KẾT QUẢ ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH NUÔI CÁ CHÌNH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ LỘC – THỪA THIÊN HUẾ

Một phần của tài liệu điều tra thành phần loài và tình hình nuôi cá trình tại địa bàn huyện phúc lộc tỉnh thừa thiên huế (Trang 31 - 34)

BÀN HUYỆN PHÚ LỘC – THỪA THIÊN HUẾ

Trong thời gian qua, chỉ có hai xã Lộc Điền và xã Vinh Mỹ trên địa bàn huyện Phú Lộc là có một số hộ nuôi cá chình. Tiến hành điều tra trong thời gian thực tập tôi thu được kết quả như sau :

Bảng 3: Kết quả điều tra tình hình nuôi cá chình thương phẩm ở huyện Phú Lộc

1. Địa điểm Xã Lộc Điền Xã Vinh Mỹ

2. Lịch sử nuôi Từ năm 2006 Từ năm 2004

3. Loại hồ Lồng, bè Bể xi măng

4. Diện tích nuôi 8 x 2.5 x 1.5 70 - 90 m2 5. Số lượng Cá Chình 700 - 1000 con 3500 - 4000

6. Loài Chình bông Chình bông

7. Mật độ ( con/ m2) 7 - 10 1 - 2 8. Kích cỡ giống (gam) 1,2 - 20 20 - 30 9. Kích cỡ thu hoạch (kg/con ) 1 - 1,2 1 - 1,2

10. Thời gian nuôi

(tháng) 12 - 15 12 - 15

11. Thức ăn Cá, tôm tươi Cá, tôm tươi

+ Giá thức ăn (cá) 15.000 - 20.000 15.000 - 20.000

+ Lượng thức ăn

Cho ăn một ngày đêm từ 5 – 10% tổng trọng lượng cá trong lồng.

Cho ăn một ngày đêm từ 5 – 10% tổng trọng lượng cá trong bể.

+ Chế độ ăn

Mỗi ngày cho ăn một lần vào buổi sáng hoặc chiều mát

Mỗi ngày cho ăn một lần vào buổi sáng hoặc chiều mát

+ Cách cho ăn

- Cá giống nhỏ thì phải băm nhỏ thức ăn cho vừa kích cỡ miệng.

- Do cá lớn dần nên cách 10 ngày phải tăng lượng thức ăn lên 1 lần.

- Cho cá ăn bằng sàn ăn.

- Cá nhỏ thì phải băm nhỏ thức ăn cho vừa kích cỡ miệng.

- Do cá lớn dần nên cách 10 ngày phải tăng lượng thức ăn lên 1 lần.

- Cho cá ăn bằng cách vãi đều thức ăn xuống bể. 12. Giá + Giống (đồng/kg) 200.000 - 250.000 200.000 - 250.000 + Thương phẩm (đồng/kg) 230.000 - 270.000 230.000 - 270.000 13. Tỉ lệ sống 90 % - 98% 95 % - 98%

14. Dịch bệnh xảy ra Bệnh sán đường ruột Hầu như không có dịch bệnh 15. Thuận lợi - Chất nước tốt, không chứa mầm bệnh - Thức ăn dễ tìm - Nguồn nước ngầm phong phú, ít mầm bệnh - Thức ăn dễ tìm 16. Khó Khăn

- Giá thức ăn cao

- Mùa lũ quản lý lồng khó khăn

- Giá thức ăn cao

- khi có mưa giông thì phải thay nước vất vả (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phong trào nuôi cá Chình ở huyện Phú Lộc mang tính chất tự phát với quy mô nhỏ lẻ. Người nuôi nắm bắt kỉ thuật thông qua học hỏi kinh nghiệm từ các người nuôi, địa phương khác.

Số hộ nuôi cá Chình ở xã Lộc Điền là 1 hộ, số hộ nuôi cá chình ở xã Vinh Mỹ là 32 hộ.

Đối tượng nuôi cá Chình, giống có nguồn gốc từ Khe Tre – Nam Đông hoặc từ các tỉnh phía nam chuyển ra.

Thời gian bắt đầu vụ nuôi quanh năm và kéo dài từ 12 đến 15 tháng nuôi. Trọng lượng cá chình giống khi thả từ 20 - 30 gam đến khi thu hoạch đạt khối lượng trung bình từ 1,2 đến 1,5 kg.

Cá Chình cho ăn theo chế độ mỗi ngày một lần. Thức ăn là các loài động vật thủy sản như tôm cá tạp có sẵn ở chợ.

Tỉ lệ sống cao: 90%-98%

Nuôi cá Chình ở huyện Phú Lộc với hai phương thức chính là nuôi lồng bè ở xã Lộc Điền và nuôi trong bể xi măng ở xã Vinh Mỹ .

Các yếu tố môi trường thuận lợi cho sự phát triển của cá chình khi nuôi trong bể xi măng:

- Mặc dù có khả năng chịu đựng hàm lượng ôxy thấp rất tốt, nhưng để cá chóng lớn hàm lượng ôxy hoà tan trong nước tốt nhất phải đạt 5 mg/l trở lên, dưới 4 mg/l cá không lớn được.

pH = 7 - 8,5;

NH4 - N : < 2 ppm, NO3-N : < 0,2 ppm;

- Vượt quá chỉ tiêu trên cá sẽ bị bệnh viêm nang, hoặc viêm ruột. - Ðộ trong trên dưới 40 cm, không được dưới 20 cm.

- Nhiệt độ: thích hợp tự 25-340 C

- Hằng ngày phải xi phông đáy ao, hút bớt phân rác ở đáy ao làm giảm lượng NH4 - N gây độc cho cá, sau đó bổ sung nước mới.

Một phần của tài liệu điều tra thành phần loài và tình hình nuôi cá trình tại địa bàn huyện phúc lộc tỉnh thừa thiên huế (Trang 31 - 34)