Phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách ở địa phương
Phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách ở địa phương là công việc có ý nghĩa hết sức quan trong quản lý ngân sách nhà nước. Phân giao nguồn thu cụ thể cho từng địa phương cho phép định lượng được các khoản thu của từng địa phương trên địa bàn chình quyến địa phương quản lý, từ đó có thể dự đoán được khả năng tự đáp ứng được nhu cầu chi tiêu của cấp ngân sách và phần còn thiếu mà ngân sách cấp trên phải chi điều tiết bổ sung nhằm bảo đảm khả năng cấp phát chi trả, thanh toán của cấp ngân sách đó hoặc phần còn thừa có thể điều hòa cho các địa phương khác hoặc cho ngân sách cấp trên để đảm bảo khả năng thanh toán , chi trả của từng cấp ngân sách cũng như của toàn bộ hệ thống ngân sách. Vấn đề này được quy định cụ thể tại chương III luật ngân sách nhà nước 2002. Trước hết, việc phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách ở địa phương được thực hiện theo nguyên tắc :” Ngân sách địa phương được phân cấp nguồn thu bảo đảm chủ động trong thực hiện những nhiệm vụ được giao; tăng cường nguồn lực cho ngân sách xã. Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) quyết định việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và trình độ quản lý của mỗi cấp trên địa bàn;”( điểm c khoản 2 điều 4 luật Ngân sách nhà nước 2002) Quy định này đã khắc phục được nhược điểm của Luật ngân sách nhà nước 1996( sửa đổi bổ sung 1998) trong việc phân phối thu giữa các cấp ngân sách ở địa phương. Luật cũ phân định cụ thể chi tiết nguồn thu thống nhất cho từng cấp ngân sách ở tất cả các địa phương. Quy định vậy là không phù hợp. Mỗi địa phương có đặc thù riêng dẫn đến nguồn lực, yêu cầu và khả năng quản lý khác nhau từ đó vai trò, vị trí của ngân sách các cấp huyện(quận, thị xã), xã ( phường, thị trấn) ở từng tỉnh, thành phố không giống nhau. Phân giao nguồn thu giống nhau cho các cấp ngân sách ở các địa phương khác nhau với những đặc thù khác nhau sẽ dẫn đến những ách tắc trong khẩu tổ chức để thực hiện nhiệm vụ thu này. Quy định này cũng trao quyền cho hội đồng nhân dân từng tỉnh quyết định phân giao nguồn thu cho từng cấp ngân sách huyện và xã thuộc địa phương mình. Tuy nhiên, quyết định của hội đồng nhân dân tỉnh không thể tùy tiện mà phải dựa vào những nguyên tắc pháp lý được quy định tại khoản 1 điều 34 luật ngân sách nhà nước 2002. Điều 34 quy định như sau: Căn cứ vào nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương quy định tại Điều 32 và Điều 33 của Luật này, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định phân cấp cụ thể nguồn thu cho từng cấp ngân sách của chính quyền địa phương theo nguyên tắc: - Phù hợp với phân cấp nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh đối với từng lĩnh vực và đặc điểm kinh tế, địa lý, dân cư của từng vùng và trình độ quản lý của địa phương; - Trong các nguồn thu của ngân sách xã, thị trấn, ngân sách xã, thị trấn được hưởng tối thiểu 70% các khoản thu thuế chuyển quyền sử dụng đất; thuế nhà, đất; thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh; thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình; lệ phí trước bạ nhà, đất. Trước đây, luật ngân sách nhà nước 1996( sửa đổi bổ sung 1998) quy định cấp xã phường thị trấn được hưởng tối thiểu 20% thuế sử dụng đất nông nghiệp. Như vậy, quy định mới của luật ngân sách nhà nước hiện hành đã tạo điều kiện tăng thêm nguồn thu cho ngân sách xã, từ đó khuyến khích chính quyền xã chăm lo phát triển nguồn thu trên phạm vi xã mình. - Trong các nguồn thu của ngân sách thị xã, thành phố thuộc tỉnh, ngân sách thị xã, thành phố thuộc tỉnh được hưởng tối thiểu 50% khoản thu lệ phí trước bạ, không kể lệ phí trước bạ nhà, đất; Căn cứ vào tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu do Thủ tướng Chính phủ giao và các nguồn thu ngân sách địa phương hưởng 100%, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương. Ngoài ra, việc phân phối nguồn thu giữa các cấp ngân sách ở địa phương cũng được quy định tại các điều 35, 36 của luật ngâ sách nhà nước 2002. Khoản 1 điều 32 Luật ngân sách nhà nước hiện hành quy định các khoản thu ngân sách địa phương được hưởng 100% bao gồm tất cả các khoản thu liên quan đến nhà đất. Có thể đưa ra một số lý do để giải thích việc quy định trên của luật ngân sách như sau: - Một là các khoản thu liên quan đến nhà đất là những nguồn thu nhỏ, lẻ phát sinh tương đối đều ở các địa phương. Hơn nữa, việc quản lý nhà đất, gắn trách nhiệm quản lý trực tiếp của các cấp chính quyền địa phương. Nếu địa phương quản lý tốt sẽ có nhiều nguồn thu này, nếu quản lý yếu kém thì nguồn thu NSĐP giảm. - đồng thời cho địa phương hưởng toàn bộ nguồn thu này để khuyến khích địa phương chăm lo phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng ở địa phương. Chính quyền địa phương hơn ai hết là những người nắm bắt nhanh nhạy tình hình và những chuyển biến trong mọi lĩnh vực nói chung và lĩnh vực đất đai nói riêng. Do vậy quy định ngân sách địa phương được hưởng 100% nguồn thu này đảm bảo tính tự chủ cho ngân sách địa phương. Có thể thấy rằng ngân sách địa phương mặc dù không đóng vai trò chủ đạo trong hệ thống ngân sách nhưng lại có vai trò quan trọng trong việc thực thi các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội trên địa bàn mình quản lý. Vì vậy, việc phân giao nguồn thu cho địa phương làm việc làm cần thiết để địa phương chủ động lên kế hoạch thu nhằm hình thành nên quỹ ngân sách của địa phương để kịp thời thực hiện các nhiệm vụ chi đã được giao phó.