1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chính sách phát triển ngành công nghiệp ô tô ở việt nam

76 679 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 748,19 KB

Nội dung

Đứng trước thực tể hàng năm nước ta bỏ ra hàng trăm tỷ đồng để nhập khẩu xe ô tô trong khi xuất khẩu gạo của 70% dân số lao động trong ngành nông nghiệp chỉ thu về được tiền triệu, Việt

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

-

NGUYỄN ĐỨC VŨ

CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH

Hà Nội – 2015

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

-

NGUYỄN ĐỨC VŨ

CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn này là trung thực, bảo đảm khách quan, khoa học và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, trước hết tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới toàn thể các thầy giáo, cô giáo trong trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội đã trang bị cho tôi những kiến thức trong thời gian tôi theo học tại trường Xin trân trọng cảm ơn TS Vũ Đức Thanhđã hướng dẫn, định hướng và góp ý cho tôi hoàn thành luận văn này Tiếp theo, tôi xin chân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh/chị các phòng ban, bộ phận tại đơn vị thực hiện luận văn đã cung cấp tài liệu, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu, hoàn thiện luận văn

Đặc biệt hơn nữa xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, các người bạn, đồng nghiệp, người thân đã luôn động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập

và nghiên cứu của mình

Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả mọi người!

Trang 5

MỤC LỤC

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT i

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ 5

1.1 Tồng quan tình hình nghiên cứu 5

1.2 Cơ sở lý luận về các chính sách phát triển ngành công nghiệp ô tô 8

1.2.1 Khái quát chung về ngành công nghiệp ô tô 8

1.2.2 Các nhân tố tác động đến sự phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam 13

1.2.3 Các chính sách phát triển ngành công nghiệp ô tô 16

1.3 Kinh nghiệm phát triển ngành công nghiệp ô tô ở một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho phát triển ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam 19

1.3.1 Kinh nghiệm phát triển ngành công nghiệp ô tô ở một số nước trên thế giới 19

1.3.2 Bài học kinh nghiệm cho phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam 24

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28

2.1 Phương pháp thu thập thông tin, số liệu 28

2.2 Phương pháp phân tích, xử lý thông tin 29

2.2.1 Phương pháp thống kê mô tả 29

2.2.2 Phương pháp phân tích thông tin 29

2.2.3 Phương pháp chuyên gia, hội thảo 30

2.2.4 Phương pháp kế thừa 31

2.2.5 Phương pháp so sánh 31

2.3 Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu 31

2.3.1 Địa điểm thực hiện nghiên cứu 31

Trang 6

2.3.2 Thời gian thực hiện nghiên cứu 31

2.4 Các công cụ, phương pháp phân tích số liệu, dữ liệu sơ cấp, thứ cấp 31 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ VIỆT NAM 32

3.1 Khái quát về ngành công nghiệp ô tô Việt Nam hiện nay 32

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ngành ô tô Việt Nam 32

3.2 Các chính sách phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam những năm qua 36

3.3 Đánh giá tác động chính sách qua thực trạng phát triển công nghiệp ô tô hiện nay 45

CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN TỚI 49

4.1 Bối cảnh hiện nay và quan điểm phát triển công nghiệp ô tô Việt Nam 49

4.1.1 Bối cảnh hiện nay 49

4.1.2 Quan điểm định hướng phát triển công nghiệp ô tô Việt Nam giai đoạn tới 53

4.2 Một số giải phápđiều chỉnhchính sách phát triển ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam giai đoạn tới 56

4.2.1 Về đầu tư 56

4.2.2 Về thị trường 58

4.2.3 Về xây dựng và phát triển ngành công nghiệp phụ trợ đáp ứng nhu cấu sản xuất 58

4.2.4 Về khoa học – công nghệ 60

4.2.5 Về đào tạo nguồn nhân lực 61

4.2.6 Về quản lý ngành 63

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 65

TÀI LIỆU THAM KHẢO 66

Trang 7

i

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

1 ASEAN Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á

2 CEPT thực hiện AFTA

3 FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài

4 FTA Hiệp định thương mại tự do

Trang 8

ii

Trang 9

1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Ngành công nghiệp ô tô không chỉ giữ một vị trí quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế quốc dân phát triển thông qua đáp ứng nhu cầu giao thông vận tải, góp phần phát triển sản xuất và kinh doanh thương mại mà còn

là một ngành kinh tế mang lại lợi nhuận rất cao nhờ sản xuất ra những sản phẩm có giá trị vượt trội Sớm nhận thức được tầm quan trọng của ngành công nghiệp này, các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức, Hàn Quốc, đã rất chú trọng phát triển ngành công nghiệp ô tô của riêng mình trong quá trình công nghiệp hoá để phục vụ không chỉ nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu sang các thị trường khác

Đứng trước thực tể hàng năm nước ta bỏ ra hàng trăm tỷ đồng để nhập khẩu xe ô tô trong khi xuất khẩu gạo của 70% dân số lao động trong ngành nông nghiệp chỉ thu về được tiền triệu, Việt Nam đã cố gắng xây dựng một ngành công nghiệp ô tô của riêng mình với mục tiêu sản xuất thay thế nhập khẩu và từng bước tiến tới xuất khẩu Chỉnh phủ Việt Nam đã luôn khẳng định vai trò chủ chốt của ngành công nghiệp ô tô trong sự nghiệp phát triển kinh tế và luôn tạo điều kiện lợi thông qua việc đưa ra các chỉnh sách ưu đãi

để khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào sản xuất ô

tô và phụ tùng Nhưng sau 12 năm xây dựng và phát triển ngành, công nghiệp

ô tô Việt Nam dường như vẫn chỉ ở điểm xuất phát

Thực tế này đã buộc Chính phủ phải yêu cầu các cơ quan Bộ Ngành liên quan, các doanh nghiệp trong ngành cùng vào cuộc nhằm vạch ra một chiến lược cụ thể cho việc phát triển ngành Bởi lúc này đây họ đã ý thức

Trang 10

2

được tính cấp thiết và bức bách cần phải xây dựng và phát triển một ngành

công nghiệp ô tô thực sự của riêng Việt Nam

Với những kiến thức được học và hiểu biết thực tiễn, tôi chọn nghiên

cứu vấn đề: "Chính sách phát triển ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam"

làm đề tài luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ, chuyên ngành quản lý kinh tế

Câu hỏi nghiên cứu: Việt Nam cần điều chỉnh các chính sách phát triển ngành công nghiệp ô tô nhƣ thế nào nhằm phát triển ngành công nghiệp này trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế?

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Làm rõ thực trạng phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, từ đó đưa ra những chính sách cho sự phát triển của ngành trong thời gian tới sao cho phù hợp với các cam kết của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, phù hợp với xu hướng phát triển ngành của thế giới và khu vực

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác nghiên cứu các chính sách phát triển ngành công nghiệp ô tô

- Bài học kinh nghiệm về chính sách phát triển ngành công nghiệp ô tô của các nước trên thế giới, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm về chính sách phát triển ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam

- Phân tích và đánh giá thực trạng các chính sách phát triển ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam Rút ra những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân hạn chế từ đó làm rõ hơn các vấn đề cần giải quyết

- Đề xuất các giải pháp và một số kiến nghị về thực hiện các chính sách phát triển ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam

3 Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu

Trang 11

3

3.1 Đối tƣợng nghiên cứu

Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Cáchthức thực hiện các chính sách phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam

- Phạm vi thời gian: Từ năm 2010 đến nay

4 Đóng góp của luận văn

- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về chính sách phát triển ngành công nghiệp ô tô và bổ sung thêm một số lý luận về chính sách phát triển ngành công nghiệp ô tô dưới góc độ địa phương

- Bài học kinh nghiệm của một số nước về chính sách phát triển ngành công nghiệp ô tô, từ đó rút ra một số bài học có thể vận dụng cho Việt Nam

- Đánh giá tương đối toàn diện thực trạng các chính sách phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam theo khung lý thuyết đã phân tích, đề xuất

- Đề xuất một số phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả các chính sách phát triển ngành công nghiệp ô tô, làm cơ sở cho các nhà quản lý tham khảo để đưa ra các quyết sách phù hợp về các chính sách

5 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có kết cấu gồm 4 chương như sau:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận về chính sách phát triển ngành công nghiệp ô tô

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Thực trạng các chính sách phát triển ngành công nghiệp ô tô

ở Việt Nam

Trang 12

4 Chương 4: Định hướng và giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam trong giai đoạn tới

Trang 13

5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ

1.1 Tồng quan tình hình nghiên cứu

Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam với lịch sử phát triển gần hai mươi năm qua, được xác định là lĩnh vực quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước và luôn là trọng tâm của những chính sách ưu đãi, bảo hộ từ phía Chính phủ Với tính chất quan trọng như vậy, đây là đề tài thu hút sự chú ý của nhiều học giả trong và ngoài nước Có rất nhiều bài nghiên cứu về tác động của những chính sách bảo hộ của Chính phủ đồng thời đề xuất những hướng đi mới cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam

Bài viết của tác giả Timothy J Sturgeon (1998), “The automotive industry in Vietnam: prospects for development in a globalizing economy” là

một bài nghiên cứu khá toàn diện và sâu sắc với các khuyến nghị rất hợp lý

và có ý nghĩa ngay tại thời điểm này như: phát triển hạ tầng giao thông, xây dựng một cơ chế chính sách ổn định và minh bạch, thiết lập chuỗi cung ứng

và tăng cường hợp tác quốc tế Tuy nhiên, do được viết vào năm 1998 nên bài nghiên cứu đã không lường trước được các thay đổi chính sách cũng như nhiều vấn đề phát sinh đối với ngành công nghiệp ô tô hiện nay

Bài viết của tác giảPaul Brough(2000), “Automative and components market in Asia” , Head of Financial Advisory Services, China and Hong

Kong SAR KPMG, Hongkong Nghiên cứu tập trung vào chiến lược phát triển công nghiệp phụ trợ ô tô từ năm 1986-2004 của một số nước châu Á dưới tác động của các FTA giữa các nước trong khu vực

Trang 14

6

Bài viết của tác giả Akira Hibiki & Toshi H Arimura & Shunsuke

Managi (2010), “Enviromental regulation, R&D and Technological Change”,

National Institute for Environmental Stuties, Sophia University, Tohoku University, Japan Các tác giả phân tích những quy định của chính phủ các nước về vấn đề môi trường, đưa ra các thách thức và giải phát triển khai các công nghệ để giải quyết các vướng mắc liên quan đến tác động của ngành công nghiệp ô tô đến môi trường

Các bài nghiên cứu của Kenichi Ohno “Ngành công nghiệp ô tô Việt

Nam, Những việc cần làm để triển khai thực hiện Quy hoạch

ngành”(2004)và“Xây dựng ngành công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam”(2007) là

những bài viết rất sắc sảo, thể hiện những đánh giá sâu sắc về ngành công nghiệp ô tô Việt Nam cùng những chia sẻ kinh nghiệm hữu ích Tuy nhiên, sự thiếu phối hợp đồng bộ giữa các chính sách ở Việt Nam là nguyên nhân khiến các khuyến nghị của Kenichi Ohno chưa có ý nghĩa thực tiễn

Bài viết của tác giả Jeffrey K.Liker (1997),“Phương thức Toyota”

,Nxb Tri thức, Hà Nội Công trình nghiên cứu của tác giả về phương thức sản xuất “tinh gọn” của Toyota-chìa khóa tạo nên thành công của công ty và ảnh hưởng của nó đến toàn ngành công nghiệp ô tô Nhật Bản

Bài viết của tác giả Nguyễn Bích Thủy (2008),“Industrial policy as determinant localisation: the case of Vietnamese automobile industry” cung

cấp các số liệu điều tra thực tế về thực trạng nội địa hóa của các hãng xe tại Việt Nam Bài nghiên cứu đi đến kết luận rằng chính sách của chính phủ, thị trường và công nghiệp hỗ trợ là ba yếu tố quyết định đến thành công của chính sách nội địa hóa Do vậy, chỉ khi tác động vào 3 yếu tố này mới phá vỡ được sự yếu kém trong ngành công nghiệp ô tô Việt Nam Tuy nhiên, trong phạm vi nhằm cung cấp các số liệu sơ cấp về tỷ lệ nội địa hóa và tìm kiếm

Trang 15

“Phương tiện giao thông và công nghiệp phụ trợ” tổ chức bên lề Vietnam AutoExpo 2007, PGS-TS Phan Đăng Tuất, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách chiến lược công nghiệp, Bộ Công thương cho biết: “Một chiếc xe

ô tô có từ 20.000-30.000 chi tiết và để sản xuất ra nó cần tới hàng ngàn nhà cũng cấp linh kiện mỗi doanh nghiệp lắp ráp cần tối thiểu 20 nhà cung cấp, trong khi ở Việt Nam, hiện chỉ có khoảng 40 nhà cung cấp linh kiện trên tổng

số 50 nhằ lắp ráp”

Theo ông Yoshihisa Maruta - Chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), đồng thời là Tổng giám đốc Công ty ô tô Toyota Việt Nam nhận định,xét về dài hạn, thị trường Việt Nam rất có tiềm năng và có khả năng sẽ phát triển như quy mô thi ̣ trường Thái Lan Với tư cách là Chủ tịch VAMA, ông khẳng định, các thành viên VAMA đều là các nhà sản xuất ô tô , đều có mong muốn tiếp tục sản xuất ô tô tại Việt Nam Cùng chung nhận định này, ông Đào Phan Long, Phó Chủ tịch Hiệp hội các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam đánh giá, khó có thể có doanh nghiệp nào bỏ cuộc với thị trường còn nhiều dung lượng như ở Việt Nam, trong khi Chính phủ cũng đã khẳng định muốn phát triển ngành công nghiệp ô tô với những chiến lược, quy hoạch phát triển ngành rất cụ thể Tuy nhiên, theo ông Long, để các doanh nghiệp sản xuất ô tô của Việt Nam trụ vững, việc các doanh nghiệp đề xuất giảm các vấn

đề về thuế chỉ là giải pháp trước mắt, còn về lâu dài, chính bản thân các doanh

Trang 16

8

nghiệp trong nước phải biết liên kết với nhau mới có thể xây dựng một ngành công nghiệp ô tô phát triển bền vững

1.2 Cơ sở lý luận về các chính sách phát triển ngành công nghiệp ô tô

1.2.1 Khái quát chung về ngành công nghiệp ô tô

1.2.1.1 Lịch sử phát triển ngành công nghiệp ô tô

* Lịch sử hình thành công nghiệp ô tô thế giới

Để có được một ngành công nghiệp ô tô phát triển rực rỡ như ngày hôm nay, ngành công nghiệp này đã trải qua một thời gian dài phôi thai mà những nền tảng đầu tiên chính là phát minh ra các loại động cơ Năm 1887, nhà bác học người Đức Nicolai Oto chế tạo thành công động cơ 4 kỳ và lắp ráp thành công chiếc ô tô đầu tiên trên thế giới Có thể nói ô tô ra đời là sự kết tinh tất yếu của một thời kỳ nở rộ những phát minh trong cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đầu tiên của nhân loại Bởi ngay từ thế kỷ 13, nhà khoa học, triết học người Anh-Roger Bacon đã tiên đoán rằng “Rồi con người có thể chế tạo ra những chiếc xe có thể di chuyển bằng một loại sức kéo nhanh không thể tin nổi, song tuyệt nhiên không phải dùng những con vật để kéo”.Kể từ khi ra đời, ô tô đã dành được sự quan tâm của biết bao nhiêu nhà khoa học, bác học vĩ đại Họ miệt mài nghiên cứu ngày đêm để không ngừng cải tiến nó về cả hình thức lẫn chất lượng: từ những chiếc xe thuở ban đầu thô

sơ, kồng kềnh và xấu xí ngày càng trở nên nhỏ nhẹ hơn và sang trọng hơn Không lâu sau ô tô trở nên phổ biến, với những ưu điểm nổi trội về tốc độ di chuyển cao, cơ động, không tốn sức và vô số những tiện ích khác, ô tô đã trở thành phương tiện hữu ích, không thể thiếu của người dân các nước công nghiệp phát triển và là một sản phẩm công nghiệp có ý nghĩa kinh tế quan trọng ở tất cả các quốc gia trên thế giới Chính vì thế, theo lịch sử ngành công nghiệp ô tô thế giới, năm đầu tiên của thế kỷ 20-năm 1901, trên toàn thế giới

Trang 17

9

đã có 621 nhà máy sản xuất ô tô xe máy, trong đó 112 ở Vương quốc Anh, 11

ở Italy, 35 ở Đức, 167 ở Pháp, 215 ở Mỹ và 11 nước khác Tuy nhiên, mốc thời gian đánh dấu sự ra đời chính thức của ngành công nghiệp ô tô phải kể đến năm 1910 khi ông Henry Ford-Người sáng lập ra tập đoàn Ford Motor nổi tiếng, bắt đầu tổ chức sản xuất ô tô hàng loạt trên qui mô lớn Vào những năm 1930 của thế kỷ 20, trước chiến tranh thế giới thứ 2, ô tô đã có được những tính năng kỹ thuật cơ bản Cùng với những thành tựu khoa học kỹ thuật thời đó, công nghiệp ô tô thế giới đã thực sự trở thành một ngành sản xuất đầy sức mạnh với 3 trung tâm sản xuất chính Bắc Mỹ, Tây Âu (từ trước chiến tranh thế giới thứ I) và Nhật Bản (trước chiến tranh thế giới thứ II) Hầu hết các hãng sản xuất có tên tuổi trên thế giới như Ford, General Motor, Toyota, Mercedes-Benz đều ra đời trước hoặc trong thời kỳ này Sau chiến tranh thế giới thứ II, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại bùng nổ, ô tô

và công nghiệp ô tô cũng có những bước tiến vượt bậc Những thành tựu khoa học kỹ thuật được áp dụng như vật liệu mới, kỹ thuật điện tử, điều khiển học, đã làm thay đổi cơ bản, bản thân ô tô và công nghiệp ô tô cả về mặt kỹ thuật, khoa học công nghệ cũng như về quy mô kinh tế xã hội

* Các giai đoạn phát triển ngành công nghiệp ô tô thể giới

Nhìn lại lịch sử hình thành và phát triển của ô tô và ngành sản xuất ô tô thế giới, có thể thấy rằng thế kỷ 20 là thế kỷ của ô tô Quá trình phát triển của ngành công nghiệp ô tô trên thế giới có thể chia làm 3 giai đoạn:

- Trước năm 1945: Nền công nghiệp ô tô của thế giới chủ yếu tập trung tại Mỹ, sản lượng công nghiệp ô tô ở Tây Âu và Nhật Bản rất thấp

- Giai đoạn 1945-1960: Sản lượng công nghiệp ô tô của Nhật Bản và Tây Âu tăng mạnh song còn nhỏ bé so với Mỹ

- Giai đoạn từ 1960 trở lại đây: Nền công nghiệp sản xuất ô tô xe máy

Trang 18

10

Nhật đã vươn lên mạnh mẽ và đã chiếm vị trí thứ nhất trong ngành công nghiệp to lớn này Nhật đã trở thành đối thủ số một của Mỹ và Tây Âu trong ngành công nghiệp ô tô Ngành công nghiệp ô tô của Nhật có khả năng cạnh tranh rất lớn, để sản xuất 1 chiếc xe ô tô mới, Nhật chỉ cần 17 giờ trong khi

Mỹ cần 25 giờ và Tây Âu cần 37 giờ Còn để xuất xưởng 1 mẫu xe mới Nhật chỉ cần 43 tháng trong khi Mỹ cần 62 tháng và Tây Âu cần những 63 tháng Bên cạnh đó là tính cạnh tranh của các bộ phận chi tiết phụ tùng, số lượng các khuyết tật tính trung bình trên 1 xe của Nhật là0,24 so với Mỹ là 0,33 và Tây

Âu là 0,62 Tuy nhiên sức cạnh tranh này gần đây đã giảm Sản lượng ô tô trên thế giới, từ năm 1960 đến nay, gần như ổn định quanh con số khoảng 50-

52 triệu xe/năm, tập trung vào 3 trung tâm công nghiệp lớn là Mỹ, Nhật Bản

và Tây Âu Thị trường thế giới về ô tô vào khoảng 780 tỷ USD/năm Riêng 6 tập đoàn lớn của công nghiệp ô tô năm 1999 đã sản xuất tới 82,5% tổng số ô

tô thế giới trong đó Mỹ có 3 tập đoàn, Nhật, Đức, Pháp mỗi nước một tập

đoàn

1.2.1.2 Đặc điểm của ngành công nghiệp ô tô

* Ngành ô tô cần có sự đầu tư lớn, lâu dài

So với đầu tư vào đại bộ phận các ngành công nghiệp khác, vốn đầu tư vào ngành công nghiệp ô tô là cao hơn rất nhiều vì mỗi ô tô có tới 20 nghìn đến 30 nghìn chi tiết, bộ phận khác nhau Các chi tiết, bộ phận lại được sản xuất với những công nghệ có đặc điểm khác biệt; chi tiết phụ tùng của loại xe này không thế sử dụng cho loại xe khác, do vậy, vốn đầu tư cho việc sản xuất

là rất cao

Ở Việt Nam trong kế hoạch 5 năm 2001 – 2005, tổng vốn đầu tư phát triển là 830.000 – 850.000 tỷ đồng và tăng hàng năm từ 11-12% Ngành công nghiệp nhận được khoảng 44% trong tổng số này và đầu tư cho ngành công

Trang 19

11

nghiệp ô tô giai đoạn 2001-2010 chiếm khoảng 2% tổng đầu tư phát triển, hay 44% đầu tư phát triển cho ngành công nghiệp Theo bản quy hoạch ngành công nghiệp ô tô Việt Nam giai đoạn 2001-2010 thì tổng nhu cầu vốn đầu tư

để thực hiện được bản quy hoạch này khoảng từ 16.000-18.000 tỷ đồng và 35.000-40.000 tỷ đồng giai đoạn 2010-2020

* Ngành công nghiệp ô tô có sản phẩm mang giá trị rất cao

Đặc điểm nổi bật của ngành là sản phẩm mang giá trị rất cao Chiếc ô

tô từ lâu đã không còn được coi chỉ là phương tiện đơn thuần mà các nhà chế tạo đã không ngừng trang bị cho nó vô số tiện ích khác khiến cho ô tô giờ đây như một mái nhà di động, một biểu tượng của sự giàu có, thịnh vượng Một chiếc ô tô có giá trị trừ hàng chục nghìn đô la tới hàng trăm đô la Thêm một

sự khác biệt nữa so với các sản phẩm chế tạo khác, một chiếc ô tô được hình thành từ rất nhiều chi tiết, gần 30.000 chi tiết đòi hỏi sự tinh vi trong chế tạo Chính nhờ đặc điểm này mà ngành công nghiệp ô tô trở thành khách hàng của rất nhiều ngành khác

* Ngành công nghiệp ô tô đòi hỏi về công nghệ và công nghiệp phụ trợ cao

Đây là ngành đòi hỏi công nghệ kỹ thuật tiên tiến, hiện đại Một sản phẩm ô tô được tung ra trên thị trường là sự kết hợp của hàng nghìn, hàng vạn chi tiết khác nhau Mỗi chi tiết có tiêu chuẩn kỹ thuật riêng và được chế tạo theo phương pháp riêng ở những điều kiện khác nhau nhưng vẫn đảm bảo tính đồng bộ của sản phẩm Khi công nghiệp ô tô phát triển, xuất hiện nhiều chi tiết vượt quá khả năng thao tác của con người, yêu cầu phải có sự giúp đỡ máy móc, kỹ thuật Máy móc, kỹ thuật càng hiện đại càng giảm bớt sự nặng nhọc và nguy hiểm, quan trọng hơn, dưới sự điều khiển của con người, những

Trang 20

Để có thể sản xuất thành công một chiếc ô tô cần có tới hàng ngàn chi tiết khác nhau Bản thân một doanh nghiệp với giới hạn về quy mô và nguồn lực không thể tự mình sản xuất tất cả các chi tiết Muốn làm được điểu này, cần có sự hỗ trợ của các doanh nghiệp khác nhau Một chiếc xe hơi là hiện thân của một chuỗi cung ứng khổng lồ của nhiều doanh nghiệp Công nghiệp phụ trợ là ngành công nghiệp đóng vai trò hỗ trợ cho việc sản xuất các thành phần chính, ngành này rất đa dạng từ gia công cơ khí, chế tạo khuôn đúc, rèn, nhiệt luyện, xử lý bề mặt, sản xuất những linh kiện phụ tùng, sản phẩm bao

bì, nguyên liệu để sơn, nhuộm cho tới cả những sản phẩm trung gian, những nguyên liệu sơ chế

* Ngành công nghiệp ô tô cần mạng lưới tiêu thụ chuyên nghiệp và rộng khắp

Do đặc tính của sản phẩm mang giá trị cao, cần thiết phải được hưởng các dịch vụ chăm sóc sau bán hàng khá thường xuyên như bảo dưỡng, sửa chữa Chính vì thế, từ khi ra đời ngành công nghiệp ô tô đã chọn cách tiêu thụ sản phẩm của mình thông qua các đại lý mà không bán trực tiếp Chẳng hạn

Trang 21

vì chúng ta đang đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với ôtô rất cao nhằm hạn chế tiêu dùng làm cho thị trường tăng trưởng chậm, còn chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp phụ trợ (trong đó có ôtô) mới được Bộ Công thương ban hành vào tháng 8/2007

1.2.2.2 Nhân tố con người

Lực lượng lao động (LLLĐ) cả nước tại thời điểm 1/7/2008 là 48,3 triệu người Cơ cấu lao động: lao động nam chiếm 50,7% LLLĐ, lao động nữ chiếm 49,3% LLLĐ Trình độ chuyên môn kỹ thuật của LLLĐ của nước ta đang dần được nâng lên song vẫn có tới 75% LLLĐ không có trình độ chuyên môn kỹ thuật Trong số lao động có chuyên môn, phần lớn vẫn là công nhân

kỹ thuật, dạy nghề ngắn hạn, dạy nghề dài hạn và trung học chuyên nghiệp (chiếm các tỷ lệ tương ứng là 7,3%, 4,4%, 1,6%, và 5,0% năm 2008) Tỷ trọng LLLĐ có trình độ từ cao đẳng và đại học trở lên chỉ chiếm 6,8% Ngành công nghiệp ô tô đòi hỏi lao động có trình độ tay nghề cao, tỉ mỉ, chi tiết Mặc

dù thực tế nguồn nhân lực của chúng ta hiện nay chưa thực sự đáp ứng được toàn bộ nhu cầu cho ngành một cách tốt nhất, song: Con người người Việt Nam được cho là khéo tay có đầu óc sáng tạo, bản tính cần cù chăm chỉ học

Trang 22

14

hỏi, thông minh, nhanh nắm bắt được công nghệ mới; mặt khác chi phí của nguồn nhân lực ở Việt Nam rẻ so với các nước trong khu vực và trên thế giới tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển ngành công nghiệp ô tô, và là môi trường thuận lợi cho việc thu hút FDI đầu tư cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam; đặc biệt là tập trung mạnh tại khâu lắp ráp Việc sản xuất tại công tại công đoạn này thường xuyên đòi hỏi một số lượng lớn lao động, do vậy, điều này sẽ cho phép giảm đáng kể chi phí sản xuất

1.2.2.3 Nhân tố vốn

Ngành công nghiệp ô tô là ngành cần một số lượng vốn rất lớn Đây là một đặc điểm nổi bật của ngành này Muốn xây dựng được ngành đã khó, phát triển được lại càng khó hơn Do vậy số vốn cần thiết để đầu tư vào ngành có thể nói là một con số khổng lồ Trong gần 20 năm qua có rất ít các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực sản xuất linh kiện cũng như chuyển giao công nghệ ôtô vào Việt Nam Điều này rất khó khăn cho việc phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam Ví dụ như: tập đoàn Ford trong năm 2004 đã tìm địa điểm để đầu tư 1 nhà máy sản xuất động cơ ôtô tại khu vực Đông Nam Á với số vốn là 400 triệu USD họ đã khảo sát tại nhiều nước trong đó có Việt Nam nhưng sau đó lại quyết định đầu tư tại Philipines Mới đây cũng tập đoàn này đã đầu tư 500 triệu USD để sản xuất xe cỡ nhỏ tại Thái Lan chứ không phải là Việt Nam Tại Việt Nam họ chỉ có 1 dây chuyền lắp ráp công suất khoảng 10.000 xe/năm, đến nay có lẽ đã khấu hao hết Họ không chọn Việt Nam là vì chúng ta không hội đủ những điều kiện cần thiết Song không có gì là không thể, khi mà nguồn vốn đầu tư vào nước ta đang ngày một tăng lên, hay nói cách khác là Việt Nam đang thành công trong việc thu hút đầu tư từ nước ngoài, đặc biệt là vốn đổ vào ngành công nghiệp ô tô ngày một tăng lên đáng kể Trong bối cảnh như hiện nay, khi mà nền kinh tế

Trang 23

15

thế giới vừa trải qua một cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng, chúng ta không thể tránh khỏi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng đó, song chúng ta đang dần dần hồi phục nền kinh tế Với môi trường kinh doanh hấp dẫn chúng ta vẫn cạnh tranh được với các nước khác trong khu vực; tiềm năng phát triển trung và dài hạn của nền kinh tế nước ta vẫn tốt, thu phục được lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài, vốn FDI vào Việt Nam tăng lên đáng

kể, năm 2008 chúng ta có vốn đầu tư nước ngoài đăng ký là: 64 tỷ USD (gấp hơn 3 lần so với năm 2007), cùng với nững chính sách ưu đãi từ chính phủ, với sự ưu ái của ngân sách nhà nước, chúng ta hoàn toàn tin tưởng vào tương lai tươi sáng cho ngành ô tô khi mà vấn đề quan trọng là vốn đã được giải quyết

1.2.2.4 Nhân tố khoa học công nghệ

Muốn có nền công nghiệp ô tô Việt Nam trưởng thành thì ngành này phải chế tạo được chiếc xe ô tô “made in Vietnam”chính hiệu khi có ít nhất

51 % linh kiện chế tạo tại Việt Nam Muốn vậy, về cấu trúc, ngành ô tô bắt buộc phải tạo ra một hệ thống công nghiệp phụ trợ (chế tạo linh phụ kiện) ô

tô đủ lớn về qui mô và có tính đồng bộ cao Các doanh nghiệp Nhà nước lớn

do được Nhà nước cấp vốn nên đang đầu tư vào những dây chuyền sản xuất linh kiện khá tiên tiến từ các nước trong khu vực Tuy nhiên, khó khăn đặt ra

là khu vực cung cấp nguyên vật liệu như thép, hóa chất trong nước còn yếu kém nên chất lượng sản phẩm chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của các liên doanh Mô hình sản xuất của các doanh nghiệp này vẫn duy trì theo kiểu tích hợp sản xuất từ trước

Một số ít các doanh nghiệp FDI có cơ sở sản xuất linh kiện (dập vỏ xe) với trình độ công nghệ tiên tiến (Toyota, Ford), nhưng các cơ sở này nhập khẩu nguyên vật liệu từ nước ngoài, không sử dụng nguyên vật liệu sản xuất

Trang 24

16

trong nước Các doanh nghiệp còn lại không đầu tư máy móc, thiết bị sản xuất linh phụ kiện tại Việt Nam mà chủ yếu nhập khẩu từ các Công ty mẹ hoặc các đối tác nước ngoài khác trong khu vực Có thể nói nhân tố góp phần quyết định sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam đã phần nào được giải quyết

1.2.3 Các chính sách phát triển ngành công nghiệp ô tô

1.2.3.1 Các chính sách về thuế đối với ô tô và linh kiện, phụ tùng ô tô

Để khuyến khích phát triển công nghiệp sản xuất ô tô và phụ tùng phục

vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, Nhà nước có một số chính sách hỗ trợ như sau:

- Không tính thuế nhập khẩu theo bộ linh kiện rời dạng CKD, IKD; tínhthuế nhập khẩu theo biểu thuế đối với linh kiện và phụ tùng nhập khẩu vàtheo hướng khuyến khích sản xuất trong nước

- Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với sản phẩm chế thử trong thời gian một năm kể từ khi sản phẩm được tiêu thụ trên thị trường

+ Xử lý nghiêm khắc hàng nhập lậu, hàng gian lận thương mại được đưa vào thị trường Việt Nam

- Mở rộng thị trường:

Trang 25

1.2.3.3 Các chính sách về đầu tƣ

- Khuyến khích sự hợp tác, phân công sản xuất giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau và với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để tận dụng các công nghệ và thiết bị đã đầu tư, giảm chi phí đầu tư mới và tránh đầu tư trùng lắp

- Đầu tư mới từng bước nhưng tập trung, có trọng điểm và đầu tư nhanh

ở những khâu công nghệ cơ bản, quyết định chất lượng sản phẩm, phù hợp với nhu cầu thị trường

- Các dự án có vốn đầu tư nước ngoài vào các ngành công nghiệp hỗ trợ, sản xuất động cơ, phụ tùng, linh kiện ô tô, đặc biệt là các dự án đầu tư với quy mô công suất lớn, sản xuất sản phẩm chất lượng cao phục vụ cho chương trình nâng cao tỷ lệ sản xuất trong nước và xuất khẩu, được hưởng đầy đủ các chính sách ưu đãi theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

1.2.3.4 Chính sách về khoa học công nghệ

- Khuyến khích chuyển giao công nghệ, đầu tư công nghệ tiên tiến phục

vụ chương trình sản xuất ô tô và phụ tùng ô tô, đặc biệt là động cơ, hộp số, cụm truyền động

Trang 26

18

- Nhà nước hỗ trợ kinh phí chuyển giao công nghệ cho các dự án sản xuất động cơ, hộp số, cụm truyền động nếu công nghệ được chuyển giao từ các hãng có danh tiếng trên thế giới

- Nhà nước hỗ trợ kinh phí cho đầu tư hoạt động nghiên cứu - phát triển trong công nghiệp ô tô

1.2.3.5 Các chinh sách phát triển nguồn nhân lực

Tăng cường đầu tư cho đào tạo và đào tạo lại cán bộ quản lý, cán bộ thiết kế, công nhân lành nghề phục vụ công nghiệp ô tô, kể cả cử đi học nước ngoài từ nguồn vốn ngân sách của Nhà nước

1.2.3.6 Các chính sách về huy động vốn

- Khuyến khích cổ phần hóa các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô, phụ tùng ô tô, kể cả bán cổ phần cho người nước ngoài để tạo vốn đầu tư mới

và đa dạng hóa nguồn vốn

- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực sản xuất phụ tùng, linh kiện ô tô

- Các doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật, có dự án đáp ứng đầy đủ các yêu cầu nêu ở khoản 4 (phần "Đối với các dự án trong nước khác") đều được phép đầu tư dự án trên nguyên tắc tự chịu trách nhiệm về hiệu quả đầu tư Khi xây dựng dự án, chủ đầu tư căn cứ các định hướng quy hoạch, định hướng đầu tư nêu trên (nhất là nhu cầu thị trường, nhu cầu sản lượng bổ sung từng thời kỳ đối với mỗi loại xe, định hướng phân bố lực lượng sản xuất ), khả năng cạnh tranh thực tế của doanh nghiệp để xác định quy mô và địa điểm đầu tư thích hợp, đồng thời tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình

Trang 27

19

1.2.3.7 Các chính sách về quản lý ngành

- Chú trọng nghiên cứu, thực hiện các giải pháp điều tiết cung cầu của thị trường ô tô Việt Nam nhằm đảm bảo tính cạnh tranh lành mạnh và hiệu quả chung cho toàn ngành

- Xây dựng, hoàn thiện khung khổ pháp lý nhằm tạo điều kiện để các doanh nghiệp tự sắp xếp, tổ chức lại, hình thành các doanh nghiệp lớn theo

mô hình Công ty mẹ - Công ty con, các công ty vệ tinh của các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực sản xuất, lắp ráp ô tô; thực hiện tốt việc chuyên môn hoá, hợp tác hoá

1.3.Kinh nghiệm phát triển ngành công nghiệp ô tô ở một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho phát triển ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam

1.3.1 Kinh nghiệm phát triển ngành công nghiệp ô tô ở một số nước trên thế giới

Malaysia đã thành công trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế một cách

ấn tượng từ một nền kinh tế dựa chủ yếu vào tài nguyên sang nền kinh tế chủ

Trang 28

20

yếu dựa vào chế tạo.Thu nhập GDP trên đầu người của Malaysia đạt trên 10.000 USD Malaysia đã xây dựng đượcmạng lưới công nghiệp ô tô có đủ khả năng đáp ứng được yêu cầu của các nhà chế tạo thiết bị gốc trên toàn cầu trong việc cung ứng linh kiện, phụ kiện và các dịch vụ chế tạo chính xác ở các ngành đòi hỏi công nghệ cao và phức tạp như ô tô, máy móc, thiết bị sản xuất dầu và khí, thiết bị hàng không, thiết bị y tế và thậm chí cả thiết bị quốc phòng

- Chiến lược phát triển công nghiệp ô tô

Chiến lược phát triển công nghiệp của Malaysia trải qua nhiều giai đoạn Từ sau khi giành độc lập năm 1957 đến năm 1990, chính sách chủ yếu

là thay thế nhập khẩu chuyển sang định hướng xuất khẩu dựa vào FDI chế tạo Trong thời kỳ này chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ được đề ra cùng với chiến lược công nghiệp hóa hướng ngoại

Từ năm 1990 đến nay, để thúc đẩy công nghiệp ô tô phát triển, đồng thời để khắc phục những khó khăn do khủng hoảng kinh tế và sự trỗi dậy của các đối thủ cạnh tranh như Trung Quốc, Việt Nam trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, Malaysia dã ban hành các Kế hoạch phát triển công nghiệp 1,2 và 3.Các ưu đãi đầu tư tại Malaysia do Cơ quan phát triển công nghiệp Malaysia (MIDA) quyết định Trên cơ sở danh mục các hoạt động và các sản phẩm ưu tiên phát triển, MIDA sẽ phê duyệt dự án và cấp ưu đãi Bên cạnh đó Chương trình Liên kết công nghiệp, Chương trình cấp ưu đãi tài tính

do ngân hàng SME thực hiện, Chương trình kết nối kinh doanh và hỗ trợ kinh doanh là các công cụ chính nhằm khuyến khích các doanh nghiệp lớn và người bán (các nhà cung cấp nội địa) liên kết

- Thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển công nghiệp ô tô

Trang 29

21

Với chiến lược phát triển công nghiệp ô tô dựa vào đầu tư nước ngoài, Malaysia đã thành công trong việc hội nhập ngược vào chuỗi cung ứng toàn cầu Bằng chính sách định hướng dòng vốn nước ngoài vào ngành công nghiệp ô tô, chính phủ Malaysia đã giao MIDA lập và thực hiện các chính sách ưu đãi về thuế và đơn giản thủ tục hành chính nhằm thu hút FDI vào ngành công nghiệp ô tô Đầu năm 1990, các nhà đầu tư nước ngoài đã tăng cường đầu tư vào công nghiệp hỗ trợ ở Malaysia nhờ vào sự tập trung của các Tập đoàn đa quốc gia Đến năm 2000, các Tập đoàn đa quốc gia đã bắt đầu tăng dần mua sắm nội địa yếu tố đầu vào để giảm thiểu chi chí và tiết kiệm thời gian sản xuất Trong thời gian này, các doanh nghiệp cung ứng nội địa đóng vai trò là nhà cung ứng lớp 2 và nhận 1 phần công đoạn sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ Còn các nhà cung ứng nước ngoài nắm các bí quyết công nghệ đóng vai trò cung ứng bậc 1, tập trung vào các sản phẩm công nghệ cao mang tính chất bí quyết Việc hội nhập ngược vào mạng lưới sản xuất toàn cầu của Malaysia được thực hiện bằng việc mua nguyên liệu đầu vào của nước ngoài hoặc các tập đoàn đa quốc gia và thực hiện gia tăng giá trị tại Malaysia Các chính sách ưu đãi thu hút dòng vốn FDI đầu tư vào công nghiệp hỗ trợ nhằm thay thế nhập khẩu đã có hiệu quả nhất định, chuyển sang cung cấp cho thị trường sản xuất và lắp ráp hoàn chỉnh các sản phẩm công nghiệp theo chương trình nội địa hóa Đến nay, nghành công nghiệp ô tô đã phát triển và nhiều nhà sản xuất đã bắt đầu mở rộng xuất khẩu linh và phụ kiện, phụ tùng thông qua hợp tác với chính các FDI đã đầu tư vào lớp 1 ở Malaysia

- Chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong công nghiệp ô tô + Nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ

Trang 30

- Chính sách phát triển cụm công nghiệp

Phát triển cụm công nghiệp được hiểu là mở rộng sự phát triển theo cụm, là sự hội tụ, tập trung các hoạt động trong chuỗi sản xuất bao gồm sản xuất, cung ứng, dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, cơ sở hạ tầng và các thể chế cần thiết

- Chính sách kết nối kinh doanh nhằm phát triển công nghiệp ô tô

+ Chương trình phát triển nhà cung cấp (vendor depvelopment program) năm 1988

+ Chương trình kết nối công nghiệp ILP năm 1996 (industrial linkage program)

Các chương trình trên có mục đích cấp tín dụng ưu đãi, kết nối kinh doanh và hỗ trợ địa điểm nhà xưởng, nghiên cứu triển khai, đổi mới công nghệ…

- Chính sách phát triển nguồn nhân lực

Chính phủ Malaysia thành lập Quĩ phát triển nhân lực Trong các tổ chức đào tạo có Tổng công ty năng suất Malaysia (MPC) trực thuộc Bộ Kinh

tế, tổ chức các khóa đào tạo và cung cấp dịch vụ tư vấn về năng suất và chất lượng Đây cũng là cơ quan duy nhất ở Malaysia cấp chứng nhận Môi trường

Trang 31

23

Chất lượng cho doanh nghiêp Đào tạo của Tổng công ty này hướng đến quản

lý nhiều hơn là kỹ năng kỹ thuật

Với các chính sách tích cực đến nay, Malaysia đã trở thành nước có năng lực và chất lượng sản xuất đẳng cấp quốc tế, chuyển từ vị thế nhà cung cấp đơn lẻ thành nhà cung ứng toàn cầu trong lĩnh vực linh kiện và phụ tùng

650 công ty và khoảng 70% trong số doanh nghiệp trên có sự tham gia của dòng vốn FDI Các doanh nghiệp này đã tạo ra những sự liên kết kỹ thuật rất tốt và nhờ đó phát triển công nghệ cho các công ty chế tạo linh kiện của Thái Lan Bên cạnh đó định hướng mua sắm của các công ty Nhật Bản đã khuyến khích đáng kể sự phát triển của các công ty cung ứng địa phương Các công ty Nhật Bản tạo ra thị trường đối với sản phẩm và do vậy đã tạo ra được hệ thống cung ứng từ các công ty địa phương

Chính sách phát triển doanh nghiệp địa phương trong công nghiệp hỗ trợ thông qua các hoạt động như kết nối doanh nghiệp trong nước bằng chính sách cụm công nghiệp và các doanh nghiệp FDI, chính sách phát triển nguồn nhân lực và xây dựng thể chế và cơ sở dữ liệu Thái Lan thực hiện chính sách công nghiệp hóa dựa vào FDI theo hướng tiếp cận mở, không nặng về can

Trang 32

24

thiệp bằng biện pháp hành chính; không quá kỳ vọng ngay vào chế tạo sản phẩm mang thương hiệu quốc gia mà chú trọng thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài và khuyến khích doanh nghiệp trong nước kết hợp chặt chẽ với họ để tiếp thu kỹ năng và kiến thức sản xuất

Năm 1998, Thái Lan đã thành lập Cục công nghiệp hỗ trợ Xây dựng các tổ chức theo ngành như Viện nghiên cứu Ô tô Thái Land (Thailand Automative Institute-TAI), Viện nghiên cứu điện và điện tử (EEI), Viện dệt may phục vụ công nghiệp hỗ trợ Cục phát triển công nghiệp ô tô phối hợp các viện này thực hiện các nhiệm vụ chính như cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo nguồn nhân lực cho công nghiệp hỗ trợ, thiết kế và phát triển các sản phẩm mẫu

Về tổ chức và hoạch định chính sách công nghiệp ô tô, Thái Lan thực hiện linh hoạt nên đã tạo ra được nền sản xuất công nghiệp ô tô phát triển Vì vậy, mặc dù bất ổn chính trị, khủng hoảng kinh tế diễn ra thường xuyên nhưng nền kinh tế của họ vẫn duy trì tăng trưởng dài hạn

1.3.2 Bài học kinh nghiệm cho phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam

Qua nghiên cứu ngành công nghiệp ô tô của một số nước trên thế giới

và trongkhu vực ta có thể rút ra hai lựa chọn về con đường phát triển cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam như sau:

Thứ nhất: Phát triển theo định hướng của thị trường và chịu sự cạnh tranh quốc tế

Trên thực tế đã có nhiều nước đã phát triển ngành công nghiệp ô tô của mình theo qui luật thị trường tự do (Chính phủ tham gia vào rất ít) thông qua các chính sách khuyến khích thương mại, đầu tư và cạnh tranh Tại các thị trường này thì người tiêu dùng (sử dụng xe ô tô) sẽ có lợi rất nhiều: nhiều sự lựa chọn, chất lượng hàng hóa cao, giá thành thấp Đồng thời ngành công

Trang 33

25

nghiệp ôtô do phải cạnh tranh tự do nên bắt buộc phải có nhiều đổi mới để nâng cao hiệu quả sản xuất hơn bằng cách: tiết kiệm chi phí, khai thác nguồn nguyên liệu và nhân công rẻ, kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm Đồng thời cũng sẽ thu hút được công nghệ và vốn đầu tư nước ngoài từ các hãng sản xuất ôtô lớn fren thế giới Do đó ngành công nghiệp ô tô sẽ được phát tự do, nhờ các chính sách ưu đãi của Chính phủ mà số lượng xe ô tô có thể tăng lên đáng kể, cũng có thể sẽ có đợt bùng nổ ô tô Khi đó, người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi nhiều nhất, còn các doanh nghiệp nội địa phải cạnh tranh khốc liệt với xe ngoại

Các nước thực hiện các chính sách cho ngành công nghiệp ô tô theo định hướng này là: Mỹ, Canada, Mexico, Australia, Thái Lan, Đài Loan

Thứ hai: Phát triển theo định hướng của nhà nước và hạn chế cạnh tranh quốc tế

Phát triển ngành công nghiệp ô tô thông qua định hướng của quốc gia hay khu vực với hướng đi dựa trên các chính sách đầu tư và thương mại nhằm giới hạn ảnh hưởng của cạnh tranh quốc tế đối với thị trường và ngành công nghiệp ô tô của nước mình Ví dụ như qui định về Quota, biểu thuế quan cao hay các hàng rào phi thuế quan đối với xe nhập khẩu Ưu đãi thuế và qui định

về tỷ lệ nội địa hóa đối với sản xuất trong nước Các chính sách theo định hướng này được đưa ra nhằm mục đích thúc đẩy sản xuất ô tô trong nước, tạo điều kiện cho ngành công nghiệp ô tô còn non trẻ của mình nâng cao sức cạnh tranh và sẽ tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp hỗ trợ cùng phát triển Chính sách này sẽ phát triển một khuôn mẫu xuất khẩu và nâng cao hình ảnh cũng như uy tín của đất nước Các nước thực hiện các chính sách đối với ngành công nghiệp ô tô theo định hướng này là: Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Indonesia Áp dụng biện pháp này, chúng ta sẽ kiểm soát được số

Trang 34

26

lượng xe tiêu thụ, Chính phủ bảo hộ được cho ngành ô tô nội địa, song người tiêu dùng lại phải gánh chịu mọi thiệt thòi do chi phí mua cũng như bảo dưỡng xe rất cao Nhưng nhà nước sẽ có các chính sách phát triển các ngành khác làm tiền đề cho ngành công nghiệp ô tô

Kết quả của các nước đi theo hai định hướng trên là rất khác nhau với

cả thànhcông và thất bại nằm trong cả hai nhóm

Qua nghiên cứu ngành công nghiệp ô tô một số nước, có thể đưa ra các phương án lựa chọn cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam như sau:

Phương án thứ nhất - áp dụng các biện pháp để siết chặt việc sử dụng

xe Với phương án này, theo logic thông thường những tưởng Bộ Giao thông Vận tải sẽ chấp nhận Tuy nhiên, nghĩ kỹ càng, không thể nói Bộ này đã vừa lòng, vì cũng không giải quyết được tình trạng tắc xe Còn đối với Bộ Tài chính, chưa hẳn đã vừa lòng, vì không thu được nhiều thuế, bởi đây là một nguồn thu không nhỏ

Phương án thứ hai - kích cầu (giảm giá xe) Hệ quả đương nhiên có thể suy ra thái độ của các thành phần: người tiêu dùng vui; nhà sản xuất xe, nhà kinh doanh, ngành công thương, nhà sản xuất và cung cấp phụ tùng đều có lợi; nhưng có thể Bộ Tài chính, Bộ Giao thông Vận tải sẽ băn khoăn Nhiều người quan tâm cho rằng, một giải pháp kích cầu tốt là bỏ hẳn thuế tiêu thụ đặc biệt và thu phí sử dụng xe hàng năm Theo đó, nếu chúng ta áp dụng gói kích cầu như đã làm trong năm 2009 thì trong vòng 10 năm, đến 2019 Việt Nam có 3.000.000 xe lưu hành là trong tầm tay và cũng đạt được mức thu thuế 3 tỷ USD/năm Như vậy, có thể phát triển ngành công nghiệp ôtô khi thị trường phát triển Tuy nhiên, có thể Bộ Giao thông Vận tải sẽ phản đối: bởi đường sá của chúng ta không đáp ứng được yêu cầu Song, về lo ngại này, có

ý kiến cho rằng nếu Nhà nước có lộ trình và cam kết rõ ràng, thì với 2 triệu

Trang 35

27

xe trở lên, có thể nói nhiều nhà đầu tư sẽ bỏ hàng tỷ USD vào xây dựng cơ sở

hạ tầng Hiện bình quân cứ 1 xe ôtô bỏ khoảng 20 USD/tháng vào chi phí cầu, đuờng, tổng thu 1 năm (tính theo 500.000 xe) là 120 triệu USD Con số này có thể hấp dẫn bất cứ nhà đầu tư nào Theo cách trên, với lượng 3 triệu xe vào năm 2019, thì tổng thu phí cầu, đường đạt khoảng 3,6 tỷ USD/năm Theo hướng lập luận như vậy, nếu Chính phủ có lộ trình và cam kết rõ ràng thì thiết nghĩ bài toán phát triển công nghiệp ôtô sẽ có hướng giải quyết khả thi

Mỗi phương án đều có cái được và cái mất, quan trọng là chúng ta phải lựa chọn thế nào cho phù hợp với tình hình thực tế của đát nước Phát triển ngành công nghiệp ô tô không phải là chuyện dễ dàng có thể xong trong ngày một ngày hai mà cần thời gian dài với chính sách hết sức hợp lý Việc phát triển một ngành đòi hỏi chặng đường dài gian lao, vất vả, không thể xong ngay trong một sớm một chiều đặc biệt là ngành có nhiều đặc thù như ngành công nghiệp ô tô Do vậy để sớm có một ngành công nghiệp ô tô trưởng thành cần phải được chuẩn bị đầy đủ cả thế và lực

Trang 36

28

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Việc nghiên cứu luận văn dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, trên cơ sở quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về quản lý tài chính trong từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội

Nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tính là phương pháp tác giả sử dụng để thu thập dữ liệu bằng chữ và là phương pháp tiếp cận nhằm tìm cách mô tả, phân tích đặc điểm của ngành công nghiệp sản xuất ô tô Phương pháp nghiên cứu định tính

ở đây theo hình thức quy nạp, tạo ra lý thuyết và sử dụng quan điểm diễn giải không chứng minh nhưng có giải thích của tác giả về phần đánh giá thành công đạt được của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam cũng như những hạn chế

và nguyên nhân của nó

Nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu định lượng là phương pháp thu thập dữ liệu bằng số và giải quyết quan hệ trong lý thuyết theo quan điểm diễn dịch Đúng như tên gọi của

nó, trong luận văn, tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm tổng hợp các số liệu về các doanh nghiệp ô tô Việt Nam, doanh thu, cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu số lượng doanh nghiệp, năng lực sản xuất…

Ngoài ra, để thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu nêu trên và

để có được nhưng thông tin dữ liệu cần thiết, trong luận văn sử dụng nhiều phương pháp chuyên ngành, các phương pháp nghiên cứu sau đã được sử dụng:

2.1 Phương pháp thu thập thông tin, số liệu

- Số liệu được phân nhóm theo nội dung của nghiên cứu này, từ đó tính

Trang 37

29

toán các chỉ tiêu theo mục đích của nghiên cứu này

- Phân loại theo các tiêu thức phân tổ và tính toán chỉ tiêu phân tích trên bảng tính Excel

 Phương pháp thu thập số liệu

Thực hiện thu thập tài liệu tại các cơ quan liên quan từ Trung ương (Bộ kế hoạch và đầu tư, Bộ tài chính, Bộ Giao thông vận tải…) Làm việc để tổng quan tài liệu: gồm các văn bản pháp quy ở cấp trung ương quy định về thực hiện chính sách, bao gồm các báo cáo tổng kết, báo cáo chuyên ngành của các ban ngành của quận, huyện và của thành phố, tài liệu hướng dẫn thực hiện, tài liệu chính sách… Dựa vào các tài liệu thu thập, tiến hành phân tích, so sánh để tìm ra những sự giống nhau cũng như những sự khác biệt trong việc thực hiện chính sách phát triển ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam

Các số liệu điều tra thu thập được không mang ý nghĩa thống kê mà chỉ mang ý nghĩa minh chứng cho những đánh giá về chính sách phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam

2.2 Phương pháp phân tích, xử lý thông tin

2.2.1 Phương pháp thống kê mô tả

Để phân tích nguồn dữ liệu thứ cấp thu thập từ báo cáo tổng kết của Chính phủ nhằm phản ánh thực trạng chính sách phát triển ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam

Thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày

số liệu được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế; bao gồm giá trị trung bình, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất và phân tích tần số xuất hiện của các đối tượng nghiên cứu

2.2.2 Phương pháp phân tích thông tin

Hoạt động nghiên cứu sẽ kết hợp cả phương pháp định tính và định lượng, trong đó phương pháp định tính đóng vai trò chủ đạo và các phân tích định lượng

Trang 38

30

đóng vai trò minh họa, hỗ trợ Việc tham vấn các chuyên gia về theo dõi đánh giá, chuyên gia đánh giá tác động là một trong những hoạt động của nghiên cứu này

Dựa vào các tài liệu thu thập, tiến hành phân tích, so sánh để tìm ra những

sự giống nhau cũng như sự khác biệt trong chính sách phát triển ngành công nghiệp ô tô

Phân tích kinh nghiệm của một số nước về phát triển công nghiệp ô tô

và có sự đối chiếu, so sánh với Việt Nam để rút ra những bài học kinh nghiệm

và giải pháp

Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở kết hợp so sánh các phương án thực hiện, tổng hợp kết quả và rút ra những bài học kinh nghiệm, xây dựng các giải pháp mang tính chiến lược và thực tiễn cho Việt Nam

2.2.3 Phương pháp chuyên gia, hội thảo

Phương pháp chuyên gia là phương pháp thu thập và xử lý những đánh giá, dự báo bằng cách tập hợp, hỏi ý kiện của các chuyên gia giỏi thuộc một lĩnh vực của vấn đề cần nghiên cứu Đây là phương pháp dựa trên cơ sở đánh giá, tổng kết kinh nghiệm, khả năng phán đoán tương lai một cách tự nhiên của các chuyên gia giỏi và xử lý thống kê các câu hỏi trả lời một cách khoa học Phương pháp này được áp dụng tốt trong trường hợp xác định vấn đề xuất phát và các mục tiêu căn bản của một chương trình, một đề tài, dự báo vần đề mới Vì vậy, khi sử dụng phương pháp này cần lựa chọn những chuyên gia là người có tâm, có tầm; Cùng một vấn đề có thể lấy ý kiến từ nhiều chuyên gia, điều này có thể thực hiện thông qua tổ chức hội thảo, hội nghị, điều tra bằng phiếu hỏi về vấn đề nghiên cứu

Phương pháp này được thực hiện thông qua các hội nghị chuyên đề, các cuộc tiếp xúc làm việc trực tiếp, tiến hành trao đổi ý kiến với các nhà quản lý, các cán bộ có nhiều kinh nghiệm thực tế về lĩnh vực chính sách phát triển

Ngày đăng: 16/11/2015, 10:52

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. VAMA, 2010. Báo cáo tình hình tiêu thụ xe hàng tháng của VAMA. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tình hình tiêu thụ xe hàng tháng của VAMA
2. Bộ Công An, 2009-2010. Báo cáo tổng hợp số lƣợng xe lưu hành.Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng hợp số lƣợng xe lưu hành
3. Cục Đăng Kiểm, 2005-2010. Báo cáo tổng kết số lƣợng xe đăng kiểm. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết số lƣợng xe đăng kiểm
4. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Việt Nam), 2010. Tiêu chuẩn môi trường. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Việt Nam), 2010. "Tiêu chuẩn môi trường
6. Cục tiêu chuẩn Việt Nam, 2005. Hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2000, 2001, 2005. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: ệ thống tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2000, 2001, 2005
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật
7. Quốc hội, 2005. Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam sửa đổi được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam sửa đổi được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005
8. Chính phủ, 2006. Nghị định số 80/2006/NĐ-CP của Chính phủ về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi thành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2005. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 80/2006/NĐ-CP của Chính phủ về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi thành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2005
9. Cục đường bộ Việt Nam, 2011. Quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông đường bộ Việt Nam đến năm 2020 của Cục đường bộ Việt Nam. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông đường bộ Việt Nam đến năm 2020 của Cục đường bộ Việt Nam
10. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2006. Thông tƣ số 08/2006/TT-MTNMT ngày 08/09/2006 hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường. Hà Nội.II. Tài liệu bằng tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2006. "Thông tƣ số 08/2006/TT-MTNMT ngày 08/09/2006 hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường
12. Christian Koehler - Future Powertrains for China: Running out of Fuel Sách, tạp chí
Tiêu đề: Future Powertrains for China
13. Ernst & Young- Industry overview: Automotive market in Thailand - 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Industry overview: Automotive market in Thailand
14. Ngo Van Tru- Strategic vehicle in passenger segment: A must for VietNam automobile industry development – MOIT, November 19, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Strategic vehicle in passenger segment: "A must for VietNam automobile industry development
16. Somsupa Nopprach-Location Choices of Japanese Firms in the Asian Automobile Industry- Thammasat Economic Journal Vol.27, No.3, September 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Location Choices of Japanese Firms in the Asian Automobile Industry
17. Somsupa Nopprach-Comparative Advantage in the Asian Automotive Industry- Hi-Stat, Institute of Economic Research, Hitotsubashi University, March 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Comparative Advantage in the Asian Automotive Industry
18. Takeshi Kasuga, Toshiko Oka, Yohei Yamaguchi, Youichiro Higa, Kaoru Hoshino- The Expansion of Western Auto Parts Manufacturers into Thailand and Responses by Japanese Auto Parts Manufacturers-JBIC Institute Review No.11 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Expansion of Western Auto Parts Manufacturers into Thailand and Responses by Japanese Auto Parts Manufacturers
5. Bộ Giao thông Vận tải, 2011. Chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020. Hà Nội Khác
11. Autosector research- Asia Automotive Industry 2009 Yearbook Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w