4.2.1. Về đầu tư
Năm 2006 Trung Quốc đã sản xuất trên 7 triệu chiếc ô tô và năm 2008 có khả năng làm ra 9 triệu chiếc. Nếu Việt Nam chỉ giới hạn ở con số 220.000 xe trong năm 2020 như mục tiêu đã đề ra thì đó chỉ là sự tính toán ngắn hạn. Nhưng muốn mở rộng thị trường trong nước thì ngoài việc giảm thuế nhập khẩu đối với ô tô nguyên chiếc (theo lộ trình cam kết trong WTO chúng ta buộc sẽ phải giảm, nhưng cần giảm sớm hơn lộ trình để cho các doanh nghiệp sản xuất ô tô mới có dịp cọ xát), trước hết phải suy nghĩ có nên bỏ thuế tiêu
57
thụ đặc biệt 50% đối với ô tô. Đây là loại thuế không thuyết phục được người tiêu dùng. Thay vào đó Chính phủ nên áp dụng các loại thuế và phí sau đây:
- Thuế môi trường. Loại thuế này sẽ đánh cao hay thấp tùy theo kỹ thuật của xe (ít tiêu hao nhiên liệu, ít khí thải thì thu thuế môi trường thấp và ngược lại). Làm như vậy không những giá xe sẽ giảm, thị trường tiêu thụ mở rộng mà còn tạo được sức ép để các nhà sản xuất đưa vào thị trường những sản phẩm kỹ thuật có chất lượng cao nhất của thế giới. Để được công bằng, những người đã mua xe trước khi bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ được miễn giảm thuế môi trường tương đương trong một thời gian thích hợp.
- Phí tham gia giao thông trong thành phố. Loại phí này mang nhiều ý nghĩa.
Nhiều người tiêu dùng sở hữu một chiếc xe vì nhiều lý do, chưa hẳn họ sử dụng thường xuyên trong thành phố, nên phí này sẽ là một nghĩa vụ công bằng. Phí này sẽ tính theo cường độ tham gia giao thông, ai chạy xe trong thành phố nhiều phải trả nhiều, ai chạy xe ít trả ít, tham gia giao thông giờ cao điểm trả nhiều hơn so với giờ bình thường. Phương pháp này đã được nhiều nước áp dụng, gần ta nhất là Singapore, ai sang đó sẽ thấy. Kỹ thuật thu phí cũng không có gì là mới mẻ, chỉ cần tham khảo kinh nghiệm các nước chúng ta áp dụng được. Với phương pháp này, chúng ta có thể điều tiết giao thông mà không cần phải hạn chế việc mua xe.
Bảo hiểm: Nhà nước nên ban hành luật lệ căn cứ vào kỹ thuật của xe để đóng bảo hiểm. Những xe có hệ thống ABS (chống bó thắng xe), ESC (chống quay), dây an toàn, hệ thống giảm thương tích cho những người ngồi trong xe (airbag), hệ thống giảm thương tích cho người đi bộ và những người tham gia giao thông khác... Xe an toàn hơn thì phải giảm phí bảo hiểm. Đây là quy định được áp dụng trên toàn thế giới và đem lại kết quả tốt. Phương án này đều được những
58
công ty bảo hiểm trên thế giới áp dụng để giảm thiểu người bị thương tích khi có tai nạn hay giảm tai nạn giao thông.
4.2.2. Về thị trường
- Siết chặt việc kiểm soát nhập khẩu ô tô nguyên chiếc, kể cả xe mới và xe đã qua sử dụng;
- Không cho phép sản xuất, dử dụng và lưu hành các loại xe tự chế, có lộ trình bắt cuộc thay thế xe ô tô quá cũ, không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn môi trường;
- Khuyến khích sử dụng xe trong nước sản xuất, lắp ráp trước hết trong lĩnh vực mua sắp công;
- Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm;
- Tích cực tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu;
- Chủ động đón bắt và tận dụng các cơ hội để tiếp nhận xu thế dịch chuyển các cơ sở sản xuất của một số hãng ô tô lớn sang các nước khác;
- Đối với các doanh nghiệp FDI, các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe mang thương hiệu của các hãng lớn; khuyến khích việc tăng cường hợp tác với các công ty cùng tập đoàn (công ty mẹ) ở các nước khác trong chiến lược kinh doanh toàn cầu.
4.2.3. Về xây dựng và phát triển ngành công nghiệp phụ trợ đáp ứng nhu cấu sản xuất cấu sản xuất
Công nghiệp phụ trợ cho sản xuất ôtô cần vốn đầu tư lớn, trình độ công nghệ hiện đại cũng như sự chuyên môn hóa, họp tác hóa cao nên mỗi doanh nghiệp không thể tự mình đầu tư. Để làm được điều đó, các doanh nghiệp chỉ có cách tìm kiếm sự hợp tác, hỗ trợ từ bên ngoài. Các nhà cung cấp Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp công nghiệp Nhà nước, hiện đang trong giai
59 đoạn đầu phát triển nên giải pháp hiệu quả là:
- Cần thay đổi, nâng cao nhận thức về công nghiệp phụ trợ và công nghiệp ôtô. Trong đó các doanh nghiệp cần nắm rõ đặc điểm của công nghiệp phụ trợ, các nhân tố ảnh hưởng tới nó. Thứ nữa các công ty này cần quan tâm sát sao quan điểm, định hướng, các chính sách của Đảng và Chính Phủ. Bên cạnh đó cần nắm rõ các nhu cầu của nhà lắp rắp ôtô, quán triệt nguyên tắc đưa ra sản phẩm thị trường cần chứ không phải sản phẩm mà doanh nghiệp có.
- Tiến hành cải cách, đổi mới, thích ứng với kinh tế thị trường.Các doanh nghiệp này đã tồn tại nhiều năm qua, là lực lượng đáng kể của khu vực công nghiệp. Đổi mới khu vực này để tận dụng vốn, lao động cũng như sự hỗ trợ từ phía Nhà nước để thúc đẩy khu vực này phát triển tạo điều kiện tiền đề để thu hút đầu tư nước ngoài vào trong nước, cho phép tạo vốn đầu tư lớn, tiếp cận công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý và tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Những nguyên nhân cơ bản tạo nên sự gián đoạn thậm chí thất bại trong kinh doanh mà hiện nay vẫn thường thấy ở các doanh nghiệp phụ trợ Việt Nam.
- Tích cực xây dựng các quan hệ thông tin như tham gia các hội chợ, triển lãm và hội thảo chuyên đề về phát triển công nghiệp phụ trợ cho sản xuất ôtô ở trong và ngoài nước để nắm bắt nhu cầu của nhà lap rắp, tiến bộ khoa học công nghệ có liên quan.
Chính phủ khuyến khích thật sự công nghệ sản xuất linh kiện
Việc tăng dung lượng thị trường sẽ khiến cho các doanh nghiệp chủ động tự đầu tư chiều sâu để tăng sản lượng, hệ quả là sẽ thúc đẩy việc hình thành các ngành sản xuất linh kiện để phục vụ chủ trương nội địa hóa đã được đề ra . Và Nhà nước sẽ thúc đẩy phát triển lĩnh vực này bằng cách ưu đãi tối đa về thuế cho những nhà sản xuất linh kiện đạt chuẩn kỹ thuật tiên tiến của các hãng sản
60
xuất ô tô. Nếu sản phẩm được nhà sản xuất ô tô tiêu thụ hay những phụ tùng được những nhà sản xuất ô tô chính thức công nhận, sẽ được miễn thuế VAT và thuế thu nhập doanh nghiệp từ 10 năm trở lên chẳng hạn. Để có một nền công nghệ cao về ô tô, nên áp dụng tiêu chuẩn cao hơn về khí thải (Euro 3, Euro 4 hoặc cao hơn), đồng thời chỉ cho lưu hành xăng dầu sạch tương ứng. Sự chuyển đổi xăng dầu mang hàm lượng chì cao gây ô nhiễm môi trường sang sạch không cần có lộ trình đó là việc cần thiết phải làm, nếu làm việc gì chúng ta cũng phải theo lộ trình thì chẳng bao lâu chúng ta sẽ tụt hậu rất xa so với trình đọ phát triển trung bình của thế giới. Làm điều này Việt Nam không mất gì cả, không tốn kém gì cả, chỉ mất các xiềng xích kỹ thuật lạc hậu và ô nhiễm môi trường mà thôi. Nhưng cái được thì rất lớn. Khi đó, thị trường càng được mở rộng, vì ô tô sản xuất ở Việt Nam hoàn toàn có thể xuất khẩu ra nước ngoài.
4.2.4. Về khoa học – công nghệ
- Đẩy mạnh, hoàn thiện, nâng cấp, đổi mới công nghệ tại các nhà máy, cơ sở sản xuất hiện có, trước hết ở các khâu, các công đoạn sản xuất then chốt, quyết định chất lượng sản phẩm;
- Gắn liền việc nghiên cứu, lựa chọn, đầu tư sản xuất các sản phẩm mới của công nghiệp ô tô với chuyển giao – tiếp nhận các công nghệ tiên tiến từ các hãng lớn; không tiếp cận các công nghệ lạc hậu của các ngành ô tô thế giới;
- Tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa các nhà sản xuất và các tổ chức KHCN, các Trường đại học, Viện nghiên cứu;
- Đẩy mạnh việc cập nhật, cung cấp, trao đổi thông tin, nhất là trong các lĩnh vực dự báo trị trường, xu hướng tiêu dùng, xu hướng phát triển, các thành tựu mới trong công nghiệp ô tô, công nghệ vật liệu…
61
4.2.5. Về đào tạo nguồn nhân lực
Tranh giành nhân lực hiện đang là vấn đề nóng hổi trên thị trường lao động. Làm sao để thu hút và gìn giữ nhân tài hiện là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp (DN), nhất là các DN hoạt động trong ngành công nghiệp ôtô và công nghiệp phụ trợ. Nghịch lý xảy ra trong ngành công nghiệp ô tô là nhân lực tuy nhiều mà thiếu và đôi khi lương cao đến trên 2000 đô la/tháng và chế độ ưu đãi tốt vẫn chưa đủ để thu hút được người tài. Đó là nghịch lý đối với nhân lực của ngành công nghiệp ôtô nói chung và công nghiệp phụ trợ nói riêng. Nếu tính số lượng công nhân kỹ thuật - kỹ sư ra trường hàng năm thì rất nhiều, nhưng để làm được việc và đáp ứng được tiêu chuẩn làm việc của DN thì lại thiếu trầm trọng. Vậy đâu là nguyên nhân?
Do đất nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu. Các hoạt động đầu tư vào giáo dục đặc biệt là trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật còn chưa được quan tâm đúng mức. Các phương tiện giảng dạy trong các trường đào tạo đều lạc hậu, không đáp ứng được nhu cầu phát triền hiện nay. Phần lớn các nhà máy, doanh nghiệp sản xuất ô tô ở Việt Nam hiện nay đều do các hãng sản xuất ô tô lớn của nước ngoài liên doanh với một doanh nghiệp trong nước thực hiện. Cũng chính vì năng lực, trình độ sản xuất còn thấp kém thị trường nhỏ nên các hoạt động sản xuất còn dừng lại ở mức độ thủ công, lắp ráp phụ tùng sản suất và sửa chữa chủ yếu là do nhập khẩu từ nước ngoài. Để phục vụ tốt các nhu cầu phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Chúng ta cần tăng cường đào tạo cán bộ kỹ thuật các ngành thiết kế, chế tạo máy, luyện kim, điều khiển tự động, điện tử tin học để làm chủ các công nghệ được chuyển giao, nghiên cứu thiết kế tạo ra công nghệ nguồn và kiểu dáng sản phẩm riêng của Việt Nam. Các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh ô tô cần có những nhân viên có khả năng tiếp thu những công nghệ mới, những máy móc
62
thiết bị phức tạp, có tinh thần, thái độ và kỹ năng phục vụ khách hàng để có thể cung cấp cho khách hàng một chất lượng dịch vụ cao nhất. Các công ty liên doanh cần phối hợp với các đại lý của mình khai thác triệt để đội ngũ kỹ sư và công nhân kỹ thuật được đào tạo cơ bản về mặt lý thuyết. Tiếp tục đào tạo thêm trong quá trình làm việc cho phù hợp với điều kiện môi trường công việc họ đang làm. Cụ thể, với đội ngũ các nhà quản lý như xưởng trưởng, cố vấn dịch vụ cần có các kiến thức cơ bản về kỹ năng quản lý, kỹ năng giao tiếp khách hàng, giải quyết các vấn đề khiếu nại và thắc mắc của khách hàng. Ngoài ra, họ còn phải là người chịu trách nhiệm quản lý và chỉ đạo về các vấn đề kỹ thuật trong các hoạt động của xưởng.
Với các nhân viên quản lý phụ tùng, vì hoạt động kinh doanh phụ từng luôn gắn liền với hoạt động của xưởng dịch vụ nên các nhân viên quản lý phải có các tiêu chuẩn thống nhất về kỹ năng quản lý phụ tùng theo quy mô xưởng ở từng thời điểm sao cho hệ thống cung cấp phụ tùng mang lại hiệu quả cao nhất về khả năng cung ứng tốt nhất và khả năng quay vòng vốn, tái đầu tư là cao nhất. Nếu những nhân viên này cũng phải có hiểu biết về kỹ thuật ô tô. Các hoạt động lên kế hoạch đặt phụ tùng, lưu kho và cung ứng sẽ đem lại hiệu quả cao nhất và kinh tế nhất. Với các kỹ thuật viên cần rất am hiểu về kỹ thuật xe, cấu tạo, nguyên lý làm việc của từng chi tiết trên xe. Có khả năng kiểm tra và chẩn đoán các hư hỏng bằng các giác quan, bằng các dụng cụ đo và chuẩn đoán. Muốn đạt được các khả năng này, người thợ phải được đào tạo cơ bản về kỹ thuật cơ khí và kỹ thuật điện. Với các kỹ thuật viên sửa chữa thân vỏ và sơn phải có kiến thức về sơn của các loại sơn khác nhau của các hãng khác nhau. Để đạt được mục đích này, các công ty sản xuất ô tô ở việt nam hiện cũng đang có kế hoạch đào tạo rất bài bản đội ngũ nhân viên quản lý và kỹ thuật phục vụ cho các hoạt động dịch vụ sau bán hàng của mình.
63
Công ty Toyota đang áp dụng một hệ thống đào tạo của mình là chương trình T-TEP (Toyota Technical Education Program) cho một số trường trung cấp kỹ thuật ôtô ở việt nam như Trường cao đẳng giao thông vận tải ở Hả nội để hỗ trợ đào tạo kỹ thuật ô tô cho các trường này đồng thời cũng để tạo một đội ngũ kỹ thuật viên lành nghề của mình trong tương lai. Song song với chương trình T-TEP, công ty này còn có một chương trình đào tạo tại chỗ cho các kỹ thuật viên dịch vụ của mình là chương trình đào tạo kỹ thuật của Toyota (TEAM) để giúp họ có các kiến thức về xe nguyên lý hoạt động của các hệ thống trên xe ô tô hiện đại, cách chuẩn đoán và sửa chữa. Để phát triển hệ thống sửa chữa thân sơn còn đang rất yếu ở việt nam, hiện nay, công ty Toyota đang áp dụng các biện pháp như đào tạo các kỹ thuật viên than vỏ và sơn chuyên nghiệp áp dụng công nghệ gò hàn, sửa chữa mới rất hiệu quả và có chất lượng cao. Đồng thời họ cũng đưa các tiêu chuẩn của một xưởng sửa chữa thân vỏ và sơn vào hệ thống quản lý cùng với các hệ thống tiêu chuẩn dịch vụ sửa chữa thông thường. Công ty Ford Việt nam cũng đưa ra một chương trình đào tạo đặc biệt cho các kỹ thuật viên của mình là chương trìnhMASTER. Chương trình này cũng nhằm cung cấp cho các nhân viên kỹ thuật dịch vụ các kiến thức về các hệ thống trên xe như hệthống điện, hệ thống truyền lực, hệ thống phanh, hệ thống an toàn. Cơ cấu tổchức và nhân sự mô tả phương pháp để thiết lập một cơ cấu tổ chức tốt nhất cho đại lý nhàm đạt được mục đích củ mình để đảm bảo số lượng nhân viên tối thiển đồngthời phát huy tối đa cơ cấu này.
4.2.6. Về quản lý ngành
Cần phải xem xét lại quy hoạch phát triển ngành ô tô và công nghiệp phụ trợ, các chính sách liên quan (xem xét nó trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập kinh tế và trong tương quan với các ngành công nghiệp khác trong nước).
64
Điều này là cần thiết vì bối cảnh công nghiệp phụ trợ cho ôtô đã diễn ra không như định hướng của Nhà nước trong những năm qua. Việt Nam đã gia nhập WTO nên thị trường ôtô sẽ dần được mở cửa, xóa bỏ các hàng rào bảo hộ. Điều này sẽ đặt ra những diễn biến mới khó khăn hơn cho công nghiệp phụ trợ và công nghiệp ôtô ừong nước, cần phải xác định lại lợi thế và yếu thế của ngành này trong tương quan với các nước ở khu vực và trên Thế giới, cần thiết phải có những điều chỉnh hợp lý. Từ đó, Chính phủ Việt Nam cần xác định rõ ràng và đúng đắn định hưóng phát triển, mục tiêu, vị trí hướng tới của công nghiệp ôtô trong nền kinh tế và trong mạng lưới sản xuất của khu vực, thế giới. Đây sẽ là căn cứ để đưa ra những chính sách có liên quan đúng đắn cũng như việc thực hiện có hiệu quả. Trước hết, phải có quan điểm rộng thoáng về cách hiểu “ngành ô tô Việt Nam”. Mặc dù viễn cảnh phân hóa trong quan hệ cạnh tranh giữa các