Đề tài này có thể được tóm tắt một cách cơ bản như sau: - Tìm hiểu về hiện trạng khai thác nước mặt để cấp nước của các nhà máy cấp thoát nước Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ dựa trên số liệu
Trang 1ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ QUY HOẠCH KHAI THÁC NƯỚC MẶT QUẬN NINH KIỀU, TP CẦN THƠ
NGUYỄN XUÂN TOÀN
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Trang 2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG & TNTN
NGUYỄN XUÂN TOÀN
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ QUY HOẠCH KHAI THÁC
NƯỚC MẶT QUẬN NINH KIỀU, TP CẦN THƠ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ThS NGUYỄN ĐÌNH GIANG NAM
Cần Thơ, 2 1
Trang 3LỜI CẢM TẠ
Em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến Thầy Nguyễn Đình Giang Nam đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp
Xin cảm ơn Cô Trần Thị Kim Hồng, là cố vấn học tập đã tận tình dạy bảo em trong suốt những năm học đại học
Xin cảm ơn toàn thể quý Thầy, Cô Khoa Môi trường & Tài nguyên thiên nhiên đã truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn cho em
Xin cảm ơn sự hỗ trợ của các cán bộ Cục Thống kê thành phố Cần Thơ, Ủy ban nhân dân quận Ninh Kiều, Công ty TNHH Cấp Thoát Nước Cần Thơ, đã cung cấp nhiều tài liệu quý báu và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành tốt bài luận văn tốt nghiệp
Xin cảm ơn tập thể lớp Quản lý môi trường K34 đã chia sẽ, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài
Cuối cùng, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, những người thân yêu đã động viên và quan tâm tôi sâu sắc
NGUYỄN XUÂN TOÀN
Trang 4
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Trang 5
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN
Trang 6
PHÊ DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG
Luận văn kèm theo đây, với tựa đề là “ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ QUY HOẠCH KHAI THÁC NƯỚC MẶT QUẬN NINH KIỀU, TP CẦN THƠ” do sinh viên Nguyễn Xuân Toàn thực hiện và báo cáo đã được hội đồng chấm luận văn thông qua
ThS NGUYỄN ĐÌNH GIANG NAM
Trang 7
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Vấn đề khai thác nước mặt và cấp nước sạch đang là một nhu cầu bức thiết không thể thiếu được trong đời sống của con người Nó mang tầm quan trọng thể hiện được chất lượng đời sống và sinh hoạt của mỗi người dân trong một đất nước hay trên toàn xã hội
Trong những năm gần đây, công tác khai thác và cấp nước đã được Nhà nước ta hết sức quan tâm Nhiều dự án, công trình khai thác cấp nước mặt được thực hiện đầu
tư bằng các nguồn vốn trong và ngoài nước Vì vậy, tình hình khai thác và cấp nước cho người dân trong thời gian gần đây đã được cải thiện đáng kể so với những năm trước Mặc dù vậy quá trình khai thác và cấp nước vẫn còn nhiều khó khăn như: thiếu nguồn vốn cho xây dựng và đầu tư thêm hệ thống cấp nước, tỉ lệ thất thoát nước cao, chất lượng nước cấp còn thấp, vấn đề tội phạm ăn cắp nước vẫn còn cao Để đáp ứng nhu cầu khai thác cấp nước cho người dân sử dụng nên tôi đã chọn đề tài “Đánh giá hiện trạng và quy hoạch khai thác nước mặt Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ” Đề tài này
có thể được tóm tắt một cách cơ bản như sau:
- Tìm hiểu về hiện trạng khai thác nước mặt để cấp nước của các nhà máy cấp thoát nước Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ dựa trên số liệu phỏng vấn từ phiếu phỏng vấn của các cơ quan, nhà máy cấp thoát nước trên toàn Quận Ninh Kiều Qua kết quả điều tra có khoảng 90% tổng số hộ dân được cấp nước máy cho sử dụng sinh hoạt trên toàn Quận Ninh Kiều, và khoảng 88% tỉ lệ người dân đều được cung cấp nước sạch Tuy nhiên, vẫn còn một số hộ dân ở ngoại ô Quận chủ yếu là ở các phường An Bình,
An Khánh, Cái Khế còn chưa có nước máy sử dụng
- Dựa vào hiện trạng khai thác nước mặt ở Quận Ninh Kiều tiến hành phân tích
và đưa ra kế hoạch quy hoạch quản lý khai thác nước mặt và đề xuất một số giải pháp khai thác nước mặt trong tương lai nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng nước đang ngày càng gia tăng của người dân hiện nay
Trang 8
MỤC LỤC
Tóm tắt đề tài vii
Danh mục bảng x
Danh mục hình xi
Danh mục từ viết tắt xii
Chương 1: Giới thiệu 1
Chương 2:Lược khảo tài liệu 2
2.1 Tài nguyên nước mặt trên thế giới 2
2.1.1 Giới thiệu chung 2
2.1.2 Phân bố nguồn nước trên Trái Đất 2
2.1.3 Tình hình khai thác và sử dụng nước trên thế giới 3
2.2 Tài nguyên nước mặt ở Việt Nam 5
2.2.1 Hiện trạng nước mặt ở Việt Nam 5
2.2.2 Các vấn đề liên quan đến sử dụng nước sạch của người dân 6
2.2.3 Tình hình cấp nước đô thị Việt Nam trong những năm qua 8
2.3 Sơ lược về điều kiện tự nhiên và hiện trạng suy giảm nước mặt ở Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ 11
2.3.1 Điều kiện tự nhiên 11
2.3.2 Dân số - Kinh tế - Xã hội 14
2.3.3 Hiện trạng suy giảm nước mặt trên địa bàn Quận Ninh Kiều 15
Chương 3: Phương tiện và phương pháp nghiên cứu 21
3.1 Nội dung nghiên cứu 21
3.2Phương pháp nghiên cứu 21
3.2.1 Thời gian nghiên cứu 21
3.2.2 Địa điểm nghiên cứu 21
3.2.3 Phương tiện và vật liệu nghiên cứu 21
3.2.4 Các phương pháp nghiên cứu 22
Chương 4: Kết quả và thảo luận 24
4.1 Hiện trạng khai thác nước mặt Quận Ninh Kiều 24
4.1.1 Tình hình cấp nước chung trên địa bàn Quận Ninh Kiều ở các nhà máy nước 24
4.1.2 Tình hình khai thác nước mặt ở các nhà máy nước Quận Ninh Kiều 27
4.1.3 Một số bất cập trong vấn đề cấp nước ở các nhà máy nước 31
Trang 94.2 Đánh giá quy hoạch cấp nước Quận Ninh Kiều đến năm 2020 33
4.2.1 Dự báo nhu cầu sử dụng nước TP Cần Thơ đến năm 2020 33
4.2.2 Đánh giá quy hoạch cấp nước cho Quận Ninh Kiều 34
4.2.3 Đánh giá mức đảm bảo trong quy hoạch việc quy hoạch cấp nước Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ 38
4.3 Một số giải pháp khai thác nước mặt Quận Ninh Kiều đạt hiệu quả có xét đến ảnh hưởng của yếu tố suy giảm nước mặt 42
Chương 5: Kết luận kiến nghị 45
5.1 Kết luận 45
5.2 Kiến nghị 45
Tài liệu tham khảo 47 Phụ lục 1
Phụ lục 2
Phụ lục 3
Phụ lục 4
Trang 10DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1: Ước tính lượng nước phân bố trên Trái Đất 3
Bảng 2.2: Ước tính lượng nước sử dụng trong quá khứ và nhu cầu cho tương lai 5
Bảng 2.3: Tỉ lệ số dân sử dụng nước sạch và số gia đình có nhà vệ sinh các khu vực trong nước (2001) 7
Bảng 2.4: Dân số và số người dân đô thị được cấp nước tại Việt Nam 10
Bảng 2.5: Thống kê dân số Quận Ninh Kiều 2010 14
Bảng 2.6: Diễn biến mực nước tại TP Cần Thơ 17
Bảng 2.7: Diễn biến chất hữu cơ (COD) của nước mặt (mg/l) 18
Bảng 2.8: Diễn biến Coliform trong nước mặt (1.000MPN/100ml) 19
Bảng 4.1: Nhu cầu sử dụng nước đến năm 2015 33
Bảng 4.2: Nhu cầu sử dụng nước đến năm 2020 34
Bảng 4.3: Quy hoạch các công trình nhà máy nước Quận Ninh Kiều 36
Trang 11
DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1: Phạm vi bao phủ dịch vụ cấp nước toàn quốc 9
Hình 2.2: Tỉ lệ thất thoát nước hàng năm (%) 10
Hình 2.3: Bản đồ hành chính Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ 11
Hình 2.4: Biểu đồ diễn biến nhiệt độ không khí tại Cần Thơ 2004 - 2009 12
Hình 2.5: Biểu đồ diễn biến ẩm độ không khí tại Cần Thơ 2004 - 2009 12
Hình 2.6: Biểu đồ diễn biến số giờ nắng tại Cần Thơ 13
Hình 2.7: Biểu đồ diễn biến lượng mưa tại Cần Thơ 2004 - 2010 16
Hình 4.1: Tỉ lệ cấp nước hợp vệ sinh 25
Hình 4.2: Tỉ lệ cấp nước sạch 25
Hình 4.3: Tổng sản lượng nước cấp ở các nhà máy nước Quận Ninh Kiều từ 2007 đến 2010 26
Hình 4.4: Tỉ lệ thất thoát nước từ năm 2001 - 2008 27
Hình 4.5: Số lượng các đối tượng được cấp nước tại nhà máy nước Cần Thơ 1 28
Hình 4.6: Số lượng các đối tượng được cấp nước tại nhà máy nước Cần Thơ 2 30
Hình 4.7: Chi phí sử dụng nước máy 32
Hình 4.8: Tổng công suất cấp nước ở các nhà máy nước Cần Thơ 1 & 2 39
Trang 12DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BOD Nhu cầu oxy sinh học, một chỉ tiêu nói lên mức độ ô nhiễm nước
do chất hữu cơ, được kiểm nghiệm bằng phương pháp sinh học BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường
CN, KCN, KCX Công nghiệp, Khu công nghiệp, Khu chế xuất
CN - TTCN Công nghiệp-Tiểu thủ công nghiệp
DO Lượng oxy hoà tan trong nước, là một chỉ tiêu chỉ tình trạng thiếu
hoặc đủ oxy cho các sinh vật trong nước
IWRA Hiệp Hội Tài Nguyên Nước Quốc Tế
UNICEF Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc
ODA Hỗ trợ phát triển chính thức
Kim loại nặng Là những kim loại có tỷ trọng bằng hay lớn hơn 5, có khả năng
gây độc cho sinh vật ở dạng hợp chất hoặc đơn chất
NN & PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
EEPSEA Chương trình Kinh tế môi trường Ðông Nam Á
Trang 13KV Khu vực
TTKTTV Trung tâm khí tượng thủy văn
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
Trang 14CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU
Nước đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động sống của con người Con người sử dụng nguồn nước để phục vụ cho các hoạt động trong đời sống như: sản xuất, sinh hoạt, dịch vụ,… Mặc dù, tổng lượng nước chiếm hơn 97% bề mặt Trái Đất nhưng trong đó, lượng nước có thể dùng cho con người chỉ chiếm khoảng 3%
Với các quốc gia phát triển, tài nguyên nước đóng vai trò vô cùng quan trọng và được đặt lên hàng đầu trong việc khai thác, sử dụng, quản lý với quy mô lớn Ngược lại, đối với những quốc gia chậm phát triển hoặc đang phát triển, vai trò của tài nguyên nước vẫn chưa được nhận thức rõ ràng Song hành với điều đó là việc sử dụng lãng phí
và ít có động thái để bảo tồn, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên quý báu này Ngoài
ra, vấn đề suy thoái nguồn nước mặt đang diễn ra cũng gây nhiều hậu quả hết sức nghiêm trọng cho đời sống con người Đối mặt với các vấn đề nghiêm trọng trên nên việc quản lý và khai thác nước, nhất là nguồn nước mặt, đang là một vấn đề rất quan trọng và cần được đặt mối quan tâm lên hàng đầu
Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ có nguồn tài nguyên nước mặt rất phong phú do trữ lượng nước mặt rất lớn từ sông Hậu cung cấp; Tuy nhiên, việc khai thác, quản lý
nước mặt ở đây vẫn còn gặp rất nhiều hạn chế Do vậy, đề tài “Đánh giá hiện trạng
và quy hoạch khai thác nước mặt Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ” đang là một
trong những vấn đề quan trọng trong quá trình nâng cao chất lượng cuộc sống và sinh hoạt của người dân Đề tài được thực hiện với các nội dung chính sau:
- Hiện trạng khai thác nước mặt thông qua các Nhà máy cấp nước trên địa bàn Quận Ninh Kiều;
- Phân tích và đánh giá kế hoạch quy hoạch khai thác nước mặt cho Quận Ninh Kiều đến năm 2020;
- Đề xuất một số giải pháp khai thác nước mặt đạt hiệu quả cho toàn Quận có xét đến ảnh hưởng của yếu tố suy giảm nước mặt
Trang 15CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1 Tài nguyên nước mặt trên thế giới
2.1.1 Giới thiệu chung
Nước là nhu cầu quan trọng cho đời sống con người Mỗi ngày con người cần
250 lít nước cho sinh hoạt, 1.500 lít nước cho hoạt động công nghiệp và 2.000 lít nước cho hoạt động nông nghiệp Nước còn chiếm 99% trọng lượng sinh vật sống trong môi trường nước và 44% trọng lượng cơ thể con người Ngoài chức năng tham gia vào chu trình sống trên, nước còn là chất mang năng lượng (hải triều, thuỷ năng), chất mang vật liệu và cũng là tác nhân điều hoà khí hậu, thực hiện các chu trình tuần hoàn vật chất trong tự nhiên Có thể nói sự sống của con người và mọi sinh vật trên Trái Đất
đều phụ thuộc vào nước (Lê Văn Khoan, 2000)
Theo Lê Hoàng Vinh (2006), nước trên Trái Đất được phát sinh từ 3 nguồn: từ bên trong lòng đất, từ các thiên thạch đưa lại và từ lớp trên khí quyển Trái Đất Trong
3 nguồn trên, nguồn nước từ bên trong lòng đất là chủ yếu, tạo nên nước mặn, nước ngọt và hơi nước trên mặt đất
Nguồn nước mặt, thường được gọi là tài nguyên nước mặt, tồn tại thường xuyên hay không thường xuyên trong các thủy vực trên mặt đất như: sông ngòi, hồ tự nhiên,
hồ chứa (hồ nhân tạo), đầm lầy, đồng ruộng và băng tuyết Tài nguyên nước sông là thành phần chủ yếu và quan trọng nhất, được sử dụng rộng rãi trong đời sống và sản xuất Do đó, tài nguyên nước nói chung và tài nguyên nước mặt nói riêng là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế xã hội của một vùng lãnh thổ hay một
quốc gia (Trần Thanh Xuân, 2010)
2.1.2 Phân bố nguồn nước trên Trái Đất
Tổng lượng nước trên Trái Đất theo số liệu ước tính của Gleick P H (1996) là vào khoảng 1.385.984.510 km3 Trong đó, nước từ đại dương vào khoảng 1.338.000.000 km3 chiếm 96,5%, còn lại 3,5% là nước ngọt Tuy nhiên, trong tổng số 3,5% đó lại có 1% là nước mặn chứa trong các tầng ngầm hoặc hồ nhiễm mặn Nước ngọt chỉ chiếm 2,5%, trong đó 68,7% tồn tại dưới dạng băng ở hai vùng cực, 30,1% nằm trong các tầng nước ngầm, chỉ còn khoảng 1,3% nước ngọt nằm trên bề mặt đất
và tham gia vào chu trình thủy văn Một lượng nhỏ nước sinh học cũng tồn tại trong
3
Trang 16Bảng 2.1: Ước tính lượng nước phân bố trên Trái Đất
(km 3 )
Phần trăm của nước ngọt (%)
Phần trăm của tổng lượng nước (%)
Nước ngọt
Nước nhiễm mặn
Lượng ẩm trong đất
10.530.000 12.870.000 16.500
30,100
- 0,050
0,7600 0,9400 0,0010 Các hồ
Hồ nước ngọt
Hồ nước mặn
Đầm lầy
91.000 85.400 11.470
0,260
- 0,030
0,0070 0,0060 0,0008
2.1.3 Tình hình khai thác và sử dụng nước trên thế giới
2.1.3.1 Tình hình sử dụng nước trên thế giới
Theo báo cáo về “Phát triển nguồn nước thế giới” do LHQ công bố năm 2006: hiện có hơn 1,1 tỷ người trên thế giới không được dùng nước sạch và khoảng 2,6 tỷ người, chiếm khoảng 40% dân số thế giới, không có hệ thống xử lý nước thải cơ bản Báo cáo cũng nêu rõ chỉ có 12% số quốc gia trên thế giới phát triển được hệ thống quản lý nguồn nước hiệu quả, trong khi ở nhiều khu vực trên thế giới có tới 30 - 40% nguồn nước bị lãng phí hoặc bị khai thác bừa bãi, gây ô nhiễm
Trang 17Theo Lê Hoàng Vinh (2006) cho biết mỗi năm có trên 5 triệu người chết vì những bệnh liên quan đến nước, gấp 5 lần so với số nạn nhân chết trong các cuộc xung đột Về nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu nước, LHQ cho rằng: do nguồn tài nguyên nước trên thế giới phân bố không đồng đều Chẳng hạn, Châu Á với 60% dân
số thế giới nhưng chỉ chiếm 30% trữ lượng nước trên toàn cầu Theo dự báo, dân số thế giới sẽ tăng tới 8 tỷ người vào năm 2025; do đó lượng nước ngọt trung bình cho mỗi người dân mỗi năm giảm đến gần 1/3 Ngoài ra LHQ còn dự báo, với đà sử dụng nước như hiện nay, trong 20 năm tới, thế giới sẽ có 1,8 tỷ người sống trong các vùng hoàn toàn thiếu nước và 5 tỷ người khác sống trong các vùng khó có thể đáp ứng nhu cầu về nước Một nguyên nhân nữa là do xu hướng nông dân rời bỏ nông thôn và người dân ngày càng tập trung vào các thành phố lớn, đến năm 2020, các nước ở Nam bán cầu sẽ chiếm 27 trong số 33 thành phố có hơn 8 triệu dân khiến lượng nước tiêu thụ cho sinh hoạt sẽ tăng 40%
2.1.3.2 Nhu cầu khai thác sử dụng nước trên thế giới
Lĩnh vực sử dụng nước nhiều nhất trong thế kỷ qua (XX) là sản xuất nông nghiệp với trên 50% tổng lượng nước tiêu thụ Theo Biswas (1998), sản xuất nông nghiệp chiếm gần 90% lượng nước sử dụng toàn cầu trong năm 1900 nhưng đã giảm còn 62% trong năm 2000 Xu hướng này sẽ còn tiếp diễn trong thế kỷ XXI tương ứng với nhu cầu an ninh lương thực của một thế giới đông dân cư Lượng nước cần cho sản xuất nông nghiệp trong những năm đầu thế kỷ XXI vào khoảng 10.000 km3/năm Nhu cầu nước cho công nghiệp và các khu đô thị lần lượt là 2.500 km3 và 24 km3/năm; khu vực nông thôn cần khoảng 135 km3 nước sử dụng hàng năm Với xu hướng sử dụng nước hiện tại, sản xuất công nghiệp và sinh hoạt đòi hỏi lượng nước khoảng 180
m3/người/năm trong khi sản xuất nông nghiệp cần một lượng nước vào khoảng 700
m3/người/năm (Nguyễn Võ Châu Ngân, 2003)
Ngoài ra, mức độ yêu cầu sử dụng nước và khả năng cung cấp nước cũng khác nhau theo thời gian và không gian Nhưng có thể thấy rõ rằng mức độ này ngày một gia tăng trên thế giới Vào những năm đầu thế kỷ XX, tổng lượng nước được khai thác hàng năm trên thế giới vào khoảng 580 km3 Nhưng đến năm 2000, con số này đã tăng đến mức 4000 km3/năm vượt xấp xỉ 7 lần so với đầu thế kỷ Lượng nước khai thác và
sử dụng tại các châu lục trong những thời điểm khác nhau của thế kỷ XX cũng được
Shiklomanov (1998) ước tính theo Bảng 2.2
Trang 18Bảng 2.2: Ước tính lượng nước sử dụng trong quá khứ và nhu cầu cho tương lai Năm
2.2 Tài nguyên nước mặt ở Việt Nam
2.2.1 Hiện trạng nước mặt ở Việt Nam
Tài nguyên nước mặt ở Việt Nam rất đa dạng và phong phú bao gồm nhiều thủy vực tự nhiên và nhân tạo như sông, suối, hồ tự nhiên, hồ nhân tạo (hồ chứa), giếng khơi, hồ đập, ao, đầm phá Trung bình hàng năm lãnh thổ Việt Nam nhận được khoảng
Trang 191.944 mm nước mưa, trong đó bốc hơi trở lại không trung 1.000 mm, còn lại 941 mm hình thành một trữ lượng nước mặt vào khoảng 310 tỷ m3 Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường (2005), Việt Nam có khoảng 2.372 con sông lớn nhỏ có chiều dài từ 10 km trở lên, trong đó có 109 sông chính và 26 phân lưu của các sông lớn Trong số này, có
9 con sông (sông Hồng, sông Thái Bình, sông Bằng Giang - Kỳ Cùng, sông Mã, sông
Cả, sông Vu Gia - Thu Bồn, sông Ba, sông Đồng Nai và sông Cửu Long) và 4 nhánh sông (sông Đà, sông Lô, sông Sê - San, sông Srê - Pok) đã tạo nên một vùng lưu vực trên 10.000 km2, chiếm khoảng 93% tổng diện tích của mạng lưới sông ở Việt Nam
(Lê Văn Khoan, 2010)
Theo thống kê của Viện Quy hoạch và Quản lý nước, tổng lượng dòng chảy hàng năm trên tất cả các con sông suối chảy qua Việt Nam khoảng 853 km3/năm tương đương 27.100 m3/s Tổng lượng dòng chảy thuộc phần phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam là 317 km3/năm, chiếm 37% tổng lượng dòng chảy, phần còn lại được sản sinh từ các nước bên cạnh là536 km3/năm, chiếm 63% tổng lượng dòng chảy năm
Cũng theo Lê Văn Khoan (2000) ngoài nguồn nước mặt từ mưa, nước ta còn có nguồn nước rất lớn do các con sông xuyên biên giới đem từ lãnh thổ các nước ngoài vào như sông Hồng, sông Mã, sông Cả, sông Mê Kông Lượng nước này ước tính bằng 520 tỷ m3, gấp 1,7 lần lượng nước ngọt hình thành trong nước
2.2.2 Các vấn đề liên quan đến sử dụng nước sạch của người dân
Theo Tổ chức Y Tế Thế Giới (2008) cho biết có 80% bệnh tật ở các quốc gia đang phát triển có liên quan đến nước và vệ sinh môi trường bị nhiễm bẩn và mỗi năm
có hơn 20 ngàn người Việt Nam chết do dùng nước bị ô nhiễm và mất vệ sinh
Tính đến cuối năm 2005, trên địa bàn cả nước đã có khoảng 62% số dân nông thôn được cấp nước sinh hoạt; khoảng 50% số hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh; nhiều chuồng trại chăn nuôi được cải tạo và xây mới đảm bảo quản lý chất thải; khoảng 70% tổng số trường học, nhà trẻ, lớp mẫu giáo, 58% tổng số trạm xá, 17% tổng số chợ ở khu vực nông thôn được cung cấp nước sinh hoạt và có công trình vệ sinh đủ tiêu chuẩn Để tăng nhanh tỉ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch và
số hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh, thực hiện mục tiêu cải thiện điều kiện sống và sức khoẻ của người dân nông thôn, nhằm góp phần thực hiện công cuộc xóa đói giảm nghèo và từng bước hiện đại hoá nông thôn Bảng 2.3 thể hiện tỉ lệ số dân sử dụng nước sạch tính đến năm 2001
Trang 20Bảng 2.3: Tỉ lệ số dân sử dụng nước sạch và số gia đình có nhà vệ sinh các khu vực trong nước năm 2001
(Nguồn: Chương trình Quốc gia Nước sạch - Vệ sinh Môi trường Nông thôn, 2003)
Từ Bảng 2.3 cho thấy tỉ lệ sử dụng nước sạch cao nhất là ở các vùng Đông Nam
Bộ (53%) và Đồng Bằng Sông Hồng (50%) do đây là 2 vùng có số dân đông nhất và cũng được chú trọng hơn trong công tác cấp nước sạch Cũng theo số liệu của Cục Y
tế Dự phòng Việt Nam - Bộ Y Tế, toàn quốc chỉ có khoảng 20 – 30% dân số được sử dụng nước sạch, trung bình toàn quốc có 12% hộ gia đình sử dụng nguồn nước bề mặt không được đảm bảo vệ sinh làm nước ăn uống và sinh hoạt Tỉ lệ này có sự chênh lệch rất lớn giữa các vùng: Đồng Bằng Sông Cửu Long có từ 42 - 47% dân số nông thôn sử dụng nguồn nước mặt không đảm bảo vệ sinh làm nước ăn uống hàng ngày, cao nhất là Đồng Tháp, Vĩnh Long và An Giang với tỉ lệ tương ứng là 88%, 81% và 70% (Bộ Y tế, 2002) Hơn 80% hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam tức là khoảng gần
50 triệu người, trong đó có 18 triệu trẻ em không được sử dụng nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn, số này còn cao hơn trong cộng đồng các dân tộc thiểu số và các vùng sâu vùng
xa Cụ thể: 87% cộng đồng cư dân thuộc các dân tộc thiểu số không được tiếp cận với nước sạch, 10% trẻ em khu vực nội thành chưa tiếp cận với các phương tiện vệ sinh so với 40% ở khu vực nông thôn Hậu quả là vi khuẩn, virút và ký sinh trùng đã nhiễm vào đất, nước, thức ăn cộng với thói quen không rửa tay đã dẫn đến việc người dân dễ
bị mắc các bệnh đường tiêu hóa như tả và lỵ, các bệnh nhiễm ký sinh trùng, giun sán
và đau mắt hột Bệnh tiêu chảy và nhiễm khuẩn hô hấp cấp là hai nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong ở trẻ em dưới năm tuổi ở Việt Nam và gần một nửa trẻ em
Trang 21Việt Nam bị nhiễm các bệnh giun sán, một bệnh có liên quan đến tình trạng vệ sinh
yếu kém (UNICEF, 2008)
2.2.3 Tình hình cấp nước đô thị tại Việt Nam trong những năm qua
Theo thống kê của Hội Cấp Thoát Nước Việt Nam tính đến năm 2009 hệ thống cấp nước đô thị của Việt Nam đã phát triển không ngừng Công suất khai thác xấp xỉ 3,9 triệu m3/ngày đêm, đạt 71% công suất thiết kế (năm 1998 công suất 2,1 triệu
m3/ngày đêm) Tất cả các thành phố, thị xã thuộc tỉnh đều đã thực hiện các dự án đầu
tư xây dựng mới hoặc mở rộng nâng cấp, cải tạo hệ thống cấp nước; có 242/727 thị trấn có hệ thống cấp nước tập trung với qui mô từ 500 đến 5000 m3/ngày Trên 190 khu công nghiệp tập trung đáp ứng đủ yêu cầu nước sản xuất và phục vụ sinh hoạt Các hệ thống cấp nước được đầu tư bằng nhiều nguồn khác nhau như: hỗ trợ phát triển của Chính phủ các nước (ODA), Ngân sách Nhà nước, vay tín dụng trong nước, vốn
của các thành phần kinh tế khác…
Mức độ khai thác công suất các nhà máy nước đã đầu tư vẫn còn thấp, nhất là các Công ty Trung du, Miền Núi Nguyên nhân chủ yếu là thiếu nguồn vốn đầu tư mở rộng mạng lưới đường ống phân phối Hơn nữa, những đô thị Vùng Trung và Miền Núi, mật độ dân cư thưa thớt vì vậy việc mở rộng mạng đường ống cấp nước đến từng cụm dân cư là rất khó khăn và tốn kém
Tính từ năm 1998 đến nay, tổng mức đầu tư cho cấp nước đô thị khoảng 19.000
tỷ đồng (tương đương với khoảng 1,2 tỷ USD) Trong thập niên vừa qua, 85% tổng vốn đầu tư cho ngành nước có nguồn gốc từ ODA; Tuy nhiên, trong thời gian tới sẽ tăng gấp khoảng 4 lần (theo dự báo của WB); Vì vậy, rất nhiều việc cần phải làm để các công ty cấp nước trở nên đáng tin cậy đối với các tổ chức cho vay Điều quan trọng hơn là phải phát triển thị trường vốn trong nước để cung cấp nguồn tài chính dài hạn mà hiện nay chưa có
Cũng theo Hội Cấp Thoát Nước Việt Nam (2009) thì phạm vi bao phủ dịch vụ cấp nước toàn quốc đã tăng rất nhanh qua từng năm và được thể hiện bằng Hình 2.1
Trang 22Hình 2.1: Phạm vi bao phủ dịch vụ cấp nước toàn quốc
(Nguồn: Hội Cấp Thoát Nước Việt Nam, 2007)
Theo Hình 2.1, tính đến năm 2007 độ bao phủ cấp nước trên toàn quốc đã tăng lên 12% (so với 2003); Tuy nhiên, do quá trình đô thị hoá diễn ra rất nhanh, nhiều đô thị
mở rộng ra vùng nông thôn, người dân nông thôn trước đây chưa được cấp nước nay trở thành dân đô thị và có nhu cầu sử dụng dịch vụ cấp nước Chính quyền đô thị đã có nhiều cố gắng đầu tư phát triển mạng lưới cấp nước nhưng không đáp ứng được yêu cầu Vì vậy, độ bao phủ dịch vụ cấp nước bình quân vẫn dưới 70%, điều đó có nghĩa 30% dân số đô thị chưa được dùng nước máy
Ngoài ra, tính đến năm 2009, số dân được cấp nước cũng tăng nhanh Từ 11,89 triệu người (2003) lên đến 21,13 triệu người (2009) Bảng 2.4 dưới đây thể hiện số dân
đô thị và số dân trên toàn quốc được cấp nước từ năm 2003 – 2009
69 68
65 59
57
0 10 20 30 40 50 60 70 80
Năm
Tỉ lệ thất thoát nước (%)
Trang 23Bảng 2.4: Dân số và số người dân đô thị được cấp nước tại Việt Nam
Đơn vị: triệu người
(Nguồn: Hội Cấp Thoát Nước Việt Nam, 2009)
Vấn đề khó khăn hiện nay là tỉ lệ thất thoát nước ở các công ty cấp nước vẫn còn khá lớn (trên 30%); Vì vậy, tháng 1 năm 2004 thủ tướng chính phủ đã ban hành chỉ thị số 04/CT-CP yêu cầu giảm tỉ lệ thất thoát nước xuống dưới 30% vào năm 2010
Cụ thể, tỉ lệ thất thoát nước trên toàn quốc đến năm 2007 được thể hiện trong Hình 2.2
Hình 2.2: Tỉ lệ thất thoát nước hàng năm (%)
Trang 24hình cho các công ty khác Bên cạnh đó, tính trên toàn quốc còn có một số công ty như Công ty Kinh doanh nước sạch Hà Nội, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn, Công ty Cấp
nước Tiền Giang có tỉ lệ thất thoát nước trên 40% (Hội Cấp Thoát Nước Việt Nam,
Quận Ninh Kiều có 13 phường: An Nghiệp, An Cư, An Hội, An Lạc, An Hoà,
An Phú, An Bình, An Khánh, Tân An, Xuân Khánh, Hưng Lợi, Cái Khế, Thới Bình Ngoài 12 phường có từ ngày mới thành lập, Quận Ninh Kiều vừa có thêm một phường nữa là phường An Khánh (theo Nghị định số 11/2007/NĐ-CP ngày 16/01/2007 của chính phủ) Bản đồ Quận Ninh Kiều được thể hiện qua Hình 2.3 dưới đây
Hình 2.3: Bản đồ hành chính Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ
(Nguồn: http://cantho.gov.vn/utility/map/ctmap.html )
Trang 252.3.1.2 Khí hậu
Quận Ninh Kiều thuộc trung tâm Thành phố Cần Thơ nên chịu những ảnh
hưởng khí hậu của thành phố với khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu nóng ẩm nhưng
ôn hòa, có hai mùa rõ rệt trong năm: mùa mưa (từ tháng 05 đến tháng 11) và mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 04 năm sau)
- Nhiệt độ không khí
Hình 2.4: Biểu đồ diễn biến nhiệt độ không khí tại Cần Thơ 2004 - 2009
(Nguồn: TTKTTV ĐBSCL và Cục thống kê TP.Cần Thơ, 2009)
Nhiệt độ không khí tại TP Cần Thơ có khuynh hướng tăng đến năm 2007 giảm năm 2008 và năm 2009 tăng 0,2oC so với đầu kỳ ở Hình 2.4
- Ẩm độ
Hình 2.5: Biểu đồ diễn biến ẩm độ không khí tại Cần Thơ 2004 – 2009
81.5 82.0 82.5 83.0 83.5 84.0 84.5
2004 2005 2006 2007 2008 2009
Năm
Độ ẩm (%)
Độ ẩm Power (Độ ẩm)
26 26.2 26.4 26.6 26.8 27 27.2 27.4 27.6 27.828
2004 2005 2006 2007 2008 2009
Năm
Nhiệt độ ( o C)
Nhiệt độ TB Power (Nhiệt độ TB)
Trang 26- Bức xạ mặt trời
Hình 2.6: Biểu đồ diễn biến số giờ nắng tại Cần Thơ
(Nguồn: TTKTTV ĐBSCL và Cục thống kê TP.Cần Thơ, 2009)
Hình 2.6 cho thấy số giờ nắng hàng năm có khuynh hướng gia tăng khoảng 270 giờ /5 năm
2.3.1.3 Thủy văn
Chế độ thủy văn dòng chảy trên hệ thống sông, kênh thuộc Thành phố Cần Thơ chịu sự chi phối của dòng chảy sông Mê Kông thông qua sông Hậu, thủy triều biển Đông, mưa nội vùng và hệ thống cơ sở hạ tầng Trong đó, sự tổ hợp giao tranh giữa ảnh hưởng của chế độ dòng chảy thượng nguồn sông Mê Kông và chế độ triều Biển Đông chi phối mạnh nhất Mật độ sông rạch tại Thành phố Cần Thơ khá lớn khoảng 1,8 km/km2, vùng ven sông Hậu thuộc quận Ninh Kiều, Ô Môn, Cái Răng và huyện Thốt Nốt lên tới trên 2 km/km2 Hệ thống sông rạch chính tại Cần Thơ gồm:
Sông Hậu: là nhánh phía Tây của sông Mê Kông trong lãnh thổ Việt Nam, vừa
là nguồn cung cấp nước ngọt chính cho ĐBSCL và Cần Thơ, vừa là ranh giới tự nhiên của thành phố Cần Thơ với 02 tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long Sông Hậu cũng là thủy
lộ Quốc tế cho các tàu đi về Campuchia Sông Hậu là con sông lớn nhất của vùng với tổng chiều dài chảy qua Cần Thơ là 55 km tổng lượng nước sông Hậu đổ ra biển khoảng 200 tỷ m3/năm (chiếm 41% tổng lượng nước của sông Mê Kông) Tổng lượng phù sa của sông Hậu là 35 triệu m3/năm (chiếm gần 1/2 tổng lượng phù sa sông Mê Kông)
Hệ thống các kênh rạch nội đồng: Rạch Cần Thơ (dài 16 km đổ ra sông Hậu
tại bến Ninh Kiều), rạch Bình Thủy, rạch Trà Nóc, rạch Ô Môn, rạch Thốt Nốt, kênh Cái Sắn, Đây là những kênh rạch lớn dẫn nước từ sông Hậu vào các vùng nội đồng
và nối liền với kênh rạch của các tỉnh lân cận thành phố Cần Thơ, có nước ngọt quanh năm, vừa có tác dụng tưới nước trong mùa cạn, vừa có tác dụng tiêu úng trong mùa lũ
và có ý nghĩa lớn về giao thông
2000 2100 2200 2300 2400 2500 2600 2700
2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Năm
Giờ nắng (giờ)
Giờ nắng Power (giờ nắng)
Trang 272.3.2 Dân số - Kinh tế - Xã hội
2.3.2.1 Dân số
Theo Niên giám thống kê Quận Ninh Kiều (2010), tổng số dân Quận Ninh Kiều
tính đến năm 2010 là 246.743 người được thể hiện qua Bảng 2.5
Bảng 2.5: Thống kê dân số Quận Ninh Kiều 2010
(Nguồn: Niên giám thống kê Quận Ninh Kiều, 2010)
2.3.2.2 Tình hình kinh tế - xã hội
Theo báo cáo hoạt động của UBND Quận Ninh Kiều năm 2010 kinh tế trên địa bàn quận Ninh Kiều đã tiếp tục phát triển; tốc độ tăng trưởng 6 tháng đầu năm ước
Trang 28của nhân dân Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp được ổn định, giá trị tổng sản lượng là 305.478 triệu đồng, đạt 50,91% kế hoạch năm, tăng 7,81% so với cùng
kỳ Thu ngân sách được tập trung chỉ đạo, khai thác tốt các nguồn thu nên kết quả đạt khá; tổng thu ngân sách trong kế hoạch ước là 249.079 triệu đồng, đạt 68,50% chỉ tiêu trên giao; tổng chi 186.223 triệu đồng, đạt 53,97% chỉ tiêu HĐND giao
2.3.3 Hiện trạng suy giảm nước mặt trên địa bàn Quận Ninh Kiều
TP Cần Thơ nằm ở trung tâm ĐBSCL có điều kiện khí hậu thuận lợi và có con sông lớn như sông Hậu chảy qua nên số lượng nước mặt tại đây rất phong phú Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ ra rằng chất lượng nước mặt tại TP Cần Thơ nói chung và Quận Ninh Kiều nói riêng đang có xu hướng suy giảm cả về số lượng lẫn chất lượng, cụ thể
như sau:
2.3.3.1 Về số lượng
Theo cơ quan Quan trắc nước mặt TP Cần Thơ tính đến năm 2009 số lượng
nước mặt đổ vào sông Hậu có khuynh hướng giảm Tổng lượng nước đổ về sông Hậu qua hai ngã Tân Châu và Châu Đốc chỉ còn 415,1 tỉ mét khối, giảm 8,2 tỉ mét khối so với năm 2008 Trong đó, tổng lượng nước qua ngã Châu Đốc, phần lớn đổ về sông Hậu, giảm 1,2 tỉ mét khối so với năm 2008 Nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng của BĐKH và các đập thủy điện từ phía thượng nguồn con sông Mê Kông ở các quốc gia ở thượng nguồn như Trung Quốc, Lào… nên số lượng nước có khuynh hướng giảm dần
trong các năm gần đây (Hồ Hùng, 2010)
Bên cạnh đó, lượng mưa hàng năm cũng ảnh hưởng rất lớn đến số lượng nước mặt ở Quận Ninh Kiều nói riêng và TP Cần Thơ nói chung Ngoài ra, cũng như các tỉnh ở ĐBSCL khác, TP Cần Thơ có 2 mùa: mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10
và mùa khô là 7 tháng còn lại trong năm Tuy vậy, theo báo cáo diễn biến chất lượng môi trường TP Cần Thơ năm 2010 ở cơ quan quan trắc nước mặt TP Cần Thơ, trước ảnh hưởng của BĐKH thì lượng mưa tại TP Cần Thơ cũng đang có xu hướng giảm dần Diễn biến lượng mưa từ 2005 – 2010 tại TP Cần Thơ được thể hiện qua Hình 2.7
Trang 29
Hình 2.7: Biểu đồ diễn biến lượng mưa tại Cần Thơ 2004 - 2010
(Nguồn: TTKTTV ĐBSCL và Cục thống kê TP.Cần Thơ, 2010)
Hình 2.7 cho thấy sau 5 năm từ 2005 – 2010 cho thấy lượng mưa hàng năm có khuynh hướng giảm 500 mm từ 1731.9 mm xuống còn 1247.7 mm vào năm 2009 và
có khuynh hướng tăng nhẹ đến năm 2010 nhưng vẫn còn khá thấp Với lượng mưa ngày càng suy giảm như thế sẽ dẫn đến lượng nước mặt trong TP Cần Thơ bị suy giảm đặc biệt là nạn cạn kiệt vào mùa khô làm cho người dân bị thiếu nước cho sinh hoạt,
sản xuất Trong tương lai vấn đề này sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn
Cũng theo thống kê đo đạc từ trung tâm Khí tượng Thủy văn ĐBSCL thì diễn biến mực nước tại TP Cần Thơ đến năm 2009 duy trì không ổn định và có khuynh hướng giảm so với mốc cao độ của Hòn Dấu Bảng 2.6 thể hiện diễn biến mực nước tại TP Cần Thơ từ 2005 – 2009 (tính theo mốc cao độ Hòn Dấu)
0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 2000
Lượng mưa (mm )
Trang 30Bảng 2.6: Diễn biến mực nước tại TP Cần Thơ
(Nguồn: TTKTTV ĐBSCL và Cục thống kê TP.Cần Thơ, 2009)
Diễn biến mực nước tại TP Cần Thơ được tóm tắt theo Bảng 2.6 như sau:
- Mực nước trung bình năm biến động từ 39 - 51 cm;
- Mực nước cao nhất năm biến động từ 193 - 200 cm, mực nước cao nhất xuất hiện năm 2007 lên đến 203 cm và có khuynh hướng giảm vào các năm 2008, 2009;
- Mực nước thấp nhất năm biến động từ (-140) - (-121cm)
Theo báo cáo diễn biến chất lượng môi trường năm 2009 từ Sở Tài Nguyên và Môi Trường cho biết kết quả đo đạc chất lượng nước trên sông Hậu của trung tâm Quan trắc TN & MT TP Cần Thơ, trong khoảng thời gian từ năm 2000 - 2007, mực nước cao nhất tại Tân Châu, khu vực đầu nguồn tiếp nhận sông Mê Kông ở Việt Nam,
bị thấp xuống gần 0,8 m, trong khi đó mực nước cao nhất tại TP Cần Thơ lại tăng lên 0,3 m Hiện tượng này chứng tỏ nước biển đang xâm nhập vào ĐBSCL vì cũng trong thời gian đó lượng mưa của TP Cần Thơ đang suy giảm
Số lượng nước mặt ở Quận Ninh Kiều nói riêng và kể cả toàn TP Cần Thơ nói chung có khuynh hướng suy giảm trong những năm gần đây và chủ yếu là bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như: BĐKH, xâm nhập mặn, các đập thủy điện từ thượng lưu sông Mê Kông…
2.3.3.2 Về chất lượng
Theo điều tra và kết quả đo trực tiếp từ Sở TN & MT và EEPSEA (2009) hầu hết các mẫu lấy từ các khu vực cụ thể (con sông chính, kênh, mương nội đồng, khu vực chợ, các khu công nghiệp và các cánh đồng) ở TP Cần Thơ đều có nồng độ BOD, COD và Coliform không đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng nước (TCVN 5942 - 1995: Tiêu chuẩn chất lượng nước - nước mặt), và thậm chí vượt quá giới hạn cho phép theo quy định hiện hành trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiêu chuẩn môi trường
Trang 31(QCVN 08: 2008/BTNMT) nhiều lần Cụ thể, theo trung tâm quan trắc nước mặt tại
TP Cần Thơ đối với COD và vi sinh (Coliform) được đo trong nước mặt ở một số kênh rạch và sông chính Bảng 2.7 thể hiện diễn biến chất hữu cơ (COD) trong nước mặt ở một số con kênh rạch và các con sông chính ở TP Cần Thơ
Bảng 2.7: Diễn biến chất hữu cơ (COD) của nước mặt (mg/l)
(Nguồn: Trung tâm quan trắc chất lượng môi trường TP Cần Thơ, 2005 - 2009)
Từ Bảng 2.7 cho thấy giá trị COD trung bình trong nước mặt ở sông Hậu đã tăng từ 10 mg/l lên đến 17,1 mg/l và TB các kênh rạch đều vượt quá giới hạn cho phép của quy chuẩn quốc gia hiện hành (QCVN 08: 2008/BTNMT);
Ngoài ra, diễn biến Coliform trong nước mặt ở một số con kênh rạch và con sông chính của TP Cần Thơ cũng được thể hiện trong Bảng 2.8, qua đó cho thấy mức
độ ô nhiễm hữu cơ của các con sông hiện nay trên địa bàn Quận Ninh Kiều, TP Cần
Thơ
Trang 32Bảng 2.8: Diễn biến Coliform trong nước mặt (1.000MPN/100ml)
Vị trí quan trắc 2005 2006 2007 2008 2009 QCVN 08:2008, Cột A1 2.5 2.5 2.5 2.5 2.5
(Nguồn: Trung tâm quan trắc chất lượng môi trường TP Cần Thơ, 2005-2009)
Bảng 2.8 cho thấy mức độ Coliform trong nước mặt mỗi năm đều vượt qua quy chuẩn Việt Nam hiện hành (QCVN 08:2008, Cột A1)
Có thể kết luận rằng hầu hết các con sông trọng điểm ở Quận Ninh Kiều như sông Hậu, sông Cần Thơ và các con kênh rạch như Rạch Cái Khế đều bị ô nhiễm hữu
cơ nghiêm trọng (Mức Coliform và COD đều vượt quá quy chuẩn quốc gia hiện hành) Một phần nguyên nhân gây suy giảm chất lượng nước mặt ở các con kênh rạch và sông chính ở Quận chủ yếu là do dân số tăng nhanh, quá trình đô thị hóa dẫn đến sức
ép về môi trường và quan trọng là các nguồn gây ô nhiễm đến từ đất liền, đặc biệt là ở các điểm chính như:
+ Nước thải từ các khu công nghiệp: hầu như nước thải từ các khu công nghiệp
ở TP Cần Thơ đều chưa được xử lý triệt để hoặc đạt chuẩn trước khi thải ra sông Hậu (khu công nghiệp Trà Nóc 1 & 2) Theo Ban quản lý KCN - KCX Cần Thơ, hiện có 34 doanh nghiệp ở KCN Trà Nóc 1 và 2 và 6 doanh nghiệp ở KCN Thốt Nốt phát sinh nước thải (2011) Hiện nay ở khu công nghiệp vẫn chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung vì vậy có rất nhiều doanh nghiệp vẫn chưa có hệ thống xử lý nước thải và thông thường sẽ xả thẳng ra sông chính (sông Hậu) gây ô nhiễm môi trường nước trầm trọng, ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt trên con sông Hậu Qua kiểm tra của Ban quản lý KCN - KCX Cần Thơ trong 26 doanh nghiệp chỉ có 11 doanh nghiệp xử lý nước thải tại chỗ đạt quy chuẩn loại B; nước thải của 15 đơn vị còn lại có chỉ số môi trường vượt quy định Đặc biệt, có 3 doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng Hiện nay công tác quản lý hệ thống xử lý nước thải tại các doanh nghiệp trong
Trang 33KCN vẫn còn chưa đạt được hiệu quả nên vấn đề ô nhiễm nước mặt vẫn còn diễn ra
càng ngày càng nghiêm trọng (Dương Bình Đại, 2010)
+ Ô nhiễm từ rác thải sinh hoạt ở các con kênh rạch trong nội ô thành phố: chủ yếu là rác thải sinh hoạt từ 2 bên bờ sông của người dân thải xuống kênh rạch và theo
đó trôi thẳng ra các con sông chính Lượng rác thải gia tăng do tốc độ đô thị hóa và gia tăng dân số trong khu vực đã gây nên tình trạng ô nhiễm nguồn nước mặt ngày càng trầm trọng tại các kênh gạch trong nội ô thành phố Cần Thơ nói chung và Quận Ninh Kiều nói riêng Điển hình là Rạch Cái Khế nằm trong nội ô Quận Ninh Kiều, hàng ngày, một lượng lớn nước thải chưa qua xử lý từ các khu vực dân cư trong lưu vực, chất thải sinh hoạt từ trung tâm thương mại Cái Khế và nước ô nhiễm từ hồ Xáng Thổi được đổ vào rạch này Trước đây, chất lượng nước của Rạch Cái Khế được phân hạng
là trung bình, hiện nay đã bị ô nhiễm nặng, không còn phù hợp cho nhu cầu sinh hoạt
của người dân (Nguyễn Quốc Anh, 2007)
Trang 34
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung nghiên cứu
Khảo sát, đánh giá hiện trạng và phân tích quy hoạch khai thác nước mặt ở Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ để từ đó đưa ra giải pháp khai thác nước mặt đạt hiệu quả cho tương lai
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Thời gian nghiên cứu
Thời gian thực hiện đề tài bắt đầu từ tháng 8 năm 2011 đến đầu tháng 12 năm
2011
3.2.2 Địa điểm nghiên cứu
Đề tài được thực hiện dựa trên việc tiến hành điều tra, phỏng vấn từ ban quản lý tại các nhà máy nước Cần Thơ 1 & 2, Cơ quan TNHH Cấp Thoát Nước Cần Thơ, UBND một số phường trên địa bàn Quận Ninh Kiều:
+ UBND Phường An Bình;
+ UBND Phường Xuân Khánh;
+ UBND Phường Cái Khế;
+ Công ty TNHH Cấp Thoát Nước Cần Thơ;
+ Nhà máy nước Cần Thơ 1;
+ Chi nhánh Cấp Thoát Nước Nhà Máy Nước Cần Thơ 1;
+ Nhà máy nước Cần Thơ 2;
+ Chi nhánh Cấp Thoát Nước Nhà Máy Nước Cần Thơ 2
3 2.3 Phương tiện, vật liệu nghiên cứu
Phương tiện đi lại: xe gắn máy