Về xây dựng và phát triển ngành công nghiệp phụ trợ đáp ứng nhu

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển ngành công nghiệp ô tô ở việt nam (Trang 66 - 68)

cấu sản xuất

Công nghiệp phụ trợ cho sản xuất ôtô cần vốn đầu tư lớn, trình độ công nghệ hiện đại cũng như sự chuyên môn hóa, họp tác hóa cao nên mỗi doanh nghiệp không thể tự mình đầu tư. Để làm được điều đó, các doanh nghiệp chỉ có cách tìm kiếm sự hợp tác, hỗ trợ từ bên ngoài. Các nhà cung cấp Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp công nghiệp Nhà nước, hiện đang trong giai

59 đoạn đầu phát triển nên giải pháp hiệu quả là:

- Cần thay đổi, nâng cao nhận thức về công nghiệp phụ trợ và công nghiệp ôtô. Trong đó các doanh nghiệp cần nắm rõ đặc điểm của công nghiệp phụ trợ, các nhân tố ảnh hưởng tới nó. Thứ nữa các công ty này cần quan tâm sát sao quan điểm, định hướng, các chính sách của Đảng và Chính Phủ. Bên cạnh đó cần nắm rõ các nhu cầu của nhà lắp rắp ôtô, quán triệt nguyên tắc đưa ra sản phẩm thị trường cần chứ không phải sản phẩm mà doanh nghiệp có.

- Tiến hành cải cách, đổi mới, thích ứng với kinh tế thị trường.Các doanh nghiệp này đã tồn tại nhiều năm qua, là lực lượng đáng kể của khu vực công nghiệp. Đổi mới khu vực này để tận dụng vốn, lao động cũng như sự hỗ trợ từ phía Nhà nước để thúc đẩy khu vực này phát triển tạo điều kiện tiền đề để thu hút đầu tư nước ngoài vào trong nước, cho phép tạo vốn đầu tư lớn, tiếp cận công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý và tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Những nguyên nhân cơ bản tạo nên sự gián đoạn thậm chí thất bại trong kinh doanh mà hiện nay vẫn thường thấy ở các doanh nghiệp phụ trợ Việt Nam.

- Tích cực xây dựng các quan hệ thông tin như tham gia các hội chợ, triển lãm và hội thảo chuyên đề về phát triển công nghiệp phụ trợ cho sản xuất ôtô ở trong và ngoài nước để nắm bắt nhu cầu của nhà lap rắp, tiến bộ khoa học công nghệ có liên quan.

Chính phủ khuyến khích thật sự công nghệ sản xuất linh kiện

Việc tăng dung lượng thị trường sẽ khiến cho các doanh nghiệp chủ động tự đầu tư chiều sâu để tăng sản lượng, hệ quả là sẽ thúc đẩy việc hình thành các ngành sản xuất linh kiện để phục vụ chủ trương nội địa hóa đã được đề ra . Và Nhà nước sẽ thúc đẩy phát triển lĩnh vực này bằng cách ưu đãi tối đa về thuế cho những nhà sản xuất linh kiện đạt chuẩn kỹ thuật tiên tiến của các hãng sản

60

xuất ô tô. Nếu sản phẩm được nhà sản xuất ô tô tiêu thụ hay những phụ tùng được những nhà sản xuất ô tô chính thức công nhận, sẽ được miễn thuế VAT và thuế thu nhập doanh nghiệp từ 10 năm trở lên chẳng hạn. Để có một nền công nghệ cao về ô tô, nên áp dụng tiêu chuẩn cao hơn về khí thải (Euro 3, Euro 4 hoặc cao hơn), đồng thời chỉ cho lưu hành xăng dầu sạch tương ứng. Sự chuyển đổi xăng dầu mang hàm lượng chì cao gây ô nhiễm môi trường sang sạch không cần có lộ trình đó là việc cần thiết phải làm, nếu làm việc gì chúng ta cũng phải theo lộ trình thì chẳng bao lâu chúng ta sẽ tụt hậu rất xa so với trình đọ phát triển trung bình của thế giới. Làm điều này Việt Nam không mất gì cả, không tốn kém gì cả, chỉ mất các xiềng xích kỹ thuật lạc hậu và ô nhiễm môi trường mà thôi. Nhưng cái được thì rất lớn. Khi đó, thị trường càng được mở rộng, vì ô tô sản xuất ở Việt Nam hoàn toàn có thể xuất khẩu ra nước ngoài.

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển ngành công nghiệp ô tô ở việt nam (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)