Ô nhiễm môi trường ở khu công nghiệp Phú Bài- Tỉnh TT- Huế là một trong những trường hợp môi trường bị ô nhiễm do các nhà máy đã thải nước thải ra vùng xung quanh mà không qua xử lý.. Đứ
Trang 1MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: 1
4 Đối tượng nghiên cứu 2
5 Phương pháp nghiên cứu 2
NỘI DUNG 3
I Một số khái niệm liên quan 3
1 Ngoại ứng ( ảnh hưởng ngoại lai): 3
2 Ngoại ứng tiêu cực: 3
3 Ngoại ứng tích cực: 3
4 Đặc điểm ngoại ứng: 3
5 Thất bại thị trường là gì? 3
II Thực trạng ô nhiễm môi trường do khu công nghiệp Phú Bài gây ra, nguyên nhân và giải pháp 4
1 Thực trạng 4
1.1 Ảnh hưởng tới môi trường 4
1.2 Ảnh hưởng đến người dân: 7
2 Nguyên nhân 8
3 Sự thất bại của thị trường do việc xả thải gây ô nhiễm của khu công nghiệp Phú Bài 10 4 Tác động của thất bại thị trường 12
5 Giải pháp 14
KẾT LUẬN 18
Trang 2ĐẶT VẤN ĐỀ.
1 Tính cấp thiết của đề tài.
Thiệt hại do ô nhiễm môi trường vô cùng đa dạng, thiệt hại hữu hình xâm phạm tức thời đến lợi ích kinh tế, ảnh hưởng sức khỏe dưới dạng tồn trữ chất độc hại trong cơ thể… dễ nhận diện nhưng còn có những thiệt hại tiềm ẩn gây hại lâu dài như tổn thương tinh thần, suy tàn dần hệ sinh thái, ảnh hưởng sinh hoạt cộng
đồng… thì một người dân bình thường khó có thể tìm ra “chứng cứ” để đòi bồi thường và không biết phải lên tiếng thế nào và do đó họ là người phải gánh chịu tất
cả Có rất nhiều doanh nghiệp đã vì mục tiêu lợi nhuận trước mắt mà bỏ qua trách nhiệm với xã hội, họ ngang nhiên xả thải ra môi trường mà không quan tâm đến những tác động tiêu cực đằng sau Hành vi đó là vi phạm pháp luật, trái với đạo đức và đi ngược với chủ trương xây dựng một nền kinh tế phát triển bền vững của Đảng và Nhà nước, đi ngược với xu thế phát triển bền vững của thế giới
Ô nhiễm môi trường ở khu công nghiệp Phú Bài- Tỉnh TT- Huế là một trong những trường hợp môi trường bị ô nhiễm do các nhà máy đã thải nước thải ra vùng xung quanh mà không qua xử lý Việc xả thải trực tiếp như vậy đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường, gây thiệt hại cho người dân sống xung quanh về sức khỏe, thu nhập, gia tăng những khoản chi phí khác Tuy nhiên, khu công nghiệp lại không phải đền bù một khoản thiệt hại nào cho người dân
Đứng trên cơ sở lý thuyết chúng ta được tìm hiểu qua các môn học như môn Kinh tế công cộng thì trường hợp xả thải gây ô nhiễm của các nhà máy thuộc khu công nghiệp Phú Bài đã gây ra ngoại ứng tiêu cực, là một trong những nguyên nhân dẫn đến thất bại thị trường Vậy, như thế nào là ngoại ứng tiêu cực? Tại sao việc xả thải gây ô nhiễm như trên lại được coi là ngoại ứng tiêu cực và nó lại dẫn đến sự thất bại của thị trường? Để làm rõ hơn về vấn đề trên, nhóm xin trình bày đề
tài: “Ngoại ứng tiêu cực do khu công nghiệp Phú Bài gây ra, thực trạng,
nguyên nhân và giải pháp.”
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài :
- Hệ thống hoá được cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề ô nhiễm môi trường tại khu công nghiệp và tác động của nó tới đời sống của người dân vùng chịu ảnh hưởng
Trang 3- Đánh giá được thực trạng ô nhiễm môi trường tại khu công nghiệp Phú Bài và nguyên nhân của nó
- Hiểu sâu hơn lý thuyết về thất bại thị trường và ảnh hưởng của ngoại ứng tiêu cực đến tổn thất phúc lợi xã hội
- Đề ra giải pháp để khắc phục tình trạng gây ô nhiễm trên
4 Đối tượng nghiên cứu.
Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan tới vấn đề ô nhiễm môi trường và sự thất bại của thị trường trong phạm vi ảnh hưởng của khu công nghiệp Phú Bài
5 Phương pháp nghiên cứu.
- Tiến hành thu thập số liệu, phân tích, đánh giá, so sánh.
- Phân tích, đánh giá thông tin
Trang 4NỘI DUNG.
I Một số khái niệm liên quan.
1. Ngoại ứng ( ảnh hưởng ngoại lai):
Khi hành động của một đối tượng (có thể là cá nhân hoặc hãng) có ảnh hưởng trực tiếp đến phúc lợi của một đối tượng khác, nhưng những ảnh hưởng đó lại không được phản ánh trong giá cả thị trường thì ảnh hưởng đó gọi là ngoại ứng
2 Ngoại ứng tiêu cực:
Xuất hiện khi quyết định sản xuất hoặc tiêu dùng của một chủ thể gây ra những tổn thất, thiệt hại cho người khác mà không phải thanh toán hoặc bồi toàn cho những tổn thất và thiệt hại đó
Nói cách khác, đó là việc áp đặt chi phí lên đối tượng thứ ba (ngoài người bán
và người mua trên thị trường) nhưng chi phí đó lại không được phản ánh trong giá cả thị trường
3 Ngoại ứng tích cực:
Xuất hiện khi quyết định sản xuất hoặc tiêu dùng của một chủ thể tạo ra lợi ích cho chủ thể khác mà không nhận được những khoản thù lao thỏa đáng cho việc đó
4 Đặc điểm ngoại ứng:
- Chúng có thể do cả hoạt động sản xuất và tiêu dùng gây ra
- Trong ngoại ứng, việc ai là người gây tác hại (hay lợi ích) cho ai nhiều khi chỉ mang tính tương đối
- Sự phân biệt tính tích cực hay tiêu cực của ngoại ứng chỉ mang tính tương đối
- Tất cả ngoại ứng đều phi hiệu quả, nếu tính dưới góc độ xã hội
5. Thất bại thị trường là gì?
Thất bại thị trường: Là những trường hợp mà thị trường cạnh tranh không thể sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ ở mức như xã hội mong muốn
Trang 5II Thực trạng ô nhiễm môi trường do khu công nghiệp Phú Bài gây ra,
nguyên nhân và giải pháp.
1 Thực trạng.
Từ khi đi vào hoạt động năm 1990 đến nay, khu công nghiệp Phú Bài, tỉnh
TT-Huế đã có nhiều đóng góp thiết thực cho hoạt động phát triển kinh tế- xã hội của địa phương cũng như của toàn tỉnh TT- Huế Khu công nghiệp tạo nhiều việc làm mới cho lao động, giảm bớt tỷ lệ thất nghiệp ở địa phương, tăng thu nhập cho người dân, xây dựng cơ sở hạ tầng, góp phần làm chuyển dich cơ cấu kinh tế của địa phương theo xu thế chung của đất nước, đó là tăng giá trị ngành công nghiệp, TTCN và dịch vụ, từng bước giảm dần giá trị của ngành nông nghiệp
Bên cạnh những đóng góp tích cực cho địa phương, thì một vấn đề đang bức xúc trong toàn bộ dân cư xung quanh khu công nghiệp đó là việc các nhà máy đã
xả nước thải gây nguy hại tới môi trường xung quanh, tác động xấu đến cuộc sống của người dân Cụ thể:
1.1 Ảnh hưởng tới môi trường
a Môi trường đất, âm thanh, ánh sáng
Hiện nay, mật độ doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất tại KCN Phú Bài tương đối nhiều, lượng chất thải rắn thải ra mỗi ngày tương đối lớn, nhưng hoạt động thu gom chất thải rắn, trong đó có chất thải nguy hại vẫn chưa được thực hiện đồng bộ, thông qua nhiều đầu mối Có doanh nghiệp tự thu gom, xử lý bằng cách vận chuyển lên bãi rác Thủy Phương (Hương Thủy) hoặc tự đào hố chôn, đốt; một
số hợp đồng trực tiếp với Công ty TNHH NN MTV Môi trường và Công trình đô thị Huế vận chuyển xử lý, số khác hợp đồng với Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển hạ tầng KCN (gọi tắt là Công ty ĐTHT)
(http://skhcn.thuathienhue.gov.vn/ Hoài Minh)
Như vậy, lượng chất thải rắn mà các doanh nghiệp thải ra đã không được xử lý đúng cách, việc vận chuyển lên bỏ ở bãi rác Thủy Phương hay việc tự đào hố chôn, đốt đều gây ô nhiễm môi trường đất, môi trường không khí, đặc biệt là những chất thải nguy hại Với lượng chất thải được thải ra một ngày lớn như vậy, cùng với cách xử lý như hiện tại của các doanh nghiệp thì môi trường xung quanh sẽ như thế nào? Cuộc sống của người dân xung quanh sẽ như thế nào?
Trang 6b Môi trường nước và không khí:
Từ khi Khu Công nghiệp Phú Bài (tỉnh Thừa Thiên - Huế) đi vào hoạt động, người dân ở khu vực này phải chịu ô nhiễm nặng nề Nguyên do nhiều doanh nghiệp tại nơi đây xả thải thẳng ra sông Phú Bài, chảy quanh các khu dân cư
Thời gian gần đây, đoạn sông Phú Bài chảy qua xã Thủy Phù dài khoảng 4km,
từ khu vực bến Ngự ngược về đầu nguồn, nơi có cống xả thải của KCN Phú Bài đã trở thành khúc sông chết Nước sông đen sì, hôi thối và tanh nồng do cá tôm chết, khiến người dân mỗi khi đi qua phải nín thở, bịt mũi
Bà Nguyễn Thị Sau, nhà ngay đối diện khúc sông này, nói: "Chỉ cần hé cửa là mùi hôi ùa vào đầy nhà Cuộc sống bức bí cứ như bị tra tấn"
Ông Lê Văn Anh, Phó Chủ tịch UBND xã Thủy Phù cho biết: “Việc xả thải của KCN Phú Bài ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của khoảng 500 hộ dân sống ven sông cũng như khu vực lân cận Sản xuất nông nghiệp cũng trở nên khó khăn do ảnh hưởng nguồn nước, làm diện tích nuôi trồng thủy sản hầu hết bị bỏ hoang”
Hình 1 Nguồn nước đầu nguồn thải của KCN ô nhiễm nghiêm trọng
Nguyên nhân, do KCN Phú Bài nhiều năm nay thải trực tiếp nguồn nước thải ra ở khu vực thượng nguồn con sông Khu vực ô nhiễm vì thế ngày càng bị lan rộng, bao trùm lên khắp sông ngòi, làng mạc ở đây” Sông Phú Bài là nơi cung cấp nguồn nước sinh hoạt, sản xuất từ bao đời nay cho người dân xã Thủy Phù Nhưng nay con sông đã trở thành “sông chết” do bị ô nhiễm Nước sông một màu đen như mực, mùi hôi thối của nước, của cá chết hàng loạt nổi bồng bềnh, bốc lên nồng nặc, tỏa ra khắp nơi
Trang 7Cứ vào khoảng tháng 7, tháng 8 là người dân sống dọc sông Phù Bài đoạn qua xã Thủy Phù (Hương Thủy) lại kêu cứu vì nước sông ô nhiễm
Hình 2 Cá chết ở sông Phú Bài
Theo báo cáo của Ban quản lý các Khu Công Nghiệp tỉnh, Công ty TNHH Bia Huế để xảy ra sự cố tại hệ thống thoát nước mưa tại nhà máy bia Phú Bài và có
4 doanh nghiệp chưa xây dựng xong hệ thống thu gom, xử lý nước thải nội bộ hoặc
đấu nối nước thải vào hệ thống thoát nước mưa chung của KCN ( http://baothuathienhue.vn/ Bài, ảnh: Hoài Thương, 03/09/2014)
Bảng 2.3: Ảnh hưởng khu công nghiệp tới môi trường nước và không khí
Môi trường nước Môi trường không khí
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra hộ năm 2015)
Qua việc điều tra các hộ dân sống xung quanh KCN, cho thấy rằng: KCN hoạt động tác động rất lớn đến môi trường nước cũng như không khí Theo lời các
hộ dân nơi đây cho biết: “cứ đến tối khoảng 9-10h KCN bắt đầu xả nước thải, với
mùi hôi thối nồng nặc khó chịu, gây cảm giác khó thở Giấc ngủ là quan trọng đối với sức khỏe nhưng với mùi hôi thối khó chịu làm tôi khó có thể ngủ được Mỗi tối đi ngủ mỗi người lại phải sử dụng 1 chiếc khăn ướt để che mặt nhằm giảm bớt mùi Một số nhà máy sản xuất xả khói, bụi trắng xóa, mù mịt cả một vùng ”
“Vào những lúc KCN hoạt động thì các nhà máy lại bắt đầu nhả khói bụi, các
Trang 8phương tiện vẫn chuyển đi lại gây ồn ào và khói từ xe cũng như bụi bặm từ các vật liệu, bụi đường gây khó chịu”
Nước sông bị ô nhiễm nặng nề bởi nước thải, cá chết, không khí bị ô nhiễm bởi khói bụi vẫn đang diễn ra từng ngày và các nhà máy vẫn ngang nhiên xả thải thực sự là quá nguy hại Sống trong một môi trường bị ô nhiễm nặng nề như vậy, cuộc sống của người dân quả đúng như bị tra tấn
1.2 Ảnh hưởng đến người dân:
a Ảnh hưởng đến sức khỏe
Người dân sinh sống hai bên bờ sông Phú Bài, thuộc xã Thủy Phù, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên-Huế phản ánh, cuộc sống sinh hoạt, sản xuất của bà con đã bị đảo lộn do mùi hôi thối nồng nặc và nguồn nước bị ô nhiễm nặng thải ra
từ Khu Công nghiệp (KCN) Phú Bài
Việc xả thải ra môi trường của khu công nghiệp đã ảnh hưởng xấu đến sức
khỏe của người dân sống xung quanh, môi trường nước, không khí, bị ô nhiễm nặng nề đã phát sinh nhiều bệnh tật, làm tăng thêm khoản chi phí khám chữa bệnh của người dân Đặc biệt là làm tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư trong dân cư
b Ảnh hưởng đến ngành nghề của hộ
Trước khi có khu công nghiệp dân cư chủ yếu sống bằng nghề chính là nông nghiệp (65%) các thành phần nghề nghiệp khác có nhưng không đáng kể như tiểu thủ công nghiệp 7,5 %, kinh doanh dịch vụ 15%, công nhân 7,5 %%, ngành nghề khác như chiếm 6%
Tuy nhiên, từ khi khu công nghiệp đi vào hoạt động và xả thải gây ô nhiễm đã làm cho hoạt động nông nghiệp giảm: Phó Chủ tịch UBND xã Thủy Phù cho biết:
“Việc xả thải của KCN Phú Bài ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của
khoảng 500 hộ dân sống ven sông cũng như khu vực lân cận Sản xuất nông nghiệp cũng trở nên khó khăn do ảnh hưởng nguồn nước, làm diện tích nuôi trồng thủy sản hầu hết bị bỏ hoang”
Trang 9Bà T nói: “Nếu KCN không có các phương án xử lý chất thải hiệu quả, cứ
tiếp tục xả thải như vậy thì việc sản xuất nông nghiệp ngày càng trở nên khó khăn hơn, năng xuất cây trồng giảm, không biết có thể tiếp tục được hay không? ”
Ông Ngô Phước Toàn, Trưởng thôn 2, xã Thủy Phù cho biết sáng nào bà con trong thôn cũng đổ ra sông vớt cá chết nổi đầy mặt sông Nước sông Phú Bài ô nhiễm nặng chảy ngược vào các ao, hồ trong thôn Hiện nay đã có hơn 5ha ao, hồ nuôi cá của các hộ dân phải bỏ hoang vì nhiễm nước sông Phú Bài
Đặc biệt, hơn 500 hộ dân thôn 7 và 2 của xã Thủy Phù sống dọc 2 bờ sông ô nhiễm đang vô cùng lo lắng khi đàn trâu bò thời gian gần đây thường đẻ non tới 80%, đồng ruộng thường xuyên mất mùa và nhiều người trẻ tuổi trong thôn bị mắc bệnh ung thư
c Ảnh hưởng đến thu nhập của hộ:
Thu nhập của hộ dân trước khi có khu công nghiệp chủ yếu là từ nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với mức dưới 5 triệu chiếm 75% Sau khi có khu công nghiệp thì mức sống người dân cũng được cải thiện đáng kể Cụ thể, mức thu nhập của
hộ dân từ khoảng 5 tới 10 triệu đồng chiếm 62,5% và có một số hộ đã vượt trên
10 triệu đồng chiếm 20% do họ có con em làm trong các nhà máy tại KCN hay kinh doanh các mảng dịch vụ phục vụ công nhân trong nhà máy như mở quán cafe, quán ăn Đối với một bộ phận dưới 5 triệu đồng là do họ vẫn tiếp tục làm nông nghiệp, đánh bắt, nuôi trông thủy sản
Tuy nhiên, việc đánh bắt, nuôi trồng của họ trở nên khó khăn vì ô nhiễm môi trường, nguồn nước do các chất thải từ các nhà máy trong KCN, vì thế mà thu nhập của các hộ dân này còn rất thấp Thêm vào đó, họ còn phải chịu các khoản chi phí để khám chữa bệnh, khắc phục sự ô nhiễm của môi trường xung quanh, hoặc là chuyển đổi ngành nghề do không thể sản xuất nông nghiệp được nữa
2 Nguyên nhân.
Việc các doanh nghiệp thuộc khu công nghiệp Phú Bài xả thải gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng như vậy chủ yếu do một số nguyên nhân sau:
Về phía doanh nghiệp ở khu công nghiệp:
Trang 10Do sức ép từ nền kinh tế thị trường, nhiều doanh nghiệp ở khu công nghiệp vì chạy theo lợi nhuận, đã cắt giảm chi phí bằng cách xả chất thải chưa qua xử lý ra môi trường xung quanh làm ô nhiễm môi trường Các doanh nghiệp không vận hành hệ thống xử lý nước thải, nhiều doanh nghiệp còn lợi dụng lúc trời mưa để lén lút xả thải Chính việc làm này của các doanh nghiệp ở khu công nghiệp mà xã hội phải gánh chịu thêm một khoản chi phí thiệt hại nhưng những tổn thất đó không được khu công nghiệp bồi thường Khoản chi phí này không được các doanh nghiệp tính đến khi ra quyết định sản xuất của mình nên giá bán sản phẩm còn thấp, dẫn đến tình trạng khu công nghiệp đã sản xuất quá nhiều sản phẩm so với mức tối ưu xã hội mong muốn và
xả quá nhiều chất thải đã làm cho môi trường càng ô nhiễm Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều doanh nghiệp ở khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải chưa đạt tiêu chuẩn dẫn đến việc nước thải bị rò rỉ ra bên ngoài trong quá trình xử lý
Về phía người dân:
Người dân có thói quen sống cam chịu, không muốn dính líu đến kiện cáo, phát hiện việc khu công nghiệp vi phạm nhưng phải đến khi sự việc quá trầm trọng người dân mới lên tiếng Hơn nữa, người dân vẫn chưa hiểu biết nhiều về luật pháp trong bảo vệ môi trường
Về phía các cơ quan, tổ chức quản lý:
o Các cấp chính quyền chưa quan tâm đúng mức đối với công tác bảo vệ môi trường, buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát
về môi trường dẫn đến không phát hiện kịp thời các vi phạm
o Công tác thanh tra, kiểm tra về môi trường của các cơ quan chức năng đối với các doanh nghiệp chỉ mang tính hình thức, còn nhiều tiêu cực, dung túng
và thiếu trách nhiệm
o Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác bảo vệ môi trường còn hạn chế; phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác kiểm tra chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn Do đó, trong nhiều trường hợp không thể phát hiện được những thủ đoạn tinh vi của các doanh nghiệp xả các chất thải gây ô nhiễm ra môi trường