Phƣơng pháp phân tích, xử lý thông tin

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển ngành công nghiệp ô tô ở việt nam (Trang 37)

2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả

Để phân tích nguồn dữ liệu thứ cấp thu thập từ báo cáo tổng kết của Chính phủ nhằm phản ánh thực trạng chính sách phát triển ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam.

Thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế; bao gồm giá trị trung bình, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất và phân tích tần số xuất hiện của các đối tượng nghiên cứu.

2.2.2. Phương pháp phân tích thông tin

Hoạt động nghiên cứu sẽ kết hợp cả phương pháp định tính và định lượng, trong đó phương pháp định tính đóng vai trò chủ đạo và các phân tích định lượng

30

đóng vai trò minh họa, hỗ trợ. Việc tham vấn các chuyên gia về theo dõi đánh giá, chuyên gia đánh giá tác động là một trong những hoạt động của nghiên cứu này.

Dựa vào các tài liệu thu thập, tiến hành phân tích, so sánh để tìm ra những sự giống nhau cũng như sự khác biệt trong chính sách phát triển ngành công nghiệp ô tô.

Phân tích kinh nghiệm của một số nước về phát triển công nghiệp ô tô và có sự đối chiếu, so sánh với Việt Nam để rút ra những bài học kinh nghiệm và giải pháp.

Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở kết hợp so sánh các phương án thực hiện, tổng hợp kết quả và rút ra những bài học kinh nghiệm, xây dựng các giải pháp mang tính chiến lược và thực tiễn cho Việt Nam.

2.2.3. Phương pháp chuyên gia, hội thảo

Phương pháp chuyên gia là phương pháp thu thập và xử lý những đánh giá, dự báo bằng cách tập hợp, hỏi ý kiện của các chuyên gia giỏi thuộc một lĩnh vực của vấn đề cần nghiên cứu. Đây là phương pháp dựa trên cơ sở đánh giá, tổng kết kinh nghiệm, khả năng phán đoán tương lai một cách tự nhiên của các chuyên gia giỏi và xử lý thống kê các câu hỏi trả lời một cách khoa học. Phương pháp này được áp dụng tốt trong trường hợp xác định vấn đề xuất phát và các mục tiêu căn bản của một chương trình, một đề tài, dự báo vần đề mới. Vì vậy, khi sử dụng phương pháp này cần lựa chọn những chuyên gia là người có tâm, có tầm; Cùng một vấn đề có thể lấy ý kiến từ nhiều chuyên gia, điều này có thể thực hiện thông qua tổ chức hội thảo, hội nghị, điều tra bằng phiếu hỏi về vấn đề nghiên cứu.

Phương pháp này được thực hiện thông qua các hội nghị chuyên đề, các cuộc tiếp xúc làm việc trực tiếp, tiến hành trao đổi ý kiến với các nhà quản lý, các cán bộ có nhiều kinh nghiệm thực tế về lĩnh vực chính sách phát triển

31

ngành công nghiệp. Tham gia các chương trình làm việc của các Bộ, các hội thảo, hội nghị về vấn đề chính sách phát triển công nghiệp ô tô để chia sẻ kinh nghiệm và thông tin với các nhà nghiên cứu chính sách phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.

2.2.4. Phương pháp kế thừa

Kế thừa một số nghiên cứu trước và các báo cáo của Chính phủ, các Bộ ban ngành liên quan đến chính sách phát triển ngành công nghiệp ô tô.

2.2.5. Phương pháp so sánh

Bao gồm cả số tuyệt đối và số tương đối để đánh giá tình hình thực trạng quản lý tài chính theo không gian và thời gian. Trên cơ sở các chỉ tiêu đã được tính toán, có thể so sánh việc thực hiện chính sách phát triển ngành công nghiệp ô tô giữa các nước và giữa các năm khác nhau để đánh giá kết quả qthực hiện chính sách… nhằm rút ra những ưu điểm, những hạn chế của đối tượng làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp phù hợp.

2.3. Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu

2.3.1. Địa điểm thực hiện nghiên cứu

Quá trình thực hiện nghiên cứu được tiến hành theo chính sách phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam

2.3.2. Thời gian thực hiện nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu từ năm 2010 đến nay.

2.4. Các công cụ, phƣơng pháp phân tích số liệu, dữ liệu sơ cấp, thứ cấp

- Phần mềm Excel được sử dụng để thống kê hệ thống dữ liệu khoa học và công nghệ tại các địa điểm nghiên cứu.

- Phương pháp phân tích và so sánh số liệu, dữ liệu được sử dụng để đánh giá quá trình thực hiện các chính sách phát triển ngành công nghiệp ô tô

32

của Chính phủ đưa ra, để từ đó tìm ra các nguyên nhân và khuyến nghị các giải pháp.

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ VIỆT NAM

3.1. Khái quát về ngành công nghiệp ô tô Việt Nam hiện nay

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ngành ô tô Việt Nam

Ngành công nghiệp ôtô Việt Nam thực sự được bắt đầu vào năm 1991 với sự xuất hiện của 2 công ty ôtô có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là Mekong và VMC. Sau hơn 18 năm hình thành và phát triển, đến nay đã có hơn 160 DN sản xuất lắp ráp ôtô ra đời, trong đó có tới gần 50 doanh nghiệp lắp ráp ôtô, và ước tính đến nay có khoảng 60 doanh nghiệp đang nộp hồ sơ xây dựng các nhà máy sản xuất lắp ráp ôtô tại Bộ CN và con số này vẫn chưa dừng lại ở đây.

Như vậy, đến năm 2010 (sau hơn 3 năm khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO) tổng công suất thiết kế của ngành ô tô có thể lên đến 800.000 xe/năm. Trong số các doanh nghiệp đang hoạt động, hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) qui tụ 18 doanh nghiệp ( gồm 11 doanh nghiệp FDI và 6 doanh nghiệp nội địa), công suất thiết kế 245.000 xe/ năm, có thể coi là lực lượng nòng cốt. Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam là một tổ chức phi chính phủ, phi chính trị và phi lợi nhuận, được thành lập trên nguyên tắc tự nguyện của các nhà sản xuất ô tô được cấp giấy phép hoạt động tại Việt Nam. Được thành lập vào Ngày 03/08/2000 theo quyết định số 52/2000/QD-BTCCBCP của ủy ban tổ chức và nhân sự Chính phủ (nay gọi là Bộ Nội vụ). Với: Tên đầy đủ là : "Hiệp hội các nhà sản xuất Ô tô Việt Nam " và tên giao dịch là : "VAMA"

33 Mục đích của Hiệp hội (VAMA):

- Khuyến khích sự phát triển và tién bộ của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam nói riêng và góp phần vào sự phát triển kinh tế và sự thịnh vượng của cộng đồng nói chung.

- Đại diện và bảo vệ quyền hạn và lợi ích hợp pháp của người lao động cũng như người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp thành viên của Hiệp hội.

- Bảo đảm và cải thiện quyền hạn và lợi ích hợp pháp của người sử dụng xe trên các phương diện chất lượng, độ tin cậy, sự an toàn, việc bảo vệ môi trường, dịch vụ và bảo hành; tranh thủ và ứng dụng những thành tựu tiến bộ nhất của công nghệ ô tô cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.

- Tham gia vào các chương trình nghiên cứu và phát triển về ô tô cũng như việc bảo đảm bảo vệ tốt môi trường tại Việt Nam

Các hoạt động chính của VAMA:

Kể từ khi thành lập vào năm 2000, VAMA luôn có mối quan hệ chặt chẽ với các ban ngành đại diện của Chính phủ như Bộ Tài Chính, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công nghiệp, Phòng Đãng kiểm, Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng,... trong việc xây dựng các tiêu chuẩn và chính sách phát triển vì sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.

Lịch sử phát triển của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam có thể chia thành 4 giai đoạn nhƣ sau:

Giai đoạn thứ nhất: trước năm 1945

Trước năm 1945 xe ô tô sử dụng ở Việt Nam hoàn toàn là xe của nước ngoài mang từ Pháp sang với các mác xe nổi tiếng như Renault, Peugoet, Citroen...Phụ tùng cũng được nhập 100% từ Pháp, chúng ta chỉ làm những

34

chi tiết đơn giản như bulông, êcu...phục vụ cho sửa chữa xe. Các hãng của Pháp thành lập các gara vừa trưng bày bán xe, vừa tiến hành dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng và sửa chữa.

Giai đoạn thứ hai : từ 1945 đến 1975

Thời kỳ này chúng ta thực hiện chuyển đổi các nhà máy cơ khí trong quân đội sang làm nhiệm vụ sản xuất một số phụ tùng thay thế cho xe của Trung Quốc và Liên Xô đã viện trợ cho Việt Nam, có thể kể đến các Nhà máy ô tô 1/5, Nhà máy cơ khí Ngô Gia Tự, Nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo ... Cho đến năm 1975 quan hệ kinh tế giữa Việt Nam với các nước xã hội chủ nghĩa không còn được như trước, làm ảnh hưởng đến việc hoàn chỉnh nhà máy và duy trì hoạt động sau này. Cuối cùng chúng ta không tiếp tục sản xuất nữa. số lượng xe ô tô sử dụng ở Việt Nam trong thời kì này rất ít ỏi

Giai đoạn thứ ba: từ năm 1975 đến năm 1991

Ở Miền Bắc, các nhà máy của chúng ta xuống cấp nghiêm trọng, đứng trước nguy cơ phải đóng cửa và một số nhà máy như cơ khí Ngô Gia Tự 3-2. Còn ở miền Nam, chúng ta không có nhà máy sản xuất phụ tùng ô tô, chỉ có các xưởng sửa chữa và bán phụ tùng xe ngoại nhập. Từ năm 1986, Việt Nam bắt đầu thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế, làm bạn với tất cả các nước trên thế giới trên cơ sở họp tác cùng có lợi. Để phát triển ngành công nghiệp ô tô, chúng ta cần có nguồn vốn lớn, trang thiết bị, công nghệ hiện đại, có đội ngũ cán bộ đủ năng lực và trình độ để có thể sử dụng tốt hệ thống trang thiết bị đó. Song tại thời điểm này, việc chúng ta tự đầu tư toàn bộ trang thiết bị, công nghệ hoàn chỉnh để sản xuất xe là điều không thể. Mặt khác, chúng ta chưa có nhiều kinh nghiêm trong công tác quản lí, công tác đào tạo cán bộ cho ngành công nghiệp này. Đe làm được điều này song song với việc kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư tại Việt Nam, chúng ta đã ban hành

35

một loạt các chính sách về ưu đãi đầu tư. Nhờ vậy mà thị trường ô tô trong nước sôi động hơn, nhiều nhà đầu tư đã đến Việt Nam để tìm hiểu thị trường, nghiên cứu các

hướng đầu tư có lợi nhất. Tuy nhiên, thật đáng tiếc do thời kì này ta còn bị Mỹ cấm vận về kinh tế nên các hãng sản xuất xe hơi lớn của Mỹ, Nhật Bản, Châu Âu vẫn còn dè dặt trong việc quyết định có đầu tư tại Việt Nam. Họ chỉ dám đầu tư gián tiếp thông qua một công ty châu Á nào đó. Dù vậy đã tạo những tiền đề quan trọng cho việc thành lập các liên doanh lắp ráp ô tô tại Việt Nam thời gian sau đó.

Giai đoạn thứ tư: từ năm 1991 đến nay

Cho đến trước khi có mặt của các liên doanh lắp ráp ô tô, tại thị trường Việt Nam còn đang lưu hành 38.212 xe ô tô thuộc các thế hệ cũ như Gat, Lada, Zil, Volga. Thế nên phải nói rằng ngành công nghiệp ô tô Việt Nam thực sự hình thành và phát triển kể từ sau năm 1991 gắn liền với sự ra đời rầm rộ của các liên doanh của hầu hết các hãng xe nổi tiếng trên thế giới như Ford, Toyota, Mercedes-Benz.... Như vậy, vai trò quan trọng trong bước đầu tạo dựng nên ngành công nghiệp ô tô Việt Nam thuộc về các liên doanh trong khi đó vai trò của các doanh nghiệp ô tô trong nước của Việt Nam là hết sức mờ nhạt.

Mặt khác, điều này cũng cho thấy chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta trong việc phát triển ngành công nghiệp ô tô nước nhà thông qua việc liên doanh, liên kết với nước ngoài. Từ đây có thể thấy được rằng, nếu như quan điểm xây dựng công nghiệp ô tô Việt Nam thủa sơ khai là phải đi từ sản xuất phụ tùng cơ bản rồi nâng dần lên sản xuất ô tô đã không có tính thực tiễn thì nay đã được thay thế bởi con đường đi từ lắp ráp ô tô rồi tiến hành từng bước nội địa hoá sản xuất phụ tùng như các nước ASEAN và châu Á đã

36 trải qua.

Như vậy, lịch sử hình thành ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đã cho thấy sau bao năm chúng ta dò dẫm con đường phát triển ngành giờ đây con đường đó đã hiện rõ hơn và hứa hẹn một triển vọng sáng lạng trong một tương lai không xa.

3.2. Các chính sách phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam những năm qua qua

3.2.1. Nhóm chính sách thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp Ô tô ở Việt Nam

Đối với Việt Nam nói riêng và các nước đang phát triển nói chung, việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài để phát triển công nghiệp ô tô là một trong những chính sách tối quan trọng. Các chính sách thu hút tập trung chủ yếu ở các hoạt động quảng bá, xúc tiến đầu tư tới các ưu đãi cụ thể cho đầu tư sản xuất linh kiện trong ngành lắp ráp ô tô.

Thực hiện Nghị quyết 103/NQ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ yêu cầu đưa nâng mức ưu đãi đủ sức hấp dẫn các dự án đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp ô tô và công nghiệp hỗ trợ, qui định các tiêu chí rõ ràng dễ hiểu, minh bạch vào văn bản qui phạm pháp luật mới,

Tuy nhiên, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài ở Việt Nam đối với ngành công nghiệp ô tô còn tồn tại một số vướng mắc như sau:

Thứ nhất, về lĩnh vực ưu đãi đầu tư: Luật Đầu tư chưa quy định công

nghiệp hỗ trợ nói chung hay công nghiệp hỗ trợ cho ngành ô tô nói riêng thuộc lĩnh vực khuyến khích đầu tư. Điều này không tạo được sức thu hút các nhà đầu tư tham gia vào lĩnh vực này. Để thực hiện khuyến khích đầu tư, cần phải có sự điều chỉnh hoặc bổ sung lĩnh vực này vào danh mục khuyến khích đầu tư.

37

Thứ hai, trong trường hợp được bổ sung là lĩnh vực ưu đãi đầu tư thì

các hình thức ưu đãi cũng bộc lộ một số bất cập. Đó là các quy định ưu đãi đầu tư đưa ra mức ưu đãi chung cho tất cả các dự án thuộc lĩnh vực ưu đãi. Công nghiệp hỗ trợ ô tô bao gồm rất nhiều công đoạn, đòi hỏi sự đa dạng về công nghệ và kỹ thuật, việc quy định chung như vậy không khuyến khích đầu tư vào công đoạn có kỹ thuật cao hoặc lĩnh vực đem lại lợi thế cho Việt Nam mà chỉ khuyến khích xu hướng đầu tư để hưởng ưu đãi. Thêm nữa, trong giai đoạn đầu phát triển, để khắc phục tình trạng thiếu vốn, cần phải khuyến khích các dự án quy mô vốn lớn vào công nghiệp hỗ trợ ô tô. Những ưu đãi chung không xét đến quy mô về vốn không tạo động lực cho các nhà đầu tư tiến hành đầu tư lớn.

Trước năm 2010, thuật ngữ CNHT ở Việt Nam được sử dụng chủ yếu trong các chỉ thị, công văn chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Chỉ thị số 47/2004/CT- TTg ngày 22/12/2004 về các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp xuất khẩu có đề ra nhiệm vụ trong năm 2005:

“Tập trung phát triển các công nghiệp hỗ trợ để tăng cƣờng khả năng cung ứng nguyên vật liệu, bán thành phẩm, phụ liệu đầu vào trong nƣớc cho sản xuất hàng công nghiệp xuất khẩu và thúc đẩy mối quan hệ bổ trợ liên ngành giữa các ngành công nghiệp... ”. Đặc biệt, nội dung phát triển công nghiệp đã được đề cập trong Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam (Quyết định số 73/2006/QĐ-TTg ngày 04/04/2006 về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam theo các vùng lãnh thổ đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020). Ngày 31/07/2007, Bộ Công nghiệp ra Quyết định số 37/2007/QĐ-BCN phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020. Nội dung

38

quy hoạch chủ yếu nêu ra các ngành cần tập trung phát triển CNHT cho

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển ngành công nghiệp ô tô ở việt nam (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)