1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thiết kế bảng câu hỏi cho đề tài điều tra thực trạng dạy và học hóa học ở trường phổ thông

22 3,4K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 263,5 KB

Nội dung

Để giải quyết vấn đề này, các nhà nghiên cứu giáo dục, người giáo viên cần có những nghiên cứu khoa học trong dạy học với: phương pháp nghiên cứu thực tiễn, phương pháp thực nghiệm, phươ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

Trang 2

Để giải quyết vấn đề này, các nhà nghiên cứu giáo dục, người giáo viên cần có những nghiên cứu khoa học trong dạy học với: phương pháp nghiên cứu thực tiễn, phương pháp thực nghiệm, phương pháp nghiên cứu lý luận … để đưa ra được những kết luận về thực trạng giáo dục hiện tại, từ đó tìm ra những biện pháp, phương pháp khả thi để khắc phục những điểm yếu, phát huy được những mặt tích cực của hiện tại nhằm giúp nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc dạy – học.

Một trong những phương pháp quan trọng để tìm hiểu được thực trạng của việc giảng dạy nói chung và giảng dạy hóa học ở trường phổ thông nói riêng đó là phương pháp điều tra giáo dục Phương pháp này giúp cho các nhà nghiên cứu giáo dục, người giáo viên biết

rõ thực trạng hiện tại của việc giảng dạy hóa học Và để đảm bảo việc điều tra giáo dục thực hiện có chất lượng, đúng thực chất thì yếu tố chiếm vai trò quan trọng đó là: câu hỏi để điều tra Việc xây dựng hệ thống câu hỏi điều tra một cách hợp lý,có hệ thống, có tính logic và đúng nguyên tắc sẽ giúp cho việc điều tra được thuận lợi, kết quả điều tra đáng tin cậy để làm nền tảng cho việc đổi mới phương pháp dạy học hóa học hiện nay

Trước tình hình, những yêu cầu của thực tế, tôi lựa chọn tiểu luận với đề tài “Thiết kế

bảng câu hỏi cho đề tài điều tra thực trạng dạy và học hóa học ở trường phổ thông”

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu thiết kế bảng câu hỏi cho đề tài điều tra thực trạng dạy và học hóa học ở trường phổ thông nhằm tìm hiểu thực trạng của việc giảng dạy hóa học ở phổ thông, trên cơ

Trang 3

sở đó, giúp đồng nghiệp xây dựng các biện pháp, phương pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc dạy học hóa học ở trường phổ thông.

3. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI

Nghiên cứu cơ sở lí luận về câu hỏi trong điều tra giáo dục

Thiết kế bảng câu hỏi cho đề tài điều tra thực trạng dạy và học hóa học ở trường phổ thông nhằm tìm hiểu thực trạng của việc giảng dạy hóa học ở phổ thông

Đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng câu hỏi trong điều tra thực trạng giảng dạy hóa học ở trường phổ thông

4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC

Nếu thiết kế bảng câu hỏi điều tra thực trạng giảng dạy hóa học ở trường phổ thông

có hệ thống, đầy đủ, khoa học sẽ giúp cho các nhà nghiên cứu giáo dục, giáo viên hiểu rõ được thực trạng của việc giảng dạy hóa học ở phổ thông, từ đó có những biện pháp đổi mới, phương pháp thích hợp để nâng cao chất lượng việc dạy và học hóa học

5. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học hóa học ở trường THPT

Đối tượng nghiên cứu: Điều tra thực trạng dạy học hóa học ở phổ thông qua bảng câuhỏi điều tra

6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Thiết kế bảng câu hỏi cho đề tài điều tra thực trạng dạy và học hóa học ở trường phổ thông

7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong quá trình nghiên cứu tôi sử dụng các phương pháp sau:

1 Phương pháp nghiên cứu lý luận:

Nghiên cứu quy trình nghiên cứu một đề tài khoa học về lí luận và phương pháp dạy học hóa học

Nghiên cứu cơ sở lý luận về câu hỏi điều tra giáo dục

2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

Phương pháp quan sát: việc xây dựng câu hỏi nghiên cứu dạy và học hóa học phổ thông của các đồng nghiệp

Trang 4

Phương pháp chuyên gia: Xác định, phân loại câu hỏi, xây dựng hình thức hỏi phù hợp.

8. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Xây dựng một số nguyên tắc trong qui trình thiết kế câu hỏi điều tra thực trạng dạy vàhọc

Thiết kế bảng câu hỏi cho đề tài điều tra thực trạng dạy và học hóa học ở trường phổ thông

Trang 5

PHẦN NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1 Câu hỏi và câu hỏi điều tra thực trạng giáo dục

1.1.1 Câu hỏi

Nhiều tác giả trong và ngoài nước đề cập đến câu hỏi theo nhiều quan niệm khác nhau.Theo từ điển Triết học: Câu hỏi là mệnh đề ghi nhận những yếu tố không biết rõ cần phảilàm sáng tỏ của một tình hình, một nhiệm vụ nào đó Câu hỏi được diễn đạt bằng mệnh đềhoặc cụm từ nghi vấn trong ngôn ngữ tự nhiên

Từ điển Tiếng Việt cho rằng: quan niệm hỏi tức là nói ra điều mình muốn người kháccho biết, yêu cầu được trả lời, hoặc đòi hỏi, hoặc mong muốn ở người khác, yêu cầu đượcđáp ứng

Những định nghĩa trên tuy có khác nhau về hình thức nhưng chúng đều thống nhất vềnhững dấu hiệu của câu hỏi như:

- Hướng vào đối tượng nhận thức

- Sự đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ bằng lời

- Đòi hỏi giải quyết, đáp lại, trả lời các yêu cầu, nhiệm vụ

Từ những ý kiến trên, quan điểm câu hỏi dùng trong tài liệu thống nhất với tác giả Đặng

Thành Hưng: “Câu hỏi là kiểu câu nghi vấn, có mục đích tìm hiểu, làm rõ sự kiện hay sự vật

nhất định, đòi hỏi sự cung cấp, giải thích, nhận xét, đánh giá thông tin về sự vật, mô tả, phân tích, so sánh có liên quan đến sự vật, về bản chất sự vật dưới hình thức câu trả lời”

1.1.2 Câu hỏi điều tra thực trạng giáo dục

Câu hỏi điều tra thực trạng giáo dục là câu hỏi được đặt ra trong quá trình nghiên cứugiáo dục, nhằm hướng vào việc tìm hiểu, làm rõ sự kiện, sự vật nhất định có liên quan đếnmục tiêu nghiên cứu, đòi hỏi sự cung cấp, giải thích, nhận xét, đánh giá thông tin về sự vật,những mô tả, giải thích, so sánh có liên quan đến vấn đề nghiên cứu (thực trạng giáo dục)dưới hình thức bảng câu hỏi (được thực hiện trên giấy, hay phỏng vấn trực tiếp) giữa ngườikhảo sát và người được khảo sát

Trang 6

1.2 Phân loại câu hỏi điều tra thực trạng giáo dục

1.2.1 Câu hỏi đóng

- Câu hỏi đóng là loại câu hỏi yêu cầu người trả lời chỉ đánh dấu vào các khả năng chotrước

- Dựa vài số lượng các khả năng trả lời ta chia câu hỏi đóng thành nhiều loại:

1.2.1.1 Loại 2 khả năng trả lời:

- Loại 2 khả năng trả lời thì bảng câu hỏi chỉ yêu cầu trả lời có hoặc không

Ví dụ: Khi soạn giáo án (thiết kế bài giảng), thầy/ cô có sử dụng sách hướng dẫn thiết kếbài giảng không? Có Không

- Câu hỏi này phải đặt người trả lời vào hoàn cảnh rõ ràng (một trong hai khả năng)

- Tránh các câu hỏi như: “Khi soạn giáo án (thiết kế bài giảng), thầy/ cô có thường sửdụng sách hướng dẫn thiết kế bài giảng không?” vì khó xác định chữ “thường” là vàokhoảng nào để trả lời “có” hoặc “không”

- Đôi khi, người khảo sát đưa thêm phương án thứ 3 “không biết”

1.2.1.2 Loại nhiều khả năng trả lời:

- Câu hỏi này được dùng trong trường hợp người trả lời phải đánh giá một vấn đề nào đó

mà nhà nghiên cứu cần biết chính xác hơn hai khả năng “tốt” và “xấu”

- Người trả lời loại câu hỏi này sẽ thoải mái hơn khi trả lời

Ví dụ: Quý thầy (cô) đã sử dụng các phương pháp dạy học ở mức độ nào trong giảng dạyhóa học ở phổ thông?

Tên các phương pháp và

hình thức tổ chức dạy học

Mức độ sử dụng Rất thường

xuyên

Thường xuyên Đôi khi

Không sử dụng

Thuyết trình

Đàm thoại

Thí nghiệm biểu diễn

Học sinh làm thí nghiệm

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp minh họa

Graph dạy học

Trang 7

- Chú ý: yêu cầu người trả lời ngắn gọn, không dài dòng

1.3 Những lưu ý về việc đặt câu hỏi

- Câu hỏi phải đơn giản, thích hợp với mục đích nghiên cứu, dễ trả lời Tránh việc đặtcâu hỏi dài dòng, không cần thiết, câu hỏi hình tượng

Ví dụ: Em có thích học môn hóa không? Có Không

- Không dùng từ ngữ, khái niệm khó hiểu, vượt khả năng người trả lời, từ ngữ nướcngoài

Ví dụ: Mức độ sử dụng phương pháp công não trong quá trình dạy học của bạn? (nhiềugiáo viên chưa biết tới phương pháp này là phương pháp thế nào để trả lời)

- Câu hỏi phải đơn trị

Ví dụ: Bạn có định nâng cao trình độ lấy bằng thạc sỹ không? (Ở đây gồm 2 vế: nâng caotrình độ, lấy bằng thạc sỹ)

- Khi không cần thiết, tránh những câu hỏi đi vào đời tư của người trả lời làm người takhó nói

Ví dụ: Đánh giá của Ban giám hiệu về hiệu quả giảng dạy của bạn HKI vừa qua?

- Trong những trường hợp cần thiết, những vấn đề “nhạy cảm” cần chuyển bị một số câuhỏi vòng làm ở sở phán đoán

Ví dụ: Ở ví dụ trên, ta có thể đưa 2 câu hỏi mở sau:

+ Hiệu quả giảng dạy trung bình của tổ:……

Trang 8

+ Hiệu quả giảng dạy của bạn:……

- Tránh những câu hỏi ta biết chắc câu trả lời

1.4 Cấu trúc bảng câu hỏi

- Thông thường, bảng câu hỏi có hàng chục câu hỏi Bên cạnh các câu hỏi còn có nhữnglời giải thích để làm người trả lời hiểu rõ nội dung và cách trả lời

- Nếu bảng không sạch, không rõ ràng, không sáng sủa thì nó sẽ làm người trả lời lúngtúng, đôi khi khó chịu, bực bội Điều đó làm ảnh hưởng đến kết quả điều tra

- Cấu trúc bảng câu hỏi gồm 3 phần chính:

+ Phần đầu: gồm những vấn đề chung với nội dung tìm hiểu đối tượng Ngoài ra, phần

mở đầu cũng nhằm mục đích khởi động cho cuộc giao tiếp, định hướng cho giao tiếp

+ Phần chính: Những câu hỏi phục vụ mục đích điều tra

+ Phần kiểm chứng: Phần này có thể bao gồm cả 2 loại câu hỏi nhằm mục đích làm rõthêm cho phần chính hoặc đôi khi kiểm chứng lại vấn đề nào đó để xác định đối tượng tar3lời thật hay không thật

1.5 Tác dụng và hạn chế của câu hỏi điều tra

1.5.1 Tác dụng

- Nếu dừng lại câu hỏi không khuôn khổ thì thu được lượng tin tức lớn trong một thờigian ngắn mà không đòi hỏi người nghiên cứu và phương tiện phức tạp

1.5.2 Hạn chế

- Tính chủ quan của người được điều tra (nói không đúng sự thật)

- Không giúp phân tích được hiện tượng và do đó không giúp kết luận chắc chắn về bảnchất hiện tượng đó mặc dù điều tra cho ta những biểu hiện ổn định có quy luật của hiệntượng

- Không cho biết diễn biến tâm lý dẫn đến câu trả lời của người trả lời

Trang 9

Chương 2

THIẾT KẾ BẢNG CÂU HỎI CHO ĐỂ TÀI

“ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG DẠY –HỌC HÓA HỌC PHỔ THÔNG”

2.1 Quy trình thiết kế bảng câu hỏi điều tra thực trạng dạy – học hóa học ở phổ thông

Bước 1: Xác định mục đích điều tra

- Đây là vấn đề then chốt khi xây dựng bảng câu hỏi điều tra thực trạng dạy – học hóahọc ở phổ thông

- Xác định đúng mục đích điều tra sẽ giúp ta định hướng được các câu hỏi với nộidung phù hợp và xác định được đối tượng cần điều tra

Bước 2: Xác định đối tượng điều tra

- Khi xây dựng câu hỏi điều tra, người nghiên cứu phải luôn nhớ đến đối tượng đangmuốn điều tra

- Việc xác định đúng đối tượng điều tra sẽ giúp chi người nghiên cứu xây dựng câuhỏi phù hợp với đối tượng, sử dụng ngôn từ thích hợp với đối tượng đang muốn điều tra đểthu được kết quả điều tra trung thực, khách quan nhất

Bước 3: Xác định loại câu hỏi sẽ tiến hành và điều kiện điều tra

- Câu hỏi là phương tiện quan trọng trong quá trình điều tra, vì vậy người nghiên cứucần tìm hiểu, xác định chính xác các loại câu hỏi sẽ sử dụng điều tra ở từng nội dung cụ thểtrong phần điều tra

- Việc tìm hiểu, xác định các điều kiện điều tra sẽ giúp người nghiên cứu tiên liệuđược các yếu tố thuận lợi hay rủi ro trong quá trình điều tra, từ đó có kế hoạch, phương ántránh hoặc khắc phục kịp thời

Bước 4: Xây dựng bảng câu hỏi

- Khi xây dựng bảng câu hỏi, người nghiên cứu cần tuân thủ các nguyên tắc khi xâydựng bảng câu hỏi điều tra thực trạng giảng dạy và đảm bảo các yêu cầu của câu hỏi đã xácđịnh ở các bước trên

Bước 5: Kiểm định lại bảng câu hỏi trước khi đem đi điều tra

Trang 10

Người nghiên cứu cần kiểm định lại bảng câu hỏi trước khi đem tiến hành lấy ý kiếnđiều tra đại trà ở các mặt:

+ Về nội dung: Câu hỏi điều tra có đúng mục đích nghiên cứu, có phù hợp với đốitượng nghiên cứu chưa?

+ Về hình thức: bố cục bảng câu hỏi hợp lý, có tính logic, trình bày sạch sẽ, không saichính tả …

2.2 Bảng câu hỏi điều tra thực trạng dạy và học hóa học phổ thông (Dành cho học sinh)

PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN

Thân gửi các em học sinh, nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu thực trạng việc dạy vàhọc hóa học ở trường phổ thông, từ đó góp phần vào việc nâng cao chất lượng việc dạy vàhọc hóa học, mong các em cho biết những ý kiến của bản thân mình bằng cách trả lời cáccâu hỏi sau:

THÔNG TIN CÁ NHÂN

- Họ và tên:

- Lớp Trường:

CÁC VẤN ĐỀ CẦN THAM KHẢO Ý KIẾN

1 Em có thích bộ môn hóa học không?

- Vì sao không thích? (trả lời ngắn gọn)

Trang 11

2 Bài giảng của thầy cô, em thấy:

xuyên

Thườngxuyên Đôi khi

Không sửdụngThuyết trình

Trang 12

7 Tiết học bài mới môn hóa của lớp em diễn ra theo hình thức

Giáo viên giảng, viết trên bảng, học sinh chép vào vở

Giáo viên giảng, học sinh sử dụng trực tiếp sách giáo khoa

Học sinh soạn bài trước, giáo viên giảng, giải thích những thắc mắc của học sinh

Không quan tâm

10 Tiết ôn tập, luyện tập môn hóa của lớp em diễn ra theo hình thức

Giáo viên tái hiện lại kiến thức cũ là chủ yếu

Giáo viên gọi học sinh lên kiểm tra bài cũ hoặc làm 1 số bài tập trong SGK, đề cương Học sinh hoạt động nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên

Hình thức khác:

11 Bài tập giáo viên trong lớp em sử dụng trong (có thể chọn nhiều phương án)

Sách giáo khoa

Sách bài tập

Đề cương của trường

Đề cương của giáo viên

Trang 13

12 Lớp em làm thí nghiệm tại phòng thực hành thí nghiệm hóa 1 năm lần

13 Khi giáo viên đặt câu hỏi trên lớp, em

Thường xuyên xung phong trả lời

Thi thoảng xung phong trả lời

Chỉ xung phong khi có cộng điểm

Không bao giờ xung phong

14 Em có đi học thêm môn hóa không?

PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN

Thân gửi các thầy cô, nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu thực trạng việc dạy và họchóa học ở trường phổ thông, từ đó góp phần vào việc nâng cao chất lượng việc dạy và họchóa học, mong các thầy cô cho biết những ý kiến của bản thân mình bằng cách trả lời cáccâu hỏi sau:

THÔNG TIN CÁ NHÂN

- Họ và tên: Tuổi:

- Nơi công tác:

- Khối lớp giảng dạy:

CÁC VẤN ĐỀ CẦN THAM KHẢO Ý KIẾN

1 Số tiết môn hóa tại trường thầy cô theo khối lớp

- Khối 8: .tiết/tuần

- Khối 9: .tiết/tuần

- Khối 10: .tiết/tuần

- Khối 11: .tiết/tuần

Trang 14

sinh NhẹHóa 8

xuyên Thường xuyên Đôi khi

Không sửdụngĐọc – chép

Sơ đồ tư duy

Power Point hoàn toàn

Phương pháp khác:

Trang 15

5 Trong lớp, thầy cô có sử dụng các phương tiện trực quan nào (chọn theo mức độ )

Tên các phương pháp và

hình thức tổ chức dạy học

Mức độ sử dụngRất thường

xuyên Thường xuyên Đôi khi

Không sửdụngThí nghiệm biểu diễn

Học sinh làm thí nghiệm

Mô hình, tranh vẽ mô phỏng

Phim thí nghiệm

Quan sát thực tế

Dạy power point

6 Tiết học bài mới thầy cô tổ chức lớp học theo hình thức

Giáo viên giảng, viết trên bảng, học sinh chép vào vở

Giáo viên giảng, học sinh sử dụng trực tiếp sách giáo khoa

Học sinh soạn bài trước, giáo viên giảng, giải thích những thắc mắc của học sinh

8 Tiết ôn tập, luyện tập thầy cô tiến hành theo hình thức

Giáo viên tái hiện lại kiến thức cũ là chủ yếu

Giáo viên gọi học sinh lên kiểm tra bài cũ hoặc làm 1 số bài tập trong SGK, đề cương Học sinh hoạt động nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên

Trang 16

Đề cương của trường

Sách tham khảo

10 Hình thức thi, kiểm tra ở trường thầy cô

Khối lớp Bài kiểm

tra

Hình thức100% tự luận 100% trắc nghiệm

Kết hợp

tự luận – trắc nghiệm(Ghi rõ % điểm từng phần)Hóa 8 15 phút

1 tiếtHóa 9 15 phút

1 tiếtHóa 10 15 phút

1 tiếtHóa 11 15 phút

1 tiếtHóa 12 15 phút

Không biết kỹ năng thực hành thí nghiệm hóa học

13 Theo thầy cô, dấu hiệu thể hiện tính tích cực của học sinh là

Trang 17

Hăng hái phát biểu ý kiến

Hay nêu thắc mắc

Làm bài tập đầy đủ

Tự bản thân chiếm lĩnh tri thức

14 Trong tiết học trên lớp, mức độ học sinh đặt câu hỏi cho thầy, cô hoặc bạn thuyết trình về nội dung bài học sinh

Thường xuyên

Thi thoảng

Không bao giờ

15 Thực trạng đổi mới phương pháp giảng dạy hóa học ở trường thầy cô

Thầy đọc – trò chép, giảng giải xen kẽ vấn đáp

Có đổi mới nhưng còn chậm

Chỉ đổi mới ở giáo viên trẻ

Chỉ đổi mới ở giáo viên giỏi

Chỉ đổi mới khi thao giảng

16 Để thiết kế một bài giảng theo phương pháp dạy học tích cực

Ngày đăng: 17/11/2015, 09:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w