1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giá trị, thái độ và sự thỏa mản với công việc ppt

52 1,1K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 2,17 MB

Nội dung

Về mối quan tâm hay mục tiêu của nhận thức Nhận thức đối vấn đề đang quan tâm sẽ khác vấn đề không đáng quan tâm  Ví dụ: khi cấp trên vừa có chỉ đạo là yêu cầu nhân viên không được đi

Trang 1

Giá trị , thái độ và

sự thỏa mãn với

công việc

Trang 2

Giá trị , thái độ và sự thỏa mãn với công việc

Nội dung:

Giá trị là gì?

Thái độ là gì?

Sự thỏa mãn đối với công việc?

Giá trị, thái độ có liên quan thế nào đến văn hóa dân tộc nói chung và văn hóa tổ chức nói riêng

Trang 3

Nhận thức

 Nhận thức là một quá trình qua đó cá nhân tổ

chức sắp xếp và diễn giải những ấn tượng giác quan của mình để tìm hiểu môi trường xung

quanh

 Tuy nhiên những điều ta nhận thức có thể không đúng sự thật khách quan, vì nhận thức của mỗi người chịu sự chi phối theo ý muốn chủ quan

 Quá trình nhận thức: chú ý có chọn lọc - tổ chức nhận thức và diễn giải - thể hiện cảm xúc và

hành vi

Trang 5

 Nghiên cứu cho thấy những đặc tính cá nhân như thái độ, động cơ, mối quan tâm, kinh nghiệm và

kỳ vọng là những yếu tố ảnh hưởng đến nhận

thức của mỗi người

 Động cơ của mỗi người khi nhìn sự việc cũng

Trang 6

Về kinh nghiệm

 Chúng ta nhận thức những gì đã biết khác với những người chưa biết gì về điều đó

 Ví dụ một người chưa từng nhìn thấy người da đen sẽ

có hành vi khác với người đã từng thấy họ

Trang 7

Về mối quan tâm hay mục tiêu của nhận thức

 Nhận thức đối vấn đề đang quan tâm sẽ khác vấn đề không đáng quan tâm

 Ví dụ: khi cấp trên vừa có chỉ đạo là yêu cầu nhân viên

không được đi trễ thì người quản lý trực tiếp của bạn sẽ

nhận thức vấn đề đi trễ của bạn khác với nhận thức cách đây một tuần

 Các đặc điểm của mục tiêu được quan sát có thể ảnh

hưởng đến nhận thức của chúng ta

 Ví dụ: trong đám đông người họat bát gây ồn ào lại gây

được chú ý nhiều hơn những người ít nói

Trang 8

Bối cảnh cũng tác động rất lớn đến nhận thức

Trang 9

Mục tiêu nhận thức không thể nhìn đơn lẻ

 Mối quan hệ giữa mục tiêu nhận thức và nền tảng của mục tiêu đó sẽ ảnh hưởng đến nhận thức của chúng ta

 Ví dụ

Trang 10

Chúng ta thường gộp những sự việc giống nhau thành một

nhóm

 Một giám đốc bán hàng mới chuyển đến khu vực họat

động A Một thời gian vài tuần sau, doanh số bán hàng

tăng lên rất cao Bạn có suy nghĩ gì?

 Lớp học có vụ mất trộm ví tiền của một bạn mà gia đình khá giả Cả lớp đều thấy một bạn gia đình nghèo hôm nay bổng mặc một chiếc áo mới đắt tiền Vậy kết luận thế nào?

 Buối tối dạ hội có cô gái mặc áo màu vàng trông rất đẹp như vậy có phải cô gái đó đẹp thật sự không?

Trang 12

Người lao động làm việc vì mục đích gì? Vì sao họ hăng say làm việc và có trách nhiệm? Vì sao họ xao lãng, tránh né

không muốn làm việc?

 Tiền lương có phải là yếu tố quan trọng nhất không?

 Người lãnh đạo, quản lý dân chủ, tôn trọng có phải là yếu

tố quan trọng nhất không?

 Việc làm nhàn hạ, sạch sẽ có phải là công việc thu hút

nhiều người tham gia hay không?

 Mối quan hệ đòan kết thân ái, giúp nhau trong công việc

có ảnh hưởng thế nào đối với người lao động ?

 Vì sao họ gắn bó với công việc mà chưa muốn chuyển

sang nơi làm khác có tiền lương cao hơn?

Trang 13

Như vậy giá trị là gì? Theo kinh tế chính trị định nghĩa:

 Giá trị của hàng hóa là một thuộc tính của hàng hoá, đó

chính là lao động hao phí của người sản xuất để sản xuất ra

nó đã được kết tinh vào trong hàng hoá

 Giá trị trao đổi là một quan hệ về số lượng, là tỉ lệ theo đó một giá trị sử dụng loại hàng hoá này được trao đổi với

một giá trị sử dụng khác

 Ví dụ 1 m vải có thể đổi được 4 kg gạo Gạo và vải, tại sao lại trao đổi được với nhau, hơn nữa lại trao đổi được theo một tỉ lệ nhất định như vậy, rõ ràng nó phải có một cơ sở chung, đó không phải là giá trị sử dụng của chúng vì vải và gạo có giá trị sử dụng hoàn toàn khác nhau, cái chung đó

là cả vải và gạo đều là sản phẩm của lao động

Trang 14

Quan hệ tình dục trước hôn nhân theo bạn là đúng hay sai?

 Nếu một người thích quyền lực thì là tốt hay xấu?

 Nếu một người vi phạm pháp luật bị phạt đánh đòn trước công chúng (Singapore) thì đúng hay sai? Nên hay không nên làm như thế?

 Án tử hình đối với người phạm tội thì nên thực hiện thế nào? Bắn chết? ngồi ghế điện? bơm hơi ngạt? chích thuốc độc? chém đầu?

 Dựa vào những giá trị đạo đức nào mà người ta nhận xét điều gì là đúng hay là sai?

Trang 15

Việc xả rác trong sân trường thì nên xử lý thế nào?

Trang 16

Giá trị theo ca dao ngày xưa

 Thằng Bườm có cái quạt mo

 Phú ông xin đổi ba bò chín trâu

 Phú ông xin đổi một xâu cá mè

 Ba bè gỗ lim

 Con chim đồi mồi

 Nắm xôi - Bườm cười

 Như vậy

 cái quạt mo giá trị bằng nắm xôi?

 Tại sao Bườm như vậy?

Trang 17

Cha mẹ, người thân yêu đối xử với bạn như thế nào khi:

 Bạn bị đau ốm

 Bạn thi rớt hay thi đậu?

 Bạn bị xấu xí, khiếm khuyết cơ thể từ khi sinh ra?

 Khỏe mạnh hay ốm yếu, thành công hay thất bại, thì đối với bạn bè, người thân, những người yêu mến bạn, bạn vẫn thật cần thiết

 Giá trị của bạn là ở chính con người bạn Bạn thật đặc biệt Hãy luôn nhắc mình nhớ điều đó Đừng

ngồi đếm những nỗi buồn mà hãy thử đếm xem bao nhiêu lần bạn được hạnh phúc

Trang 18

Giá trị có thể có hai dạng: giá trị vật chất và giá trị tinh thần

 Theo bạn

 Giá trị quý nhất đối với con người là gì?

 Tiền bạc, địa vị, tình yêu, sắc đẹp, sự tôn trọng….?

 Không khí, nước uống, thức ăn, nhà cửa…?

 Đối với bản thân bạn, cái gì được bạn xem là quý giá nhất?

 Đối với cha mẹ bạn, cái gì hay điều gì họ xem là quý giá nhất?

 Như vậy giá trị có thể định nghĩa theo nhiều cách, nhiều góc nhìn khác nhau

 Giá trị theo nghĩa của hành vi tổ chức là gì?

Trang 19

Như vậy giá trị là gì?

Trang 20

 Giá trị

 Là những niềm tin bền vững và lâu dài về những điều được coi là quan trọng trong các tình huống khác nhau

 Niềm tin này định hướng các hành động và quyết định của chúng ta

 Niềm tin hình thành tù thơ ấu đến khi trưởng

thành

 Phụ thuộc nhiều yếu tố như tôn giáo, dân tộc,

thành phần xuất thân, khu vực sinh sống…

Trang 21

Những giá trị luôn chứa đựng sự quy kết về nội dung và cường độ

 Sự quy kết nội dung cho rằng cách thực hiện hoặc tình

trạng cuối cùng là quan trọng hay không quan trọng

 Sự quy kết về cường độ cụ thể hóa nó là quan trọng như thế nào? đến mức nào? Phạm vi quy mô thế nào?

 Khi chúng ta sắp hạng những giá trị của những cá nhân

theo mức độ cường độ của họ ta sẽ đạt được hệ thống giá trị của con người

 Chúng ta đều có định hướng xếp lọai các yếu tố sẽ hình

thành nên hệ thống giá trị của chúng ta

 Ví dụ đối với ta cái nào quan trọng nhất: sự tự do, sự hài lòng, sự tự trọng, sự thật thà, sự công bằng

Trang 22

Tầm quan trọng của giá trị

 Trong nghiên cứu hành vi tổ chức, giá trị là quan trọng bởi

nó đặt cơ sở cho hiểu biết về thái độ động cơ củng như ảnh hưởng tới nhận thức của chúng ta

 Một cá nhân gia nhập một tổ chức với những nhận thức về những cái mà họ có thể làm và những điều mà họ không thể làm

 Nó chứa đựng những sự diễn đạt của cá nhân về cái gì là đúng, cái gì là sai

 Nó ngầm thể hiện những hành vi hoặc kết cục nào đó là

được ưa thích hơn là những hành vi hay kết cục khác

 Đôi khi nó làm mờ đi sự khách quan và hợp lý

Trang 23

Giá trị ảnh hưởng tới thái độ và hành vi của con người

 Ví dụ: khi trong công ty chỉ phân phối thu nhập, trả lương theo thâm niên

 Những người trẻ có tài sẽ cảm thấy buồn và không muốn cống hiến, thậm chí bỏ đi

 Khi công ty trả lương theo kết quả công việc, cũng sẽ có những người cảm thấy không thỏa mãn

 Như vậy tìm cách trả lương cho hợp lý là vấn đề quan

trọng để đáp ứng những giá trị mong đợi từ tập thể lao

động trong công ty

 Cách đánh giá thường xuyên, tòan diện cũng nhằm đạt đến

sự thỏa mãn cao nhất

Trang 24

Nguồn gốc hệ thống giá trị của con người

 Trong mỗi nền văn hóa có những giá trị được phát triển và cũng cố một cách liên tục

 Những giá trị này không cố định nhưng chúng chậm thay đổi

 Đó là hòa bình, công bằng, dân chủ, hợp tác, hài hòa…

 Những giá trị của con người được hình thành căn bản

trong những năm đầu đời từ cha mẹ, thầy cô, bạn bè, và những người khác

 Những ý kiến ban đầu của bạn về cái gì đúng, cái gì là sai được hình thành từ những quan điểm được diễn đạt bởi

cha mẹ bạn

 Khi bạn lớn lên sẽ có thể tiếp thu những giá trị khác

Trang 25

Những giá trị là tương đối ổn định và bền vững

 Ví dụ: bạn được dạy là phải thật thà và có trách nhiệm, khi tiếp thực tế có phải thật thà luôn là tốt hay không?

 Tuy nhiên trong quá trình phát triển, sự hòai nghi, thắc

mắc về giá trị của con người có thể dẫn đến sự thay đổi

các gía trị

 Con người sẽ đi đến quyết định thay đổi khi những điều

mà họ tin tưởng sẽ không còn được chấp nhận hoặc không còn đúng nữa

 Ví dụ: khi trình độ học vấn hay hiểu biết thấp người ta

thường tin vào những điều mê tín dị đoan hơn là khi được học tập, hiểu biết kiến thức khoa học

Trang 26

Phân lọai giá trị chia hệ thống giá trị làm 6 lọai

 Lý thuyết: đặt sự coi trọng cao vào việc khám phá ra sự thật thông qua tiếp cận hợp lý và phê phán

 Kinh tế: chú trọng đến sự hữu ích và tính kinh tế

 Thẩm mỹ: đặt giá trị cao nhất vào hình dáng và sự hài hòa

 Xã hội: đặt giá trị cao nhất vào tình yêu của con người

 Chính trị: tập trung sự chú ý vào việc thâu tóm, củng cố quyền lực và sự ảnh hưởng

 Tín ngưỡng : quan tâm tới sự thống nhất của kinh nghiệm

và sự thống nâất của vũ trụ như một tổng thể

 Các bạn hãy tìm ví dụ minh họa cho từng lọai

Trang 27

Allport và các cộng sự đã sử dụng bảng câu hỏi để đánh giá cách nhìn nhận của một cá nhân cụ thể

 Các bạn xem ví dụ trang 93

 Xem cấp bậc phân lọai của Graves trang 94

 Chia ra 7 cấp độ từ thấp đến cao: Phản ứng - Bộ lạc - Cá nhân - Tuân thủ - Thực dụng - Xã hội - Tồn tại

 Hệ thống cấp bậc này được sử dụng để phân tích những vấn đề của những giá trị khác nhau trong tổ chức

 Số lượng các cá nhân có giá trị cấp độ xã hội và tồn tại đang tăng dần lên

 Họ ủng hộ cuộc phấn đấu vì chất lương hơn là số lượng

 Phân lọai của Graves giải thích vì sao các cá nhân có

những thái độ khác nhau và các hành vi khác nhau

Trang 28

Sự phát triển năng đọng của vùng châu Á được các nhà nghiên cứu gắn cho liên quan tới các giátrị châu Á

 Coi trọng con người, trọng tình hơn trọng lý, trọng nghĩa khinh tài

Trang 31

Thái độ là gì?

Trang 34

Thái độ và giá trị giống và khác nhau thế nào?

 Thái độ không giống giá trị

 Giá trị là khái niệm rộng lớn hơn và vì vậy thái độ là cụ thể hơn giá trị

 Thái độ cũng chứa đựng điều đúng đắn, sự mong muốn và đạo đức

 Khi một người cho rằng “nữ thông minh hơn hơn nam” đó

là thái độ hay giá trị?

Trang 35

Giá trị và thái độ có quan hệ rất gần gủi

 Các nhà nghiên cứu cho là bất kỳ một thái độ nào cũng

liên quan đến một số giá trị nào đó

 Các giá trị mà con người nắm giữ liên quan đến thái độ

của họ và trong nhiều trường hợp giải thích hành vi của họ

 Song chúng ta không thể giải thích những giá tại nào là cơ

sở của các thái độ và hành vi cụ thể

 Giống như giá trị, thái độ được hình thành từ cha mẹ, thầy

cô giáo, các thành viên trong nhóm

 Con người bắt chứơc thái độ của những người bình thường hay các cá nhân mà họ khâm phục, kính trọng

 Khác với giá trị, thái độ ít ổn định hơn Ví dụ

Trang 37

Ví dụ xem thông điệp quảng cáo sản phẩm

 Hướng thái độ của khách hành tới sản phẩm

 Chú ý – hiểu biết – nhận thức – thái độ -quyết định –hành

vi mua hàng

Trang 38

Phân loại thái độ

 Chỉ tập trung sự quan tâm tới thái độ của người lao động

 Những thái độ có liên quan tới công việc gắn liền với sự lượng giá tích cực hay tiêu cực của người lao động về các khía cạnh môi trường làm việc của họ

 Một người có sự thỏa mãn cao đối với công việc thì sẽ có thái độ tích cực đối với công việc của anh ta và ngược lại

 Sự gắn bó với công việc đo lường mức độ hiểu biết công việc của người lao động

 Sự tham gia tích cực, sự quan tâm tới việc thực hiện hòan thành nhiệm vụ là quan trọng đối với anh ta

 Những người này có sự thỏa mãn cao hơn, có năng suất cao hơn, thường ít thuyên chuyển công tác hơn

Trang 39

Thái độ và sự nhất quán

 Con người theo đuổi sự nhất quán trong các thái độ của họ

và theo đuổi sự nhất quán giữa thái dộ và hành vi

 Các cá nhân theo đuổi việc điều hòa các thái độ khác nhau

và sắp xếp thái độ và hanh vi sao cho chúng xuất hiện một cách hợp lý và nhất quán

 Điều này được thực hiện bằng việc thay đổi thái độ hay

hành vi, hoặc bằng sự phát triển bằng sự hợp lý hóa cho sự nhất quán

 Xem ví dụ trang 101

 Đối với các tổ chức thái độ là quan trọng vì nó ảnh hưởng tới hành vi của người lao động

Trang 40

Các lọai thái độ

 Hài lòng với công việc: Người hài lòng trong công việc sẽ

có thái độ làm việc tích cực và ngược lại

 Gắn bó với công việc : là mức độ qua đó một người nhận biết công việc của mình tích cực tham gia vào công việc

và họ cho rằng kết quả thực hiện công việc là quan trọng cho chính bản thân mình Như vậy sự gắn bó với công việc càng cao sẽ làm giảm tỷ lệ vắng mặt và tỷ lệ thôi việc

 Cam kết với tổ chức: thể hiện mức độ một nhân viên gắn

bó chặt chẽ với tổ chức và với các mục tiêu của tổ chức Mong muốn là thành viên của tổ chức

 Nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ nghịch biến giữa cam kết với tổ chức và sự vắng mặt hay tỷ lệ thuyên chuyển

Trang 42

Đo lường sự hài lòng trong công việc

 Có 2 phương pháp phổ biến thường được áp dụng:

 Đo lường chung bằng một câu hỏi

 Ví dụ: Sau khi xem xét các yếu tố liên quan, bạn hài lòng với công việc như thế nào?

Trang 43

 Đo lường bằng cách cộng tổng điểm

 Hỏi cảm nhận củaa nhân viên đối với từng yếu tố quan trọng liên quan công việc, xem mức độ hài lòng của họ cho từng yếu tố của công việc

 Phương pháp nào giá trị hơn?

 Tùy theo điều kiện

Trang 48

Những công việc mà nhân viên thích là gì?

 Nhân viên thích những công việc tạo cho họ cơ hội thể

hiện khả năng và kỷ năng của mình, thích sự đa dạng trong nhiệm vụ, tự do khi làm việc

 Khen thưởng công bằng

 Điều kiện làm việc thuận lợi

 Đồng nghiệp ủng hộ

 Sữ phù hợp giữa tính cách với công việc

Trang 49

Sự hài lòng ảnh hưởng đến kết quả làm việc của nâhn viên thế nào?

 Sự hài lòng làm gia tăng năng suất: Khen thưởng khi tăng năng suất -> làm mức hài lòng gia tăng

 Tổ chức có nhiều nhân viên hài lòng sẽ có hiệu quả làm việc cao hơn

 Sự hài lòng cao thì tỷ lệ vắng mặt và thuyên chuểyn ít đi

và ngược lại

 Hài lòng vừa đóng vai trò là biến độc lập vừa là biến phụ thuộc của mô hình hành vi tổ chức

Trang 51

Câu hỏi trắc nghiệm

 Quá trình nhận thức diễn ra theo mấy bước

 A 3 B 2 C 4 D.5

 A

 Trong một tình huống xãy ra có liên quan đến công việc, theo bạn, việc cố gắng xác định hành vi của nhân viên là chủ quan hay khách quan có quan trọng không? Giải thích

 Rất quan trọng, nhất là khi khen thưởng, đánh giá kết quả công việc, đề bạt

 Khi nhân viên hòan thành nhiệm vụ được giao, người quản

lý phải đánh giá xem:

 Do năng lực thực sự- yếu tố bên trong - cần khen thưởng

 Do may mắn - hay do gian dói: yếu tố bên ngoài

Trang 52

Các bạn về ôn bài

chúng tra kiểm tra 1 tiết

 Đề trắc nghiệm, 20 câu hỏi, không xem tài liệu

 Mỗi câu 2 phút

 Hết thời gian cho câu này sẽ chuyển sang câu khác

 GV sẽ phát bản trả lời câu hỏi, SV chọn câu đúng nhất

Ngày đăng: 07/08/2014, 07:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w