Người ta đã gọi những phương tiện giao tiếp ngoài ngôn ngữ như trên bằng nhiều thuật ngữ khác nhau như ngôn ngữ cử chỉ, ngôn ngữ cơ thể body languague, tín hiệu kèm ngôn ngữ, ngôn ngữ c
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
TRẦN THỊ BÍCH THUYỀN
ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA NGÔN NGỮ CỬ CHỈ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH NGỮ VĂN
KHÓA 34
Cán bộ hướng dẫn:
NGUYỄN VĂN TƯ
Cần Thơ: 04/2012
Trang 2LỜI CẢM TẠ
Cây phượng già treo mùa hạ trên cao Nơi bục giảng giọng thầy sao chợt thấp:
"Các con rán năm nay hè cuối cấp "
Chút nghẹn ngào bụi phấn vỡ lao xao
Bốn năm trêng giảng đường đại học, thời gian trôi nhanh quá! Trong quá trình học tập có biết bao kỷ niệm vui buồn cùng Thầy Cô và các bạn
Trong suốt quá trình học tập, tôi đã được các Thầy Cô trang bị những kiến thức chuyên môn bổ ích cùng với những kinh nghiệm quý báu là hành trang cho tôi bước vào đời sau này Vào năm học cuối, tôi được bộ môn Ngữ Văn, khoa Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn, trường Đại học Cần Thơ phân công thực hiện luận văn tốt nghiệp Tôi vô cùng lo lắng vì sợ mình không thể hoàn thành luận văn theo kịp thời gian quy định, nhưng cuối cùng tôi cũng hoàn thành được luận văn đúng hạn định
“Không thầy đố mày làm nên”
Vì vậy, trong trang viết này tôi xin gửi lời cảm tạ chân thành đến thầy Nguyễn Văn Tư - người đã tận tình giúp đỡ hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn Có được sự thành công này cũng là nhờ sự dẫn dắt tận tình của quý Thầy Cô bộ môn Ngữ Văn, khoa Sư Phạm, khoa Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn trường Đại học Cần Thơ và bạn bè đã cung cấp những kiến thức hữu ích cho tôi trong bốn năm học Tôi chẳng biết nói gì hơn, một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn
Vì kiến thức bản thân có hạn, và đây cũng là đề tài khá mới với tôi Cho nên trong quá trình thực hiện luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, sai sót nhất định Rất mong ý kiến đóng góp của quý Thầy Cô và các bạn
Cơn gió vô tình thổi mạnh sáng nay Con bổng thấy tóc Thầy bạc trắng
Cứ tự nhủ rằng đó là bụi phấn
Mà sao lòng xao xuyến mãi không nguôi
Cần Thơ, Ngày 26 Tháng 04 Năm 2012
TRẦN THỊ BÍCH THUYỀN
Trang 35 Phương pháp nghiên cứu
II PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT NGÔN NGỮ CỬ CHỈ
1 Giới thiệu chung về ngôn ngữ cử chỉ
1.1 Một số vấn đề lý thuyết có liên quan
1.1.1 Về khái niệm “ngôn ngữ cử chỉ”
1.1.2 Bản chất tín hiệu của ngôn ngữ cử chỉ
1.2 Ngôn ngữ cử chỉ nhìn từ phương diện cái biểu hiện (tức mặt hình thức của tín hiệu)
1.3 Ngôn ngữ cử chỉ nhìn từ phương diện cái được biểu hiện (tức mặt nội dung của tín hiệu)
CHƯƠNG II: NHỮNG CỬ CHỈ THƯỜNG GẶP TRONG GIAO TIẾP HẰNG NGÀY CỦA NGƯỜI VIỆT, BÀN TAY VÀ NÉT MẶT - PHƯƠNG TIỆN CỦA NGÔN NGỮ CỬ CHỈ
2 Hệ thống cử chỉ, điệu bộ của tay và nét mặt trong giao tiếp ở người Việt
2.1 Phân loại
2.1.1 Cử chỉ thuyết minh
2.1.2 Cử chỉ hàm chỉ (cử chỉ thay lời)
2.2 Bảng giá trị thông báo của tay và nét mặt
2.2.1 Giá trị thông báo của tay
2.2.2 Giá trị thông báo của nét mặt
3 Một vài nhận xét, đánh giá về ngôn ngữ cử chỉ của tay và nét mặt
3.1 Đặc điểm ngôn ngữ cử chỉ của tay và nét mặt
3.1.1 Ngôn ngữ cử chỉ của tay và nét mặt được tiếp nhận qua thị giác
3.1.2 Ngôn ngữ cử chỉ mang tính đa nghĩa
Trang 43.1.3 Ngôn ngữ cử chỉ mang tính đa kênh
3.1.4 Tính liên tục của ngôn ngữ cử chỉ
3.1.5 Khi có sự mâu thuẫn giữa thông điệp do ngôn ngữ truyền tải với ngôn ngữ
cử chỉ thông báo, người ta có xu hướng tin vào thông điệp của ngôn ngữ cử chỉ hơn
3.1.6 Ngôn ngữ cử chỉ giúp thấy rõ tình cảm thật của người nói hơn so với giao tiếp bằng lời
3.2 Vai trò của ngôn ngữ cử chỉ trong giao tiếp
3.2.1 Điều chỉnh chiến lược giao tiếp nhờ việc quan sát cử chỉ của tay và nét mặt 3.2.2 Đi kèm lời nói để bổ sung làm rõ ý nghĩa cho sắc thái ngôn từ
3.2.3 Thay thế cho ngôn từ
3.3 Một số đặc điểm trong cách sử dụng cử chỉ của tay và nét mặt trong giao tiếp của người Việt
III KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỤC LỤC
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, ngôn ngữ cử chỉ chiếm vị trí quan trọng hơn bao giờ hết; có lẽ một phần vì hiện nay chúng ta đang sống trong một thế giới căng thẳng và liên tục thay đổi Chúng ta gặp gỡ rất nhiều người và trong khoảng thời gian ngắn phải có nhận định về họ:
- Liệu ta có thích họ không?
- Họ có đáng tin không?
- Liệu họ có gây hại cho ta hay sẽ vui lòng nhận lời mời hẹn hò?
Nếu trong vòng năm phút bạn muốn biết người đối diện sẽ là một đồng nghiệp tốt, người yêu tương lai hay đơn thuần là một kẻ tầm thường thì bạn cần phải hiểu cách giao tiếp phi ngôn ngữ của họ
Điều này không dễ chút nào, vì Homo sapiens (thuật ngữ nhân chủng học chỉ con người hiện đại) là loài biết nói dối, giả vờ và luôn cố nắm bắt suy nghĩ của đối phương Ngay cả một con khỉ thuộc nhánh tiến hóa cao nhất cũng không thể đoán được những con khác nghĩ gì, ví dụ nó không thể biết liệu có con khỉ A nào đó ghen ghét vì bộ lông ngực rậm rạp của nó hay không Xét về mặt thủ đoạn và mưu mẹo, loài người chúng ta vượt xa loài vật Loài người, chúa tể của Trái Đất có khả năng sống hai
Trang 6mặt rất giỏi Vì thế, chúng ta phải cố gắng suy đoán xem người khác thực sự nghĩ gì khi họ không thể nói thẳng ra vì lịch sự hay bối rối
Mức độ cảm hiểu về ngôn ngữ cử chỉ ở mỗi người đều khác nhau Những người
có vấn đề về thần kinh hoặc bị tâm thần phân liệt hầu như không thể hiểu ngôn ngữ cử
chỉ Theo nhà tâm lý học Sergio Paradiso (1999) tại đại học Iowa viết: “Khi giao tiếp
với người khác, chúng ta đánh giá họ một cách vô thức Nếu nhìn thấy một đồng nghiệp đang cúi gập người mà không thấy được vẻ mặt của họ, ta sẽ thận trọng đến gần vì cho rằng họ đang bị gì đó mà ta có thể giúp đỡ Chúng ta không thấy gương mặt nhưng thu nhận thông tin từ cử chỉ của cơ thể Những bệnh nhân tâm thần phân liệt không có khả năng nắm bắt loại thông tin này trong quá trình giao tiếp xã hội”
Nếu bạn không hiểu ngôn ngữ cử chỉ, bạn có thể làm phật lòng người khác, từ đó bạn càng trở nên căng thẳng và vụng về trong giao tiếp Khả năng này không hoàn toàn phụ thuộc vào trí thông minh Bạn có thể có học vấn cao, nhưng vẫn không nắm bắt được tín hiệu cử chỉ từ người khác Ngược lại, chỉ số IQ của bạn có thể không cao, nhưng bạn vẫn thấu hiểu tốt người khác nhờ “thiên khiếu” về ngôn ngữ cử chỉ
Khả năng thấu hiểu ngôn ngữ cử chỉ không phải là thứ gì kỳ bí Trong thời gian cực ngắn, chúng ta đối chiếu hàng loạt những cử động nhỏ của người đối diện để hiểu họ; ví dụ như tư thế đứng, cách gấp cánh tay, nét biểu cảm trên gương mặt, thứ họ đang nhìn, độ giãn nở của đồng tử
Ngôn ngữ cử chỉ không chỉ cho ta thông tin về người khác mà còn phản ánh những gì ta cảm nhận và quan tâm Trong một xã hội nhiều áp lực, ta rất dễ trở nên bực bội và nhạy cảm thái quá Chứng căng thẳng thần kinh (stress) khiến chúng ta lạm dụng rượu bia cũng như thuốc men Chúng ta dễ bị các bệnh thần kinh và ám ảnh bởi những điều bất mãn về chính bản thân Cử chỉ của chúng ta biểu lộ những điều ấy: Tôi đau mắt vì tôi lo lắng; tôi dời chỗ, ôm đầu gối - như thế tôi dễ chịu hơn; tôi biết mình đang đứng ngồi không yên và không muốn thừa nhận ra miệng sự căng thẳng trước
cuộc họp sắp tới
Hầu hết ngôn ngữ cử chỉ được thực hiện một cách vô thức: một cái nhướng mày, nghiêng đầu, khoát tay có thể biểu đạt nhiều hơn cả lời nói Những cử chỉ đó là trung tâm của sự giao tiếp dù là với người lạ, đồng nghiệp hay người yêu Vì vậy, ta cần cố gắng hiểu ngôn ngữ cử chỉ Thông qua việc nắm bắt ý tứ người khác đầy đủ hơn và
Trang 7kiểm soát tốt hành vi của mình, cuộc sống, tình yêu và công việc của chúng ta sẽ phong phú hơn
Trang 8ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA NGÔN NGỮ CỬ CHỈ
I PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Hàng ngàn năm qua, ngôn ngữ đã trở thành công cụ tư duy và phương tiện giao tiếp đặc biệt quan trọng, giúp con người biểu đạt nội dung thông tin, chia sẻ suy nghĩ, tình cảm vì thế quan niệm truyền thống luôn coi ngôn ngữ đóng vai trò độc tôn trong giao tiếp mà lãng quên vai trò của cử chỉ, điệu bộ (ngôn ngữ phi lời) Tuy nhiên, thực
tế cho thấy thông điệp mà người nói chuyển tải bằng ngôn từ chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ, trong khi giao tiếp bằng ngôn ngữ không lời chiếm tỉ lớn hơn nhiều Càng quan tâm đến vấn đề giao tiếp, người ta càng thấy là không thể bỏ qua vai trò của cử chỉ, điệu bộ Sự hiểu biết thấu đáo về ngôn ngữ cử chỉ rất cần thiết cho việc giao tiếp trong đời sống cộng đồng Với muôn vàn tình huống khác nhau trong sinh hoạt đời thường, không phải ai và không phải bất cứ lúc nào người ta cũng biết cách sử dụng cử chỉ điệu bộ đúng mực và hợp phong cách Biết biểu hiện bằng ngôn ngữ cử chỉ điệu bộ đúng lúc, đúng tình huống sẽ nâng cao hiệu quả giao tiếp, có khi còn hơn cả ngôn ngữ
` Xã hội loài người càng phát triển thì ngôn ngữ âm thanh càng hoàn thiện và nó thực sự đã là thành tựu vô giá của con người Tuy vậy, cử chỉ điệu bộ vẫn không bị tước đoạt giá trị giao tiếp vốn có của nó Cử chỉ điệu bộ được coi là phương tiện giao tiếp thuận tiện nhất, tiết kiệm nhất và có hiệu quả nhất sau ngôn ngữ âm thanh Tác động qua lại giữa cử chỉ điệu bộ và ngôn ngữ âm thanh tạo nên cấu trúc của một hành động giao tiếp cụ thể Nói cách khác, cử chỉ điệu bộ là hành vi không thể thiếu để bù đắp cho sự thiếu hụt của ngôn ngữ lời nói (giao tiếp bằng lời)
Trang 9Ngôn ngữ bằng lời là phương tiện giao tiếp trọng yếu nhất của con người nhưng không phải là duy nhất Trong nhiều hoàn cảnh giao tiếp, đặc biệt là giao tiếp đương diện (mặt đối mặt), người ta có thể dùng các phương tiện như cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, hành động,… của cơ thể, các tín hiệu màu sắc, âm thanh, các vật thể để phụ trợ cho lời Thậm chí các phương tiện phi ngôn ngữ này còn có khả năng dùng độc lập để giao tiếp Trong đó phổ biến nhất, được sử dụng thường xuyên nhất phải kể đến là các cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, hành động…của cơ thể
Người ta đã gọi những phương tiện giao tiếp ngoài ngôn ngữ như trên bằng nhiều
thuật ngữ khác nhau như ngôn ngữ cử chỉ, ngôn ngữ cơ thể (body languague), tín hiệu
kèm ngôn ngữ, ngôn ngữ cử chỉ điệu bộ, các phương tiện á ngữ học,… Sau đây xin
được gọi chúng là Ngôn ngữ cử chỉ (NNCC) và sẽ luận giải tên gọi này rõ hơn ở phần
sau
Các NNCC được sử dụng đồng thời với phương tiện ngôn ngữ bằng lời trong giao tiếp là hiện tượng có thật, hơn nữa còn rất phổ biến và có vai trò quan trọng trong giao tiếp xã hội Về mức độ phổ biến của NNCC, nhà tâm lý học người Anh, Michael Archil đã quan sát và nhận thấy rằng trong một giờ trò chuyện, một người Phần Lan chỉ sử dụng điệu bộ có 1 lần, trong khi đó người Italia dùng đến 80 lần, người Pháp
120 lần và người Mêhicô 180 lần Về vai trò của NNCC, Birdwhistell đã phát hiện ra trong một cuộc trò chuyện trực diện thì yếu tố lời nói chiếm chưa đến 35% còn trên 65% là giao tiếp không lời Albert Maerabian, một nhà nghiên cứu tiên phong về ngôn ngữ cơ thể vào thập niên 50 của thế kỉ 20, đã nghiên cứu và cũng đưa ra những số liệu đáng lưu tâm: trao đổi thông tin diễn ra qua các phương tiện bằng lời (chỉ bằng lời) chiếm có 7%, qua các phương tiện âm thanh (bao gồm giọng nói, ngữ điệu và các âm thanh khác) chiếm 38%, còn qua các phương tiện không lời thì chiếm tới 55% (Dẫn theo Allan và Barbara Pease [17]) NNCC,
Trang 10do vậy, là vấn đề rất đáng được quan tâm và đi sâu nghiên cứu Sở dĩ NNCC không thể trở thành phương tiện giao tiếp chung của nhân loại bởi nhiều lý do, trong đó có một lý
do quan trọng là bởi chúng chịu sự chi phối của yếu tố văn hóa Cùng một cử chỉ, điệu bộ,… nhưng ở các dân tộc khác nhau nó có thể được gán cho những ý nghĩa biểu hiện khác nhau Nghiên cứu NNCC trong hoạt động giao tiếp của người Việt và tìm hiểu những dấu ấn văn hóa Việt Nam trong các phương tiện giao tiếp đặc biệt này là một công việc đầy hứng thú và cũng rất hữu ích Đây là lí do quan trọng khiến chúng tôi lựa chọn đề tài này để đi sâu tìm hiểu
Lẽ ra luận văn cần quan sát ghi lại hoặc sao chụp các cuộc giao tiếp tự nhiên diễn
ra trong nhiều hoàn cảnh giao tiếp khác nhau để làm tư liệu nghiên cứu Tuy nhiên, công việc đó quả thật vô cùng khó khăn và phức tạp Hơn nữa, rải rác trong một vài công trình, các nhà nghiên cứu đã tiến hành công việc này Là một sinh viên chuyên ngành Ngữ Văn, bản thân mong muốn gắn những kiến thức học được từ ngôn ngữ học với tác phẩm văn chương nên đã tìm hiểu về NNCC thông qua các cuộc hội thoại của các nhân vật trong tác phẩm được nhà văn miêu tả Bởi một mặt, việc làm này vẫn đáp ứng được mục đích tìm hiểu NNCC trong hoạt động giao tiếp và những dấu
ấn văn hóa Việt Nam trong các phương tiện ấy Mặt khác, cũng bởi ngôn ngữ của các nhân vật trong tác phẩm văn chương chính là sự phản ánh của ngôn ngữ đời thường Phần lớn các nhà nghiên cứu cho là kênh bằng lời dùng để truyền đạt thông tin, trong khi các kênh không bằng lời dùng để “thảo luận” Vì vậy khi một tín hiệu bằng lời không trùng khớp với kí hiệu không lời thì người ta trông đợi vào những thông tin không lời nhiều hơn để nhận biết ý định và thông tin thực sự của người đối thoại Trong hệ thống giao tiếp không lời, cử chỉ là một phương tiện đặc trưng, tập trung phản ánh nhiều thông tin sinh động nhất của con người Thậm chí, có những tình huống cử chỉ là công cụ giao tiếp duy nhất Khi xét về ngôn ngữ cử chỉ, bàn tay là một
mã giao tiếp phong phú nhất Do vậy, việc nghiên cứu ý nghĩa của các cử chỉ nói chung và cử chỉ bàn tay nói riêng là lĩnh vực thu hút nhiều nhà nghiên cứu
Với những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài “Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ cử chỉ” Như vậy, đề tài sẽ mang những ý nghĩa sau:
Trang 11- Về mặt lí luận: Đề tài vận dụng lí thuyết của Kí hiệu học để giải thích về mặt kí hiệu của cử chỉ và lí thuyết Tâm lý học giao tiếp làm rõ các sắc thái biểu cảm của con người trong mỗi cử chỉ
- Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn hi vọng sẽ là tài liệu tham khảo có ích cho những ai quan tâm đến vấn đề này
phương tiện này chỉ mới từ năm 1978, thời điểm Allan Pease xuất bản cuốn sách Ngôn
ngữ cơ thể.
Có thể điểm qua một số công trình, các bài nghiên cứu của tác giả trong và ngoài nước về đối tượng nghiên cứu này
2.1 Những nghiên cứu tiêu biểu
2.1.1 Những nghiên cứu ở nước ngoài
Có khá nhiều tác giả nước ngoài quan tâm đến NNCC là cử chỉ điệu bộ, đã trình bày những ý tưởng của mình trong các bài báo khoa học hay các công trình viết về ngôn ngữ cơ thể - ngôn ngữ cử chỉ trong văn hóa giao tiếp
a J.Vendryes (1990) cho rằng: “Có thể đưa ra một định nghĩa chung nhất cho
ngôn ngữ Ngôn ngữ là một hệ thống kí hiệu”, và “nên hiểu kí hiệu là bất kì phù hiệu nào mà con người có thể dùng để giao tiếp qua lại với nhau” Do vậy, “mọi giác quan đều có thể là cơ sở để tạo ra ngôn ngữ Có ngôn ngữ khứu giác và ngôn ngữ xúc giác, ngôn ngữ thính giác và ngôn ngữ thị giác Chúng ta nói đến ngôn ngữ khi hai cá thể quy ước gán cho một hành động nào đó một nghĩa nhất định và thực hiện hành động này nhằm mục đích giao tiếp qua lại với nhau” [20]
Trang 12Trong số đó, ngôn ngữ thính giác (ngôn ngữ phát âm) là quan trọng nhất, chiếm
ưu thế hơn về các hình thái biểu đạt Ngôn ngữ thính giác đôi khi đi kèm hoặc thường được thay thế bằng ngôn ngữ thị giác (cử chỉ, điệu bộ, điệu mặt, ) J.Vendryes khẳng định cử chỉ, điệu bộ cũng là một loại ngôn ngữ nếu hiểu “ngôn ngữ là một hệ thống kí hiệu” Và do vậy, mối quan hệ giữa nội dung và ý nghĩa của cử chỉ điệu bộ là một sự quy ước
b F.de.Saussure (1973) cũng viết: “Mọi phương tiện được chấp nhận trong một
xã hội về nguyên tắc mà nói, đều dựa trên thói quen tập thể, hoặc chung quy cũng vẫn thế trên sự quy ước Nghĩa là những dấu hiệu để tỏ lễ độ chẳng hạn, thường có một tính biểu hiện tự nhiên nhất định (Ta hay nghĩ đến người Trung Quốc chào vua bằng cách sụp lạy chín lần sát đất) Song những dấu hiệu ấy thật ra vẫn do một quy tắc ấn định; chính các quy tắc ấy buộc ta phải dùng nó chứ không phải cái giá trị nội tại của bản thân nó” [19, tr.123]
c K.A.Pshenko trong bài “Huấn luyện các phương tiện á ngữ học ở các khóa
tiếng Nga ngắn hạn” đã sử dụng thuật ngữ “phương tiện á ngữ học” để chỉ loại
phương tiện không lời, ngôn ngữ cử chỉ - nét mặt: “Xuất phát từ quan điểm ký hiệu học, cần thừa nhận rằng toàn bộ cử chỉ và các phương tiện biểu cảm qua nét mặt được
sử dụng trong quá trình giao tiếp chính là các đơn vị kí hiệu quy ước Ngôn ngữ tự nhiên liên quan chặt chẽ (và thậm chí đôi khi hòa lẫn với một hệ thống kí hiệu khác
gần gũi với nó - đó là hệ thống các cử chỉ điệu bộ)”
d Bài viết “Ngôn ngữ cử chỉ điệu bộ” của Atenla Alenikova cũng bàn đến vai
trò, nguồn gốc của cử chỉ điệu bộ và khẳng định đặc tính dân tộc của loại phương tiện giao tiếp này
Bên cạnh những bài viết trên còn có những cuốn sách bàn sâu hơn về ý nghĩa,
cách thức, tính văn hóa của các cử chỉ điệu bộ khi giao tiếp như: Cuốn sách hoàn hảo
về ngôn ngữ cơ thể (2008) Allan và Barbara Pease Cử chỉ - những điều nên làm và nên tránh trong ngôn ngữ chỉ khắp thế giới Roger E Axtell Ngôn ngữ cơ thể - Julias
Trang 13- Các tác giả đều thừa nhận có sự tồn tại thường xuyên của loại PTGTPNN (ngôn ngữ cử chỉ điệu bộ, ngôn ngữ không lời, ngôn ngữ thị giác,…) bên cạnh ngôn ngữ trong giao tiếp
- Bước đầu chỉ ra chức năng cơ bản của NNCC trong hoạt động giao tiếp cũng như vai trò thông tin của nó
- Phân tích được bản chất tín hiệu của NNCC, những yếu tố ảnh hưởng, chi phối việc sử dụng loại phương tiện giao tiếp này trong hoạt động giao tiếp
- Thiết lập được hệ thống danh sách ngôn ngữ cử chỉ của người Việt Bước đầu chỉ ra ý nghĩa biểu hiện của chúng trên phương diện tín hiệu học và ngữ dụng học
- Phần nào chỉ ra được sự khác nhau giữa các NNCC dùng trong mỗi quốc gia, dân tộc, mỗi nền văn hóa
Một số vấn đề chưa được xem xét hoặc xem xét chưa kĩ như sau:
- Các tác giả chủ yếu xem xét NNCC là các cử chỉ, điệu bộ, nét mặt mà chưa quan tâm nhiều đến các yếu tố như sự thay đổi không gian tương tác giữa các nhân vật giao tiếp, các hành động nhân vật sử dụng trong quá trình giao tiếp, cũng có giá trị thông tin và chức năng trợ lời
- Các tác giả chưa đặt những NNCC là cử chỉ, điệu bộ,… vào những hoàn cảnh giao tiếp cụ thể để chỉ ra những sắc thái biểu cảm và nội dung thông tin tinh tế của chúng
- Các tác giả đã chỉ ra vai trò của NNCC song chưa thực sự đầy đủ và sâu sắc
2.2 Những nghiên cứu ở trong nước
Ngôn ngữ cử chỉ đã được thừa nhận bên cạnh phương tiện giao tiếp chính là ngôn ngữ trong các giáo trình nghiên cứu về ngôn ngữ học Các giáo trình phong cách học tiếng Việt và ngữ dụng học chính thức thừa nhận sự tồn tại của Ngôn ngữ cử chỉ (mà các tác giả gọi bằng thuật ngữ khác nhau) bên cạnh ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp
Trong các giáo trình phong cách học tiếng Việt, hầu hết các nhà nghiên cứu đã
đề cập đến sự phân biệt giữa nói và viết, cho rằng nói và viết là “hai phong cách ngôn ngữ” phong cách nói và phong cách viết (Hồ Lê), hay “hai dạng của lời nói” dạng nói
và dạng viết (Định Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa), hoặc gọi là “những hình thức truyền tin” (Cù Đình Tú) Dù gọi nói và viết bằng thuật ngữ nào thì các nhà phong cách học,
Trang 14về cơ bản, đều thống nhất phân biệt hình thức nói và viết trước hết là ở phương tiện biểu hiện:
Bảng 1
Định hướng vào nhân vật
giao tiếp
Hướng vào sự tri giác và phản ứng trực tiếp của người nhận
Không hướng vào sựu tri giác và phản ứng trực tiếp của người nhận
Phương tiện biểu hiện
Có thể dùng âm thanh, ngữ điệu gắn liền với nét mặt, cử chỉ, dáng điệu của người nói
Dùng văn tự, do đó không có khả năng sử dụng các NNCC
Như vậy, đề cập đến các phương tiện biểu hiện của phong cách nói, các nhà phong cách học thừa nhận có loại phương tiện là vẻ mặt, cử chỉ, dáng điệu, NNCC Không chỉ thừa nhận sự tồn tại của NNCC, các nhà phong cách học còn nhấn mạnh đến ý nghĩa và vai trò quan trọng của loại phương tiện này trong hoạt động giao tiếp Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa: “Muốn nói tốt, không những phải biết suy nghĩ tốt mà còn phải biết cách sử dụng lời nói với cách phát âm đúng và rõ kết hợp với ngữ điệu, nét mặt, cử chỉ, dáng điệu để người nghe có thể hiểu ngay, hiểu hết ý tứ mình Còn muốn nghe tốt thì cần phải biết tổng hợp ý nghĩa của lời nói với sắc thái cảm xúc, bình giá thông qua ngữ điệu, nét mặt, cử chỉ, dáng điệu của người nói để có thể hiểu hết ngay, hiểu hết tình ý của người nói” [7, tr.45]
Hồ Lê: “Ngôn hiệu (điệu bộ, cử chỉ, nét mặt, ánh mắt…) là yếu tố không thể thiếu trong phong cách nói”, “Ngôn hiệu có tác dụng phối hợp với lời để diễn đạt ý nghĩa ( ) Nó cũng sẽ góp phần tạo ra phong cách nói của từng người”, “Nếu lạm dụng ngôn hiệu sẽ không tránh khỏi sự thái quá, thậm chí sự lố bịch Song nếu không biết sử dụng ngôn hiệu để đến nỗi lúc nào cũng chỉ “nói chay” thì sẽ dễ bị rơi vào tình trạng nói đều đều, kém sinh động và kém hiệu quả” [8, tr.465] Trong tài liệu về lí thuyết hội thoại, về hoạt động giao tiếp hay hoạt động ngôn giao (hoạt động giao tiếp bằng lời) thuộc lĩnh vực nghiên cứu của ngữ dụng học, các nhà nghiên cứu cũng bàn đến NNCC
và thừa nhận chúng là loại phương tiện giao tiếp phổ biến, quan trọng trong hoạt động
Trang 15Trong giáo trình “Đại cương về ngôn ngữ học” Tập 2 Ngữ dụng học [1], ở phần
chương V Lí thuyết hội thoại, tác giả Đỗ Hữu Châu bàn về các vận động hội thoại như sau:
Trong số các vận động hội thoại có vận động trao lời, vận động trao đáp và tương tác hội thoại
Vận động trao lời: Là vận động của người nói A nói ra và hướng lời nói của mình
về phía B A có những vận động cơ thể (điệu bộ, cử chỉ, nét mặt) hướng tới người
nhận hoặc tự hướng về mình để bổ sung cho lời nói
Vận động trao đáp: Người nói B đáp lời người nói A, B có thể hồi đáp bằng
những yếu tố kèm ngôn ngữ như cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, nụ cười,…
Cũng trong giáo trình này, Đỗ Hữu Châu đã dẫn ra ý kiến của Arbercrombie bàn
về sự có mặt của cử chỉ (hành vi kèm ngôn ngữ) trong hội thoại và sự cần thiết phải nghiên cứu chúng: “Chúng ta nói bằng các cơ quan cấu âm nhưng chúng ta cũng hội thoại với cả cơ thể chúng ta Những sự kiện kèm ngôn ngữ xuất hiện với ngôn ngữ nói, hòa lẫn vào ngôn ngữ và cùng với ngôn ngữ nói hình thành nên một hệ thống giao tiếp trọn vẹn ( ) Nghiên cứu về các hành vi kèm ngôn ngữ là một bộ phận của sự nghiên cứu về ngôn ngữ cần được chú ý đầy đủ” [1, tr.223]
Trong giáo trình “Quy luật ngôn ngữ” Quyển II Tính quy luật của cơ chế ngôn
giao [8], phần bàn về cơ chế ngôn giao, tác giả Hồ Lê cũng phát biểu rằng: Những cử chỉ điệu bộ và những phương tiện phi ngôn ngữ nói chung kèm theo lời được gọi là
ngôn hiệu, là 1 trong 7 thành tố của ngữ huống phát ngôn
Trong quá trình tương tác hội thoại những người đối thoại có thể tác động lẫn nhau bằng lời, bằng cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, bằng thái độ khi nói năng và bằng bối cảnh điều kiện, không khí được tạo ra cho sự đối thoại Trong số này, nội dung của lời thường được coi là phương tiện/công cụ tương tác quan trọng nhất Nhưng trong thực
tế không nhất thiết luôn luôn như thế Mà có khi, những phương tiện/công cụ khác lại
tỏ ra quan trọng hơn Thí dụ, cũng là câu nói “Mời anh sang nhà tôi chơi” nhưng kết
hợp với cử chỉ, điệu bộ, nét mặt có ý mỉa mai hay không chân thành thì nội dung câu nói tất bị hiểu khác hẳn [8, tr.112, 113]
Do vậy, Hồ Lê khẳng định: “Văn hóa giao tiếp mà phép lịch sự trong giao tiếp là một biểu hiện đòi hỏi sự nhất quán giữa nội dung của lời và các phương tiện/công cụ khác đi kèm theo Nếu không có sự nhất quán đó, thậm chí có sự ngược chiều nhau, thì
Trang 16nội dung hàm ẩn của lời được phát ra sẽ khác hay sẽ trái ngược hẳn với nội dung hiển hiện của lời Lúc ấy, văn hóa giao tiếp sẽ bị vi phạm” [8, tr.114]
Tiếp tục bàn về nghi thức ngôn giao, Hồ Lê còn nói rõ thêm: “Cử chỉ, điệu bộ, nét mặt có khả năng biểu hiện trực tiếp nghi thức ngôn giao Nhìn vào cử chỉ, điệu bộ, nét mặt người ta thấy ngay nghi thức ngôn giao mà những người giao tiếp đã sử dụng với nhau ngụ ý điều gì Coi trọng hay coi thường, lễ độ với nhau hay xấc xược, yêu mến hay ghét bỏ, thành thật hay mỉa mai, châm biếm” [8, tr260, 261] Như vậy, trong các giáo trình nghiên cứu về ngôn ngữ học đã dẫn, Ngôn ngữ cử chỉ chính thức được thừa nhận và bước đầu được xem xét về ý nghĩa, vai trò của chúng Đây là cơ sở khoa học quan trọng để tiến hành nghiên cứu về loại phương tiện giao tiếp này
Ngôn ngữ cử chỉ được bàn đến trong các bài báo khoa học và trong các công trình nghiên cứu về văn hóa giao tiếp Sau đây xin được giới thiệu một cách sơ lược thành tựu nghiên cứu về Ngôn ngữ cử chỉ trong một số bài báo khoa học và các công
trình nghiên cứu tiêu biểu Trong bài viết “Thử tìm hiểu về ngôn ngữ của cử chỉ, điệu
bộ” [5], Phi Tuyết Hinh đã bàn về ngôn ngữ của cử chỉ, điệu bộ, điệu mặt (thuật ngữ
được tác giả sử dụng) trên các phương diện sau:
- Về vai trò: Tác giả đã khẳng định vai trò quan trọng của một loại Ngôn ngữ cử chỉ là điệu bộ, cử chỉ “Trong giao tiếp không lời, cử chỉ điệu bộ và điệu mặt có vai trò quan trọng hơn cả Cử chỉ điệu bộ là những yếu tố tự nhiên trong hành vi giao tiếp của con người ( ) Thật khó tưởng tượng được rằng con người có thể giao tiếp mà không
cử động, không ra hiệu, không thay đổi nét mặt”
- Về chức năng: Tác giả cũng đã chỉ ra chức năng của ngôn ngữ cử chỉ điệu bộ trong mối quan hệ với ngôn ngữ âm thanh Theo tác giả, cử chỉ điệu bộ có hai chức năng cơ bản:
+ Chức năng thay lời: Nói đến chức năng thay lời của ngôn ngữ cử chỉ là nói tới khả năng làm công cụ giao tiếp một cách độc lập của cử chỉ điệu bộ trong hoàn cảnh giao tiếp đặc biệt (hoàn cảnh giao tiếp mà người ta không có khả năng nói hay không được phép nói) và cả trong hoàn cảnh giao tiếp bình thường (vì không tiện nói, không
muốn nói hay để truyền đạt có hiệu quả hơn điều cần nói) Ví dụ thay vì nói “Tôi đồng
ý”, “Tôi bằng lòng”, người ta có thể gật đầu
+ Chức năng kèm lời: Khi cử chỉ điệu bộ, ánh mắt, điệu mặt đi kèm với lời nói,
Trang 17nhất trong giao tiếp Cụ thể, cử chỉ điệu bộ có thể lặp lại thông tin (ví dụ vừa nói “Tôi
đồng ý” vừa gật đầu), nhấn mạnh thông tin (ví dụ vừa khẳng định vừa đập tay xuống bàn hay đặt tay lên ngực), dự báo thông tin (khi chưa tìm được cách diễn đạt ý tứ bằng
lời, người ta dùng cử chỉ để mô phỏng), phủ định thông tin (ví dụ lời nói là “Đi đi!” nhưng đôi mắt lại tha thiết mời gọi thì cần hiểu là “Xin hãy ở lại!”), để đạt tới tính một
nghĩa trong giao tiếp (khi lời nói đa nghĩa), và để truyền đạt thông tin đến đối tượng
khác (nói với người này nhưng lại nháy mắt với người kia)
Bên cạnh những vai trò trên, ở chức năng kèm lời, tác giả đã phân tích thêm: Cử chỉ điệu bộ còn có vai trò liên kết hành động giao tiếp (bổ sung hay giải thích các thời điểm im lặng trong cuộc thoại), duy trì mối quan hệ giữa những người tham gia hội
thoại, điều chỉnh dòng ngữ lưu để phân đoạn thông báo (ví dụ vung tay để tách thông
báo thành từng điểm riêng biệt) và gánh tải lượng lớn tình thái và cảm xúc của người nói
- Về bản chất: Cũng giống như ngôn ngữ, theo tác giả cử chỉ điệu bộ mang bản chất tín hiệu, có hai mặt hình thức và nội dung - ý nghĩa Mối quan hệ giữa hai mặt này có thể là 1:1 nhưng cũng có khi không phải như vậy Cử chỉ điệu bộ cũng có tính đồng nghĩa (nhiều cử chỉ điệu bộ cùng biểu thị một nội dung ý nghĩa) và đa nghĩa (một
cử chỉ điệu bộ có thể biểu thị nhiều ý nghĩa khác nhau)
- Về đặc tính văn hoá: Tác giả cũng chú ý tới đặc tính văn hóa của cử chỉ điệu bộ
và lưu ý mọi người hãy chú ý sử dụng cử chỉ điệu bộ sao cho bảo đảm được tính văn hóa, và phải phù hợp với văn hóa giao tiếp của từng cộng đồng ngôn ngữ khác nhau
Đồng quan điểm với Phi Tuyết Hinh, Thục Khánh trong bài viết “Bước đầu tìm
hiểu giá trị thông báo của cử chỉ điệu bộ của người Việt trong giao tiếp” [6] cũng
khẳng định vai trò và ý nghĩa quan trọng của loại phương tiện giao tiếp cử chỉ điệu bộ:
“Ngoài ngôn ngữ âm thanh, con người còn dùng nhiều hệ thống tín hiệu phi lời hay còn gọi là ngôn ngữ không lời (neverbal’nyj jazyk) (silent languague) để tiến hành hoạt động giao tiếp của mình Trong nói năng, đặc biệt là trong đối thoại, ngôn ngữ và
cử chỉ điệu bộ như hai mặt của một chỉnh thể giao tiếp”
Tác giả Thục Khánh cũng đề cập đến hai chức năng cơ bản của cử chỉ điệu bộ là
chức năng thay lời và chức năng trợ lời Trong bài viết, Thục Khánh đi sâu phân tích
loạt cử chỉ điệu bộ biểu thị hành vi tán đồng và hành vi không tán đồng của người Việt rồi khẳng định: Nhiều khi người ta không sử dụng riêng rẽ một cử chỉ điệu bộ nào đó
Trang 18mà phối hợp sử dụng nhiều cử chỉ điệu bộ để biểu thị các cung bậc khác nhau của trạng thái tình cảm
Đồng thời cũng như Phi Tuyết Hinh, Thục Khánh cũng đi đến kết luận về tính đa
nghĩa của cử chỉ điệu bộ và cả khả năng đồng nghĩa hay trái nghĩa của chúng Trong
cuốn sách “Nỗi oan thì, là, mà” [3], Nguyễn Đức Dân cũng dành một phần để nói về
“Cử chỉ: Thứ ngôn ngữ không lời” Tác giả khẳng định cử chỉ là một công cụ để giao tiếp Có những cử chỉ là bẩm sinh, vô thức, và có nhiều cử chỉ là do học hỏi, do được giáo dục mà hình thành ở người nói
Về ý nghĩa của cử chỉ điệu bộ: Nguyễn Đức Dân cũng nói đến tính đa nghĩa và đồng nghĩa của chúng Tác giả khẳng định: “Cùng một cử chỉ có thể biểu hiện những ý nghĩa khác nhau” [3, tr.224], và “có thể dùng những cử chỉ khác nhau để biểu hiện cùng một ý nghĩa” [3, tr.225] Đóng góp đáng chú ý của Nguyễn Đức Dân khi bàn về ngôn ngữ cử chỉ (thuật ngữ được tác giả sử dụng) là đã bước đầu chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến cử chỉ với tư cách là phương tiện giao tiếp, đó là:
- Cử chỉ mang đậm nét đặc thù dân tộc và phụ thuộc từng nền văn hóa Bên cạnh những cử chỉ giao tiếp chính và vô thức hầu như không khác nhau trên toàn thế giới, mỗi dân tộc còn có những quy ước riêng về hệ thống kí hiệu cử chỉ
- Cử chỉ phụ thuộc vào vị thế, nghề nghiệp và uy tín xã hội của một người
Người có vị thế cao hay có tri thức rộng, ngôn từ phong phú thì cử chỉ thường chậm rãi, ít bộc lộ Ngược lại, một người ít học, vị thế xã hội thấp thường phải sử dụng
cử chỉ để diễn đạt rõ hơn lời nói của mình Cử chỉ của họ thường phong phú hơn Những nhà ngoại giao, chính trị, luật sư,… thường biết sử dụng cử chỉ có hiệu quả và biết che giấu những cử chỉ không có lợi,…
- Cử chỉ và mức độ rõ ràng của chúng thường cũng phụ thuộc vào tuổi tác và khí chất cá nhân
- Khoảng cách trong giao tiếp một đặc điểm của ngôn ngữ cử chỉ, thuộc phạm trù
“không gian cá nhân” phụ thuộc vào tuổi tác (ví dụ người lớn có thể xoa đầu một em
bé vì lãnh địa của em bé còn nhỏ, nhưng dù là cán bộ cao cấp thì cũng không thể xoa đầu một cụ già 80 tuổi), phụ thuộc vị thế xã hội (vị thế xã hội càng cao thì lãnh địa càng lớn), phụ thuộc quan hệ thân sơ giữa những người đối thoại, phụ thuộc địa phương và văn hóa của từng dân tộc (khoảng cách trong giao tiếp của người châu Á
Trang 19Năm 2005, tác giả Trần Thị Nga đã tiến hành một đề tài khoa học nghiên cứu một cách khá hệ thống về một lọai PTGTPNN mà tác giả gọi là ngôn ngữ cử chỉ, đó là
“Nghiên cứu đặc điểm văn hóa ngôn ngữ cử chỉ của người Việt” [9]
Trong công trình, tác giả đã thông hiểu ngôn ngữ cử chỉ dưới lí thuyết của tín hiệu học, lí thuyết giao tiếp và ngữ dụng học để thấy được bản chất tín hiệu của ngôn ngữ cử chỉ, tính đồng nghĩa, đa nghĩa, đơn nghĩa của cử chỉ; thấy được ý nghĩa cử chỉ trong việc biểu thị các hành vi ngôn ngữ Đóng góp lớn của đề tài là đã mô tả và thiết lập được hệ thống danh sách ngôn ngữ cử chỉ của người Việt dựa trên những quan sát trong thực tiễn hoạt động giao tiếp và dựa trên những cứ liệu trong các tác phẩm văn học, đồng thời so sánh khái quát sự tương đồng và dị biệt giữa cử chỉ của người Việt với người Anh, người Nga
Những thành tựu nghiên cứu của những nhà khoa học nước ta về Ngôn ngữ cử chỉ rất đáng trân trọng, đã tạo tiền đề lí thuyết cơ bản cho luận văn tiếp tục tìm hiểu về vấn đề này
Ngoài ra, còn một số bài viết được đăng trên các tạp chí, trang web đã nghiên cứu nhiều khía cạnh khác nhau của ngôn ngữ cử chỉ:
- Trên các tạp chí:
+ “Lời chào với cái bắt tay với nụ cười”, Hoàng Tuệ, Ngôn ngữ (2), năm 1984
+ “Bước đầu tìm hiểu giá trị thông báo của cử chỉ, điệu bộ ở người Việt trong
giao tiếp”, Thục Khánh Ngôn ngữ, (3), năm 1990
+ “Từ những cái bắt tay ở Giơnevơ tháng 7/1954”, Thạch Anh, Quan hệ quốc tế, (21), năm 1991
+ “Thử tìm hiểu về ngôn ngữ cử chỉ, điệu bộ”, Phi Tuyết Hinh, Ngôn ngữ, (4), năm 1996
+ “Ngôn ngữ cử chỉ trong dạy học ngoại ngữ”, Nguyễn Qúy Mão, Nghiên cứu
Trang 20+ “Cử chỉ trong giao tiếp”, Nguyễn Quang, Khoa học xã hội và nhân văn, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn TPHCM, (42), năm 2008
+ v.v …
- Trên các trang web:
+ “Thử đọc ý nghĩ qua ngôn ngữ cơ thể”, trên http://www.vnexpress.net, ngày 25/4/2006
+ “Ngôn ngữ cơ thể mạnh hơn cả lời nói”, trên http://www.nld.com.vn, ngày
12/3/2007
+ “Giao tiếp phi ngôn ngữ”, trên http://www.doanhnhansg, ngày 2/4/2008
+ “Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp”, trên http://www
nghiên cứu của các tác giả nước ngoài là những người đặt nền móng cho đề tài Ngôn
ngữ cử chỉ nói chung với nhiều nội dung và dẫn chứng sinh động nhưng chưa cung cấp
một cách có hệ thống những quan điểm lí luận Cùng đề tài này, các tác giả Việt Nam
đã tiếp thu kế thừa, bước đầu miêu tả trên bình diện Kí hiệu học và Tâm lý học giao
tiếp Qua những công trình nghiên cứu đó, chúng tôi nhận thấy những vấn đề cơ bản
của ngôn ngữ cử chỉ nói chung và của người Việt nói riêng vẫn còn quá khiêm tốn Vì vậy, trên cơ sở kế thừa và phát triển thành tựu đã có, luận văn tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về những vấn đề cơ bản của ngôn ngữ cử chỉ, gắn liền với giao tiếp hàng ngày của người Việt
3 Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu
Với đề tài này, chúng tôi muốn làm sáng tỏ những quan điểm lí luận về một loại hình của ngôn ngữ không lời và những cử chỉ phổ biến trong giao tiếp hàng ngày của người Việt, đặc biệt tìm hiểu những cử chỉ của bàn tay Như vậy, luận văn sẽ giải quyết những nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu những khía cạnh lí thuyết làm cơ sở lí luận cho đề tài và xác định đối
Trang 21- Chỉ ra các biểu hiện của NNCC được sử dụng trong các tiểu thuyết và truyện ngắn Việt Nam hiện đại đã được chọn là đối tượng nghiên cứu
- Miêu tả, phân tích, đánh giá những biểu hiện của NNCC đã thu thập được
- Xác định khái niệm, tầm quan trọng và phân loại giao tiếp không lời và những cử chỉ giao tiếp
- Khảo sát những cử chỉ phổ biến trong giao tiếp hàng ngày của người Việt
- Tập trung khai thác về ngôn ngữ cử chỉ bàn tay
Do điều kiện có hạn nên luận văn chỉ tập trung vào những vấn đề cơ bản của ngôn ngữ cử chỉ trong giao tiếp của người bình thường, chỉ đi sâu vào phần trọng tâm của những cử chỉ phổ biến trong giao tiếp hàng ngày của người Việt và khai thác các cách thức và ý nghĩa biểu hiện những cử chỉ của bàn tay
4 Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi đề cập đến những cử chỉ thường gặp trong giao tiếp hàng ngày của người Việt, đã ổn định về giá trị biểu thị và đã trở thành chuẩn mực giao tiếp trong những tình huống cụ thể, bằng cách khai thác nội dung và hình thức thể hiện của chúng Dựa vào kết qủa khảo sát thực tế và những lớp cử chỉ cơ bản đối lập, người đọc
có thể thuận lợi trong việc so sánh, tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt rất đa dạng và phong phú của ngôn ngữ cử chỉ Đó là những cử chỉ hợp tác và bất hợp tác, những cử chỉ thương yêu và giận dữ, những cử chỉ vui vẻ, hài lòng và buồn chán, thất
vọng Bên cạnh đó chương này còn khai thác về bàn tay và nét mặt - phương tiện biểu
hiện tiêu biểu nhất của ngôn ngữ cử chỉ Những cử chỉ tiêu biểu liên quan đến các bộ phận của bàn tay như bàn tay, cánh tay và ngón tay Chúng tôi kết hợp việc miêu tả hình thức thể hiện, nội dung ý nghĩa và hình ảnh để làm sáng tỏ thêm nhiều giá trị thông tin giao tiếp của ngôn ngữ bàn tay và nét mặt
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp hệ thống: Người viết đọc tài liệu, các bài viết có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến đề tài Trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ cử chỉ, người viết rút ra những luận điểm, luận cứ nhằm làm sáng tỏ vấn đề cần trình bày
Trang 22- Phương pháp miêu tả: Dựa vào nguồn gốc, đặc điểm và kết qủa khảo sát của những cử chỉ để miêu tả cách thức và nội dung biểu hiện của chúng
- Phương pháp đối chiếu: Phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu những nét tương đồng và dị biệt trong các hình thức và ý nghĩa thể hiện của các ngôn ngữ cử chỉ mang tính văn hóa, nghề nghiệp, vị thế xã hội, độ tuổi, giới tính…
Ngoài ra, trong quá trình thực hiện, người viết sẽ sử dụng thêm các phương pháp
hỗ trợ khác: giải thích, điều tra, khảo sát …tùy theo yêu cầu của từng nội dung cụ thể
Trang 23II PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT NGÔN NGỮ CỬ CHỈ
1 Giới thiệu chung về ngôn ngữ cử chỉ
Cuối thế kỷ XX đã xuất hiện nhiều nhà khoa học - xã hội học mới - chuyên gia trong lĩnh vực giao tiếp không bằng lời Cũng như nhà điểu học say mê quan sát con chim, chuyên gia nghiên cứu giao tiếp không bằng lời say mê quan sát những ký hiệu
và tín hiệu không bằng lời khi con người giao tiếp, nhà khoa học quan sát họ trong những buổi giao tiếp long trọng ngoài bãi biển, trên ti vi, trong công việc tất cả mọi nơi mà con người tác động qua lại lẫn nhau Nhà khoa học nghiên cứu hành vi của con người, mong muốn nhận biết nhiều hơn hành vi các đồng loại của mình nhờ vậy biết nhiều hơn về chính mình và cải thiện tốt hơn quan hệ qua lại của mình với người khác Tưởng chừng như vô lý là trong một triệu năm tiến hóa của loài người, các quan điểm giao tiếp không bằng lời chỉ mới bắt đầu được nghiên cứu nghiêm túc mang tính hệ thống khoa học từ đầu những năm 60, và xã hội bắt đầu biết đến sự tồn tại của chúng sau khi Iu Fact công bố cuốn sách của mình vào năm 1970 Cuốn sách tổng kết những nghiên cứu về các phương diện giao tiếp không bằng lời do các nhà khoa học hành vi học tiến hành trước năm 1970 Nhưng thậm chí ngày nay số đông vẫn còn chưa biết sự tồn tại của ngôn ngữ cử chỉ, dù nó rất quan trọng với đời sống của họ
Charlie Chaplin và nhiều nghệ sĩ phim câm là những người khai sinh giao tiếp không bằng lời Đối với họ, đó là phương tiện giao tiếp duy nhất trên màn ảnh Mỗi nghệ sĩ được phân loại giỏi hoặc dở trên cơ sở đó có thể sử dụng cử chỉ và chuyển động khác của thân thể để giao tiếp Khi phim có tiếng trở thành phổ biến, người ta ít chú ý đến các phương tiện nghệ thuật bằng lời Những nghệ sĩ phim câm đã rời khỏi khan đài và trên màn ảnh bắt đầu thời kỳ của các nghệ sĩ với các khả năng biểu cảm xuất sắc bằng lời nói
Về mặt kỹ thuật, khi nghiên cứu những vấn đề ngôn ngữ cử chỉ thì có lẽ tác phẩm ảnh hưởng nhiều nhất đầu thế kỷ XX là của Charles Darwin, “Sự biểu hiện cảm xúc của người và vật” được công bố vào năm 1872 Cuốn sách đã kích thích những nhà nghiên cứu hiện đại trong lĩnh vực “Ngôn ngữ thân thể” Nhiều tư tưởng của C Darwin và những quan sát của ông ngày nay được toàn thế giới công nhận Từ thời đó
Trang 24các nhà khoa học đã phát hiện và ghi chép được hơn một ngàn dấu hiệu và tín hiệu không bằng lời
Albert Maerabian đã xác nhận rằng trao đổi thông tin diễn ra qua các phương tiện bằng lời (chỉ bằng lời) là 7%, qua các phương tiện âm thanh (gồm giọng điệu, giọng nói, ngữ điệu và âm thanh) là 38%, còn qua các phương tiện không bằng lời là 55% Giáo sư Berdwissel đã làm những nghiên cứu tương tự trong giao tiếp không bằng lời của con người Ông xác định rằng một người nói bằng lời chỉ trong vòng 10 - 11 phút/ngày và mỗi câu vang lên trung bình không qua 2,5 giây Cũng như A Maerabian, ông phát hiện rằng giao tiếp bằng lời trong khi trò chuyện chiếm ít hơn 35%, còn hơn 65% thông tin được trao đổi nhờ các phương tiện giao tiếp không bằng lời
Phần lớn các nhà nghiên cứu chia xẻ ý kiến cho rằng các kênh bằng lời dùng để truyền đạt thông tin, trong khi đó các kênh không bằng lời dùng để “thảo luận”; trong quan hệ cá nhân và trong một vài trong một vài trường hợp chúng được sử dụng thay cho thông báo bằng lời Ví dụ, một người phụ nữ có thể nhìn người đàn ông bằng một cái nhìn chết người và như vậy cô ta đã thông báo cho anh ta một cách rõ ràng về thái
độ của mình, thậm chí không phải mở miệng
Không phụ thuộc vào trình độ văn hóa của con người, lời nói và những hành vi kèm theo chúng trùng hợp với nhau trình độ ngụ ý đến mức mà Berdwissel cũng khẳng định làm một người được huấn luyện kỹ càng, qua giọng nói, có thể xác định con người có cử chỉ gì trong thời điểm nói câu này hay câu kia Và ngược lại, Berdwissel đã học được cách xác định một người nói bằng giọng nào, nếu quan sát cử chỉ của người đó vào thời điểm đó
Nhiều người khó lòng thừa nhận rằng, con người dù sau cũng là sự tồn tại sinh học Homo Sapiens là một trong những loài khỉ lớn, không có long che phủ, đã học cách đi hai chân và có bộ não phát triển tốt Giống như các loài vật khác, chúng ta phải phục tùng các quy luật sinh học, kiểm soát hành vi, phản ứng “Ngôn ngữ thân thể” và các cử chỉ của chúng ta Đáng ngạc nhiên là con người động vật ít khi nhận thức được rằng tư thế, cử chỉ và hành vi của nó có thể mâu thuẫn với điều mà giọng nói thông báo
Trang 251.1 Một số vấn đề lý thuyết có liên quan
1.1.1 Về khái niệm “ngôn ngữ cử chỉ”
Hiện đã có nhiều công trình, bài viết tìm hiểu về loại phương tiện giao tiếp là cử chỉ, điệu bộ, song nhìn chung chưa thấy có một định nghĩa cụ thể, đầy đủ về loại phương tiện giao tiếp này Các tác giả mới chỉ nêu ra các tên gọi “cử chỉ điệu bộ”,
“ngôn ngữ cử chỉ”, “ngôn ngữ cơ thể”, “ngôn hiệu”, “hệ thống tín hiệu phi lời”,
“phương tiện á ngữ học”,…và chỉ ra những gì thuộc về loại phương tiện giao tiếp này (như điệu bộ, vận động của tay, chân, nét mặt, tư thế, khoảng cách,…) chứ chưa đưa ra một sự xác định đủ rõ cho khái niệm này
Trong cuốn “Đại cương về ngôn ngữ học” [1], ở phần “Ngữ dụng học” Đỗ Hữu
Châu quan niệm “yếu tố kèm lời” và “yếu tố phi lời” là những tín hiệu thường xuất hiện cùng yếu tố ngôn ngữ trong những cuộc đối thoại và hiểu chúng như sau:
- Yếu tố kèm lời (paraverbal) là những yếu tố siêu đoạn tính nhưng đi kèm với yếu tố đoạn tính, đó là những yếu tố như ngữ điệu, trọng âm, cường độ, độ dài, đỉnh giọng
- Yếu tố phi lời (non verbal) là những yếu tố không phải là những yếu tố kèm lời được dùng trong đối thoại mặt đối mặt, đó là những yếu tố cử chỉ, khoảng không gian tương tác, những tiếp xúc cơ thể, tư thế cơ thể, định hướng cơ thể, vẻ mặt, ánh mắt,…
Đó còn là những tín hiệu âm thanh như tiếng gõ, tiếng kéo bàn, xô ghế, tiếng huýt sáo, tiếng còi,… Những yếu tố trang phục, không gian thoại trường cũng thuộc những yếu
tố phi lời Tác giả còn gọi đây là những “tín hiệu phi lời” và nói rõ thêm:
+ Các yếu tố cơ thể - vận động được tiếp nhận bằng thị giác là những tín hiệu xuất hiện trong hội thoại như: sự thay đổi cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, sự thay đổi khoảng cách (không gian tương tác), tư thế của những người trò chuyện trong quá trình giao tiếp
+ Các yếu tố tĩnh như diện mạo, trang phục…cung cấp thông tin về giới tính, tuổi tác, dân tộc, thành phần xã hội, tính cách (“trông mặt mà bắt hình dong”) của người đối thoại Những thông tin này bước đầu tạo ra thiện cảm hay gây ác cảm ở người đối thoại Những tín hiệu cung cấp thông tin về thoại trường làm thành điều kiện tiên khởi cho hội thoại
Theo Đỗ Hữu Châu, những yếu tố phi lời cũng là một loại tín hiệu có mặt trong các cuộc đối thoại, dùng làm phương tiện giao tiếp, bên cạnh tín hiệu ngôn ngữ
Trang 26Trong công trình “Nghiên cứu đặc điểm văn hóa ngôn ngữ cử chỉ của người
Việt”, Trần Thị Nga có đưa ra một định nghĩa về ngôn ngữ cử chỉ như sau: “Thuộc về
ngôn ngữ cử chỉ điệu bộ của con người là tất cả những điệu bộ, cử chỉ mà con người
đã dùng một cách cố ý hay không cố ý trong khi giao tiếp với người khác Do tính độc lập và hiệu quả mạnh của phương tiện này, nên khác với các phương tiện đi kèm khác trong giao tiếp, trong nhiều điều kiện cụ thể của giao tiếp, cử chỉ, điệu bộ có thể dùng độc lập không có ngôn ngữ bằng lời đi kèm nhưng vẫn có nội dung tương tự khi phải hiển ngôn hóa bằng lời Chúng là những phù hiệu trong hoạt động giao tiếp và luôn gắn liền với ngôn ngữ bằng lời.” [9, tr.19] Cử chỉ, điệu bộ mang tính văn hóa, tạo thành hệ thống và được xác lập, được quy ước hóa cao
Theo mục đích nghiên cứu của công trình trên thì có thể xem đây là một định nghĩa tương đối đầy đủ và phù hợp, bởi dựa vào định nghĩa có thể nhận diện được ngôn ngữ cử chỉ, điệu bộ với những đặc điểm phản ánh được bản chất của loại phương tiện giao tiếp này như sau:
- Là tất cả những điệu bộ, cử chỉ được con người dùng một cách cố ý hay không
cố ý trong khi giao tiếp với người khác
- Cử chỉ, điệu bộ có thể dùng kèm ngôn ngữ hay có thể dùng độc lập, không có ngôn ngữ bằng lời đi kèm nhưng vẫn có nội dung tương đương một phát ngôn
- Có tính phù hiệu (được quy ước hóa cao)
- Mang tính văn hóa
- Tạo thành hệ thống
Tham khảo cách định nghĩa khái niệm của người đi trước, dựa vào cách hiểu về yếu tố phi lời (tín hiệu phi lời) của Đỗ Hữu Châu, căn cứ vào mục đích nghiên cứu
riêng của đề tài, trong luận văn này xin được dùng khái niệm “ngôn ngữ cử chỉ” với
cách hiểu như sau: Ngôn ngữ cử chỉ là các tín hiệu cơ thể vận động có thể tiếp nhận
được bằng thị giác, thính giác, xúc giác, thường xuất hiện trong quá trình hội thoại, do con người cố ý hay không cố ý tạo ra, có tác dụng mang lại cho người tiếp nhận một giá trị thông báo thay lời hoặc một giá trị thông báo bổ sung, kèm lời
Xin được làm rõ định nghĩa trên như sau:
Các tín hiệu cơ thể vận động (xin được gọi sự thay đổi các cử chỉ, điệu bộ, tư thế, khoảng cách, nhân vật tạo ra trong quá trình giao tiếp là các tín hiệu hay các yếu tố
cơ thể vận động như cách gọi của Đỗ Hữu Châu) được hiểu là những vận động do các
Trang 27bộ phận cơ thể con người tạo ra trong quá trình giao tiếp, có thể được tiếp nhận bằng thị giác, thính giác hay xúc giác Tóm lại, đây là loại phương tiện xét trong sự đối lập với ngôn ngữ lời nói Đó có thể là:
+ Những cử chỉ, điệu bộ, hành động, động tác con người tạo ra trong quá trình
hội thoại như: nháy mắt, cười, cau mày, nhăn trán, vỗ tay, vung tay, đánh, đấm, tát,…
+ Những sự thay đổi về khoảng cách, tư thế của người tham gia hội thoại những
yếu tố thuộc về không gian tương tác như: đang ngồi bỗng đứng phắt dậy, đang nằm
bỗng bật dậy, tiến lại gần/lùi ra xa người đối thoại,
Các yếu tố cơ thể vận động ấy có thể do con người cố ý hoặc không cố ý tạo ra trong quá trình giao tiếp nhưng có giá trị bổ sung cho lời
Như vậy khái niệm NNCC ở đây được quan niệm rộng, gồm cả những tín hiệu cơ
thể vận động do con người chủ động (cố ý) tạo ra để làm phương tiện giao tiếp, chẳng
hạn như gật đầu (đồng ý), lắc đầu (không đồng ý), bĩu môi (mỉa mai), ý nghĩa của
chúng được nhận ra ngay cả khi không có lời nói đi kèm, và cả những yếu tố cơ thể vận động vô ý thức của nhân vật nhưng mang lại cho người tiếp nhận (người đối thoại) một giá trị thông báo nào đó Giá trị thông báo ấy được người nghe suy ra từ thói quen, kinh nghiệm giao tiếp và bằng sự am hiểu về văn hoá giao tiếp của cộng đồng Cũng được xem xét là cả những yếu tố cơ thể vận động vô ý thức bởi nghiên cứu trên tư liệu
là các tác phẩm văn chương thì những cử chỉ, điệu bộ, hành động ấy có thể là vô ý thức với nhân vật - chủ thể của hành động nhưng không vô thức với nhà văn, và nhà văn miêu tả chúng trong tác phẩm thì không phải không có ý đồ nghệ thuật nào
Khái niệm NNCC được quan niệm có chỗ hẹp hơn khái niệm tín hiệu phi lời của
Đỗ Hữu Châu Tín hiệu phi lời còn gồm các yếu tố tĩnh như diện mạo, trang phục, của người đối thoại và cả các tín hiệu vật chất như màu sắc, âm thanh, Những tín hiệu này cũng coi là phương tiện giao tiếp không phải là ngôn ngữ, song ở đây chưa có điều kiện tìm hiểu Thêm nữa, loại phương tiện này trong các tác phẩm văn chương nhìn chung hiếm gặp
Những yếu tố cơ thể vận động có thể được con người tạo ra một cách cố ý hoặc không cố ý (cử chỉ vô thức ngoài ý thức của con người) theo thói quen Việc sử dụng các cử chỉ trong giao tiếp phần lớn là cố ý song người sử dụng không cần thiết phải suy nghĩ lựa chọn lâu, cũng không ý thức thật nhiều về nó Các cử chỉ như vậy dần xuất hiện trong quá trình con người tham gia giao tiếp, sau trở nên quen thuộc đến
Trang 28mức trở thành phản xạ tự nhiên Người sử dụng biết ở trường hợp này, tình huống giao tiếp này, để diễn tả nội dung ý nghĩa này thì phải/nên sử dụng cử chỉ này chứ không phải/không nên sử dụng cử chỉ kia Thao tác lựa chọn ấy diễn ra rất nhanh chóng, gần như đồng thời với phản xạ lời nói
Ví dụ 1: - “Khoan, chưa hết Lý xua tay, tranh lời Phượng (…)” [28, tr.15] Cử chỉ
xua tay trong ví dụ trên là nhân vật cố ý tạo ra
Ví dụ 2: - “Có tin tức gì mới không, bác?
- Luận cố làm cho ông già ra khỏi mặc cảm Ông gãi cái cái cổ mớt mồ hôi:
- Dạ, chỉ có tin tức về giá cả thôi ạ (…)” [28, tr.261]
Ví dụ 3: - “Mời thủ trưởng uống bia ạ
- Ông thường trực lại vào, đặt một cốc chè tươi nữa lên bàn, mời ông Tổng biên
tập, rồi lại gãi gãi đầu đi ra” [28, tr.262]
Ở ví dụ 2, 3, cử chỉ gãi đầu, gãi cổ của ông thường trực không phải là cố ý, mà
là do thói quen, trong lúc bối rối, thiếu tự tin vì bị bắt gặp làm việc không chính đáng người ta thường một cách vô thức, sử dụng cử chỉ này Nhờ cử chỉ này mà nhân vật Luận “đọc” được tâm trạng bối rối, thái độ ngượng ngùng của ông khi bị Luận bắt gặp đánh máy thuê trong giờ làm việc
Việc phân biệt các cử chỉ, điệu bộ là do cố ý hay không cố ý tạo ra đôi lúc không phải là dễ dàng Cần nắm vững hoàn cảnh giao tiếp và thói quen giao tiếp, tính cách nhân vật giao tiếp mới phân biệt được những cử chỉ điệu bộ này
Thiết nghĩ, việc phân biệt các yếu tố cơ thể vận động là cố ý hay không không thật quan trọng bằng việc xét xem chúng có tạo ra được một giá trị thông báo nào đó
cho người tiếp nhận hay không Khả năng đem lại giá trị thông báo là đặc tính quan
trọng khiến các yếu tố cơ thể - vận động có thể trở thành phương tiện giao tiếp Giá trị
thông báo của NNCC này có thể là do người nói cố tình gửi tới người nghe, hoặc cũng
có thể do người nói vô tình biểu lộ qua các cử chỉ điệu bộ của mình Giá trị thông báo
đó có thể là thay lời hoặc bổ sung cho lời
Ví dụ 4: - “Thôi thì ác cũng được! Anh cứ trả lời thế đi!
- San bàn như vậy bằng một giọng đùa Thứ lắc đầu, cười Cả hai cùng cho rằng chẳng khi nào họ hèn đến nỗi dám dùng cái lối vừa bàn” [25, tr.227] Cử chỉ lắc
đầu, cười của nhân vật Thứ có giá trị thay lời Đó là một lời từ chối đề nghị của San,
đồng thời Thứ cũng hiểu ý đồ đùa cợt của bạn
Trang 29Ví dụ 5: - “Phượng ra sân, nhìn Đông, nhỏ nhẻ mời Đông gãi cái gáy rậm, ngập
ngừng:
- Ông đi chơi hội bên Bắc Ninh sáng nay (…) Tôi …tôi ăn rồi
- Anh ăn lúc nào! Thôi, vào ăn với em cho vui đi
- Lại gãi gãi gáy, mặt Đông ngô nghê hẳn đi:
- Phiền quá nhỉ? À, nhưng mà cô có nấu cơm tôi đâu” [28, tr.162]
Cử chỉ gãi gãi gáy nói trên không phải do nhân vật Đông cố ý tạo ra mà do thói
quen, bản tính của nhân vật (sẽ phân tích sau) Nhờ cử chỉ ấy mà Phượng biết rằng Đông đang nói dối và ngại ngần, nửa muốn ăn, nửa lại ngại làm phiền Phượng
Chính ý nghĩa quan trọng của các cử chỉ, điệu bộ, nét mặt cùng khả năng diễn đạt tinh tế của chúng đã khiến người ta ngày càng phải quan tâm nghiên cứu nhiều hơn về loại NNCC này Đặc biệt, trong nghiệp vụ điều tra, xét hỏi tội phạm, các nhà chức trách thường chú ý đến những NNCC được tạo ra một cách cố ý hay vô thức này để thu nhận được những thông tin quý báu Các NNCC ở các ví dụ trên có thể đối chiếu
theo các tiêu chí nhận diện ở khái niệm như Bảng 2 dưới đây:
VD
Ngôn ngữ cử chỉ
Giác quan tiếp nhận
Cơ sở tạo lập (cố ý/không cố
VD
2,3
gãy cổ gãy đầu Thị giác Không cố ý
Kèm lời - bối rối, thiếu tự tin, ngượng ngùng
VD
4 lắc đầu,
cười
Thị giác (và có thể
cả thính giác)
Cố ý
Thay lời - không tán đồng
Trang 30Với quan niệm như trên về NNCC, luận văn sẽ tiến hành khảo sát, nhận diện và nghiên cứu về loại phương tiện giao tiếp này trên bình diện tín hiệu học
1.1.2 Bản chất tín hiệu của ngôn ngữ cử chỉ
Trong cuốn “Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt” [2], các tác giả Mai Ngọc Chừ,
Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến đã giới thuyết về tín hiệu:
Tín hiệu là một sự vật (hay một thuộc tính vật chất, một hiện tượng) kích thích
vào giác quan của con người, làm cho người ta tri giác được và lí giải, suy diễn tới một
cái gì đó ngoài sự vật ấy
Theo đó, một sự vật được gọi là tín hiệu nếu thỏa mãn các yêu cầu sau:
- Phải có thuộc tính vật chất để có thể cảm nhận được bằng giác quan của con
người Nói cách khác, cái biểu hiện mặt hình thức của tín hiệu phải là vật chất và con
người có thể cảm nhận được nó bằng các giác quan
- Phải đại diện cho một cái gì đó, gợi ra một cái gì đó không phải là chính nó
- Phải nằm trong hệ thống để được xác định tư cách tín hiệu của mình cùng với
các tín hiệu khác Ví dụ: Đèn đỏ trong hệ thống tín hiệu đèn giao thông xanh - vàng -
đỏ là một tín hiệu bởi nó thỏa mãn 3 yêu cầu trên: có thuộc tính vật chất, được con
người cảm nhận bằng thị giác; đại diện cho “một cái gì đó” không phải là chính nó ở
đây là thông điệp “dừng lại”, nằm trong hệ thống Cái quan trọng nhất của tín hiệu là
phải có hai mặt: hình thức vật chất - cái biểu hiện, và nội dung ý nghĩa cái được biểu
hiện (cái mà nó gợi ra, đại diện cho) Giữa hai mặt của tín hiệu có mối quan hệ võ
đoán dựa trên sự qui ước chung của tập thể người sử dụng tín hiệu Nói như Saussure:
“…mọi phương tiện biểu hiện được chấp nhận trong một xã hội, về nguyên tắc mà
nói, đều dựa trên thói quen tập thể hoặc chung quy cũng vẫn thế trên sự quy ước” [19,
tr.123]
Một sự vật, hiện tượng nào đó có thuộc tính vật chất muốn trở thành phương tiện
dùng để giao tiếp chung trong xã hội thì phải được cộng đồng sử dụng hiểu và chấp
nhận Nói cách khác, phải là một tín hiệu và phải mang bản chất tín hiệu Phương tiện
giao tiếp quan trọng nhất của con người là ngôn ngữ, nói như J.Vendryes: “Chúng ta
nói đến ngôn ngữ khi hai cá thể quy ước gán cho một hành động nào đó một ý nghĩa
nhất định và thực hiện hành động này nhằm mục đích giao tiếp qua lại với nhau” [20]
VD
5 gãy gáy Thị giác Không cố ý
Kèm lời Biểu thị sự bối rối Ngượng ngùng
Trang 31Căn cứ vào điều này thì cử chỉ, điệu bộ, nét mặt cũng là một loại ngôn ngữ đặc biệt -
ngôn ngữ thị giác (J.Vendryes)
1.1.2 Bản chất tín hiệu của ngôn ngữ cử chỉ
Là một công cụ, thường là để hỗ trợ ngôn ngữ bằng lời trong hoạt động giao tiếp, NNCC mang bản chất tín hiệu, bởi nó đáp ứng được cả 3 yêu cầu cần có của một tín hiệu đó là:
- Mặt hình thức cái biểu hiện của NNCC hoàn toàn cảm nhận được bằng các giác
quan như thị giác, thính giác, xúc giác Ví dụ như lắc đầu (thị giác), cười (thị giác, thính giác), bắt tay, ôm hôn (thị giác, xúc giác),…
- Đằng sau cái biểu hiện của NNCC là cái được biểu hiện Mỗi động tác cơ thể
được dùng trong giao tiếp có thể diễn tả một nội dung ý nghĩa ngoài nó Ví dụ lắc đầu biểu thị ý nghĩa “không tán đồng”, cười có thể biểu thị ý nghĩa “tán đồng” hoặc diễn tả cảm xúc “vui vẻ”, bắt tay biểu thị sự “thân thiện” khi gặp gỡ…
Xin được đi sâu phân tích cái biểu hiện và cái được biểu hiện của NNCC ở các phần sau của luận văn
- NNCC cũng có tính hệ thống, tuy nó không chặt chẽ và phức tạp như các hệ thống ngôn ngữ bằng lời Mỗi NNCC cũng chỉ xác định ý nghĩa và tư cách tín hiệu của
mình khi đứng trong hệ thống Ví dụ cử chỉ gật đầu chẳng hạn, chỉ mang tư cách là tín hiệu giao tiếp với ý nghĩa “đồng ý”,“tán thành” trong hoạt động giao tiếp của người
Việt ở một tình huống giao tiếp cụ thể, bên cạnh các tín hiệu giao tiếp không lời khác
như lắc đầu, cau mày, nghiến răng, cười… Nó có thể không mang ý nghĩa này trong
hệ thống NNCC của cộng đồng nói năng khác (chẳng hạn với người Bungari thì gật
đầu lại có nghĩa là “không đồng ý”) Nó cũng không mang ý nghĩa nói trên khi đặt bên
cạnh các động tác khác của một bài tập thể dục (cúi gập đầu có thể là một tư thế tập của đầu và cổ)
Nguyễn Đức Dân đã viết: “Một cử chỉ đặt bên cạnh hàng loạt cử chỉ khác và đặt trong những tình huống cụ thể mới có thể lộ rõ ý nghĩa của cử chỉ đó Một chiều mùa đông lạnh lẽo, trên ghế chờ ở một bến xe buýt có một người ngồi hai chân bắt chéo và đầu hơi cúi xuống: Người đó bị lạnh Nhưng trong một cuộc thương lượng làm ăn buôn bán, một người cũng tư thế như vậy: Người này có thái độ phòng vệ, thận trọng
và nói chung là tiêu cực với vấn đề đang thảo luận” [3, tr 222]
Trang 32Tác giả Trần Thị Nga [9] thì cho rằng các cử chỉ điệu bộ tạo nên tính hệ thống theo hai cách khác nhau:
Một mặt, cơ thể con người là một khối thống nhất, những biểu hiện ở trên một phần cơ thể bao giờ cũng tìm được những phản ánh phù hợp và ương ứng ở những phần còn lại Sự tương hợp như vậy tạo nên tính nhất thể của cử chỉ điệu bộ được sử
dụng như một đơn vị tín hiệu (Ví dụ sự tương hợp của cử chỉ cau mày với nghiến
răng và nắm chặt bàn tay; sự tương hợp của các cử chỉ cười - chắp tay - cúi đầu,…)
Mặt khác, nội dung ý nghĩa của các điệu bộ này lại là những phát ngôn, những ý nhất thể không có khả năng phân nhỏ hơn, gọi là tính nguyên thể của ý nghĩa điệu bộ
cử chỉ (ví dụ không thể tách cử chỉ cau mày - nghiến răng - nắm chặt bàn tay để xem chúng tương ứng với phần nào của phát ngôn “Câm ngay, đồ khốn!”, hay cũng không thể chia nhỏ các cử chỉ cười - chắp tay - cúi đầu để xem mỗi cử chỉ tương ứng với phần nào của phát ngôn“Con chào cụ ạ!”) Các yếu tố cơ thể - vận động được dùng
trong giao tiếp rõ ràng là có mối quan hệ với nhau, thiết lập nên hệ thống tạo thành hệ thống NNCC, gắn bó mật thiết và hỗ trợ tích cực cho hệ thống phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ bằng lời Do mục đích nghiên cứu, luận văn không đi sâu vào tìm hiểu tính
hệ thống của NNCC mà tập trung vào mặt cái biểu hiện (hình thức của tín hiệu) và cái
được biểu hiện (nội dung của tín hiệu) của các phương tiện giao tiếp này trong một số
tác phẩm văn chương Việt Nam hiện đại
1.2 Ngôn ngữ cử chỉ nhìn từ phương diện cái biểu hiện (tức mặt hình thức của tín hiệu)
Có thể phân loại Ngôn ngữ cử chỉ dựa vào các tiêu chí khác nhau như dựa vào chức năng biểu hiện, dựa vào các bộ phận cơ thể tạo ra NNCC, dựa vào tính chất đơn
lẻ hay tính chất phối hợp của các yếu tố thuộc về NNCC,… Ở đây, xét Ngôn ngữ với
tư cách tín hiệu, có thể phân loại các tín hiệu này theo khả năng tiếp nhận của các giác quan đối với cái biểu hiện
Cần lưu ý rằng sự tiếp nhận được xét ở đây là sự tiếp nhận từ phía người nghe, chứ không phải từ phía chủ thể phát ngôn Ngôn ngữ cử chỉ thu thập được trong các tác phẩm văn chương rất phong phú, có thể là một yếu tố cơ thể - vận động, cũng có thể phối hợp nhiều yếu tố cơ thể - vận động; có khi cùng một cái được biểu hiện chẳng
Trang 33chúm môi, thưỡn cái môi dưới,…) Ở phần này chỉ xin liệt kê Ngôn ngữ cử chỉ mà
nhân vật có sử dụng trong hội thoại, không kể đến tính chất phối hợp của các yếu tố cơ thể vận động, nhằm giúp người đọc hình dung ra phần nào sự phong phú của Ngôn
ngữ cử chỉ được sử dụng trong hoạt động giao tiếp của người Việt Có nhiều yếu tố cơ
thể - vận động gần giống nhau thì luận văn chỉ dẫn một ví dụ đại diện, hoặc giới thiệu chung trong một mục Sự sắp xếp theo phạm trù bộ phận cơ thể tạo ra NNCC như sau đây là để tiện theo dõi (ví dụ Ngôn ngữ cử chỉ dùng mắt, dùng tay, dùng nét mặt,…) Kết quả khảo sát cho thấy: cái biểu hiện của NNCC có thể được tiếp nhận bằng nhiều giác quan, tập trung là thị giác, thính giác, xúc giác (sự tiếp xúc cơ thể) Các yếu
tố cơ thể - vận động không tạo ra mùi vị, do đó không có sự tiếp nhận bằng khứu giác,
vị giác Thêm nữa trong giao tiếp đương diện (mặt đối mặt) luôn luôn có sự quan sát bằng mắt (trừ khi cuộc hội thoại diễn ra trong bóng đêm, lúc này cần sử dụng nhiều NNCC được tiếp nhận bằng thính giác, xúc giác), do vậy thị giác luôn tham gia tiếp nhận NNCC Cũng vì vậy mà NNCC được tiếp nhận bằng giác quan này nhiều hơn cả Các yếu tố được tiếp nhận bằng thính giác, xúc giác phần lớn đồng thời được cảm nhận bằng cả giác quan này (bởi không mấy ai lại nhắm mắt khi hội thoại, cũng vì vậy
mà NNCC mới trở nên có ý nghĩa quan trọng trong giao tiếp đương diện)
Trong số các tín hiệu khảo sát được, không có NNCC nào được tiếp nhận đơn thuần bằng thính giác Chỉ có một cuộc hội thoại diễn ra trong đêm giữa nhân vật Thứ
và San trong tác phẩm “Sống mòn” có sử dụng cử chỉ véo tai, hích tay được tạm xếp
vào loại được tiếp nhận bằng xúc giác, mặc dù hai cử chỉ này nếu sử dụng trong điều kiện ánh sáng thì hoàn toàn có thể trở thành tín hiệu hỗn đồng (tín hiệu được cảm nhận đồng thời bằng nhiều giác quan, ở đây là thị giác và xúc giác) Sau đây là bảng liệt kê các NNCC khảo sát được
a Ngôn ngữ cử chỉ được tiếp nhận bằng thị giác
Trang 34mắt
San nhìn xuống, bảo: Khi ấy
anh vẫn còn là anh Chẳng bao giờ chúng mình có thể liều được đâu
người đối thoại
( ) Can từ từ đứng dậy, đối
diện, nhìn thẳng mắt
Kiên: cả đời đi đánh nhau,
thú thật tôi chả thấy trò này
là có gì vinh ( )
28, tr.25
5
đưa mắt nhìn nhau
Họ đưa mắt nhìn nhau như
để hỏi ý kiến nhau 25, tr 157
Trang 35Mặc cậu!
Mặc cậu!
Chúng tôi Không biết…
( ) San vừa lắc đầu, vừa
xua tay, vừa nhắm nghiền
hai mắt, nhất định không
nghe gì nữa
25, tr.146
b Ngôn ngữ cử chỉ được tiếp nhận bằng xúc giác
Bảng 4: Ngôn ngữ cử chỉ được tiếp nhận bằng xúc giác
Mô tả của nhà văn [tác phẩm,
trang]
(Đêm, nghe tiếng cái Hà gọi
thằng Mô), San hích khuỷu tay
vào cạnh sườn y một cái và khẽ
hỏi: Anh có nghe thấy gì không?
Y lại hích San để tỏ rằng mình
có biết
25, Tr.93
gọi thằng Mô bên ngoài), San
véo vào tai Thứ một cái thật đau
25, Tr.93
c Ngôn ngữ cử chỉ tiếp nhận bằng tổng hợp nhiều giác quan
Bảng 5: Ngôn ngữ cử chỉ được tiếp nhận bằng tổng hợp nhiều giác quan
Trang 36+
bà: “Mẹ ơi, bộ đội chúng con mà rèn thì có dữ như hùm như gấu cũng phải lành như thỏ, mẹ lo gì”
29, tr 162
người đối thoại
Tôi nắm lấy cái vai gầy của
lão, ôn tồn bảo: Chẳng kiếp
Thị giơ tay củng vào trán
hắn: Chỉ được cái thế là nhanh Dơ!
25, tr 276
8 Vỗ vay, vỗ lưng,
lay vai,… người đối thoại
Sau cùng, Hải Vân vỗ hai
vai con, nói gọn: Thôi, ở lại
và sống cho can đảm! 33, tr.502
đối thoại
Kiên! Nàng thì thào, sát
vào anh, nhè nhẹ vuốt tóc
anh Tội nghiệp anh!
32, tr.175
hơi cúi xuống: ( ) 28, tr.175
11 Tát ( ) Một cái tát như trời
giáng đã dập tắt cái thói giả 29, tr.234
Trang 37Thị giác
+
Xúc giác
dối của anh ta
con để hôn, rồi đáp:
Cảm ơn vô cùng! Hân hạnh tạm biệt! Toa ăn ở đến thế với Moa thì quý hóa lắm"
34, tr.489,490
lại vỗ đùi kêu: Tài thật! Tài thật! Tài đến thế là cùng!
bảo: Ai để cho bà béo biết
mà anh sợ San bỗng lại phì
cười, y bảo: Chúng mình
khổ thật ( )
Anh cười gằn một tiếng,
nhìn bao trùm cả người tôi, hỏi: Anh sống ở nhà quê nhiều, anh có hiểu tâm lí của họ không?
17 thở dài Y thở dài và bảo: Thế nào
rồi tôi cũng phải đi Sài Gòn chuyến nữa ( )
25,Tr 79
Trang 3818 chép miệng Y chép miệng: Giá chúng
mình chưa có vợ con gì cả!
nội dung của tín hiệu)
Mặt hình thức của NNCC là do hoạt động của các bộ phận trên cơ thể người tạo
ra Chúng có thể được thống kê và phân loại Những biểu hiện của NNCC là hữu hạn song những “cái biểu hiện” của nó lại vô cùng lớn và vô cùng tinh tế Có thể dễ dàng
“đọc hiểu” được ngôn ngữ lời nói song không dễ nắm bắt và “đọc hiểu” được NNCC
“Cử chỉ và ngôn ngữ cơ thể truyền đạt hiệu quả không thua gì ngôn từ thậm chí có thể còn hiệu quả hơn” Axtell [23, tr.16]
Trong các tác phẩm văn chương, việc “nắm bắt” các phương tiện ấy (nhiều khi chúng được nhân vật giao tiếp sử dụng thoáng qua rất nhanh, có sự phối hợp rất phức tạp) đã được nhà văn quan sát và miêu tả khá sinh động Ở đây, cần đặt NNCC vào từng hoàn cảnh giao tiếp cụ thể trong tác phẩm để tìm hiểu ý nghĩa của chúng Là phương tiện giao tiếp chung của cả cộng đồng, giống như ngôn ngữ bằng lời, NNCC
có số lượng hữu hạn nhưng lại phải đáp ứng nhu cầu biểu hiện lớn
Do vậy, ở loại phương tiện giao tiếp này thường xảy ra hiện tượng đồng nghĩa (nhiều NNCC có chung ý nghĩa biểu hiện), đa nghĩa (một NNCC có thể biểu hiện nhiều ý nghĩa khác nhau), bên cạnh số lượng không nhiều các NNCC đơn nghĩa (tỉ lệ cái biểu hiện và cái được biểu hiện là 1:1) Trong khi tìm hiểu cái được biểu hiện của tín hiệu này, các tín hiệu còn được phân loại theo mối quan hệ giữa mặt hình thức và nội dung của tín hiệu
Các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ có nội dung biểu hiện là “chào”
Trang 39“Lời chào (…) là một tín hiệu ngôn ngữ Phát ra tín hiệu ấy là muốn thiết lập hay duy trì quan hệ với người mình chào, với một đối tượng giao tiếp Trong hoàn cảnh nhất định, chỉ lời chào là đủ Trong hoàn cảnh khác, lời chào còn kèm theo cái bắt tay,
và có thể cả nụ cười” Hoàng Tuệ [14]
Khi phân tích đặc trưng cơ bản trong giao tiếp của người Việt Nam Trần Ngọc Thêm đã chỉ ra: “Người Việt Nam nông nghiệp sống phụ thuộc lẫn nhau và rất coi trọng việc giữ gìn các mối quan hệ tốt với mọi thành viên trong cộng đồng, chính tính cộng đồng này là nguyên nhân khiến người Việt Nam đặc biệt coi trọng việc giao tiếp
và rất thích giao tiếp” [12] Trong giao tiếp xã hội, người Việt Nam rất coi trọng nghi
lễ chào (“Lời chào cao hơn mâm cỗ”) Nghi thức chào có thể diễn ra mọi lúc, mọi nơi
với những cử chỉ và lời nói rất phong phú Trong những tác phẩm văn chương được khảo sát, tư liệu cho thấy có những NNCC biểu thị ý nghĩa “chào” sau đây:
- Cúi (chào) (cúi đầu (chào))
Ví dụ 1: - “Long cúi chào rồi quay ra…” [33, tr.239]
- Chắp tay vái (chào)
Ví dụ 2: - “Nghị Hách, mặc lòng mặc bộ áo trào vào ngày dạ tiệc, cũng chắp tay vái dài, lưng cúi thật khom mà rằng: Bẩm lạy cụ lớn ạ.” [33, tr.206]
- Nghiêng đầu
Ví dụ 3: - “Thiếu niên tiến đến chỗ tám người, nghiêng đầu chào cả lũ…” [33,
tr.190]
- Nghiêng mình
Ví dụ 4: - “Chào các em Các em ngồi xuống!
- Tự hơi nghiêng mình, đáp lại cái cúi chào của bốn mươi người học trò” [27,
Ví dụ 6: - “Lạy bà ạ! Bà Văn Minh gật đầu đáp lại Xuân” [34, tr.296]
- Giơ tay (chào)
Ví dụ 7: - “Tay kia sách cái cặp da trâu, tay này giơ cao chào mọi người, Cẩm
như phởn chí, oang oang từ cửa: Chào tất cả các đồng chí” [27, tr.57]
Trang 40- Khoanh tay (chào)
Ví dụ 8: - “Thiếu niên kia khi đến gần Xuân, liền vòng tay vái chào như những
nhà thâm nho.” [34, tr.446]
- Hất hàm
Ví dụ 9: - “Nó nhăn nhở, hất hàm: A! Người chị em! (…)” [25, tr.99]
- Bắt tay
Ví dụ 10: - “…bà Typn (…) trông trước nhìn sau, thấy rõ ràng là phố vắng người
rồi, mới dám bạo dạn đưa tay như một tân nữ luư tập sự mà bắt tay Xuân Tóc Đỏ” [34,
tr.413]
- Cười
Ví dụ 11: - “Tú Anh tươi cười đến bên cạnh giường mà rằng:
Thưa dì, tôi xin kính chào dì.” [33, tr.368]
Nhận xét
Có khá nhiều NNCC có thể sử dụng với ý nghĩa “chào” Hầu hết các phương tiện đều dùng kèm với lời chào nhưng cũng có phương tiện có thể dùng độc lập thay
lời Ví dụ Ngôn ngữ cử chỉ như: đứng lên, cúi đầu, nghiêng mình, khoanh tay (vòng
tay vái)… trong các tình huống giao tiếp dẫn ra ở trên có thể dùng độc lập thay lời
Người chào không cần phải nói thêm lời nào thì người tiếp nhận vẫn hiểu là mình đang được chào Những NNCC như bắt tay, hất hàm thường dùng kèm với lời nói để biểu thị ý nghĩa “chào” Trong văn hoá giao tiếp của người Việt, nụ cười cũng được dùng
làm NNCC phổ biến để biểu thị ý nghĩa “chào”, có thể kèm lời hoặc không cần kèm lời Các cử chỉ thuộc về Ngôn ngữ cử chỉ biểu hiện ý nghĩa “chào” của người Việt hầu hết đều có thể dùng khi mới gặp mặt và cả khi tạm biệt
NNCC dùng để chào cũng thay đổi theo thời gian, do sự tiếp xúc văn hóa Các
cử chỉ như chắp tay, khoanh tay, cúi đầu được sử dụng phổ biến trong xã hội Việt
Nam xưa, tỏ thái độ cung kính của người dưới (vị thế thấp) với người trên
Cử chỉ gật đầu thường được người có địa vị xã hội cao hơn sử dụng để chào
người dưới Ngày nay, được dùng phổ biến trong giao tiếp xã hội lại là “lời chào với cái bắt tay và nụ cười”, do sự giao lưu tiếp xúc với văn hóa phương Tây Cử chỉ bắt tay được ưa dùng ở các nước phương Tây, với nhiều kiểu khác nhau Kiểu chào hỏi này có lẽ xâm nhập vào Việt Nam từ thời Pháp thuộc Khi tác phẩm “Số đỏ” của Vũ