Hiện trạng suy giảm nước mặt trên địa bàn Quận Ninh Kiều

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng và quy hoạch khai thác nước mặt quận ninh kiều, tp cần thơ (Trang 28)

TP Cần Thơ nằm ở trung tâm ĐBSCL có điều kiện khí hậu thuận lợi và có con sông lớn như sông Hậu chảy qua nên số lượng nước mặt tại đây rất phong phú. Tuy

nhiên, nghiên cứu chỉ ra rằng chất lượng nước mặt tại TP Cần Thơ nói chung và Quận

Ninh Kiều nói riêng đang có xu hướng suy giảm cả về số lượng lẫn chất lượng, cụ thể như sau:

2.3.3.1 Về số lượng

Theo cơ quan Quan trắc nước mặt TP Cần Thơ tính đến năm 2009 số lượng nước mặt đổ vào sông Hậu có khuynh hướng giảm. Tổng lượng nước đổ về sông Hậu

qua hai ngã Tân Châu và Châu Đốc chỉ còn 415,1 tỉ mét khối, giảm 8,2 tỉ mét khối so

với năm 2008. Trong đó, tổng lượng nước qua ngã Châu Đốc, phần lớn đổ về sông

Hậu, giảm 1,2 tỉ mét khối so với năm 2008. Nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng của BĐKH và các đập thủy điện từ phía thượng nguồn con sông Mê Kông ở các quốc gia ở thượng nguồn như Trung Quốc, Lào… nên số lượng nước có khuynh hướng giảm dần trong các năm gần đây (Hồ Hùng, 2010).

Bên cạnh đó, lượng mưa hàng năm cũng ảnh hưởng rất lớn đến số lượng nước

mặt ở Quận Ninh Kiều nói riêng và TP Cần Thơ nói chung. Ngoài ra, cũng như các

tỉnh ở ĐBSCL khác, TP Cần Thơ có 2 mùa: mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10

và mùa khô là 7 tháng còn lại trong năm. Tuy vậy, theo báo cáo diễn biến chất lượng môi trường TP Cần Thơ năm 2010 ở cơ quan quan trắc nước mặt TP Cần Thơ, trước ảnh hưởng của BĐKH thì lượng mưa tại TP Cần Thơ cũng đang có xu hướng giảm

16

Hình 2.7: Biểu đồ diễn biến lượng mưa tại Cần Thơ 2004 - 2010

(Nguồn: TTKTTV ĐBSCL và Cục thống kê TP.Cần Thơ, 2010)

Hình 2.7 cho thấy sau 5 năm từ 2005 – 2010 cho thấy lượng mưa hàng năm có

khuynh hướng giảm 500 mm từ 1731.9 mm xuống còn 1247.7 mm vào năm 2009 và

có khuynh hướng tăng nhẹ đến năm 2010 nhưng vẫn còn khá thấp. Với lượng mưa

ngày càng suy giảm như thế sẽ dẫn đến lượngnước mặt trong TP Cần Thơ bị suy giảm đặc biệt là nạn cạn kiệt vào mùa khô làm cho người dân bị thiếu nước cho sinh hoạt,

sản xuất. Trong tương lai vấn đề này sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Cũng theo thống kê đo đạc từ trung tâm Khí tượng Thủy văn ĐBSCL thì diễn

biến mực nước tại TP Cần Thơ đến năm 2009 duy trì không ổn định và có khuynh

hướng giảm so với mốc cao độ của Hòn Dấu. Bảng 2.6 thể hiện diễn biến mực nước

tại TP Cần Thơ từ 2005 – 2009 (tính theo mốc cao độ Hòn Dấu). 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 2000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Năm Lượng mưa (mm)

17

Bảng 2.6: Diễn biến mực nước tại TP Cần Thơ.

(Mốc cao độ Hòn Dấu)

Mã Trạm: 651 Trạm: Cần Thơ

Năm Htb năm(cm) Hmax năm (cm) Hmin năm (cm)

2005 39 195 -140 2006 43 199 -137 2007 45 203 -125 2008 51 200 -125 2009 47 193 -121 (Nguồn: TTKTTV ĐBSCL và Cục thống kê TP.Cần Thơ, 2009)

Diễn biến mực nước tại TP Cần Thơ được tóm tắt theo Bảng 2.6như sau:

- Mực nước trung bình năm biến động từ 39 - 51 cm;

- Mực nước cao nhất năm biến động từ 193 - 200 cm, mực nước cao nhất xuất

hiện năm 2007 lên đến 203 cm và có khuynh hướng giảm vào các năm 2008, 2009;

- Mực nước thấp nhất năm biến động từ (-140) - (-121cm).

Theo báo cáo diễn biến chất lượng môi trườngnăm 2009 từ Sở Tài Nguyên và

Môi Trường cho biết kết quả đo đạc chất lượng nước trên sông Hậu của trung tâm

Quan trắc TN & MT TP Cần Thơ, trong khoảng thời gian từ năm 2000 - 2007, mực

nước cao nhất tại Tân Châu, khu vựcđầu nguồn tiếp nhận sông Mê Kông ở Việt Nam,

bị thấp xuống gần 0,8 m, trong khi đó mực nước cao nhất tại TP Cần Thơ lại tăng lên 0,3 m. Hiện tượng này chứng tỏ nước biển đang xâm nhập vào ĐBSCL vì cũng trong thời gian đó lượng mưa của TP Cần Thơ đang suy giảm.

Số lượng nước mặt ở Quận Ninh Kiều nói riêng và kể cả toàn TP Cần Thơ nói chung có khuynh hướng suy giảm trong những năm gần đây và chủ yếu là bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như: BĐKH, xâm nhập mặn, các đập thủy điện từ thượng lưu

sông Mê Kông…

2.3.3.2 Về chất lượng

Theo điều tra và kết quả đo trực tiếp từ Sở TN & MT và EEPSEA (2009) hầu

hết các mẫu lấy từ các khu vực cụ thể (con sông chính, kênh, mương nội đồng, khu

vực chợ, các khu công nghiệp và các cánh đồng)ở TP Cần Thơ đều có nồng độ BOD,

COD và Coliform không đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng nước (TCVN 5942 - 1995: Tiêu chuẩn chất lượng nước - nước mặt), và thậm chí vượt quá giới hạn cho phép theo quy định hiện hành trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiêu chuẩn môi trường

18

(QCVN 08: 2008/BTNMT) nhiều lần. Cụ thể, theo trung tâm quan trắc nước mặt tại

TP Cần Thơđối với COD và vi sinh (Coliform) được đo trong nước mặtở một số kênh rạch và sông chính. Bảng 2.7 thể hiện diễn biến chất hữu cơ (COD) trong nước mặt ở

một số con kênh rạch và các con sông chính ở TP Cần Thơ.

Bảng 2.7: Diễn biến chất hữu cơ (COD) của nước mặt (mg/l).

Vị trí quan trắc 2005 2006 2007 2008 2009 QCVN 08:2008, Cột A1 10 10 10 10 10 TB Sông Cần Thơ 16,2 15,8 18,3 15,4 16,9 TB Rạch Cái Khế 19,5 18,7 15,4 18,7 12,5 TB Rạch Trà Nóc 17,0 13,1 14,6 12,7 20,2 TB Rạch Ô Môn 11,6 12,0 15,1 21,1 12,8 TB Kênh Thốt Nốt 13,4 14,3 14,2 15,0 12,7 TB Kênh Cái Sắn 14,9 11,9 28,3 8,8 11,8 TB sông Hậu 10,2 12,1 14,3 14,8 17,1 TB các kênh rạch 14,7 14,0 17,2 15,2 14,9

(Nguồn: Trung tâm quan trắc chất lượng môi trường TP Cần Thơ, 2005 - 2009)

Từ Bảng 2.7 cho thấy giá trị COD trung bình trong nước mặt ở sông Hậu đã

tăng từ 10 mg/l lên đến 17,1 mg/l và TB các kênh rạchđềuvượt quá giới hạn cho phép

của quy chuẩn quốc gia hiện hành (QCVN 08: 2008/BTNMT);

Ngoài ra, diễn biến Coliform trong nước mặt ở một số con kênh rạch và con sông chính của TP Cần Thơ cũng được thể hiện trong Bảng 2.8, qua đó cho thấy mức độ ô nhiễm hữu cơ của các con sông hiện nay trên địa bàn Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.

19

Bảng 2.8: Diễn biến Coliform trong nước mặt (1.000MPN/100ml).

Vị trí quan trắc 2005 2006 2007 2008 2009 QCVN 08:2008, Cột A1 2.5 2.5 2.5 2.5 2.5 TB Sông Cần Thơ 201 185 1285 109 234 TB Rạch Cái Khế 54 168 507 160 41 TB Rạch Trà Nóc 19 116 31 16 34 TB Rạch Ô Môn 24 61 105 30 27 TB Kênh Thốt Nốt 86 96 116 71 405 TB Kênh Cái Sắn 23 206 57 13 143 TB sông Hậu 35 109 1033 26 20 TB kênh rạch 56 118 392 53 113

(Nguồn: Trung tâm quan trắc chất lượng môi trường TP Cần Thơ, 2005-2009)

Bảng 2.8 cho thấy mứcđộColiform trong nước mặt mỗi nămđều vượt qua quy chuẩn Việt Nam hiện hành (QCVN 08:2008, Cột A1)

Có thể kết luận rằng hầu hết các con sông trọng điểm ở Quận Ninh Kiều như

sông Hậu, sông Cần Thơ và các con kênh rạch như Rạch Cái Khế đều bị ô nhiễm hữu cơ nghiêm trọng (Mức Coliform và COD đều vượt quá quy chuẩn quốc gia hiện hành). Một phần nguyên nhân gây suy giảm chất lượng nước mặt ở các con kênh rạch và sông chính ở Quận chủ yếu là do dân số tăng nhanh, quá trình đô thị hóa dẫnđến sức

ép về môi trường và quan trọng là các nguồn gây ô nhiễm đến từđất liền, đặc biệt là ở

các điểm chính như:

+ Nước thải từ các khu công nghiệp: hầu như nước thải từ các khu công nghiệp ở TP Cần Thơ đềuchưa được xử lý triệt để hoặc đạt chuẩntrước khi thải ra sông Hậu

(khu công nghiệp Trà Nóc 1 & 2). Theo Ban quản lý KCN - KCX Cần Thơ, hiện có 34

doanh nghiệp ở KCN Trà Nóc 1 và 2 và 6 doanh nghiệp ở KCN Thốt Nốt phát sinh nước thải (2011). Hiện nay ở khu công nghiệp vẫn chưa có hệ thống xử lý nước thải

tập trung vì vậy có rất nhiều doanh nghiệp vẫn chưa có hệ thống xử lý nước thải và

thông thường sẽ xả thẳng ra sông chính (sông Hậu) gây ô nhiễm môi trườngnước trầm

trọng, ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt trên con sông Hậu. Qua kiểm tra của Ban

quản lý KCN - KCX Cần Thơ trong 26 doanh nghiệp chỉ có 11 doanh nghiệp xử lý nước thải tại chỗ đạt quy chuẩn loại B; nước thải của 15 đơn vị còn lại có chỉ số môi trường vượt quy định. Đặc biệt, có 3 doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Hiện nay công tác quản lý hệ thống xử lý nước thải tại các doanh nghiệp trong

20

KCN vẫn còn chưa đạt được hiệu quả nên vấn đề ô nhiễm nước mặt vẫn còn diễn ra

càng ngày càng nghiêm trọng (Dương Bình Đại, 2010).

+ Ô nhiễm từ rác thải sinh hoạt ở các con kênh rạch trong nội ô thành phố: chủ

yếu là rác thải sinh hoạt từ 2 bên bờ sông của người dân thải xuống kênh rạch và theo

đó trôi thẳng ra các con sông chính. Lượng rác thải gia tăng do tốc độ đô thị hóa và gia

tăng dân số trong khu vực đã gây nên tình trạng ô nhiễm nguồn nước mặt ngày càng trầm trọng tại các kênh gạch trong nội ô thành phố Cần Thơ nói chung và Quận Ninh Kiều nói riêng. Điển hình là Rạch Cái Khế nằm trong nội ô Quận Ninh Kiều, hàng ngày, một lượng lớn nước thải chưa qua xử lý từ các khu vực dân cư trong lưu vực,

chất thải sinh hoạt từ trung tâm thương mại Cái Khế và nước ô nhiễm từ hồ Xáng Thổi được đổ vào rạch này. Trước đây, chất lượng nước của Rạch Cái Khế được phân hạng

là trung bình, hiện nay đã bị ô nhiễm nặng, không còn phù hợp cho nhu cầu sinh hoạt

của người dân (Nguyễn Quốc Anh, 2007).

21

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng và quy hoạch khai thác nước mặt quận ninh kiều, tp cần thơ (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)