2.7.1. Chuẩn bị
Vệ sinh toàn bộ khu nhà giống, các bể composite lấy xà phòng chà rửa sạch trước khi bố trí thí nghiệm.
Dùng các tấm nylon phủ trực tiếp trên bề mặt bể ương để ổn định và bảo đảm nhiệt độ nước từ 27 - 300C.
Điều chỉnh ánh sáng và độ trong phù hợp cho cá bột bắt mồi tốt Sục khí 24/24 giờ trong bể ương.
Mực nước sâu tối thiểu ½ bể ương. Mật độ ương: 3.000 cá bột/ m3
2.7.2. Chăm sóc và quản lý
Ngày Thức ăn Chăm sóc
1 Artemia:1.5g/bể-17h,21h
2 Artemia:3g/bể
-6h,10h,14h,17h,21h+Moina:1/5 lon- 10h
Thêm nước +EM Đo nhiệt
độ,pH,NH3,NO2:7h30 -14h
3 Artemia:4g/bể -6h,10h,14h,17h,21h Xi phông, thay nước +EM Đo nhiệt độ,pH,NH3,NO2:7h30 -14h 4 Artemia:6g/bể -6h,10h,14h,17h,21h+Moina:1/5 lon- 10h
Xi phông, thêm nước Đo nhiệt
độ,pH,NH3,NO2:7h30 -14h
5 Artemia:7g/bể -6h,10h,14h,17h,21h Xi phông, thay nước +EM Đo nhiệt độ,pH,NH3,NO2:7h30 -14h 6 Artemia:8g/bể -6h,10h,14h,17h,21h+Moina:1/4 lon- 10h
Xi phông, thêm nước +Formol
Kiểm tra bệnh ở bể có dấu hiệu xấu
7 Tomboy :5g nhử
-10h,14h,17h+Moina:1/4 lon-10h
Xi phông, thay nước +EM
Đo nhiệt
độ,pH,NH3,NO2:7h30 -14h
8 Tomboy :5g nhử
-10h,14h,17h+Moina:1/4 lon-10h
Xi phông, thêm nước Đo nhiệt
độ,pH,NH3,NO2:7h30 -14h
9 Tomboy :5g nhử
-10h,14h,17h+Moina:1/4 lon-10h
Xi phông, thay nước +EM
Đo nhiệt
độ,pH,NH3,NO2:7h30 -14h
10 Tomboy :5g nhử
-10h,14h,17h+Moina:1/4 lon-10h
Xi phông, thêm nước Đo nhiệt
độ,pH,NH3,NO2:7h30 -14h
11 Tomboy :5g nhử
-10h,14h,17h+Moina:1/4 lon-10h Xi phông, thay nước +EM Đo nhiệt độ,pH,NH3,NO2:7h30 -14h
12 UP mảnh:10g- 10h,14h,17h +Moina
(nếu cần) Xi phông, thêm nước +Formol Đo nhiệt độ,pH,NH3,NO2:7h30 -14h
13 UP mảnh:10g- 10h,14h,17h +Moina (nếu cần)
Xi phông, thay nước +EM
Đo nhiệt
độ,pH,NH3,NO2:7h30 -14h
14 UP mảnh:10g- 10h,14h,17h +Trùn chỉ (nếu cần)
Xi phông, thêm nước Đo nhiệt
15 UP mảnh:10g- 10h,14h,17h +Trùn chỉ (nếu cần)
Chuyển cá Đo nhiệt
Mở bạt 7h, tháo nước 8 -10h, xi phông 7h30
Cấp nước 14h 17h, đậy bạt sau khi cho ăn cữ 17h, và tùy theo thời tiết Xi phông sau khi cho cá ăn, dùng thau hứng nước xi phông, rà nhẹ tránh làm cặn bã nổi lên và hút cá ra ngoài, sau khi xi phông vớt lại cá bột trong thau, kiểm tra thức ăn dư và cá chết.
Nước lấy vào bể ương được bơm trực tiếp vào bể ương hoặc lấy nước từ bể chứa 200 m3 (qua túi lọc trước khi vào bể ương).
Định lượng cá bột, thả cá bột sau khi nở đựơc 18-20 giờ.
Khử vỏ Artemia: cho tối đa 50 g artemia/lít nước, sau 1h cho qua dùg dịch chlorine 200 ppm trong vòng 10 – 30 phút.
Cho ăn moina: khử trùng moina, cho hết lượng moina vào 1 xô, tính số bể cần cho ăn -> mỗi bể tương đương 1 lon nước cho vào xô, trộn đều -> cho ăn mỗi bể một lon , đổ vào vị trí bọt khí, nếu kết thúc cho ăn còn dư bổ sung thêm cho các bể có nhiều cá.
Cho ăn trùn chỉ: chia đều cho số bể, dùng tay rải đều. Che bạt trước khi chuyển cá.
Bọt khí 1/3 đường kính bể..
Các chỉ tiêu khác như: NH3-N, NO2, pH cách ngày đo ngày đảm bảo nằm trong khoảng cho phép đối với nuôi thủy sản. giá trị cụ thể.
pH : 7.0 – 8.5 ( Dao động trong ngày ).
DO: > 2 mg/lít
Amonia ( NH+4 / NH3+ ): ≤ 0.03 mg/lít Nitrite (NO2): ≤ 0.1 mg/lít. Độ trong : 15 – 30 cm.
Nhiệt độ dao động 28-31.5 oC
Quản lý bệnh hàng ngày, áp dụng phòng trị bệnh tổng hợp suốt trong quá trình ương. Kiểm tra bệnh hang ngày.
PHẦN III. KẾT QUẢ
3.1. Kết quả sinh sản nhân tạo
Hiện nay sinh sản nhân tạo cá Tra chỉ bằng cách tiêm kích dục tố. Loại kích dục tố thường được sử dụng là HCG. Thông thường tiêm cho cá cái 3 liều: liều dẫn, liều sơ bộ và liều quyết định. Liều dùng cho cá đực từ 1/2 -1/3 liều của cá cái. Tuy nhiên nếu cá đực thành thục tốt thì có thể không tiêm kích dục tố. Việc này góp phần làm giảm chi phí sản xuất, thời gian và đảm bảo sức khoẻ cho cá đực. Thời gian hiệu ứng của cá Tra từ 8-12 giờ, nhưng có trường hợp kéo dài hơn. Nguyên nhân kéo dài thời gian hiệu ứng của cá có thể do nhiệt độ của nước thấp, cá cái chưa thật sự thành thục, hoạt tính của kích dục tố giảm do việc bảo quản không đúng cách …
Hệ số thành thục (H):
H= Trọng lượng trứng do cá đẻ ra/ Trọng lượng cơ thể cá *100 %
= 24.34/323.2 * 100% = 7.52 %
Tỷ lệ đẻ:
TLĐ= Tổng số cá cái đẻ/ Tổng số cá tham gia sinh sản * 100% = 51/54 * 100% = 94,44 %
3.2. Ấp trứng cá Tra
Trứng cá tra rất nhạy cảm với nhiệt độ, cần phải đảm bảo nhiệt độ tối ưu cho trứng phân cắt đồng đều, bình thường. Nhiệt độ tối ưu dùng để ấp trứng cá tra là 28 – 30oC, các điều kiện khác như oxy hòa tan, pH thích hợp.
Tỷ lệ thụ tinh:
TLTT= Số trứng thụ tinh sau 8h/ Số trứng đem ấp * 100%
Tỷ lệ nở: TLN= Số cá bột/ Số trứng thụ tinh * 100% Cá cái Tổng (trứng) trứng hư trứng nở TLTT (%) TLN (%) C21 450 265 157 41.11 84.87 C14 312 51 236 83.65 90.42 C45 323 63 253 80.49 97.03 C24 271 36 206 86.71 87.65 C36 336 93 237 72.32 97.53 C13 433 63 366 85.45 98.92 C41 308 55 229 82.14 90.51
PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
4.1. Kết luận:
Trong điều kiện nuôi vỗ tại Trung tâm hầu hết cá tra đều thành thục tốt, tỷ lệ thành thục khá cao. Thức ăn sử dụng trong nuôi vỗ là thức ăn công nghiệp. Quá trình nuôi vỗ bắt đầu từ tháng 3, chia làm 2 giai đoạn là nuôi vỗ tích cực và nuôi vỗ thành thục. Mùa vụ sinh sản bắt đầu từ cuối tháng 4 đến tháng 11, cá đẻ rộ nhất vào tháng 5.
Tuyển chọn cá bố mẹ kết hợp với việc kích thích cho sinh sản bằng kích dục tố HCG. Liều lượng sử dụng như sau: Liều dẫn: 800 UI/kg cá cái, liều sơ bộ: 1.200 UI/kg cá cái và liều quyết định: 4.500 UI/kg cá cái. Thời gian hiệu ứng thuốc từ 8 - 12 giờ. Cá nở sau 18 - 24 giờ kể từ lúc thụ tinh, nhiệt độ ấp thích hợp từ 28 – 300C. Tỷ lệ thụ tinh trung bình là 75.98%.
4.2. Đề xuất :
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, còn có nhiều hạn chế nên cần được tiếp tục nghiên cứu nhằm hòan chỉnh quy trình công nghệ.
Bố trí lại nhà giống, các bể để ổn định nhiệt độ trong ngày phù hợp với ngưỡng nhiệt thích hợp cho cá tra.
Cần có biện pháp quản lý các yếu tố môi trường tốt hơn, nhất là trong khâu cho cá ăn để tránh việc cho ăn dư thừa: chia nhỏ thức ăn làm nhiều lần, quan sát cá ăn hết mới bổ sung thêm thức ăn mới.
Tăng cường khâu vệ sinh trong nhà giống nhằm giảm thiểu tác hại của mầm bệnh .
Trong quá trình sinh sản nhân tạo còn gặp nhiều khó khăn do không chủ động được nguồn nước; nước bơm từ ao lên không thể sử dụng ngay được mà phải qua xử lý bằng hoá chất tốn thời gian và chi phí sản xuất.
PHẦN V. THAM QUAN CÁC HÌNH THỨC NUÔI
5.1. Trại cá cảnh Châu Tống quận 12
Thời gian tham quan: ngày 20/6/2011.
5.1.1. Giới thiệu sơ lược
- Năm 1991: Trại được thành lập (chủ yếu là sản xuất giống cá trê). - Năm 1998: bắt đầu xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.
- Diện tích của trại là 3500m2.
- Chuyên sản xuất, kinh doanh cá dĩa, cá koi và 1 số loài cá cảnh nhiệt đới. - Tình hình tiêu thụ cá cảnh ở trại:
- Trong nước:
+ Thị trường tiêu thụ lớn ở miền Trung.
+ Khoảng thời gian tiêu thụ mạnh nhất là vào dịp tết.
+ Loài cá phổ biến và ưa chuộng là cá chép trắng vẩy rồng, cá tàu, ông tiên, bình tích..
- Xuất khẩu:
+ Thị trường tiêu thụ là Châu Âu, Mỹ, Canada.
+ Loài cá thường được xuất khẩu là cá koi, cá dĩa. Đặc biệt năm 2010 trại nhận được đơn đặt hàng xuất 50.000 con cá chép vẩy rồng đuôi dài sang Mỹ.
5.1.2. Mô hình trại
Trại được thiết kế theo khuyến cáo OIE (The world organization for animal health – Tổ chức sức khỏe động vật thế giới):
- Hệ thống rào xung quanh trại để ngăn ngừa địch hại, mầm bệnh. - Đường cấp thoát nước riêng.
- Có bể xử lý nước thải sau khi sử dụng.
- Có khu vực cách ly để kiểm soát, quan sát, kiểm tra xem có bệnh hay không khi chuẩn bị nhập hoặc xuất cá.
- Khu vực sinh sản, ương nuôi riêng biệt. - Hóa chất sát trùng trại.
- Nước cấp sẽ được đưa vào bể lọc cơ học trước khi cho vào bể.
- Nhóm 1: sinh sản đơn giản: bảy màu, hòa lan, hồng kim… - Nhóm 2 : sinh sản phải có giá thể: tàu, vàng, chép…
- Nhóm 3: sinh sản bằng ổ bằng cách nhỏ bọt: xiêm, sặc gấm.. - Nhóm 4: sinh sản trong bể kính: ông tiên, cá dĩa.
- Nhóm 5: cá sông, suối: thuần dưỡng tự nhiện như thái hổ, cá rồng…
5.1.4. Một số hình ảnh trại Châu Tống
Hình 19: Ống thoát nước trong từng ao nhỏ.
Hình 21: Bể bạt thả cá giống.
5.2. Trại nuôi cá rô đồng Tân Hạnh, Đồng Nai
Thời gian tham quan: ngày 20/6/2011
5.2.1. Giới thiệu sơ lược
- Trại nằm tại Tân Hạnh, Biên Hòa, Đồng Nai. - Nuôi từ năm 1981 đến năm 2000.
- Trước năm 2000 nuôi cá trê vàng lai, chép, trôi…nhưng hiệu quả không cao. - Năm 2000 đến nay chỉ nuôi thâm canh cá rô đồng, có hiệu quả kinh tế rất cao. - Diện tích: 4.2 ha, gồm có 6 ao, nền đáy là đất sét pha thịt.
5.2.2. Hoạt động
- Hình thức nuôi: thâm canh.
- Thời gian nuôi cá thương phẩm: 4 – 5 tháng. - Cỡ cá bột thả: 3 ngày tuổi.
- Mật độ thả: 3 triệu bột/ha; tỷ lệ sống: 20%. - Ao có bao lưới xung quanh tránh địch hại.
- Thức ăn: thức ăn tự nhiên và thức ăn công nghiệp. - Độ đạm trong thức ăn:
+ Cá trên 3 tháng tuổi: 28% đạm. - Hệ số chuyển đổi thức ăn FCR: + Rô đồng: 2,2 - 2,5.
+ Cá đầu vuông: 2 - 2,2.
Hệ số chuyển đổi thức ăn FCR tăng do nhiệt độ thấp, cá lớn chậm. - Giá thương phẩm: 35.000 – 40.000 đồng/kg.
- Lợi nhuận: 4.000 – 5.000 đồng/kg.
- Những bệnh thường gặp: bệnh nội và ngoại ký sinh, lỡ loét, đen thân,… - Hóa chất và thuốc sử dụng trong quá trình nuôi:
+ Nước được cấp trực tiếp nhưng định kỳ vẫn xử lý bằng formol, iodine, chlorine, bón vôi, xử lý sinh học để phòng bệnh. Khi nuôi tập trung mà nước thải ra và cấp vào không được xử lý sẽ ảnh hưởng đến các hộ nuôi xung quanh.
+ Trước khi điều trị phải ngưng cho ăn khoảng 3 ngày.
+ Nấm, ghẻ lỡ: iodine, vôi + muối để giảm tác nhân gây bệnh ở đáy ao. + Kháng sinh: tetraciline, oxtraciline.
+ Bổ sung sorbitol để giải độc gan, bổ sung men vi sinh.
+ Trộn thuốc, hoá chất, men vi sinh vào thức ăn với liều lượng cao.
+ Thời gian ủ bệnh phải cho ăn men vi sinh, vitamin B tổng hợp, vitamin C. + Sau khi khỏi bệnh phải bổ sung chất men vi sinh.
Hình 22: Ao nuôi ở trại cá rô đồng Tân Hạnh, Đồng Nai.
Hình 24: Cá rô đầu vuông nuôi được 3 tháng.
5.3. Mô hình nuôi cá ở hồ Sông Mây
Thời gian tham quan: 21/6/2011.
5.3.1. Giới thiệu sơ lược
- Hồ Sông Mây thuộc xã Bình Minh, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. - Hồ được thành lập năm 1985, trước đây là cánh đồng ruộng.
- Năm 1993, Tỉnh Đội Đồng Nai được phân công nhiệm vụ quản lý hồ. Đến năm 1994, bắt đầu nuôi trồng thuỷ sản.
- Diện tích mặt nước lớn nhất trong năm của hồ là 360 ha, trung bình là 250 ha. - Chức năng của hồ là : trữ nước, phục vụ cho 1.700 ha khu vực sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, hoạt động nuôi trồng thủy sản giúp tận dụng diện tích mặt nước và tăng thêm thu nhập cho đơn vị.
• Bộ phận quản lý hồ trên 64 người, chia thành 4 bộ phận: - Bảo vệ quanh hồ : 26 người.
- Điều hành đánh bắt cá : 26 người. - Phân phối tiêu thụ sản phẩm : 2 người.
- Hậu cần (lo đời sống, ăn uống cho đơn vị): 10 người.
- Đối tượng nuôi :cá trôi đen và trôi trắng, chép, trắm cỏ, mè vinh. - Cỡ cá giống thả là lồng 10 hoặc lồng 12, chia thành 2 đợt thả: + Đợt 1 : Tháng 7 thả 10 tấn.
+ Đợt 2 : Tháng 9 thả thêm 5 tấn.
- Mật độ thả : 4 tấn trôi đen và trôi trắng, 1 tấn cá chép, 1 tấn cá trắm cỏ, 500 kg cá mè vinh, 20.000 con cá tra, 450-500 kg cá rô phi và cá mùi.
- Tỷ lệ ghép phụ thuộc vào lượng thức ăn tự nhiên có sẵn trong hồ do hình thức nuôi trong hồ là nuôi quảng canh.
- Hình thức thu hoạch là đánh tỉa thả bù, bắt bằng lưới vét với mắt lưới 4 – 10 cm.
- Sản lượng 500 tấn/năm. Mỗi năm đơn vị phải nộp về ngân sách của tỉnh là 1 tỉ đồng.
- Một số hoạt động khác: câu cá giải trí, nuôi cá trong ao,… • Khó khăn của mô hình nuôi hồ Sông Mây:
- Gần khu công nghiệp nền nguồn nước bị ô nhiễm nặng. - Nguồn nhân lực.
- Tình trạng trộm cắp xảy ra nhiều, đang dần khắc phục.
- Diện tích mặt nước lớn nên khó kiểm soát nếu có dịch bệnh xảy ra.
Hình 26 : Hệ thống theo dõi mực nước hồ
PHẦN VI: TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ngô Văn Ngọc, 2000. Sản xuất giống cá, bài giảng khoa Thuỷ Sản trường Đại Học Nông Lâm Tp.HCM.
Cổ Thị Thiên Nga, Huỳnh Thị Thuý Phương, Đào Thị Thuỷ, Phạm Văn Ngọc, 2008. Báo cáo thực tập giáo trình Nuôi Thuỷ Sản Nước Ngọt
TS Dương Nhật Long,Giáo trình “Kỹ thuật nuôi thuỷ sản nước ngọt”, tủ sách Đại học Cần Thơ, 2004.
Nguyễn Thị Ngọc Thuý,”báo cáo thực tập giáo trình kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá nước ngọt”, 2005.
Trần Hoàng Diễm, 2006. Báo cáo thực tập tốt nghiệp trường Cao Đẳng Cộng Đồng Vĩnh Long