Hành vi Giá trị Thái độ Sự thoả mãn... GIÁ TRỊ• Định nghĩa • Giá trị là sự phán quyết hay ý kiến của một cá nhân tổ chức về đúng –sai, tốt-xấu, được ưa thích- không được ưa thích theo
Trang 1BÀI 2 GIÁ TRỊ, THÁI ĐỘ VÀ SỰ THOẢ MÃN
ĐỐI VỚI CÔNG VIỆC
Giá trị
Thái độ
Sự thoả mãn
Trang 2Những vấn đề cần nắm vững
1 Sự cần thiết phải nghiên cứu hệ thống
giá trị cá nhân
2 Cơ sở hình thành HTGTCN
3 Mối quan hệ giữa giá trị – thái độ –
sự thoả mãn
4 Mối quan hệ giữa thoả mãn và việc
thực hiện nhiệm vụ
Trang 3Hành vi Giá trị
Thái độ
Sự thoả mãn
Trang 4GIÁ TRỊ
• Định nghĩa
• Giá trị là sự phán quyết hay ý kiến của một cá
nhân (tổ chức) về đúng –sai, tốt-xấu, được ưa
thích- không được ưa thích theo quan niệm của cá nhân (hoặc tổ chức đó)
Giá trị cá nhân( sự phán quyết cá nhân)
Giá trị tổ chức ( sự phán quyết tổ chức)
Sự phán quyết về nội dung(quan trọng hay không)
Sự phán quyết về cường độ(quan trọng đến mức nào)
Trang 5TẦM QUAN TRỌNG CỦA GIÁ TRỊ
Giá trị mà con người phán quyết sẽ ảnh hưởng tới hành vi của họ
Từ nghiên cứu giá trị, NQT có cơ sở để hiểu biết thái độ, động cơ làm việc của con người và từ đây giúp định hướng
đúng hành vi của nhân viên.
Trang 6Kết quả điều tra trên 2000 HS,SV tai Quảng Châu năm 1999
• 64%- với đồng tiền có thể biến đen
thành trắng
• 63%- không biết dối trá, sẽ không thể
làm gì thành công
• 57%- quan hệ cá nhân là sự lợi dụng
lẫn nhau
• 43%- thà phản bội người khác còn hơn
để người khác phản bội mình
Trang 7HỆ THỐNG GIÁ TRỊ CỦA CON NGƯỜI
Hệ thống giá trị cá nhân bao gồm những
giá trị được cá nhân đó phán quyết và
chúng được sắp xếp theo mức độ quan
trọng theo nhận thức của người đó.
Hệ thống giá trị cá nhân khá ổn định nhưng nó có thể thay đổi theo thời gian do sự tác
động của nhiều yếu tố và những giá trị cũ
được thay thế bởi những giá trị mới.
Hệ thống GT cá nhân chi phối đến sự lựa
chọn nghề nghiệp của họ
Trang 8NGUỒN GỐC CỦA GIÁ TRỊ
Nền văn hoá được hấp thụ
Gia đình
Thầy cô, bạn bè
Xã hội
…
Trang 9THÁI ĐỘ
Định nghĩa
Thái độ là những thể hiện mang tính đánh giá đối với sự kiện, con người… được ưa thích hoặc không được ưa thích
Thái độ đối với công việc
Thái độ đối với tổ chức và nhóm
Thái độ đối với những vấn đề của xã hội…
Trang 10TẦM QUAN TRỌNG CỦA THÁI ĐỘ
Từ những giá trị được nhận thức hình được
thành thái độ của con người
Từ thái độ đối với vấn đề , con người đưa ra hành động
Giá trị : ổn định
Thái độ : ít ổn định
Trang 11CƠ SỞ CỦA THÁI ĐỘ
Thái độ của con người hình thành từ sự quan sát và bắt chước
Từ thái độ và cách cư xử của những
người thân trong gia đình
Từ nhà trường, thầy cô, bạn bè
Từ những người tạo cho họ những ấn tượng mạnh ( khâm phục, kính trọng…)
Từ quan sát con người hình thành thái độ và hành vi thích ứng
Trang 12NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý
KHI NGHIÊN CỨU THÁI ĐỘ
Con người theo đuổi sự nhất quán trong thái độ cũng như sự nhất quán giữa thái độ và hành vi
Khi xuất hiện sự bất hoà trong nhận thức (sự không tương đồng giữa giá trị,thái độ và hành vi), cá nhân sẽ cố gắng giảm sự bất hoà đến mức thấp nhất
Quan hệ giữa hành và vi thái độ thường
Trang 13SỰ THOẢ MÃN ĐỐI VỚI CÔNG VIỆC
• Định nghĩa
• Sự thoả mãn đối với công việc là thái
độ chung của một cá nhân đối với công việc của họ
Công việc cụ thể phải thực hiện
Các mối tương tác trong công việc
Các ràng buộc trong công việc…
Đo mức độ thỏa mãn đối với công việc
Trang 14CÁC YẾU TỐ XÁC ĐỊNH
SỰ THOẢ MÃN
Điều kiện làm việc thuận lợi
Công việc hấp dẫn
Phần thưởng công bằng
Đồng nghiệp thân thiện
Cơ hội thăng tiến…
Trang 15ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ THOẢ MÃN ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ
• Sự thoả mãn và năng suất
• Sự thoả mãn và sự vắng mặt
• Sự vắng mặt và sự thuyên chuyển