Một số giải pháp khai thác nước mặt Quận Ninh Kiều đạt hiệu quả có xét đến ảnh

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng và quy hoạch khai thác nước mặt quận ninh kiều, tp cần thơ (Trang 55)

đến ảnh hưởng của yếu tố suy giảm nước mặt

Vấn đề khai thác nước mặt ở Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ vẫn còn tồn tại

nhiều mặt hạn chế. Vì vậy qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu đưa ra một số giải pháp để giúp cho việc khai thác nước mặt đạt hiệu quả.

Biện pháp quản lý :

Trước vấn đề ô nhiễm nước mặt vẫn đang diễn ra trên địa bàn Quận, Công ty TNHH Cấp Thoát Nước Cần Thơ cần phối hợp với các ngành, cơ quan quan trắc nước

mặt để tiến hành quan trắc chất lượng nước mặt tại các kênh rạch và các con sông chính trên toàn Quận Ninh Kiều để có thể dự báo kịp thời mức độ ô nhiễm và đưa ra

các giải pháp khắc phục. Đối với việc ô nhiễm nước mặt từ các KCN Trà Nóc xuống

sông Hậu thì các cơ quan ban ngành, chức năng cần tăng cường cơ chế kiểm soát và chế tài nghiêm khắc việc xả chất thải, nước thải từ các nhà máy công nghiệp (khu công

nghiệp Trà Nóc 1 & 2). Hiện nay, dự án AKIZ được thực hiện là sự hợp tác giữa 2

quốc gia Việt – Đức, đang được áp dụng lần đầu tiên tại KCN Trà Nóc, với mục đích đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung. Dự án hứa hẹn sẽ làm giảm lượng nước thải từ các nhà máy công nghiệp từ khu công nghiệp Trà Nóc xuống sông Hậu

trong thời gian tới, dự kiến dự án sẽ hoàn thành vào năm 2014.

Để đáp ứng nhu cầu nước máy của người dân như hiện nay, ngoài việc đầu tư

kinh phí xây dựng nâng cấp công suất ởcác nhà máy nước, UBND TP Cần Thơ cũng

cần tạo điều kiện cho một số tổ chức đầu tư xây dựng một số dự án cấp nước với qui mô nhỏ và vừa để cấp nước cho một số khu vực ở vùng ngoại thành. Ngoài ra, có thể

tiến hành xây dựng các trạm xử lý nước phân tán loại vừa, có khả năng cấp nước sạch

cho quy mô cho vài chục hộ gia đình (công suất khoảng 40 m3/ngày) và chủ yếu phục

vụ cho một số hộ vẫn còn chưa kéo nước máy đến cho người dân sử dụng (chủ yếu là các hộ ở ngoại ô Quận Ninh Kiều) vì lý do nguồn vốn. Ngoài ra, nếu có đủ nguồn vốn

thì có thể xây dựng lớn hơn, công suất cấp nước có thể lên đến 400 - 500 m3/ngày. Vốn đầu tư cho các công trình này ước tính vào khoảng 1,5 - 2,0 triệu đồng/người sử

dụng nước. Thời gian thi công một trạm vào khoảng 1 - 1,5 tháng. Trạm chỉ cần 2 – 3

43

xây dựng vừa có thể mang lại lợi ích cấp nước tạm thời cho các hộ còn chưa có nước

máy sử dụng.

Các cơ quan chức năng cần tiến hành chỉ đạo đôn đốc triển khai nhanh các dự án liên quan đến bảo vệmôi trường nước và tài nguyên nước, đặc biệt là xây dựng lộ

trình khắc phục tình trạng lãng phí, thất thoát nước hiện nay. Dồn trọng tâm vào tuyên truyền, giáo dục cộng đồng, người dân ý thức bảo vệ, tiết kiệm nguồn nước; khuyến khích áp dụng các kỹ thuật, công nghệ trong sử dụng nguồn nước mặt để tiết kiệm

nước. Còn về lâu dài, nên quy hoạch tổng thể về các mặt như: không gian đô thị, về

vấn đề sử dụng đất cho hợp lý nhất, về quy hoạch phát triển kinh tế… để đảm bảo

nguồn nước được sử dụng hiệu quả, không những đáp ứng cho việc phát triển kinh tế

xã hội mà còn góp phần bảo vệ môi trường.

Đối với việc thiếu nguồn vốn đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng trong công tác

cấp nước thì cần chú trọng vào 2 nguồn vốn chính đó là: vốn từ các nhà đầu tư và vốn thu được từ việc thu phí tiền nước. Đối với vốn xây dựng cơ sở hạ tầng cấp nước từ các nhà đầu tư thì cần có chính sách ưu tiên đối với các nhà đầu tư vào hệ thống cấp nước, đặc biệt là khu vực ngoại thành thì mới mong thu hút các nhà đầu tư. Bởi vốn đầu tư tại khu vực ngoại thành cao hơn so với khu vực nội thành mà hiệu quả lại thấp

do nhà dân không nằm gần nhau như trong nội thành. Trong khi đó, việc dùng nước

sạch của các hộ dân ngoại thành lại ít hơn dân nội thành rất nhiều. Với các khu vực

này, Quận phải chấp nhận đầu tư để cải thiện đời sống nhân dân chứ không thể chỉ chú

trọng vào hiệu quả kinh tế. Còn vốn thu được từ phí tiền nước của Công ty TNHH Cấp Thoát Nước Cần Thơ thì cần dựa trên quan điểm kinh tế để quản lý và sử dụng hiệu

quả nguồn tài nguyên nước, cần thiết phải có những hình thức phân loại và tính giá phù hợp đó là việc tiến hành phân loại dựa trên mục đích sử dụng:

+ Nước sử dụng cho sinh hoạt; + Nước sử dụng cho nông nghiệp; + Nước sử dụng cho công nghiệp;

+ Nước sử dụng cho giao thông đường thủy.

Mỗi mục đích sử dụng này sẽ có một mức giá nước riêng, phụ thuộc vào chất lượng nước yêu cầu, phương thức sử dụng, chi phí cơ hội, ngoại ứng môi trường... tất cả các

yếu tố đó tác động tới việc cấu thành giá nước. Ngoài ra, còn có một số ngành nghề như nghề bác sĩ tư nhân cần phải được tính vào một mức giá riêng thay vì vẫn tính vào phí dịch vụ chung như hiện nay.

Biện pháp kỹ thuật:

Công ty TNHH Cấp Thoát Nước cần tiến hành nâng cấp những đường ống cũ có nguy cơ bị rò rĩ bằng những đường ống mới có chất lượng tốt hơn để làm giảm tỉ lệ

44

lượng như: công nghệ GIS trong quản lý đường ống làm giảm tỉ lệ thất thoát nước

(Công nghệ WDMS từ Đan Mạch có thể tham khảo tại http://www.vidagis.com/vn/

hoặc áp dụng một số công nghệ hiện đại có thể phát hiện rò rĩ nhanh chóng từ bên

trong đường ống).

Cần tập trung tiến hành đầu tư xây dựng các hồ chứa nhằm điều tiết nguồn nước hợp lý, vừa phục vụ chống ngập nước cho đô thị vào mùa lũ vừa tạo ra thêm nguồn cung cấp nước cho mùa hạn.

45

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

Qua quá trình điều tra và khảo sát vấn đề khai thác nước mặt thuộc Quận Ninh

Kiều, nghiên cứu đưa ra kết luận sau:

- Tính đến năm 2010, vấn đề khai thác nước mặt để cấp nước cho toàn Quận

Ninh Kiều đang ngày càng được quan tâm vì vậy tỉ lệ số hộ dân được cấp nước máy sử

dụng là rất cao (90%). Tuy nhiên, công tác quản lý cấp nước ở các nhà máy nước vẫn

còn nhiều hạn chế chủ yếu là do thiếu vốn đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng cấp nước, cơ chế quản lý còn yếu và thiếu sự đồng bộ, quan tâm của các cơ quan ban

ngành, chức năng;

- Chất lượng nước và chất lượng xây dựng các công trình cấp nước nhìn chung là

tương đối nhưng vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Nhiều vùng đang diễn ra tình trạng ô

nhiễm nguồn nước do sự xâm nhập mặn, nước thải từ các khu công nghiệp, chất thải

làng nghề, hoá chất và thuốc bảo vệ thực vật… ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sinh hoạt, sức khoẻ của người dân;

- Tỉ lệ thất thoát nước hiện nay ở các nhà máy nước còn cao (trên 28%)

- Một số nơi ở ngoại ô Quận Ninh Kiều vẫn chưa được kéo mạng lưới đường ống

cấp nước (một số hộ dân, khu chung cư mới ở phường An Khánh, An Bình).

- Việc quy hoạch phát triển khai thác nước mặt đến năm 2020 đã đảm bảo được độ tin cậy trong việc đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của người dân trên toàn Quận Ninh Kiều.

5.2 Kiến nghị

Do đề tài được thực hiện chủ yếu bằng các thông tin thu thập được qua quá trình phỏng vấn nên vẫn chưa đảm bảo được độ chính xác tuyệt đối. Ngoài ra, đề tài

được thực hiện ở cơ quan tư nhân (các Nhà máy nước Quận Ninh Kiều) nên công việc

phỏng vấn và thu thập số liệu khá khó khăn, một số thông tin thu thập chưa được cụ

thể do tính bảo mật của số liệu. Thời gian thực hiện đề tài tương đối ngắn nên qui mô của đề tài chưa cao. Vì vậy, đề tài chỉ được xem là phân tích sơ lược về hiện trạng khai thác nước mặt ở Quận Ninh Kiều chứ chưa thể đi sâu vào cụ thể. Trong tương lai, có

thể tiếp tục nghiên cứu điều tra cụ thể về mạng lưới phân phối đường ống cấp nước và chất lượng nước cấp cùng với các thông số kỹ thuật của thiết bị máy móc ở các nhà

máy nước trên địa bàn Quận Ninh Kiều để có thể đánh giá chính xác hơn chất lượng nước cấp.

46

Tỉ lệ % tin cậy trong việc quy hoạch cấp nước trên nhu cầu sử dụng nước mặt

của người dân ở địa bàn Quận Ninh Kiều và Quận Bình Thủy chỉ được tính cho nhu

cầu sử dụng nước trong sinh hoạt, không bao gồm nhu cầu sử dụng nước trong các

hoạt động kinh doanh sản xuất, khu công nghiệp, bệnh viện và các siêu thị… Vì vậy,

trong thời gian tới cần tiến hành tính tỉ lệ % ở những nơi này để đảm bảo độ chính xác hơn trong công tác đánh giá quy hoạch cấp nước ở Quận Ninh Kiều.

Các cấp, các ngành chức năng có liên quan đến vấn đề cấp nước trên địa bàn Quận cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền Luật Tài nguyên nước, tổ chức

thanh tra, kiểm tra thường xuyên và có chế tài xử lý vi phạm nhằm thực hiện tốt nhiệm

vụ khai thác, bảo vệ nguồn nước, đảm bảo nước cho vấn đề sản xuất, sinh hoạt cũng

như phục vụ các mục đích khác của nhân dân trong địa bàn Quận. Ngoài ra, cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục cộng đồng về ý thức bảo vệ, sử dụng và tiết

kiệm nguồn nướcthông qua các phương tiện như: báo chí, áp phích, tờ rơi,…

Công ty TNHH Cấp Thoát Nước Cần Thơ cần tìm kiếm thêm các nguồn vốn hỗ

trợ về kinh phí khác nhằm tạo điều kiện để nâng cấp công suất hoạt động của các nhà máy và mở rộng thêm mạng lưới đường ống cấp nước đến các hộ dân ở các vùng ngoại ô Quận Ninh Kiều. Bên cạnhđó, cần tiến hành thay mới các đường ống đã hư cũ

và thắt chặt hơn trong khâu quản lý chống sử dụng nước trái phép để làm giảm tỉ lệ

thất thoát nước tại các nhà máy và thành lập các đội chống thất thoát nước để đảm bảo

phát hiện rò rỉ, khắc phục sự cố nhanh nhất, hiệu quả nhất.

47

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Lê Hoàng Vinh, 2006, “Chất lượng nước mặt và quản lý chất thải sinh hoạt tại

Rạch Cái Khế Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ”, luận văn tốt nghiệp ngành Khoa Học

Môi Trường, Khoa môi trường & TNTN, Đại Học Cần Thơ.

[2] Ngô Đình Tuấn, 2007, “Phát triển và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước”,

Hội thảo chuyên đề về Đa dạng sinh học và Biến đổi khí hậu: Mối liên quan đến Đói

nghèo và Phát triển bền vững Hà Nội.

[3] Nguyễn Võ Châu Ngân, 2003, “Tài nguyên nước lục địa”. Giáo trình Đại Học

Cần Thơ.

[4] Lê Văn Khoan, 2000, “Khoa học môi trường”. Giáo trình Đại Học Cần Thơ.

[5] Nguyễn Thanh Sơn, 2005, “Đánh giá tài nguyên nước Việt Nam”. NXB Giáo dục Đại Học Cần Thơ.

[6] Niên giám thống kê TP Cần Thơ 2010. Cục thống kê TP Cần Thơ.

[7] Niên giám thống kê Quận Ninh Kiều 2010. Cục thống kê Quận Ninh Kiều.

[8] UBND Quận Ninh Kiều, Sở tài nguyên môi trường TP Cần Thơ, “Báo cáo diễn

biến chất lượng môi trường TP Cần Thơ”,2005 – 2009.

[9] Trương Hoàng Đan, Bùi Trường Thọ, 2011, “Quản lý chất lượng môi trường”. Giáo trình Đại Học Cần Thơ.

[10] Ủy ban nhân dân TP Cần Thơ, 2010,“Nghị quyết về tình hình thực hiện nhiệm vụ

phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng – An ninh 6 tháng đầu năm và các nhiệm vụ

chủ yếu 6 tháng cuối năm 2010”.

[11] Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, 2010, Nghị quyết“Phê duyệt quy hoạch cấp nước Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020”.

WEBSITE

[12] CocaCola, 2011, “Sự độc đáo của sản phẩm nước uống Dasani”, truy cập ngày 15/11/2011.

http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/doanh-nghiep-viet/2011/01/3ba25f44/.

[13] Nguyễn Tiến Đạt, 2010 , “Suy thoái tài nguyên nước mặt ở Việt Nam, nguyên nhân và giải pháp”, truy cập ngày 17/11/2011.

http://www.wrd.gov.vn/Noi-dung/Suy-thoai-tai-nguyen-nuoc-luu-vuc-song-o-Viet- Nam-nguyen-nhan-va-giai-phap-/29743.news.

[14] Minh Huyền, 2011, “Đồng bằng sông Cửu Long: Sống chung với biến đổi khí

hậu”, truy cập ngày 16/11/2011.

www.baocantho.com.vn.

[15] Tường Vy, 2006, “Gần 1/5 dân số thế giới thiếu nước sạch”, truy cập ngày 9/11/2011, truy cập ngày 1/11/2011.

48

[16] Hội Cấp Thoát Nước Việt Nam, 2007, “KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

BENCHMARKING Hội Cấp Thoát Nước Việt Nam, 2004-2007”, truy cập ngày 9/11/2011.

www.vwsa.org.vn.

[17] “Báo cáo tình hình khai thác, sử dụng nguồn nước khu vực dự án Ô Môn- Xà No”, truy cập ngày 8/11/2011.

www.cpo.vn/upload/Doc/WQ-Vn-2.doc.

[18] Bình Đại, 2011, “Xây dựng nhà máy xử lý nước thải công nghiệp ở Cần Thơ”,

truy cập ngày 6/11/2011.

http://www.sggp.org.vn/moitruongdothi/2011/7/263772/.

[19] Nguyến Thế Chinh, Nguyễn Hoàng Nam, 2011, “Phương thức phân loại và tính

giá nước, hướng tới quản lý bền vững nguồn tài nguyên nước mặt hạ lưu Đập thuỷ điện Hoà Bình”, truy cập ngày 12/11/2011.

http://isponre.gov.vn/home/.

[20] “Thực trạng môi trường nước và các nguồn gây ô nhiễm nước ở Thành Phố

Vinh”, truy cập ngày 15/11/2011.

http://www.scribd.com/doc/70743832/Doc.

[21] Công ty TNHH NN MTV Xây Dựng và Cấp Nước Thừa Thiên Huế HueWACO,

“Tóm lược quy hoạch cấp nước các đô thị thuộc Tỉnh đến năm 2020”, truy cập ngày 19/10/2011.

http://huewaco.com.vn/?cid=231&vid=90.

[22] DươngHồ Hùng, 2010, “Sông Hậu đang biến đổi”, truy cập ngày 29/10/2011, truy cập ngày 20/11/2011.

http://mobile.thesaigontimes.vn/ArticleDetail.aspx?id=36617.

[23] Nguyễn Bình Đại, 2011,“Xây dựng nhà máy xử lý nước thải công nghiệp ở Cần Thơ - 3 năm còn... trên giấy”, truy cập ngày 27/11/2011.

http://www.sggp.org.vn/moitruongdothi/2011/7/263772/.

[24] PGS Trần Thanh Xuân, 2010, “Tài nguyên nước mặt Việt Nam và những thách

thức trong tương lai”, truy cập ngày 21/11/2011.

http://moitruongsong.lefora.com/2010/05/17/tai-nguyen-nuoc-mat-viet-nam-va-nhung- thach-thuc-t/.

[25] Công ty vidagis, The total GIS solution provider, truy cập ngày 3/12/2011.

http://www.vidagis.com/vn/index.php?lang=vi

[26] Quốc Anh, 2007, “Cần Thơ: kênh rạch nội thành đang chết”, truy cập ngày 28/11/2011.

49

PHỤ LỤC 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

*****

PHIẾU ĐIỀU TRA THÔNG TIN KHAI THÁC, CUNG CẤP NƯỚC CỦA NHÀ MÁY CẤPNƯỚC

(Thông tin này chỉ phục vụ cho việc thực hiện luận văn tốt nghiệp )

Ngày phỏng vấn:………/2011

- Họ và tên người được phỏng vấn: ...

 Nam  Nữ - Chức vụ: ... - Tên xí nghiệp: ... - Năm hoạt động: ... - Địa chỉ xí nghiệp: ... CÂU HỎI 1. Công suất hoạtđộng của xí nghiệp hiện tại: + Thiết kế: ...

+ Vận hành: ...

2. Công suất nhà máy khi mới xây dựng: ...

3.Tổng lượng nước xí nghiệp cung cấp/năm (m3/năm): ...

4. Nơi lấynước để xử lý thành nước cấp? ...

- Tọađộ GPS: ...

5. Nơi lấy nước của xí nghiệp có gần nguồn ô nhiễm nào không?  Có  Không 6. Nguồn ô nhiễm đó là:  Bãi đổ bùn  Kênh rạch  Miệng cống xả thải 7. Xí nghiệp chủ yếu lấy nước để cung cấp từ:  Sông Nước ngầm

8. Xí nghiệp lấynước chủ yếuđể cung cấp cho nơi nào?  Phường…………  ………  ...

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng và quy hoạch khai thác nước mặt quận ninh kiều, tp cần thơ (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)