Về quản lý ngành

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển ngành công nghiệp ô tô ở việt nam (Trang 71 - 76)

Cần phải xem xét lại quy hoạch phát triển ngành ô tô và công nghiệp phụ trợ, các chính sách liên quan (xem xét nó trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập kinh tế và trong tương quan với các ngành công nghiệp khác trong nước).

64

Điều này là cần thiết vì bối cảnh công nghiệp phụ trợ cho ôtô đã diễn ra không như định hướng của Nhà nước trong những năm qua. Việt Nam đã gia nhập WTO nên thị trường ôtô sẽ dần được mở cửa, xóa bỏ các hàng rào bảo hộ. Điều này sẽ đặt ra những diễn biến mới khó khăn hơn cho công nghiệp phụ trợ và công nghiệp ôtô ừong nước, cần phải xác định lại lợi thế và yếu thế của ngành này trong tương quan với các nước ở khu vực và trên Thế giới, cần thiết phải có những điều chỉnh hợp lý. Từ đó, Chính phủ Việt Nam cần xác định rõ ràng và đúng đắn định hưóng phát triển, mục tiêu, vị trí hướng tới của công nghiệp ôtô trong nền kinh tế và trong mạng lưới sản xuất của khu vực, thế giới. Đây sẽ là căn cứ để đưa ra những chính sách có liên quan đúng đắn cũng như việc thực hiện có hiệu quả. Trước hết, phải có quan điểm rộng thoáng về cách hiểu “ngành ô tô Việt Nam”. Mặc dù viễn cảnh phân hóa trong quan hệ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp 100% vốn trong nước và vốn nước ngoài là có thật, thì cũng cần phải hiểu rằng tất cả đều là lực lượng sản xuất của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài cũng là pháp nhân Việt Nam. Bất kể xe mang nhãn hiệu Ford, Toyota hay Honda, nhưng nếu có được sản xuất ở Việt Nam, với trên 50% linh kiện chế tạo tại chỗ thì đích thị là chiếc ô tô made in Việt Nam. Trên cơ sở đó, phải tuân thủ triệt để luật chơi không phân biệt đối xử theo qui chế đối xử quốc gia (NT- National Treatment) đối với thành phần đầu tư nước ngoài trong ngành ô tô Việt Nam, tạo ra sân chơi bình đẳng cho toàn ngành.

65

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Trong việc đưa ra chiến lược phát triển ngành ô tô nói riêng hay bất cứ ngành nào, thì mục tiêu luôn luôn được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, điều đó đúng thì quan trọng nhất cần phải làm gì và làm như thế nào? Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào sự nghiên cứu, tính thực tế, sự tập hợp các ý kiến từ các doanh nghiệp của các nhà chuyên môn, các nhà quản lý – những người làm chính sách. Nói một cách khác, khi đã có chiến lược thì sẽ có quy hoạch và có các giải pháp cụ thể để hỗ trợ, thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp ô tô theo đúng lộ trình.

Sự quyết tâm cao độ của Nhà nước, sự chỉ đạo điều hành sát sao của Chính phủ và sự phối hợp đồng bộ, thống nhất giữa các Bộ, Ngành và các cấp từ Trung ương đến địa phương có liên quan là hoàn toàn cần thiết đối với ngành công nghiệp ô tô nói riêng và các ngành công nghiệp khác trong quá trình hội nhập sâu rộng nền kinh tế nói chung.

Để phát triển thành công dòng xe chủ lực đề nghị:

- Chính phủ cần sớm mời các đối tác tiềm năng (mạnh về công nghệ, thương hiệu, tiềm lực tài chính và muốn đầu tư lớn, lâu dài tại Việt Nam) để đàm phán, thương thuyết.

- Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành trung ương thống nhất các chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp đầu tư sản xuất dòng xe chủ lực quy mô lớn cũng như sản xuất chi tiết, linh kiện, phụ tùng cho lắp ráp ô tô, đặc biệt là động cơ, hộp số, cụm truyền động, hệ thống phanh, ....như đã trình bầy trong phần giải pháp, chính sách để trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, ban hành.

66

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu bằng tiếng Việt

1. VAMA, 2010. Báo cáo tình hình tiêu thụ xe hàng tháng

của VAMA. Hà Nội.

2. Bộ Công An, 2009-2010. Báo cáo tổng hợp số lƣợng xe

lƣu hành.Hà Nội.

3. Cục Đăng Kiểm, 2005-2010. Báo cáo tổng kết số lƣợng

xe đăng kiểm. Hà Nội.

4. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Việt Nam), 2010. Tiêu chuẩn môi trƣờng. Hà Nội.

5. Bộ Giao thông Vận tải, 2011. Chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020. Hà Nội.

6. Cục tiêu chuẩn Việt Nam, 2005. Hệ thống tiêu chuẩn

Việt Nam TCVN 2000, 2001, 2005. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học kỹ

thuật.

7. Quốc hội, 2005. Luật Bảo vệ môi trƣờng Việt Nam sửa đổi đƣợc Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005. Hà Nội.

8. Chính phủ, 2006. Nghị định số 80/2006/NĐ-CP của Chính phủ về Quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi thành một số điều của Luật Bảo vệ môi trƣờng 2005. Hà Nội.

9. Cục đường bộ Việt Nam, 2011. Quy hoạch phát triển mạng lƣới giao thông đƣờng bộ Việt Nam đến năm 2020 của Cục đƣờng bộ Việt Nam. Hà Nội.

67

10. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2006. Thông tƣ số 08/2006/TT-MTNMT ngày 08/09/2006 hƣớng dẫn đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc, đánh giá tác động môi trƣờng và cam kết bảo vệ môi trƣờng. Hà Nội.

II. Tài liệu bằng tiếng Anh

11. Autosector research- Asia Automotive Industry 2009 Yearbook;

12. Christian Koehler - Future Powertrains for China: Running out of Fuel?

13. Ernst & Young- Industry overview: Automotive market in Thailand - 2009

14. Ngo Van Tru- Strategic vehicle in passenger segment: A must for VietNam automobile industry development – MOIT, November 19, 2009

15. Ricardo Strategic Consulting, September 2009;

16. Somsupa Nopprach-Location Choices of Japanese

Firms in the Asian Automobile Industry- Thammasat Economic Journal

Vol.27, No.3, September 2009;

17. Somsupa Nopprach-Comparative Advantage in the

Asian Automotive Industry- Hi-Stat, Institute of Economic Research,

Hitotsubashi University, March 2010;

18. Takeshi Kasuga, Toshiko Oka, Yohei Yamaguchi, Youichiro Higa, Kaoru Hoshino- The Expansion of Western Auto Parts Manufacturers into Thailand and Responses by Japanese Auto Parts Manufacturers-JBIC Institute Review No.11;

68

19. Timothy J. Sturgeon, Olga Memedovic, Johannes Van Biesebroeck, Gary Gereffi- Globalisation of the automotive industry: main features and trends- Int. J. Technological Learning, Innovation

and Development, Vol. 2, Nos. 1/2, 2009;

20. The German Chamber network- “Market Watch 2010”

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển ngành công nghiệp ô tô ở việt nam (Trang 71 - 76)