có đươngviền, lỗ mũi sau ở phía trước mắt, viền lưỡi rời; đôi khi vào sống ở nướcngọt……… … họ cá Chình (Anguillidae)

- Trên da không có vảy; theo những hiểu biết hiện nay thì trứng khálớn, giống như của cá nói chung………(xem 3)

3 Đuôi không ngắn hơn bao nhiêu so với bộ phận còn lại của mình; timgần sau mang………(xem 4)

Trang 13

- Đuôi ngắn hơn nhiều so với bộ phận còn lại của mình, tim ở rất xamang, vây ngực bé hoặc không có; vây lẻ không nở nang lắm; mình tròn vànhỏ dài, lỗ mang hẹp và gần mặt dưới……… họ cá chìnhgiun to (Moringuidae).

4 Đầu cuối đuôi hoặc nhiều hoặc ít có thể thấy tia vây có lúc thànhhình sợi dài, màu thường là màu hạt dẻ đều, màu đen tối hoặc là màu trắngbạc, các vây thường có viền đen………(xem 5)

- Đầu cuối đuôi không có tia vây dài ra ngoài vây lưng và vây hậu môn;

lỗ mũi sau gần trên viền môi trên, lỗ mũi trước ở đầu cuối mõm, có ống; lưỡinói chung dính vào trên khoang miệng (không tự do) màu rấttạp……… họ cá Chình rắn Ophichthyidae

5 Trên lỗ mũi sau không có ống hoàn toàn ở trên môi trên …(xem 6)

- Lỗ mũi sau ở trên viền môi trên; lưỡi hầu như hoàn toàn dính vào trênkhoang miệng; răng to nhỏ không đều nhau ……… Họ cá chình giun(Echelidae)

6 Lưỡi rộng phía trước và hai bên phần lớn cá tự do, răng trên xương

lá mía lớn vừa; vây ngực nở nang; mình không dài lắm, hàm dưới không nhôra; lỗ mũi trước ở xa mắt………họ cá chình biển (Congridae)

- Lưỡi hẹp, dính vào phía dưới khoang miệng hoặc chỉ là đầu nhọn rời;răng trên xương lá mía tương đối nở nang có lúc mở rộng; vây ngực nở nang;

dạ dày; xương vững chắc; hai bên hàm cũng không mỏng cũng không múclên……….họ cá Dưa (Muraeresocidae)

3.4 Vài nét về họ cá chình (Anguilliidae).

Cá thuộc họ này có đầu hình chóp, xương nắp mang nở nang, xươnghàm ở phía bên, răng giống cá kìm, lưỡi rõ ràng, khe mang thẳng đứng, vây lẻliền với nhau và là khởi điểm của vây lưng ở phía xa sau đầu; vây ngực nởnang, mình có vảy, xương mang hầu như hoàn toàn tồn tại; xương đỡ vây củavây ngực có 7 – 9 cái (một số con có thể có 11 cái)

Giống loài mà họ này bao gồm tuy không nhiều, nhưng phân bố thì rấtrộng (trừ Nam và Bắc cực ra) còn lại ở các châu trên thế giới đều có (trừnhững vùng cá biệt); tuy nơi sinh trưởng là vùng nhiệt đới nhưng ở vùng biểnBắc Hải của Nhật Bản và biển Bạch Hải của Liên Xô cũng có dấu vết Đặcbiệt hơn nữa là khả năng ra vào tự do ở nước lợ và nước ngọt Nói chung hầu

Trang 14

hết thời gian cá chình trong giống Anguilla sinh trưởng ở trong nước ngọt,sau khi thành thục mới di cư ra biển để đẻ trứng Trứng cá chình rất nhỏ vàtrôi nổi trong nước biển Trứng sau khi nở ra cá đầu bé và trôi nổi theo dònghải lưu dạt vào vùng cửa sông Cá chình con ngược dòng của các con sông lênthượng nguồn để sinh sống cho đến khi gần trưởng thành

Cá chình là một loài cá kinh tế có giá trị cao, thịt thơm ngon, nói chung aicũng ưa thích, cá chình hun khói mùi vị lại càng ngon, cũng có thể làm đốitượng để nuôi Họ này chỉ có 1 giống cá chình, ở Trung Quốc có 3 loài cá chình:

- Cá Chình hoa (A.mauritiana Bennett): chiều dài của đầu bé hơn

khoảng cách giữa vây lưng và khởi điểm của vây hậu môn Trên mình và trênvây thường có chấm

- Cá chình Trung Hoa (A.sinensis): chiều dài của đầu bằng khoảng cách

của vây lưng và khởi điểm của vây hậu môn, vây ngực dài băng ½ chiều dàicủa đầu

- Cá chình Nhật Bản (A japonica T and S), chiều dài của đầu lớn hơn

khoảng cách giữa vây lưng và vây hậu môn Vây ngực dài bằng 1/3 chiều dàicủa đầu

Hai loài sau đều không có chấm, và rất phổ biến ở Trung Quốc Đốivới cá chình Hoa thường thấy ở miền Nam, vì tầm vóc to, cho nên gọi là

cá chình vua

3.5 Tình hình nghiên cứu cơ bản về cá Chình ở Việt Nam

Nghiên cứu cá Chình trong giống Anguilla ở Việt Nam chưa thực sựnhận được sự quan tâm đúng mức của các nhà nghiên cứu cơ bản cũng nhưcác nhà nghiên cứu ứng dụng Các nhà nghiên cứu ở Việt Nam đã tiến hànhnghiên cứu từ những năm đầu của thập kỷ 30 nhưng chỉ mới đề cập đến nộidung xác định thành phần loài và sự phân bố của chúng trong từng khu hệnhất định chứ chưa có tài liệu tổng hợp cho toàn lãnh thổ

Tuy nhiên những kết quả này cho đến nay cũng chưa có sự thống nhấtgiữa những nhà nghiên cứu Do các kết quả nghiên cứu của các tác giả trênchủ yếu tập trung vào điều tra thành phần loài và sự đa dạng của khu hệ cá mà

số lượng loài phân loại là rất lớn, không tập trung vào giống cá Chình do đónhững hạn chế, thiếu sót là điều khó tránh khỏi

Trang 15

Hơn nữa, các nghiên cứu về sự phân bố của các tác giả chỉ tập trungvào nội dung phân bố về mặt địa lí chứ chưa nghiên cứu về mùa vụ xuất hiện,đặc biệt là mùa vụ xuất hiện con giống để làm cơ sở cho việc khai thác nguồngiống tự nhiên phục vụ cho việc nuôi sau này Bên cạnh đó các đánh giá vềtrữ lượng, nguồn lợi là hoàn toàn chưa có

Năm 1974, Orsi đã xác định được 4 loài ở vùng biển Việt Nam:

A.marmorata, A.japonica, A.borneensis, A.bicolar pacifica.

Nguyễn Hữu Phụng, Nguyễn Nhật Phi (1994) trong danh mục các loài

cá biển Việt Nam có xác định 3 loài : A.celebensis, A.marmorata, A.japonica.

Theo Nguyễn Hữu Phụng (2001), giống Aguilla có 18 loài trong đó

Việt Nam có 5 loài là: A.nebulosa McClelland,1844., A.japonica Temminck

và Schlegel, 1984., A.celebensis Kaup,1856., A.marmorata Quoy và Gaimard,1824., A.bicolar pacifica Schmidt, 1928.

Trong số 5 loài phân bố ở Việt Nam thì chỉ có 2 loài là A.marmorata (cá chình bông), A.japonica (cá chình Nhật Bản) được nuôi phổ biến do đặc

điểm thịt thơm ngon, thị trường tiêu thụ lớn Trong 2 loài cá chình đó thì cáchình bông được nuôi phổ biến hơn do có kích thước lớn nhất, thích ứngrộng, mang giá trị kinh tế cao và được coi là loài cá nuôi rất có triển vọngtrong tương lai

3.6 Tình hình nuôi cá Chình trên thế giới

Hiện nay cá Chình được xem như một sản phẩm thủy sản quan trọng.Trên thế giới hiện nay nguồn giống sử dụng trong nuôi cá chình hoàn toànphụ thuộc vào khai thác nguồn giống tự nhiên tại các cửa sông vào cuối mùaThu đến mùa Đông khi chúng đang di cư ngược dòng

Các loài cá chình hiện nay đang được nuôi trên thế giới là cá chình

Nhật (A japonica), cá chình Mỹ (A rostrata), cá chình châu Âu (A anguilla),

cá chình Úc (A australis).

Trải qua một thời gian nghiên cứu và hoàn thiện, hiện nay kỹ thuật nuôi

cá chình trên thế giới đã đạt đến trình độ chuyên môn cao Có nhiều hình thứcnuôi khác nhau như nuôi trong ao nước chảy, nuôi trong nhà kính có hệ thốngđiều nhiệt, nuôi trong ao đất, nuôi thâm canh, nuôi bán thâm canh, nuôi ghépvới các loại cá khác…

Trang 16

Dù nuôi bằng hình thức nào thì hai vấn đề chính hiện nay người nuôirất quan tâm là con giống và thức ăn.

- Về vấn đề con giống: Hiện nay trên thế giới vẫn chưa có quốc gianào thành công trong việc sản xuất giống cá chình nhân tạo Một số nướcnhư Trung Quốc, Nhật Bản, Belarus, Mỹ đã sử dụng hormon kích dục tố vàtạo các điều kiện sinh thía khác cho cá chình đẻ trứng một cách chủ động.Tuy nhiên, trứng sau khi nở ấu trùng chỉ sống được tối đa 48 ngày Vì vậy,nguồn giống cung cấp cho nghề nuôi cá chình phụ thuộc hoàn toàn vào khaithác ngoài tự nhiên

Theo các thống kê cho thấy giá bán của cá thịt bị ảnh hưởng rất lớn bởigiá con giống Chi phí con giống đạt mức từ 49 - 52% Hiện nay trên thịtrường thế giới phổ biến 3 loại con giống khác nhau: (i) loại ấu thể (elvers);(ii) các ấu thể elvers được ương nuôi nâng cấp thành cá giống trong điều kiệnnhân tạo, sau đó xuất bán cho các cơ sở nuôi thương phẩm; (iii) loại cá giốngnhỏ khai thác ngoài tự nhiên

- Về vấn đề thức ăn: Cá chình sống trong tự nhiên có đặc tính bắt mồichủ động và thành phần thức ăn chủ yếu là các loài động vật nhỏ như: giáp xác,giun, côn trùng, lưỡng thê, nhuyễn thể, các loài cá nhỏ…vì vậy nhu cầu vềprotein của chúng là rất lớn Trước đây để nuôi cá chình người ta phải cungcấp cho chúng những loại thức ăn tươi sống tương tự như ở ngoài tự nhiên Vìvậy giá thành cá chình nuôi rất cao và không chủ động trong sản xuất

Trong công nghệ nuôi cá chình hiện nay, người nuôi hầu như chỉ sửdụng thức ăn nhân tạo chế biến ở dạng hồ nhuyễn Thức ăn được được bỏtrong những khay và thả xuống ao nuôi, cá sẽ tìm đến để lấy thức ăn một cáchchủ động Lượng thức ăn cung cấp cho cá hằng ngày là 2 - 2,5% tổng trọnglượng đàn cá nuôi (tính theo trọng lượng khô), hoặc 7 - 8% (tính theo trọnglượng tươi) Hệ số sử dụng thức ăn vào khoảng 1,3 - 1,5 (đối với thức ăn tinh)

và 7 - 7,5% (đối với thức ăn tươi)

Cá chình được đánh giá cao về chất lượng thịt, mùi vị ngon và giàudinh dưỡng Các nước Tây Âu và Nhật Bản là những thị trường tiêu thụ cáchình lớn nhất trên thế giới hiện nay Trang trại nuôi cá chình đầu tiên được

Trang 17

xây dựng ở Đài Loan năm 1952 và đặc biệt ở những trang trại phát triển nuôi

cá chình lớn cũng được tìm thấy ở vùng này

Nuôi cá Chình ở Nhật Bản bắt đầu vào năm 1894 tại Tokyo, suốt đầuthế kỷ 20, việc nuôi cá Chình được mở rộng đáng kể ở 3 trung tâm của NhậtBản là Shizuoka, Aichi và Mile Năm 1942, tổng diện tích nuôi cá Chìnhtrong các ao đạt đến 2000 ha, sau sự sụt giá suốt chiến tranh thứ 2, việc nuôi

cá Chình lại bắt đầu phát triển trở lại và vượt qua mức độ ban đầu trước chiếntranh thế giới thứ 2 năm 1960 Sản phẩm cá Chình đánh bắt hằng năm daođộng trong khoảng 200 tấn mỗi năm, sản phẩm cá Chình nuôi đã được tínhtoán với các con số cao hơn rất nhiều đạt 14.000 tấn năm 1972 và 27.000 tấnnăm 1977 Nhờ phương pháp nuôi tiên tiến có thể làm tăng cao sản lượng vànhu cầu tiêu thụ tăng lên, việc khai thác con giống tự nhiên không đủ nhu cầutiêu dùng và kết quả là Nhật Bản phải nhập con giống từ Úc, Philippines,Trung Quốc, Châu Âu, và Mỹ

Tất cả các khu vực nuôi cá chình chính ở Nhật đều sử dụng đều sửdụng hình thức nuôi trong hệ thống nước tĩnh và hầu hết nguồn nước sử dụngcho nuôi cá là nước ngầm Lý do là không có nguồn nước sông đủ sông đủsạch đảm bảo cho việc nuôi cá chình và khi sử dụng nguồn nước ngầm thì cóthể tận dụng nguồn địa nhiệt để duy trì nhiệt độ nước phù hợp (đặc biệt là vàomùa Đông và đầu mùa Xuân)

Việc nuôi cá chình bằng nguồn nước biển cũng đã được thử nghiệm ởNhật và cho kết quả cá phát triển tốt, tuy nhiên chất lượng thịt không ngonbằng cá nuôi ở vùng nước ngọt

Gần đây những hướng phát triển chính trong nuôi cá chình ở Nhật là:

- Tăng cường việc sử dụng ở khu vực ao nuôi cá giống để sưởi ấm cho

cá trong giai đoạn mùa xuân Điều đó làm kéo dài thời gian sinh trưởng trongnăm của cá nuôi

- Xây dựng ao thành nhiều ao nhỏ Các ao hiện đại có diện tích chỉkhoảng 1000m2

- Mật độ nuôi cá chình trong ao liên tục được tăng lên Cùng với sự giatăng về mật độ thì việc quản lý về chất lượng nước cũng liên tục thay đổi chophù hợp

Trang 18

Từ Nhật Bản, nghề nuôi cá Chình đã lan rộng sang Trung Quốc, HànQuốc, Đài Loan Những năm 70 của thế kỷ XX việc nuôi cá Chình được bắtnguồn đầu tiên ở Nam và Đông của Trung quốc với mục đích xuất khẩu Năngsuất nuôi ban đầu chỉ giới hạn trong khoảng 300 đến 450kg/ha, bởi vì thiếu kĩthuật, thức ăn và kế hoạch phát triển Tuy nhiên, từ năm 1980 với việc áp dụng

hệ thống nuôi thâm canh, các trang trại nuôi Chình đã có những bước tiếnnhanh chóng và sản lượng cũng tăng lên nhanh ở vùng đất liền (Yu,1988) Cóhàng trăm trang trại nuôi Chình mọc lên ở các tỉnh Quảng Đông và Phúc Kiến.Năm 1988 tổng diện tích nuôi Chình của Trung Quốc là 530ha với sản lượnghằng năm là 8000 -10.000 tấn và giá trị sản lượng là 65-80 triệu USD[17] Vàonhững năm 80-90 của thế kỷ XX, Trung Quốc đã thành công về kĩ thuật nuôi

cá chình trong ao đất, giúp nghề cá chình trong ao đất ở Trung quốc phát triểnnhanh chóng, giảm giá thành có thể cạnh tranh với nhiều nước

Đài Loan đã học nghề nuôi cá chình và ứng dụng vào năm 1952, sau đó

mô hình nuôi cá chình thương phẩm quy mô nhỏ đã được tổ chức thực hiệnvào năm 1985, nuôi cá Chình trong các trang trại với quy mô lớn được thựchiện vào năm 1964 Đến năm 1964, tổng diện tích nuôi cá Chình ở Đài Loanxấp xỉ 3000 ha

Ở Mỹ cũng thực hiện nuôi cá chình, tuy nhiên do nhu cầu người dânkhông cao, nguồn lợi tự nhiên khá phong phú và ổn định nên số lượng trangtrại nuôi khoảng 50 trang trại, kỹ thuật nuôi được di nhập từ Nhật

Canada có nguồn lợi cá chình phong phú nhưng do bởi nhiệt độ thấpnên tốc độ tăng trưởng cá chình ở đây thấp hơn so với ở châu Âu

Ở New Zealand, cá Chình được nuôi thử nghiệm ở trường đại họcVictoria, bang Wellington Mục đích chủ yếu của chương trình là làm thế nào

để khai thác ổn định và tối đa nguồn lợi, thúc đẩy nghề nuôi cá Chình pháttriển, và nghiên cứu thêm đặc điểm sinh học của các loài cá chình ở NewZealand Còn ở Úc, hoạt động nuôi cá Chình vẫn nằm trong thử nghiệm vàđang thu hút sự quan tâm của người nuôi

Ở các nước châu Âu, nhu cầu sử dụng cá chình ngày càng tăng lên.Các định hướng phát triển chính cho các quốc gia châu Âu trong lĩnh vực

Ngày đăng: 24/11/2015, 01:02

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Vũ Trung Tạng, Nguyên Đình Mão, (năm????). ”Giáo trình ngư loại học”. NXB Nông Nghiệp TP.Hồ Chí Minh Khác
2. Lê Xanh, 1982. Hình thái giải phấu cá. Đại học thuỷ sản Nha Trang 3. Phương Duy, 2007. Kinh nghiệm nuôi cá chình bông trong bể xi măng Khác
4. Hoàng Lân, 2006. Đặc điểm sinh học và kĩ thuật nuôi cá chình Khác
5. Nguyễn Hữu Dực và Mai Đình Yên, 1994. Xác định thành phần loài trong giống cá Chình (Anguilla) tại Việt Nam. Tạp chí khoa học. Phần khoa học tự nhiên, tập 1/1997. Đại học tổng hợp Hà Nội Khác
6. Võ Văn Phú, 1995. Khu hệ cá và đặc điểm sinh học của 10 bài cá kinh tế ở đầm phá Thừa Thiên Huế Khác
7. Mai Đình Yên, Vũ Trung Tạng, Bùi Lai, Trần Mai Thiên, 1997. Ngư loại học - NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp - Hà Nội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w