Trong thời gian thực tập tại trung tâm các anh chị kĩ sư đã tạo nhiều điềukiện cho em và các bạn được tham gia vào các hoạt động sản xuất của trại.. Cá Tra được nuôi tập trung ở các tỉnh
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
KHOA: THỦY SẢN
BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP GIÁO TRÌNH NƯỚC NGỌT
CÁ TRA
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
NGÔ VĂN NGỌC ĐỒNG QUỐC DŨNG
NGUYỄN THANH TÂM MSSV: 07116026
Tp.HCM, tháng 6 năm 2011
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Sau 2 tuần tham gia thực tập tại Trung tâm Quốc gia giống thuỷ sản nước
ngọt Nam Bộ Dưới sự giúp đỡ nhiệt tình của BQL và các anh chị kĩ sư, bản thân em
đã học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm về việc vận dụng kiến thức lý thuyết đã họcvào quá trình thực hành sản xuất ở trại Thông qua đó đã giúp em nắm bắt được một sốquy trình trong sản xuất giống cá nước ngọt như: tuyển chọn cá bố mẹ, cho cá đẻ, quytrình ấp trứng ,quy trình ương giống
Trong thời gian thực tập tại trung tâm các anh chị kĩ sư đã tạo nhiều điềukiện cho em và các bạn được tham gia vào các hoạt động sản xuất của trại Qua đó cóthể cũng cố các kiến thức cơ sở và tích lũy một số kinh nghiệm để làm hành trang chobản thân khi ra nghề sau này
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến BQL và các anh chị kĩ sư đã tận tìnhhướng dẫn, giúp đỡ chúng em hoàn thành tốt đợt thực tập giáo trình này
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 3MỤC LỤC
Trang
GIỚI THIỆU………5
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÁ TRA……….7
1.1 Đặc điểm sinh học………7
1.1.1 Phân loại……… 7
1.1.2 Phân bố……….7
1.1.3 Đặc điểm hình thái sinh lý……… 7
1.1.4 Tính ăn……… 8
1.1.5 Sinh trưởng……… 8
1.1.6 Sinh sản……….8
1.2 Hiện trạng cá Tra ở Đồng Bằng Sông Cửu Long……… 9
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………10
2.1 Địa điểm……… 10
2.2 Thời gian……… 16
2.3 Đối tượng……….16
2.4 Vật liệu……….16
2.4.1 Nguồn nước……….16
2.4.2 Nhà sản xuất giống……… 16
2.4.3 Hệ thống bể ấp……….16
2.4.4 Các vật liệu khác……… 17
2.4.5 Cá bố mẹ……… 17
2.4.6 Loại kích dục tố……… 17
2.5 Phương pháp nghiên cứu và bố trí thí nghiệm………18
2.5.1 Phương pháp nuôi vỗ cá bố mẹ trong ao đất……… 18
2.5.2 Kiểm tra sự phát dục thành thục của cá……… 19
2.5.3 Tiêu chuẩn chọn cá bố mẹ……… ….19
2.6 Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá Tra………20
Trang 42.6.2 Kỹ thuật cho cá đẻ………21
2.6.2.1 Phương pháp thụ tinh……… 21
2.6.2.2 Kỹ thuật ấp trứng cá Tra……… 23
2.6.2.3 Quá trình phát triển phôi……….24
2.7 Kỹ thuật ương cá tra đến 15 ngày tuổi trên bể composite……… 25
PHẦN III : KẾT QUẢ……… 27
PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT………29
PHẦN V:THAM QUAN CÁC HÌNH THỨC NUÔI……… 30
PHẦN VI: TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 40
Trang 5GIỚI THIỆU
Trong các năm qua, nghề nuôi thuỷ sản Việt Nam phát triển nhanh và có một vịtrí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân Nghề nuôi trồng thuỷ sản có đóng góp đáng
kể trong tổng sản lượng thuỷ sản và là nguyên liệu chủ yếu cho xuất khẩu thủy sản
Trong các loài cá nuôi, cá Tra (Pangasius hypophthalmus) là loài có giá trị kinh
tế cao và là loài cá nuôi truyền thống trong ao của nông dân các tỉnh Đồng Bằng SôngCửu Long, chiếm tới 80% sản lượng chung của cả nước Cá Tra được Bộ Thuỷ Sảnxác định là đối tượng nuôi chủ lực trong nước ngọt phục vụ cho xuất khẩu Hiện tại cáTra đã được xuất khẩu đến hơn 50 quốc gia và các vùng lãnh thổ trên thế giới ViệtNam đã trở thành nước có sản lượng cá da trơn xuất khẩu lớn nhất khu vực Đông NamÁ
Cá Tra được nuôi chủ yếu trong ao, bè và bãi bồi ven sông (nuôi đăng quầng)
… với nhiều hình thức khác nhau như quãng canh, thâm canh, bán thâm canh… CáTra là loài cá có thể nuôi được quanh năm, chịu được điều kiện khắc nghiệt của môitrường, cá ăn tạp vá lớn nhanh trong điều kiện nuôi với mật độ cao 60 - 80 con/m²ao,100 - 150 con/m³ lồng bè Cá Tra được nuôi tập trung ở các tỉnh An Giang, ĐồngTháp, Cần Thơ, Vĩnh Long và Tiền Giang…Một trong những tiền đề cho sự phát triểncủa nghề nuôi cá Tra là chúng ta chủ động được nguồn cá giống từ sinh sản nhân tạo.Quá trình sinh sản nhân tạo cá Tra đã thành công từ năm 1978 nhưng đến khoảngnhững năm 1998 nghề nuôi cá tra mới thực sự phát triển ồ ạt Sản lượng cá Tra tănglên một cách nhanh chóng Năm 2001 sản lượng cá Tra, cá Basa chỉ đạt khoảng100.000 tấn, đến năm 2004 sản lượng cá Tra, cá Basa đạt trên 300.000 tấn (cá Trachiếm 90%), năm 2005 là 400.000 tấn, kế hoạch đạt 1.000.000 tấn năm 2010
Trong sinh sản nhân tạo ngoài việc tạo điều kiện môi trường thuận lợi, ta còndùng các biện pháp kỹ thuật như sử dụng kích dục tố tác động vào đối tượng nuôi.Thông thường, các trại sản xuất giống cá Tra nuôi vỗ cá bằng thức ăn chế biến rẻ tiềnnên tỉ lệ thành thục không cao, không đồng đều và làm ô nhiễm nguồn nước Quá trìnhsinh sản nhân tạo thường dùng kích dục tố với liều lượng cao nhằm tăng năng suất cábột nhưng làm như vậy thì những trứng phát triển chưa đầy đủ tạo ra cá bột với sứcsống yếu, chậm lớn, tỉ lệ chết cao Vì vậy yếu tố quyết định thành công của quá trình
Trang 6sinh sản nhân tạo là cần phải có một quy trình hoàn chỉnh từ nuôi vổ cá bố mẹ đến sinhsản và ương nuôi cá bột nhằm tạo được con giống có chất lượng cao và nguồn gốc rõràng, tránh hiện tượng cận huyết phục vụ cho chương trình nuôi cá Tra sạch là mộtnhu cầu bức thiết từ các nhà sản xuất.
Mục tiêu: Nắm bắt quy trình hoàn chỉnh sinh sản nhân tạo cá Tra.
Trang 7(sách đỏ) Cá Tra và Basa của ta cũng khác hoàn toàn với loài cá nheo Mỹ (Ictalurus
punctatus) thuộc họ Ictaluridae.
Bộ cá nheo: Siluriformes
Họ cá Tra: Pangasiidae
Giống cá tra dầu: Pangasianodon
Loài: Pangasianodon hypophthalmus (Sauvage 1878).
1.1.2 Đặc điểm phân bố
Cá Tra phân bố ở lưu vực sông Mêkông, có mặt ở cả 4 nước Lào, Việt Nam,Campuchia và Thái Lan Ở Thái Lan còn gặp cá Tra ở lưu vực sông Mekloong Ởnước ta những năm trước đây khi cá Tra chưa cho sinh sản nhân tạo được, cá bột và
cá giống được vớt trên sông Tiền và sông Hậu, cá trưởng thành chỉ thấy trong ao nuôirất ít gặp ngoài tự nhiên do cá có tập tính di cư ngược dòng sông Mekong để tìm nơisinh sống và sinh sản tự nhiên Khảo sát chu kỳ di cư của cá Tra ở địa phânCampuchia cho thấy cá ngược dòng từ tháng 10 đến tháng 5 và di cư về hạ lưu từtháng 5 đến tháng 9 hàng năm
Cá Tra phân bố ở các tầng nước nhưng thường sống ở tầng đáy Cá sống được
ở thuỷ vực nước tĩnh và cả nước chảy Cá có thể sống tốt ở nơi có nhiều chất hữu cơ,oxy hoà tan thấp (2,5 mg/l), pH thấp (4 - 8), nhiệt độ thích hợp từ 26 – 300C Người tanhận thấy cá Tra phân bố nhiều nơi trên thế giới: Indonexia, Thai Lan, Campuchia,Malaysia và Việt Nam (ĐBSCL)
1.1.3 Đặc điểm hình thái, sinh lý
Cá Tra là loài cá da trơn không vảy, thân dài, dẹp bên, lưng cá màu xám đen,
bụng cá hơi bạc, miệng rộng và có hai đôi râu dài Cá sống chủ yếu trong nước ngọt,
Trang 8có thể sống được ở nước lợ (7 - 10‰), chịu được nước phèn (pH < 5), chịu được nhiệt
độ 16 – 300C, cá dễ chết ở nhiệt độ thấp dưới 150C, nhưng chịu nóng tới 390C
Cá Tra có lượng hồng cầu trong máu nhiều hơn các loài cá khác Cá có cơ quan
hô hấp phụ nên chịu được môi trường có hàm lượng oxy hoà tan thấp, ngưỡng oxy của
cá Tra rất thấp (0,213 mg/l)
1.1.4 Tính ăn
Miệng cá Tra rộng, có răng sắc nhọn, gai trên cung mang thưa và ngắn nênkhông có tác dụng lọc thức ăn như cá ăn phiêu sinh vật Dạ dày hình chữ U và co giảnđược, ruột ngắn và không gấp khúc lên nhau mà dính vào màng treo ruột ngay dướibóng khí và tuyến sinh dục Trong tự nhiên, tính ăn của cá thiên về động vật Ở giaiđoạn cá bột và cá hương thì cá ăn mồi sống nên dễ ăn lẫn nhau nếu thiếu thức ăn.Trong điều kiện sản xuất giống nhân tạo ta có thể cho chúng ăn bằng Moina, Artemia,thức ăn tự nhiên, thức ăn chế biến hoặc thức ăn viên Trong điều kiện ao nuôi cá Tra
có khả năng thích nghi với nhiều loại thức ăn khác nhau như cám, rau, động vật đáy….Đặc điểm này có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển nuôi rộng rãi lòai cá này
1.1.5 Đặc điểm sinh trưởng
Cá Tra có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh, cá còn nhỏ tăng nhanh về chiềudài Cá ương trong ao sau hai tháng đạt chiều dài 10 – 12 cm (14 – 15 gram) Cỡ cátrên 10 tuổi trong tự nhiên (ở Campuchia) tăng trọng rất ít, trong tự nhiên có thể sốnghơn 20 năm Khi nuôi trong ao 1 năm đầu tiên cá đạt từ 1 - 1,5 kg/con, những năm vềsau cá tăng trọng nhanh hơn có khi đạt tới 5 - 6 kg/năm tuỳ thuộc vào môi trường sống
và sự cung cấp thức ăn cũng như loại thức ăn có hàm luợng đạm nhiều hay ít
1.1.6 Đặc điểm sinh sản
Cá Tra không sinh sản tự nhiên trong ao nuôi, cũng không có bãi đẻ tự nhiên ởViệt Nam Trong tự nhiên mùa vụ sinh sản của cá Tra từ tháng 6 - 7, khu vực sinh sảnthường ở Campuchia Trong sinh sản nhân tạo, cá cái thường thành thục lần đầu ở 3tuổi, cá đực thành thục ở 2 tuổi Trọng lượng khi thành thục lần đầu khoảng 2,5 – 3kg/con Cá Tra có thể tái phát dục 1 - 3 lần trong một năm, thời gian tái phát dục từ 1 -
2 tháng Cá Tra không có cơ quan sinh dục phụ (sinh dục thứ cấp) nên khó phân biệtđược đực cái qua hình dạng bên ngoài Ở thời kỳ thành thục tuyến sinh dục ở cá đực
Trang 9Tuyến sinh dục ở cá Tra bắt đầu phân biệt được đực cái từ giai đoạn II tuy màu sắcchưa khác nhau nhiều Các giai đoạn sau buồng trứng tăng về kích thước, hạt trứngmàu vàng, tinh sào có hình dạng phân nhánh, màu hồng sang màu trắng sữa.
Mùa vụ thành thục của cá trong tự nhiên bắt đầu từ tháng 5 - 6 dương lịch, cótập tính di cư đẻ tự nhiên trên những khúc sông có điều kiện sinh thái phù hợp thuộcđịa phận Campuchia và Thái Lan, không đẻ tự nhiên ở phần sông Việt Nam Bãi đẻcủa cá nằm từ khu vực ngã tư giao tiếp hai con sông Mekong và Tonlesap, từ thị xãKratie (Campuchia) trở lên đến tháp Khone, nơi giáp biên giới Campuchia và Lào.Nhưng tập trung nhất từ Kampi đến hết Koh Rongiev thuộc địa giới 2 tỉnh Kratie vàStung Treng Trong sinh sản nhân tạo, ta có thể nuôi thành thục và cho đẻ sớm hơntrong tự nhiên (từ tháng 3 dương lịch hàng năm)
Thông thường 1 gam trứng có khoảng 1.473 - 1.761 trứng Một con cá Tra đẻtrung bình 500 gam trứng/một lần đẻ Trứng cá Tra thuộc loại trứng dính Ở nhiệt độ25-300C, trứng sẽ nở sau 17 - 19 giờ ấp Nếu nhiệt độ nước thấp hơn 240C thì trứng cákhó nở Nếu nhiệt độ cao quá 320C thì trứng bị hỏng hoàn toàn Trứng khi mới đẻ cóđường kính 1mm, sau khi trương nước 1,5 - 1,6mm Sau khi nở cá bột có chiều dàikhoảng 2.98 mm
1.2 Hiện trạng nghề nuôi cá Tra ở Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Cá tra đã khẳng định được vị trí chiến lược trong mặt nước nuôi nội địa phục vụcho xuất khẩu Tuy nhiên, nghề nuôi cá tra còn nhiều rủi ro xuất phát từ bệnh tật, giá
cả không ổn định và phẩm chất con cá ngày càng suy giảm Vì vậy, nhằm phát huynghề nuôi cá một cách bền vững, ổn định cần phải có cái nhìn bao quát cả những điểmmạnh và điểm yếu
Trang 10PHẦN II.VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Địa điểm nghiên cứu
Hình 1: Trung Tâm Quốc Gia Giống Thủy Sản Nước Ngọt Nam Bộ.Trung tâm Quốc Gia Giống Thủy Sản Nước Ngọt Nam Bộ thuộc xã An TháiTrung, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang trực thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long.Đây là nơi có điều kiện thuận lợi cho sản xuất giống
2.1.1 Sơ đồ trung tâm giống quốc gia giống thủy sản nước ngọt nam bộ
Hình 2: Vị trí trung tâm qua vệ tinh
Trang 11Hình 3: Sơ đồ trung tâm.
I : Cống điều khiển cấp thoát nước của trung tâm 5 : Phòng thí nghiệm bệnh
II : Kênh cấp thoát nước của trung tâm 6 : Nhà học viện
III : Trạm bơm nước cho nhà sinh sản nhân tạo 7 : Nhà ở công nhân viên
IV, V, VI : Là ao chứa nước 8 : Bể ương
VIII : Ao chứa nước thải 10 : Nhà ương giống số 2
2 : Nhà chuyên gia 12 : Xưởng sản xuất thức ăn
3 : Nhà tập thể 13 : Nhà SX giống tôm càng xanh
4 : Nhà bảo vệ
2.1.2 Lịch sử của trung tâm
Trung tâm Quốc Gia Giống Thủy Sản Nước Ngọt Nam Bộ có diện tích 20ha.Chức năng nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ nuôi vào sản xuất chuyển giao côngnghệ và khuyến ngư cho các hộ nuôi thủy sản và một số người đang muốn thay đổinghề nghiệp để tiến hành cải thiện đời sống
Trung tâm Quốc Gia Giống Thủy Sản Nước Ngọt Nam Bộ Viện Nghiên CứuNuôi Trồng Thủy Sản II, tại xã An Thái Trung, Cái Bè, Tiền Giang Được thành lậptháng 10 – 1976, đã trải qua nhiều tên gọi: Trại Giống Cấp I Cái Bè (1976 – 1978),Trại Thực Nghiệm Nuôi Trồng Thủy Sản Cái Bè (1979 – 1988), Trung Tâm Nghiên
Trang 12Cứu Thủy Sản Đồng Bằng Sông Cửu Long (1988 – 2000 ), Trung tâm Quốc Gia ThủySản Nước Ngọt Nam Bộ (2006 đến nay) Tháng 04/1984 lần đầu tiên trại đã cho sinhsản thành công cá mè trắng (di giống từ miền Bắc) Bắt đầu từ đó trại thu được nhiềukết quả trong nghiên cứu sinh sản nhân tạo các loài cá nước ngọt, không giới hạn ởloài cá bản địa ở ĐBSCL mà còn mở rộng ra nhiều loài cá nhập nội khác.
Trung tâm đã thực hiện được thành công về sinh sản nhân tạo 30 loài cá nướcngọt Nam Bộ Từ đó tạo nên sự đa dạng về thành phần loài cá ở nước ta Năm 1984 đãnhập 3 loài cá Ấn Độ (Rohiu, Mrigal, Catla )
Năm 1985 sinh sản nhân tạo thành công và phát tán đàn cá đến nhiều địaphương trong vùng, cùng nhiều loài cá bản địa khác có giá trị kinh tế như cá tra, cábasa… Trung Tâm là một trong những đơn vị nghiên cứu thành công đầu tiên sinh sảnnhân tạo giống cá tra, cá basa góp phần chủ động hoàn toàn về con giống nuôi, khôngcòn phụ thuộc vào thiên nhiên
Mỗi năm Trung Tâm sản xuất 100 – 200 triệu cá bột các loài, ương nuôi 10 –
40 triệu cá giống Từ 1984 – 2006 Trung Tâm đã sản xuất tổng cộng 3tỷ cá bột, ươngnuôi trên 200 triệu cá giống cung cấp cho các địa phương
2.1.3 Một số hình ảnh về Trung Tâm
Hình 4: Tòa nhà trung tâm
Trang 13Hình 5: Khu bể chứa và nhà ấp.
Hình 6: Khu vực ao
Trang 14Hình 7: Hệ thống rãnh cấp thoát nước.
Hình 8: Hệ thống cấp nước
Trang 15Hình 9: Khu bể ấp trứng cá rô phi.
Hình 10: Hệ thống bể xi măng
Trang 16Hình 11: Hệ thống bể composite 1m3.
2.2 Thời gian nghiên cứu
Từ 3/06/2011 đến 17/06/2011
2.3 Đối tượng nghiên cứu: Cá Tra
2.4 Vật liệu nghiên cứu
2.4.1 Nguồn nước
Sử dụng nguồn nước giếng khoan và nguồn nước lấy từ rạch Bà Lâm được xử
lý trước khi đưa vào sử dụng
Nền đất là đất thịt nặng pha sét với thành phần đất sét (45.6%), đất bụi (38.6%),đất cát (15.7%), đất sạn (0.4%) Tổng diện tích là 20 ha, ao nuôi hình chữ nhật, bờ aođược gia cố bằng bêtông
Trang 17- Vợt vớt cá bột, thau, xô, ống xiphong.
- Hệ thống đèn chiếu sáng
2.4.4 Các vật liệu khác
Các loại hoá chất dùng cho việc khử trùng và xử lý nước: Chlorine, thuốc tímCác dụng cụ và hoá chất phục vụ cho sinh sản nhân tạo: lông gà, tannin, nướcmuối sinh lý 9%, băng ca, cân, nhiệt kế, ống tiêm, thùng đá, giai ấp, que thăm trứng,khăn khô, đĩa Petri, cân điện tử ( sai số 0.1 g), thước đo,…
2.4.5 Cá bố mẹ
Cá bố mẹ có nguồn gốc từ các trại giống khác nhau: Trung tâm nghiên cứu nuôitrồng thuỷ sản ĐBSCL, Xí nghiệp sản xuất cá nước ngọt thuộc Viện NCNTTS II,Trung tâm giống thuỷ sản tỉnh Đồng Tháp và trại sản xuất giống thuỷ sản tư nhân tỉnhĐồng Tháp Đàn cá bố mẹ này được thu từ ao nuôi các tỉnh Đồng Tháp, Tiền Giang,Vĩnh Long, Bình Dương với nguồn cá giống được thu từ tự nhiên trong nhiều năm vàcác thời điểm khác nhau trong năm Tỷ lệ đực : cái là 1:2
2.4.6 Các loại kích dục tố
Hình 12: Các loại kích dục tố sử dụng trong sinh sản cá tra
Sử dụng hormone sinh dục HCG, thuốc được sản xuất và đóng gói trong các lọthuỷ tinh với lượng 10.000 UI Thuốc được hoà tan trong nước cất hoặc nước muốisinh lý trước khi sử dụng
Trang 182.5 Phương pháp nghiên cứu và bố trí thí nghiệm
Sơ đồ nội dung nghiên cứu :
2.5.1 Phương pháp nuôi vỗ cá bố mẹ trong ao đất
Chọn lựa cá bố mẹ đều cỡ, không bị dị hình, dị tật, thể trọng 3 - 4 kg, từ 3 - 4tuổi Mật độ nuôi vỗ 0.2 kg/m3, tỷ lệ đực cái là 1:1 Cá bố mẹ được nuôi vỗ trong ao códiện tích 2000m² , độ sâu 1.5 m
Thời gian nuôi vỗ bắt đầu từ tháng 1/2011 Thức ăn sử dụng cho nuôi vỗ là:Thức ăn viên công nghiệp (Con cò, 26%), vitamin C (0.2 g/kg thức ăn), vitamim E(0.2 g/kg thức ăn) Ngày cho ăn 2 lần, sáng lúc 8 giờ và chiều lúc 16 giờ
Chế độ nuôi vỗ được chia thành 2 giai đoạn:
+ Nuôi vỗ tích cực:
Từ tháng 3 đến tháng 4 nuôi vỗ với khẩu phần thức ăn 3 - 5% thể trọng Thời
kỳ này cá chất dinh dưỡng hấp thụ từ thức ăn tích lũy vào gan và các mô mỡ
Trang 19hiệu chuyển hóa các chất dinh dưỡng này vào tuyến sinh dục để hình thành noãn bào.Qúa trình tích lũy noãn hòang bắt đầu, kích thước noãn bào tăng dần.
Cuối tháng 4 đã có một số cá thể đạt đến giai đoạn IV thành thục Trong buồngtrứng xuất hiện nhiều noãn bào tối đa, các cá thể này sẵn sàng tham gia đẻ trứng Mùa
vụ sinh sản của cá tra kéo dài từ cuối tháng 4 đến cuối tháng 9 Thời điểm cá thànhthục rộ là vào tháng 6
2.5.2 Kiểm tra sự phát dục thành thục của cá
Kiểm tra định kỳ cá bố mẹ: sau khi nuôi vỗ được 2 tháng, kiểm tra lần thứnhất, quan sát ngoại hình, đánh giá sức khỏe, độ béo của cá Vào tháng thứ ba dùngque thăm trứng để kiểm tra trứng cá cái, đối với cá đực tiến hành vuốt kiểm tra tinhdịch cá đực để đánh giá mức độ thành thục và điều chỉnh chế độ nuôi vỗ cho hợp lý
Từ tháng thứ tư kiểm tra phát dục mỗi tháng 2 lần, đa số buồng trứng cá cáichuyển sang giai đoạn IV và nhiều cá đực đã có tinh Trước mỗi lần kiểm tra có ghichép đầy đủ các số liệu của từng cá thể đực, cái đã được đánh dấu (chiều dài, tronglượng cơ thể, tình trạng sức khỏe, bệnh tật, kích thước vòng bụng và độ mềm ) Dùngtay sờ nắn bụng cá và cảm nhận độ mềm của bụng để đánh giá sự phát dục Căn cứvào mức độ thành thục của cá để định ngày cho cá đẻ Khi kéo cá bố mẹ dùng lưới sợimềm không có gút để tránh làm xây xát cá Dùng băng ca vải mềm có kích thước phùhợp với độ lớn của cá để giữ cá khi kiểm tra
2.5.3 Tiêu chuẩn chọn cá bố mẹ
Đối với cá cái: cá cái có lỗ sinh dục hơi sưng, màu hồng, bụng mềm to, cơ thểkhông bị thương tật Mức độ thành thục của buồng trứng được đánh giá qua việc lấymẫu trứng bằng que thăm trứng Trứng cá phải đạt đến giai đoạn IV: trứng đều, rời,căng tròn có màu vàng nhạt hoặc trắng nhạt Quan sát trên kính lúp thấy mạch máucòn ít Trên 70% số trứng đã phân cực và có đường kính hạt trứng từ 0.9 mm trở lên
Đối với cá đực: lỗ sinh dục cá đực hơi lồi Cá đực thành thục khi vuốt nhẹ haibên lườn bụng đến gần lỗ hậu môn thì thấy tinh dịch (sẹ )màu trắng đục chảy ra Chọn
cá đực có sẹ đặc
Trang 202.6 Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá tra
2.6.1 Phương pháp tiêm và liều lượng kích dục tố
Đối với cá tra tuy đạt tới mức độ thành thục nhưng không đủ điều kiện về cácyếu tố sinh thái nên không thể rụng trứng và đẻ được Vì vậy phải tiêm chất kích thíchsinh sản nhằm thúc đẩy quá trình rụng trứng của cá, ta dùng phương pháp tiêm nhiềulần, với cá cái thì tiêm 3 liều gồm: liều dẫn, liều sơ bộ và liều quyết định, thời giangiữa các liều dẫn và liều sơ bộ cách nhau 24 giờ nhằm thúc đẩy buồng trứng cá pháttriển đến giai đọan IV đồng đều Giữa liều sơ bộ và liều quyết định cách nhau 8-12giờ Đối với cá đực thì tiêm một lần cùng lúc với liều quyết định của cá cái, liều tiêmbằng 1/3-1/2 liều của cá cái Nếu cá đực thành thục tốt có thể không cần tiêm
Vị trí tiêm: Tiêm vào cơ lưng của cá
Liều lượng kích dục tố: Sử dụng kích dục tố HCG Việt Nam và Trung QuốcHCG (Human chrionic Gonadotropin) có bản chất là glycol protein, tồn tại ở dạng bộtđóng chai thủy tinh với lượng 10.000 UI / chai, trước khi dùng được pha lõang bằngnước muối sinh lí 9% Liều lượng sử dụng cho cá cái như sau :