Loài Anguilla marmorata

Một phần của tài liệu điều tra thành phần loài và tình hình nuôi cá trình tại địa bàn huyện phúc lộc tỉnh thừa thiên huế (Trang 26 - 29)

Tên địa phương: cá chình hoa hay cá chình bông + Vị trí phân loại Ngành: Chordata Lớp: Actinopterygii Bộ: Anguilliformes Họ: Anguillidae Giống: Anguilla Loài: A.marmorata (Quoy và Gaimard,1824) - Mẩu thu được ở khu vực sông Truồi, sông Hương, sông Bồ

- Mình tròn dài, trên da có vây thoái hoá và lõm xuống sâu, thường có hình sợi xếp thành nhóm nhỏ thảng góc với các nhóm gần bên, có đường biên, mình dài gấp 8 lần so với chiều dài của đầu.

- Thân màu hạt dẻ xám, trên mình và trên vây có nhiều vân màu nâu đen to và nhỏ. Mặt bụng có màu trắng đến trắng vàng.

- Đầu có dạng hình chóp, dẹt hai bên, mắt bé bị da che lấp, lổ mũi trước có hình ống ở đầu cuối của mõm, lổ mũi sau ở phía trước của mắt, rảnh miệng kéo dài ra đến sau mắt.

- Răng xếp thành nhiều hàng ở trên hai hàng nhọn sắc, cá chình có lưỡi rỏ ràng.

- Lỗ mang nở nang, khe mang ở bên trong to thẳng đứng, xương nắp mang và xương mang đều phát triển.

- Lỗ hậu môn ở nửa phần trước của thân, chiều dài từ đầu mút mõm đến lỗ hậu môn ngắn hơn chiều dài từ lỗ hậu môn đến mút đuôi.

- Vây ngực, vây lưng và vây hậu môn nở nang. - Không có vây bụng.

- Vây không có gai, khởi điểm của vây lưng nằm cao hơn khởi điểm của vây hậu môn nhiều tối thiếu bằng 2/3 chiều dài đầu, vây lưng ở phía xa sau đầu, vây hậu môn rất dài và nối liền với vây đuôi.

- Các vây đều có da dày che. + Đặc điểm sinh học:

- Tập tính sống: thích sống ở các eo ngách, sông suối nơi có dòng nước chảy thường xuyên và trong sạch, khu vực phân bố ở thượng nguồn ở các con sông tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Dinh dưỡng: thức ăn chủ yếu là động vật, thức ăn chính là các loài cá nhỏ như cá bọp, cá xanh, ếch, nhái...

Ở các giai đoạn phát triển khác nhau thành phần thức ăn của cá Chình bông thay đổi khác nhau. Cá Chình con mới đi vào vùng cửa sông trong ruột và dạ dày của chúng chứa một lượng đáng kể mùn bã hữu cơ. Ở giai đoạn con giống thức ăn chủ yếu là động vật phù du như Neomysis, Alona…, các ấu trùng của côn trùng thủy sinh, động vật thân mềm nhỏ và giun ít tơ.

Ở giai đoạn trưởng thành thức ăn của chúng là cá, tôm, các động vật đáy. Cá chình bông có tính ăn dữ nên nó có thể ăn thịt đồng loại, rình bắt các con có kích thươc nhỏ hơn.

+ Sinh trưởng

Ngoài tự nhiên, tốc trưởng của cá Chình bông thấp hơn nhiều so với các loài cá khác do nguồn thức ăn không ổn định và đầy đủ, nhưng so với các loài cá khác thuộc giống Aguilla thì Chình bông có tốc độ sinh trưởng nhanh nhất.

Cá sinh trưởng chậm, nhất là cỡ từ 300g trở nên tốc độ sinh trưởng chỉ bằng 1/10 tốc độ sinh trưởng của giai đoạn cá có trọng lượng 70 - 100g.

Khi còn nhỏ tốc độ sinh trưởng của cá trong đàn tương đương nhau, nhưng khi đạt chiều dài hơn 40 cm con đực lớn chậm hơn con cái.

- Sinh sản: Cá Chình bông là loài di cư sinh sản, cá bố mẹ sống trong nước ngọt đến lợ trong các sông và cửa sông, gần đến giai đoạn chín muồi sinh dục thì di cư ra biển khơi đến bãi đẻ. Những cá cái này đã có trứng và buồng trứng của chúng gồm hai túi đối xứng nhau bên trong chứa đầy trứng có màu hơi vàng .

Cá Chình thường đẻ vào mùa xuân đến giữa hè, nơi có độ sâu 400- 500m, nhiệt độ nước 16 – 170C, độ mặn 35%o. Cá Chình chỉ đẻ một lần trong cả đời sống của chúng.

Trứng đẻ ra trôi nổi trên tầng mặt nước, ở đó khoảng 24 giờ trứng nở thành ấu trùng li ti, dài 5 mm, các tiền ấu trùng trôi nổi dần dần phát triển thành dạng ấu trùng lá liễu. Sau thời gian trôi nổi khoảng 22 tháng biến thái thành ấu trùng dạng thon mảnh. Các ấu trùng trôi nổi dọc theo dòng nước biển hàng tháng, sống trong nước biển, cửa sông và các vùng biển. Cá bột di cư dần vào bờ, vào các cửa sông và ngược dòng lên thượng nguồn để sống.

+ Phân bố

Trên thế giới cá Chình bông được tìm thấy vùng Indo –Thái Bình Dương (Nhật Bản, Thái Lan, Indonesia, Philippins, Trung Quốc…) và khu vực châu Phi.

Ở Việt Nam, cá Chình bông phân bố Bình Định (Đầm Châu Trúc), Hà Tĩnh (sông Ngàn Phố), Thừa Thiên Huế (sông Hương), Gia Lai (sông Ba), Quảng Ngãi (sông Trà Khúc), các khu vực khác ở phía Bắc thì rất hiếm.

Khu vực cá Chình Bông phân bố nhiều và có ý nghĩa kinh tế trong khai thác tự nhiên tập trung ở các tỉnh từ Quảng Trị đến Khánh Hòa. Theo Vũ Văn

Phú ( 1995 ) cá Chình Bông tập trung nhiều ở khu vực này có thểvì biển ở đây có dòng hải lưu chạy sát bờ tạo điều kiện thuận lợi cho các ấu thể từ vùng biển mà cá đẻ trứng tiếp cận vào sát bờ. Đồng thời khu vực này có nhiều vũng, vịnh, đầm phá nước lợ làm môi trường thuận lợi cho việc chuyển tiếp cho cá con xâm nhập vào các cửa sông để di chuyển lên các sông, suối, ao, hồ.

Một phần của tài liệu điều tra thành phần loài và tình hình nuôi cá trình tại địa bàn huyện phúc lộc tỉnh thừa thiên huế (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w