Đề tài được thực hiện dựa trên việc tiến hành điều tra, phỏng vấn từ ban quản lý
tại các nhà máy nước Cần Thơ 1 & 2, Cơ quan TNHH Cấp Thoát Nước Cần Thơ,
UBND một số phường trên địa bàn Quận Ninh Kiều: + UBND Phường An Bình;
+ UBND Phường Xuân Khánh; + UBND Phường Cái Khế;
+ Công ty TNHH Cấp Thoát Nước Cần Thơ;
+ Nhà máy nước Cần Thơ 1;
+ Chi nhánh Cấp Thoát Nước Nhà Máy Nước Cần Thơ 1;
+ Nhà máy nước Cần Thơ 2;
+ Chi nhánh Cấp Thoát Nước Nhà Máy Nước Cần Thơ 2.
3.2.3 Phương tiện, vật liệu nghiên cứu
Phương tiện đi lại: xe gắn máy
Vật liệu:
+ Phiếu phỏng vấn;
+ Văn phòng phẩm: thước, viết, túi sơ mi đựng hồ sơ, kẹp giấy;
+ Máy tính, máy ảnh;
22
3.2.4 Các phương pháp nghiên cứu
3.2.4.1 Phương pháp thu thập số liệu
Qua quá trình điều tra, thu thập số liệu nghiên cứu được tiến hành chủ yếu qua 2 phương pháp sau:
Phương pháp 1: Thu thập số liệu thứ cấp
Tổng hợp các tài liệu, số liệu thứ cấp từ Niên giám thống kê TP Cần Thơ năm
2009, 2010; Báo cáo 10 tháng năm 2011; Bảng tổng hợp số liệu hoạt động tại các nhà máy cấp nước Quận Ninh Kiều từ Công ty TNHH Cấp Thoát Nước Cần Thơ; Bảng
công bố số liệu thực hiện hoạt động kinh doanh sản xuất ở công ty TNHH Cấp Thoát Nước Cần Thơ, Niên giám thống kê Quận năm 2009 từ Phòng Thống Kê Quận Ninh
Kiều; sách; giáo trình giảng dạy; luận văn tốt nghiệp đại học; luận văn thạc sĩ có liên
quan đến đề tài;…
Phương pháp 2: Phỏng vấn thu thập số liệu
Khảo sát và điều tra thực tế, chi tiết hóa số liệu đã thu thập bằng cách làm phiếu
phỏng vấn, số lượng 6, các bước thực hiện phỏng vấn như sau:
Bước 1: soạn phiếu phỏng vấn;
Bước 2: tham khảo ý kiến và chỉnh sửa phiếu phỏng vấn;
Bước 3: liên hệ với ban quản lý, giám đốc hoặc người có thẩm quyền tại các
Nhà máy Cấp Thoát Nước Cần Thơ 1 & 2, chi nhánh Cấp Thoát Nước Cần Thơ 1 & 2, công ty TNHH Cấp Thoát Nước Cần Thơ để tiến hành phỏng vấn, điều tra số liệu;
Bước 4: tiến hành phỏng vấn.
3.2.4.2Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Việc nghiên cứu tiến hành xử lý số liệu được thực hiện bằng các phương pháp
sau:
+ Vẽ đồ thị và biểu đồ được thực hiện bằng phần mềm Microsoft Excel;
+ Điều tra địa điểm thu thập số liệu kết hợp với phần mềm Google Earth để tính
vị trí lấy nước mặt tại các nhà máy nước cấp cho toàn Quận Ninh Kiều.
+ Áp dụng các công thức sau để tính % tin cậy trong quy hoạch cấp nước Nghiên cứu sử dụng công thức tính số dân theo mô hình Euler:
N*i+1 = Ni + r * Ni * t
Trong đó:
23 N*i+1 : số dân sau một năm (người)
r : tốc độ gia tăng dân số (%/năm)
t : thời gian (năm)
Nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của người dân (x) được tính theo công thức
sau:
x = Tiêu chuẩn cấp nước/người * N*i+1 = 0,12 m3 * N*i+1
% độ tin cậy trong quy hoạch cấp nước:
24
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ THẢO LUẬN
4.1 Hiện trạng khai thác nước mặt Quận Ninh Kiều
4.1.1 Tình hình cấp nước chung trên địa bàn Quận Ninh Kiều ở các nhà máy nước nước
Hiện nay, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ có tổng cộng 2 nhà máy nước khai
thác nguồn nước mặt ở các con sông chính chảy qua Quận là sông Cần Thơ và sông
Hậu để chuyển thành nước cấp, cấp nước cho toàn Quận Ninh Kiều. Cả hai nhà máy
đều trực thuộc quản lý của công ty TNHH Cấp Thoát Nước Cần Thơ (2A, Nguyễn
Trãi, Quận Ninh Kiều). Các nhà máy cấp nước trên bao gồm:
+ Nhà máy nước Cần Thơ 1 (số 55, Trần Văn Hoài, Phường Xuân Khánh, Quận
Ninh Kiều, TP Cần Thơ) lấy nguồn nước mặt trực tiếp từ sông Cần Thơ tại vị trí đối
diện với nhà máy (tọa độ GPS: 10° 01' 26.44"N 105° 46' 32.83"E). Nhà máy chủ yếu cấp nước chocác phường ở nội ô Quận Ninh Kiều.
+ Nhà máy nước Cần Thơ 2 (366C, Cách Mạng Tháng Tám,phường An Thới, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ), địa điểm lấy nước mặt của nhà máy là từ con sông Hậu nằm ngay tại bên cạnh nhà máy (tọa độ GPS: 10° 04' 17.35"N 105° 46' 11.69"E). Chủ yếu cấp nước một số phường ở ngoại ô Quận Ninh Kiều và một phần của Quận
Bình Thủy.
Theo công bố số liệu thống kê từ Công ty TNHH Cấp Thoát Nước Cần Thơ
(2010), tỉ lệ cấpnước cho các hộ dân ở Quận Ninh Kiều chiếm khoảng 90% tổng số hộ
trên toàn Quận (46.999 hộ theo thống kê của Công ty năm 2010). Như vậy, còn lại
khoảng 10% hộ dân vẫn chưa có nước máy sử dụng chủ yếu là một số hộ dân nằm ở
các phường: An Bình, An Khánh (chủ yếu là phường An Bình).Nếu tính chung cho cả
TP Cần Thơ thì tỉ lệ cấp nước của Công ty chiếm 32 - 33% (tính cho những nơi có đường ống nước).
Trước tình trạng nguồnnước mặt tại các kênh rạch và con sông chính chảy qua
Quận Ninh Kiều ngày càng ô nhiễm, đểđảm bảo chất lượngnước cấp cho người dân sử dụng nên Công ty luôn đặt mối quan tâm hàng đầu lên vấn đề cấp nước sạch và
nước hợp vệ sinh cho người dân. Cụ thể, theo số liệu thực hiện năm 2010 được công bố từ Công ty thì tỉ lệ cấp nước sạch và nước hợp vệ sinh ở các nhà máy nước là rất
cao (ở cả 2 Quận Ninh Kiều và Quận Bình Thủy). Tỉ lệ cấp nước hợp vệ sinh và cấp nước sạch ở các nhà máy nước được thể hiện qua Hình 4.1 và 4.2.
25
+ Tỉ lệ cấpnước hợp vệ sinh ở thành thị là 99%, trong đó khu vực nông thôn là 81%;
Ghi chú: tỉ lệ này tính chung cho cả Quận Ninh Kiều và Quận Bình Thủy
Hình 4.1: Tỉ lệ cấp nước hợp vệ sinh
+ Tỉ lệ cấp nước sạch ở thành thị là 88%, trong đó khu vực nông thôn là 70%;
Ghi chú: tỉ lệ này tính chung cho cả Quận Ninh Kiều và Quận Bình Thủy
Hình 4.2: Tỉ lệ cấp nước sạch
Hình 4.1 và 4.2 cho thấy tỉ lệ cấp nước hợp vệ sinh và nước sạch của các nhà
máy nước thuộc quản lý của Công ty TNHH Cấp Thoát Nước Cần Thơ đạt tỉ lệ khá cao nhất là ở khu vực thành thị. Còn ở nông thôn, tỉ lệ này thấp hơn do còn nhiều hộ
dân vẫn chưa có nước máy sử dụng mà chủ yếu sử dụng nước sông, nước kênh rạch để
sinh hoạt hàng ngày. Bên cạnh việc cấp nước sạch, nước hợp vệ sinh thì trước nhu cầu
sử dụng nước ngày càng tăng của người dân nên tổng sản lượng nước cấp ở các nhà
máy nước theo thống kê của Công ty cũng tăng nhanh theo từng năm. Tính từ năm 2007 đến năm 2010 thì tổng sản lượng nước cấp theo thống kê của Công ty cũng tăng
mạnh được thể hiện qua Hình 4.3.
70% 30%
Nước sạch nông thôn Khác 88%
12%
Nước sạch thành thị Khác
81% 19%
Nước hợp vệ sinh ở nông thôn Khác 99%
1%
26
Hình 4.3: Tổng sản lượng nước cấp ở các nhà máy nước Quận Ninh Kiều 2007 – 2010
Dựa vào Hình 4.3 cho thấy tổng sản lượngnước cấp ở các nhà máy nước Quận
Ninh Kiều qua các năm từ 2007 đến 2010 đều tăng rất nhanh và đạt mốc 30 triệu m3
nướcnăm 2010. Đặc biệt là vào năm2009, lượng này lên đến 6 triệu m3 nước so với
cùng kỳ năm 2008 là do Công ty đã tiến hành nâng cấp và xây dựng thêm nhiều cụm
cấp nước nhỏ ở các nhà máy nước thuộc quản lý của Công ty để đáp ứng nhu cầu sử
dụng nước mặt cho người dân. Tuy nhiên, cũng theo Công ty cho biết với sản lượng nước cấp năm 2010 (trên 30 triệu m3 nước/năm) thì vẫn chưa đảm bảo cung cấp đủ lượngnước máy cho người dân sử dụng. Vì vậy, theo kế hoạch của Công ty thì đến hết
năm 2011, sản lượngnước cấp sẽ tăng lên đến 32 triệu m3 nước/năm và sẽ ngày càng tăng dần trong tương lai nhằm phấnđấuđạt 100% tỉ lệ số hộ dân có nước máy sử dụng
trên toàn Quận.
Ngoài ra, vấn đề hạn chế tỉ lệ thất thoát nước cũng được Công ty rất quan tâm.
Bởi đây cũng chính là lý do làm giảm chất lượng và sản lượng nước cấp cho người dân
sử dụng. Theo số liệu cung cấp từ Công ty TNHH Cấp Thoát Nước Cần Thơ, tỉ lệ thất
thoát nước ở các nhà máy nước tính đến năm 2008 đã suy giảm đáng kể từ trên 40% (2001) xuống còn 28% (2008). Tỉ lệ thất thoát nước ở các nhà máy nước theo báo cáo
của Công ty được thể hiện bằng Hình 4.4.
20 21 27 30 0 5 10 15 20 25 30 35 2007 2008 2009 2010
Tổng sản lượng nước cấp (m3/năm)
27
Hình 4.4: Tỉ lệ thất thoát nước từ năm 2001 – 2008
(Nguồn:Công ty TNHH Cấp Thoát Nước Cần Thơ, 2008)
Để có thể đạt được kết quả này là do Công ty đã tiến hành một số biện pháp như sau:
+ Nâng cấp, cải thiện chấtlượngđường ống dẫnnướcđối với những đường ống
rò rỉ hoặc bị các sự cố trong khi xây dựng các công trình lớn, thay mới đường ống hư
bể không còn khả năng sửa chữa;
+ Tiến hành nâng cấp, tu bổ các thiết bị máy móc và đồng hồđo nước;
+ Siết chặt công tác quản lý tình hình sử dụng nước của các hộ dân trên toàn Quận.
Cũng theo công bố của Công ty từ năm 2008 cho đến năm 2010 thì tỉ lệ thất
thoát nướcở các nhà máy nước cũng chỉ còn dao động từ28 đến 30%. Nếu so với tỉ lệ
thất thoát nước từ các công ty cấp nước ở các thành phố lớn khác như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh (lên đến trên 40%) thì tỉ lệ thất thoát nước hiện nay ở mức thấp hơn rất
nhiều.
4.1.2 Tình hình khai thác nước mặt ở các nhà máy nước Quận Ninh Kiều
a/ Nhà máy nước Cần Thơ 1
Nhà máy nước Cần Thơ 1 tọa lạc tại đường 30/4, phường Xuân Khánh, Quận
Ninh Kiều, do Úc tài trợ xây dựng và được đưa vào sử dụng từ năm 1973. Công suất ban đầu của nhà máy là 31.200 m3 nước/ngày và vận hành đạt công suất tối đa vào
năm 1989. Theo giám đốc nhà máy nước Cần Thơ 1, ông Huỳnh Thiện Đỉnh cho biết
nhà máy đã trải qua một lần nâng cấp công suất vào năm 2002 và hoàn thành vào năm
43 36 32 30 30 28 28 28 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Năm Tỉ lệ thất thoát nước (%)
28
2004 nâng tổng công suất hoạt động của nhà máy lên từ 31.200 m3 nước/ngày đến
50.000 m3 nước/ngày. Mỗi lần nâng cấp công suất, nhà máy sẽ xây thêm một trạm bơm. Tính đến nay, nhà máy nước có tổng cộng 2 trạm bơm nướcở vị trí đối diện với
nhà máy. Trạm thứ nhất cung cấp nước cho cụm 40.000 m3 vào trạm còn lại cấp nước
cho cụm 10.000 m3 mới được nâng cấp. Các trạm bơm nước có đường ống thông
xuống sông Cần Thơ để lấy nước từ sông Cần Thơ cho nhà máy xử lý thành nước cấp
và thông qua mạng lưới đường ống cấp nước để cấp nước cho các hộ dân trên nội ô
Quận Ninh Kiều.
Theo ông Nguyễn Thanh Vũ (thuộc tổ nghiệp vụ, Chi nhánh Cấp Thoát Nước
nhà máy nước Cần Thơ 1) tổng số hộ đăng ký sử dụng nước máy do nhà máy nước
Cần Thơ 1 quản lý tính đến năm 2010 là 26.129 hộ, chiếm khoảng 56% trên tổng số hộ
dân Quận Ninh Kiều (46.999 hộ). Khu vực cấp nước chủ yếu của nhà máy là 9 phường
trong nội ô của Quận Ninh Kiều: Xuân Khánh, An Phú, An Cư, An Lạc, Hưng Lợi,
Tân An, An Hội, An Nghiệp, AnKhánh. Các đối tượng được nhà máy cấp nước là: hộ
nghèo, sinh hoạt, cơ quan hành chánh, sản xuất và kinh doanh. Thống kê số lượng
từng đối tượng cấp nướcđược thể hiện ở Hình 4.5:
Hình 4.5: Số lượng các đối tượng được cấp nước từ nhà máy nước Cần Thơ 1
Như vậy, dựa vào Hình 4.5 thì số lượng các hộ sinh hoạt được cấp nước của nhà máy nước Cần Thơ 1 là lớn nhất với 19.349 hộ chiếm tỉ lệ 74% trong tổng số hộ được cấp nước tại nhà máy có thể thấy mục đích sử dụng nước của người dân chủ yếu
là cho sinh hoạt, tiếp theo sử dụng cho mục đích kinh doanh là 5764 chiếm tỉ lệ 22% ,
các mục đích còn lại chiếm số lượng nhỏ.
Quy trình hoạt động của nhà máy: nước mặt được lấy lên trực tiếp từ sông Cần Thơ qua hệ thống ống bơm từ 2 trạm bơm, tiếp theo sẽ qua các khâu xử lý là lắng, lọc
315 19349 572 212 5764 0 5000 10000 15000 20000 25000
Hộ nghèo Hộ sinh hoạt Cơ quan hành chánh
Sản xuất Kinh doanh
Số lượng (Hộ)
29
và khử trùng. Nước sau khi đã được xử lý sẽ thông quacác đường ống chính (ϕ = 600) từ bên trong nhà máy, sau đó nối đến các đường ống phụ (ϕ = 200) nằm ở bên ngoài
nhà máy thông đến các tuyến đường chính và cuối cùng là đến đường ống cấp 3 (có ϕ < 200) để cung cấp nước trực tiếp đến nhà người dân. Hiện nay, chất lượng các thiết bị
máy móc ở nhà máy vẫn còn hoạt động tốt và được bảo dưỡng hàng năm theo chế độ
bảo dưỡng định kỳ tại nhà máy. Tuy nhiên, một số thiết bị đã bị xuống cấp và chưa có đủ kinhphí để thay thế, lắp đặt (các thiết bị phục vụ cho công tác xử lý nước cấp và
đường ống cấp nước).
Do nhu cầu sử dụng nước khá cao của người dân trong những năm tới nên công suất 50.000 m3 nước/ngày của nhà máy vẫn chỉ xem là tạm đáp ứng nhu cầu sử dụng nước của người dân trên nội ô Quận Ninh Kiều, vì vậy để giải quyết tình trạng này nhà máy sẽ mở thêm 2 cụm cấp nước với công suất mỗi cụm là 2500 m3nước/ngày và sẽ
tiếp tục mở thêm một số cụm cấp nước nhỏ tiếp theo trong tương lai. Ngoài ra, nhà
máy cũng rất chú trọng đến việc thay thế một số loại đường ống cũ kỹ nhằm làm giảm
tỉ lệ thất thoát nước.
b/ Nhà máy nước Cần Thơ 2
Nhà máy nước Cần Thơ 2 nằm tại 366C, Cách Mạng Tháng Tám, Quận Ninh
Kiều, TP Cần Thơ được xây dựng và hoạt động vào tháng 4/1998 do Pháp tài trợ xây
dựng, có công suất ban đầu là 40.000 m3nước/ngày. Nhà máy lấy nước chủ yếu là từ
sông Hậu nằm tại bên cạnh nhà máy thông qua 2 trạm bơm nước, một trạm phục vụ
cho cụm 40.000 m3 và trạm còn lại phục vụ cho cụm 2.500 m3. Nhà máy đã qua một
lần nâng cấp công suất vào tháng 7/2010 thêm một cụm 2.500 m3 nước/ngày, nâng tổng công suất hoạt động của nhà máy lên đến 42.500 m3nước/ngày tính đến cuối năm 2011 và luôn đạt phần trăm cấp nước cao từ 100 đến 120%.
Theo anh Ngân, tổ nghiệp vụ chi nhánh Cấp Thoát Nước Nhà Máy Nước Cần Thơ 2, hiện nhà máy nước đang vận hành và cung cấp nước cho 22.148 hộ cho các phường ở ngoại ô Quận Ninh Kiều như phường: Thới Bình, An Hòa, Cái Khế và khu vực Quận Bình Thủy. Trong đó, nếu tính riêng cho khu vực Quận Ninh Kiều thì nhà
máy nước Cần Thơ 2 cung cấp nước cho 14.721 hộ chiếm tỉ lệ khoảng 31% trên tổng
số hộ dân Quận Ninh Kiều. Tình hình đối tượng được cấp nước tại nhà máy nước Cần Thơ 2 được thống kê qua Hình 4.6.
30
Ghi chú: số liệu trên tính chung cho cả Quận Ninh Kiều và Quận Bình Thủy
Hình 4.6: Số lượng các đối tượng được cấp nước từ nhà máy nước Cần Thơ 2
Cũng như tình hình các hộ được cấp nước tại nhà máy nước Cần Thơ 1 thì ở
Hình 4.6 đã cho thấy mục đích sử dụng nước của người dân trong sinh hoạt vẫn chiếm