Các điểmyếu trong nền kinh tế lộ ra dẫn đến cuộc tháo chạy ồ ạt của nhà đầu tư nước ngoài.Argentina bắt buộc phải cầu viện IMF và tổ chức này - với những chính sách kỳ quặc - đãlàm tình
Trang 1TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
Khủng hoảng nợ Argentina (2001-2002)
GVHD:
TS Lê Phan Thị Diệu Thảo
Hồ Thiên ThanhTrần Thị Cẩm Duyên
Hồ Trung ThịnhNguyễn Thị PhượngHuỳnh Đặng Tiến Lâm
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
I ARGENTINA TRƯỚC KHỦNG HOẢNG: 3
II DIỄN BIẾN CUỘC KHỦNG HOẢNG: 5
III NGUYÊN NHÂN CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG: 11
1 Các cú sốc từ bên ngoài: 11
2 Hệ thống “Chuẩn tiền tệ” (currency board): 11
3 Bất ổn về hệ thống chính trị : 13
4 Các chính sách quản lý kinh tế vĩ mô sai lầm: 14
5 Thâm hụt ngân sách quá lớn: 15
IV HẬU QUẢ CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG : 17
V TÁC ĐỘNG CỦA IMF ĐỐI VỚI ARGENTINA: 20
VI CÁC BIỆN PHÁP KHÔI PHỤC NỀN KINH TẾ: 22
1 Chính sách thương mại: 22
2 Chính sách đối ngoại: 23
3 Chính sách đầu tư: 23
4 Chính sách tài chính: 24
VII SỰ PHỤC HỒI CỦA NỀN KINH TẾ ARGENTINA: 25
VIII MỐI LIÊN HỆ GIỮA KHỦNG HOẢNG NỢ ĐÔNG Á (97-98), ARGENTINA (2001) và HI LẠP (2009): 27
1 Khủng hoảng tài chính ở Đông Á: 27
2 Khủng hoảng Hi Lạp: 29
IX Tác động của khủng hoảng Argentina tới Việt Nam: 35
1 Tác động: 35
2 Bài học cho Việt Nam: 40
LỜI KẾT 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO 46
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Argentina đất nước của những lễ hội nổi tiếng, carnival và điệu nhảy Tango đầyquyến rũ, một vùng đất với phong cảnh mê hoặc từ các đồng bằng bụi bặm Patagonia đếnđỉnh Andes phủ tuyết trắng Đất nước ấy đã từng là thiên đường của người dân nơi đâykhi Argentina phát triển một cách ngoạn mục trong suốt những năm của thập niên 1990.Argentina được cho là một điển hình của sự thần kì mới với những thành tựu đã đạt được
Nhưng cũng giống như Đông Á, sau đổi mới Argentina đã đạt được những thànhcông nhất định nhờ vào những thành công từ việc ổn định giá trị đồng nội tệ cùng với tốc
độ tăng trưởng ngoạn mục Lần này đến lượt Argentina chọn đi trên vết xe đổ của cácnước Đông Á, họ đã ngủ quên trên chiến thắng, lại trở thành nạn nhân từ chính sự thànhcông của mình
Tháng 12/2001 hệ thống ngân hàng Argentina sụp đổ, nhấn chìm một trong nhữngtrung tâm kinh tế năng động và thành công nhất tại khu vực Nam Mỹ Gần như chỉ saumột đêm, đất nước này rơi vào cảnh đói nghèo Tình cảnh sau đó hết sức hỗn độn Chỉtrong vòng 1 tuần, có tới 5 vị Tổng thống lên và xuống chức Người dân, công nhân, viênchức xuống đường biểu tình Chính quyền Argentina cho rằng thủ phạm là các chính sách
mà Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới áp dụng tại đây từ những năm 1990
Vậy nguyên nhân thực sự của sự sụp đổ này do đâu? Đó là một vấn đề lớn mànhiều nhà nghiên cứu kinh tế đã tốn không ít giấy mực Đây cũng là đề tài mà nhómchúng em đưa ra để thảo luận, từ điển hình của Argentina mà rút ra những bài học choViệt Nam trong giai đoạn hiện nay, khi Việt Nam cũng được xem là một thần kì mới
Trang 5Trước khi đi vào tìm hiểu cuộc khủng hoảng kinh tế Argentina, chúng ta cần phảinắm được một vài khái niệm căn bản sau:
Khủng hoảng tài chính là gì?
Khủng hoảng tài chính là sự thất bại của một hay một số nhân tố của nền kinh tế trong việc đáp ứng đầy đủ nghĩa vụ, bổn phận tài chính của mình
Dấu hiệu của khủng hoảng tài chính:
Các NHTM không hoàn trả được các khoản tiền gửi của người gửi tiền
Các khách hàng vay vốn , gồm cả khách hàng được xếp loại A cũng không thể hoàn trả đầy đủ các khoản vay cho ngân hàng
Chính phủ từ bỏ chế độ tỷ giá hối đoái cố định
Khủng hoảng nợ là một dạng khủng hoảng tài chính xuất hiện hai yếu tố 1 và 2.Một trong những nước xuất hiện khủng hoảng nợ điển hình không ai khác chính
là Argentina
I ARGENTINA TRƯỚC KHỦNG HOẢNG:
Trong thập niên 1990, Argentina đã thực hiện các chương trình tái cấu trúc nềnkinh tế bao gồm:
đồng peso với đồng dollar theo tỷ giá 1 đổi 1, và chỉ phát hành vừa đủ tiền pesocho việc trao đổi trên thị trường Đây là giải pháp nhằm khống chế lạm phát,nhưng đồng thời nó cũng hạn chế khả năng của ngân hàng trung ương trong việc
hỗ trợ bù đắp thâm hụt ngân sách nhà nước và giúp đỡ các ngân hàng thương mạităng cường tính thanh khoản
Trang 6 Xây dựng hệ thống tiền tệ kép (bi-monetary) đảm bảo vai trò ngang nhau giữađồng peso với ngoại tệ (chủ yếu là đô la Mỹ) Người dân Argentina có quyền trảbằng bất kỳ đồng tiền nào trong các giao dịch của mình
các ngân hàng nhà nước ở địa phương và bán một ít các tổ chức tài chính trungbình và lớn cho nước ngoài
-mà không có bất kỳ hạn chế nào
điện, trong khi nước này chưa hề có một hệ thống luật lệ mạnh và đầy đủ
45% đầu thập niên 90 xuống còn 11% năm 2000
Từ chương trình tư hữu hóa hàng loạt xí nghiệp quốc doanh, tư hữu hóa ào ạt, nhất
là việc bán chúng cho các ông chủ nước ngoài, bước đầu đã đem lại một lượng dựtrữ ngoại tệ khá lớn cho quốc gia này
Nguồn thu từ chương trình tư hữu hóa cùng với việc vay nợ nước ngoài đã giúpChính phủ Argentina ổn định giá trị của đồng nội tệ Tất cả điều này đã làm nền tảng chocác tăng trưởng ngoạn mục sau đó Thêm vào đó, những thành tựu kinh tế và sự ổn địnhtrong giá trị đồng nội tệ đã dẫn tới một hệ quả đương nhiên, đó là dòng vốn quốc tế chảy
ồ ạt vào Argentina Những yếu tố đó khiến Argentina được ngợi khen như là một điểnhình của sự thần kỳ mới và là một trong những “học trò xuất sắc” được IMF thừa nhận
Những biện pháp này có tác dụng tức thời 3 năm sau đó nền kinh tế phát triển tốttrong khi lạm phát giảm Nhưng cùng với cái gọi là thần kỳ đó là ảo tưởng ngủ quên trênchiến thắng
Trang 7II DIỄN BIẾN CUỘC KHỦNG HOẢNG:
Chính từ sự tăng trưởng ngoạn mục như đã nêu trên mà chính phủ Argentina đãtận dụng uy tín đang lên của quốc gia để liên tục vay nợ nước ngoài Cứ như thế cáckhoản nợ nước ngoài âm thầm tăng lên dần, bắt đầu là ngưỡng an toàn từ tỉ lệ nợ dưới50% GDP (35% trong năm 1995 cho đến gần 65% năm 2001) Các khoản nợ nước ngoàinày dẫn đến hậu quả tai hại là làm chính phủ mất đi sức đề kháng trước những rủi rotrong thâm hụt ngân sách, với suy nghĩ dù gì đi chăng nữa, chính phủ cũng dư sức bù đắpthâm hụt ngân sách bằng nguồn dự trữ ngoại tệ dồi dào và cả vay nợ nữa Thất nghiệpleo đến mức kỷ lục Bộ trưởng Tài chính, Bộ trưởng Kinh tế nối nhau từ chức Tổngthống ban bố tình trạng khẩn cấp rồi từ chức
Từ những năm 1999, Argentina đã bắt đầu gặp phải những mất cân đối trong chitiêu ngân sách Do đã tư hữu hóa ào ạt các xí nghiệp quốc doanh trong thời gian trước đó,chính phủ giờ đây đã không còn nguồn thu nào khác ngoài thuế để bù đắp thâm hụt, đó làchưa kể vấn đề còn bị trầm trọng thêm bởi chính phủ liên tục phải trả nợ cho các hóa đơnvay nợ nước ngoài trước đây Tháng 12 năm 1999, Tổng thống Fernando De La Rua đắc
cử, ông phải đối mặt với một đất nước mà tỷ lệ thất nghiệp đang tăng cao, và các hiệuứng không mong muốn của tỷ giá hối đoái cố định đang biểu thị một cách mạnh mẽ Năm
1999 GDP của Argentina đã giảm 4% và cả nước bắt đầu bước vào một cuộc suy thoái
Tỷ lệ chi ngân sách/GDP tăng từ 27% năm 1997 lên 30% vào năm 2000 Các điểmyếu trong nền kinh tế lộ ra dẫn đến cuộc tháo chạy ồ ạt của nhà đầu tư nước ngoài.Argentina bắt buộc phải cầu viện IMF và tổ chức này - với những chính sách kỳ quặc - đãlàm tình hình trở nên cực kỳ tồi tệ
Trang 8Nguồn:
tính; + Dự báoTrungtuần tháng 9 năm
2000, sau sáutháng trì hoãn,Thượng viện đãthông qua Dựluật kinh tế khẩncấp Dự luật nàycho phép Chính phủ của Tổng thống DE LA RUA điều chuyển hoặc sa thải các nhân viênhợp dồng và hoãn trả các khoản nợ Quốc hội phê chuẩn Đạo luật này cùng với - Luật cảicách lao động (thông qua tháng từ năm 2000) và Luật chống thất thu thuế (thông quangày 6 tháng Chín năm 2000) là một phần trong chương trình phục hồi kinh tế cả gói củaChính phủ nhằm đạt tỷ lệ tăng GDP 3% trong năm 2000, giảm thâm hụt ngân sách từ' 7,1
tỷ USD xuống còn 4,7 tỷ USD trong năm 2000
Đối với các nhà tài trợ quốc tế, khi đang còn trong giai đoạn mặn nồng thì điều gìcũng là tốt đẹp, thậm chí ngợi khen hết lời, nhưng khi những bất ổn xảy ra thì sự hủy hoại
sẽ đến rất nhanh Bằng chứng là ngay sau khi Quốc hội Argentina họp khẩn cấp để triểnkhai cái gọi là “giảm thâm hụt ngân sách xuống bằng không” (zero deficit plan) vào ngày11-7-2001, các nhà tài trợ quốc tế đã phản ánh rất hài hước về kế hoạch này Moody"s vàS&P đã hạ thấp điểm xếp hạng tín nhiệm quốc gia Argentina ngay sau khi quốc hội thôngqua kế hoạch hoang tưởng này, các chỉ số niềm tin liên tục sút giảm như một tín hiệu
Tăng trưởng GDP 91-02 (%/năm)
Trang 9phản ứng trước vụ việc nước đến chân mới nhảy của quốc hội nước này Thêm vào đó,IMF lại ngưng không hỗ trợ tín dụng cho Argentina, khủng hoảng kinh tế toàn diện làđiều tất yếu phải xảy đến sau đó.
Cuối năm 2001 dự trữ ngoại tệ của ngân hàng trung ương chỉ còn đúng 2 tỷ Tổng
chính sách này được duy trì cho đến đầu năm 2002 Và cũng trong thời điểm cuối năm
2001, IMF ngừng cấp các khoản cho vay mới với lý do Argentina không đáp ứng đượccác đòi hỏi tài chính Argentina tuyên bố phá sản ngay sau đó
trở nên điên loạn và đổ xô xuống đường ở các thành phố , đặc biệt là Buenos Aires Họtham gia vào một hình thức phản kháng đã trở thành phổ biến được biết đến nhưcacerolazo (đập nồi và chảo) Các cuộc biểu tình đã xảy ra đặc biệt là trong giai đoạn2001-2002 Lúc đầu, các cacerolazos được đơn giản chỉ ồn ào cuộc biểu tình, nhưng ngaysau họ bao gồm phá hủy tài sản, thường xuyên xảy ra tại các ngân hàng, các công ty tưnhân nước ngoài, đặc biệt là các công ty lớn của Mỹ và châu Âu
Tổng thống Fernando de la Rua tuyên bố tình trạng khẩn cấp (bất hợp pháp vì nócần xác nhận của Quốc hội), nhưng điều này chỉ làm tình hình càng tồi tệ hơn, và lànguyên nhân dẫn đến cuộc biểu tình bạo lực vào ngày 20 và 21/12/2001 tại Plaza deMayo Cuộc biểu tình đã kết thúc với một vài người chết, và sự sụp đổ của chính phủ De
la Rua cuối cùng đã chạy trốn khỏi Rosada Casa trong một chiếc trực thăng vào ngày21/12/2001
Năm 2002, tình hình lạm phát và thất nghiệp tăng cao khiến cho nền kinh tế càngkhủng hoảng nghiêm trọng Tỷ lệ 1:1 đã tăng vọt lên gần 4 pesos mỗi USD Nhiều doanhnghiệp đóng cửa hoặc phá sản, chất lượng cuộc sống mức trung bình của Argentina đãgiảm sút
Trang 10Tóm tắt diễn biến của cuộc khủng hoảng nợ Argentina:
10/12/1999: Fernando de la Rua nhậm chức tổng thống, hứa hẹn sẽ làm kinh tế trởlại phồn thịnh sau 10 năm dưới thời Carlos Menem
Tháng 9/ 2000, sau sáu tháng trì hoãn, Thượng viện đã thông qua Dự luật kinh tế khẩn cấp
16/3/2001: Bộ trưởng Kinh tế Lopez Murphy đưa ra chương trình kinh tế thắt lưngbuộc bụng 4,45 tỷ USD trong 2 năm, giảm mạnh chi phí cho giáo dục
19/3/2001: Lopez Murphy từ chức sau khi 9 quan chức chính phủ bỏ chức vụ đểphản đối chính sách của ông
Trang 11 20/3/2001: Domingo Cavallo, nguyên bộ trưởng kinh tế dưới thời Menem, đượcmời vào chính phủ với những quyền lực đặc biệt để tái cơ cấu nền kinh tế.
3/6/2001: Argentina loan báo đã giải quyết xong 29,5 tỷ USD nợ, hoãn trả 7,8 tỷlãi tới năm 2002
3/7/2001: Thị trường cổ phiếu sụt giảm tới mức thấp nhất trong 28 tháng sau khi
có tin đồn ông De La Rua sẽ từ chức
11 - 26/7/2001: 3 tổ chức đánh giá hấp lực đầu tư quốc tế đưa Argentina xuống vịtrí thấp hơn, khiến uy tín của nước này giảm mạnh
30/7/2001: Dự thảo kế hoạch thắt lưng buộc bụng của chính phủ được thông qua,bao gồm những biện pháp đảm bảo cho ngân sách không tiếp tục thâm hụt, giảm13% lương cho nhân viên chính phủ và trợ cấp hưu trí
21/8/2001: Quỹ Tiền tệ Quốc tế đề xuất cấp thêm 8 tỷ USD, bổ sung vào khoảnvay dự phòng 14 tỷ của Argentina
1/11/2001: Ông Cavallo thông báo các biện pháp kinh tế mới
30/11/2001: Người Argentina đổ xô tới ngân hàng: 1,3 tỷ USD được rút khỏi cáctài khoản cá nhân
1/12/2001: Ông Cavallo quyết định hạn chế số tiền mà công chúng được rút ra,nhằm cứu nguy cho hệ thống ngân hàng Tháng 12/2001, Chính Phủ ra hạn mứcrút tiền là 1000 USD/tháng Thay các khoản tiền gửi bằng trái phiếu chính phủthời hạn 10 năm
Nhiều ngân hàng và doanh nghiệp đứng trên bờ vực phá sản
5/12/2001: IMF thông báo sẽ không giải ngân khoản viện trợ 1,3 tỷ USD choArgentina
Trang 12 6/12/2001: Ông Cavallo chỉ thị chuyển quỹ lương hưu một phần thành trái phiếukho bạc và phần kia dùng để hỗ trợ các doanh nghiệp trả nợ.
13/12/2001: Thất nghiệp leo đến mức 18,3%, cao nhất kể từ giữa năm 1998
14/12/2001: Bộ trưởng Tài chính Daniel Marx từ chức nhưng đồng ý làm cố vấn trong các cuộc đàm phán tái cơ cấu nợ
17/12/2001: Chính phủ đưa ra chương trình ngân sách 2002 bao gồm khoản cắt giảm chi tiêu gần 20%
18/12/2001: IMF nói Argentina có thể hoãn trả khoản nợ 940 triệu USD (theo hạn phải hoàn vào 1/2002)
19/12/2001: Argentina ban bố tình trạng khẩn cấp để đối phó với các cuộc biểu tình phản đối chính sách kinh tế của ông Cavallo Hạ viện bãi bỏ các quyền đặc biệt ông Cavallo được hưởng trước đó
20/12/2001: Tổng thống De La Rua và Bộ trưởng Kinh tế Cavallo từ chức vì biểu tình đã biến thành bạo loạn khiến ít nhất 20 người thiệt mạng
Tháng 1/2002: Thả nổi tiền, Peso mất giá 29%, USD/peso = 1,4
Tháng 3/2002: Tài sản ngân hàng được chuyển đổi sang đồng Peso, các ngân hàng
lỗ khoảng 10-20 tỷ USD USD/peso=3,75, các ngân hàng bắt đầu thiếu tiền mặt
Tháng 4/2002: Các ngân hàng được yêu cầu đóng cửa vô thời hạn
Trang 13III NGUYÊN NHÂN CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG:
1 Các cú sốc từ bên ngoài:
Năm 1999 khi nước Brazil láng giềng phá giá đồng real, các nhà đầu tư và thươngnhân nước ngoài nhận ra mình có thể dùng đồng USD mua được nhiều hàng hóahơn ở Brazil và một số nước khác trong vùng so với ở Argentina Vì thế đầu tưnước ngoài vào Argentina và ngành xuất khẩu của nước này (chủ yếu là hàng nôngphẩm) đã sụt giảm thê thảm
Cuộc khủng hoảng tiền tệ Châu Á 97-98 mà tiêu biểu là các đợt tấn công đầu
cơ vào đồng baht xảy ra vào tháng 7 năm 1997đã làm chính phủ Thái Lan phải bảo
vệ đồng tiền của mình bằng cách sử dụng dự trữ ngoại tệ Khi dự trữ ngoại tệ gầncạn kiệt, Thái Lan buộc phải thả nổi tỷ giá Khủng hoảng nhanh chóng lan ra cácnước Đông Á khác Đồng nội t ệ của Hàn Quốc, Indonesia, Malaysia vảPhilippines đều chịu s ức ép Sự phá giá đồng nội tệ ở các nước này cùng với lãisuất gia tăng đã làm nhiều doanh nghiệp trước đây vay nợ bằng ngoại tệ khôngcòn khả năng chi trả Khó khăn của doanh nghiệp nhanh chóng trở thành khó khăncủa các tổ chức tài chính và khủng hoảng xảy ra
Đô la lên giá áp lực Peso lên giá theo làm ảnh hưởng xuất khẩu
Mêhico phá giá đồng Peso năm 94
2 Hệ thống “Chuẩn tiền tệ” (currency board):
Cơ chế vận hành của “Chuẩn tiền tệ” Nói một cách ngắn gọn, chế độ tỷ giá
“chuẩn tiền tệ” quy định: cấm không cho phép ngân hàng trung ương phát hành cáckhoản nợ - tiền có quyền lực cao (high-power money) - nếu như không được bảo đảm hỗtrợ 100% bằng lượng dự trữ ngoại tệ tương đương Nói cách khác, hệ thống này chỉ chophép ngân hàng trung ương phát hành thêm một lượng tiền tương ứng với lượng ngoại tệvừa mới bổ sung Do đó, giá trị đồng tiền luôn được bảo đảm và đồng thời cũng giúp
Trang 14kiềm chế lạm phát Tuy nhiên, hệ thống “chuẩn tiền tệ” (currency board) khác với hệthống “tỷ giá cố định” (fixed exchange rate system) Bởi vì, “tỷ giá cố định” mặc dù cũngduy trì giá trị đồng tiền như “chuẩn tiền tệ” nhưng lại không có độ tin cậy cao, nói là “tỷgiá cố định” nhưng thật ra đồng tiền cũng có khả năng bị phá giá Còn “chuẩn tiền tệ” thìkhông như vậy, nó luôn giữ đúng tỷ giá trao đổi đã được ấn định trước đó Do đó, “chuẩntiền tệ” luôn đạt được sự tin tưởng cao từ các nhà đầu tư.
Nhược điểm:
Đầu tiên là việc chính phủ không thể tự chủ trong chính sách tiền tệ Đơn giản là
vì lãi suất của đồng nội tệ phải đúng bằng lãi suất của đồng ngoại tệ, nếu không hoạtđộng arbitrage sẽ xảy ra Do đó, chính phủ không thể giảm lãi suất để kích thích đầu tưhoặc tăng lãi suất để kiềm hãm lạm phát
Thứ hai, chuẩn tiền tệ có khuynh hướng khuyến khích các nhà đầu tư trong nước
kinh doanh quốc tế vay nợ bằng ngoại tệ mà không hề có bất cứ biện pháp phòng ngừarủi ro nào cả, dẫn đến vay nợ quá mức Chính vì vậy mà khi khủng hoảng xảy ra, các nhàđầu tư này sẽ là những người chịu thiệt hại lớn nhất
Thứ ba, Ngân Hàng Trung Ương không thể thực hiện chức năng là người cho vay
cuối cùng (nguyên nhân là do hệ thống currency board quy định không cho phép ngânhàng phát hành tiền nếu không có lượng ngoại tệ tương ứng bổ xung) Do đó, khi khủnghoảng niềm tin xảy ra, ngân hàng trung ương không thể cung cấp cho các ngân hàngthương mại những khoản vay ngắn hạn được, làm cho các ngân hàng thương mại nàykhông thể chi trả các khoản nợ sắp đáo hạn cho khách hàng Cuối cùng, tất yếu là hệthống ngân hàng sẽ sụp đổ
Thứ tư, do không thể in thêm tiền và dự trữ ngoại tệ ngày càng ít đi nên ngân sách
chính phủ sẽ bị thâm hụt nghiêm trọng Chính vì vậy, chính phủ Argentina phải bù đắpthăm hụt ngân sách bằng các khoản vay nợ từ nước ngoài Điều này làm cho tình trạng nợnước ngoài của Argentina ngày càng gia tăng
Trang 15Thứ năm, chính sách “chuẩn tiền tệ” làm cho hàng hoá xuất khẩu ngày càng mắc
lên (do đồng đôla tăng giá) và hàng nhập khẩu ngày càng rẻ đi Do đó, hàng trăm doanhnghiệp trong nước không thể cạnh tranh nổi với các doanh nghiệp nước ngoài, buộc phảidẫn đến phá sản
Thứ sáu, việc đôla hoá nền kinh tế đã tạo ra một hệ thống “tiền tệ kép”
(bimonetary system), cho phép người dân tự do quy đổi từ Peso sang đôla một cách dễdàng Điều này đã làm cho một lượng lớn ngoại tệ “chảy” ra nước ngoài (nguyên nhân là
từ những chuyến du lich, nghỉ mát, mua hàng hóa nhập khẩu với giá rẻ từ nước ngoài),dẫn đến dự trữ ngoại tệ trong nước bị giảm sút
Tuy nhiên nếu ta vội kết luận ngay rằng “chuẩn tiền tệ” là nguyên nhân chính dẫnđến khủng hoảng ở Argentina là sai lầm Bởi vì, nếu chính sách “chuẩn tiền tệ” là đỉnhcủa kim tự tháp thì kinh tế và chính trị là đáy của cái tháp đó Do đó, nếu đáy của cái tháp
đó (kinh tế và chính trị) bất ổn thì sẽ dẫn đến phần đỉnh tháp (chính sách “chuẩn tiền tệ”)không phát huy được tác dụng
3 Bất ổn về hệ thống chính trị :
Đây là nhân tố chính đưa Argentina lún sâu vào khủng hoảng Ta phải nói đếntổng thống De la Rua Trước khi trở thành tổng thống, De la Rua từng giữ chức thịtrưởng, ông đã đẩy lùi nạn tham nhũng, làm cho ngân sách thành phố từ thâm hụt trờ nên
dư dã Khi vận động tranh cử, ông đã từng hứa rằng sẽ “lấy tiền từ túi của những kẻ thamnhũng để phân phát cho nhân dân” Tuy nhiên, chính nhờ thành tích đó, sau khi trở thànhtổng thống, ông đã gặp phải nhiều sự chống đối ngầm từ phía các đồng minh, điển hình làchủ tịch Thượng viện Carlos Alvarez và chủ tịch phong trào Frepaso, người đồng minhquan trọng nhất đột ngột từ chức vì bất đồng, để lại De la Rua một mình lèo lái conthuyền Argentina đầy sóng gió Chính vì điều này, ông đã đưa ra một quyết định cực kỳsai lầm: đề cử cựu bộ trưởng kinh tế Domigo Cavallo đầy tai tiếng và bê bối trở lại chínhtrường để giúp ông xử lý khủng hoảng Tuy nhiên, việc mời Cavallo chẳng giúp ích được
gì cho ông Cuối cùng thì De la Rua cũng phải từ chức Theo sau ông là Ramon Peurta và
Trang 16Adolfo Rodriguez, cả hai chỉ giữ chức tổng thống chưa tới 1 tuần Chỉ tới khi EduardoDulhalde lên làm tổng thống thì kinh tế Argentina mới có dấu hiệu khởi sắc.
4 Các chính sách quản lý kinh tế vĩ mô sai lầm:
Sai lầm đầu tiên của chính phủ Argentina là việc tự do hóa hoàn toàn hệ thống
ngân hàng, bao gồm việc tư nhân hóa hoàn toàn gần như tất cả các ngân hàng nhà nước ởđịa phương và bán một ít tổ chức tài chính trung bình và lớn cho nước ngoài
Thứ hai, đó là việc tự do cho luân chuyển tư bản - cả trực tiếp và gián tiếp - mà
không có bất kỳ hạn chế nào, dẫn đến việc ngoại tệ bị “bay hơi” sau này
Thứ ba, tư nhân hóa các công ty nhà nước Và do phần lớn các công ty tư nhân
hóa thuộc lĩnh vực dịch vụ nhu yếu như cung cấp điện, nước nên các công ty này đẩygiá cả các mặt hàng dịch vụ của mình cao hơn Cuộc khủng hoảng của Argentina trở nêntrầm trọng khi nhu cầu tiêu dùng trong nước suy giảm, nhiều doanh nghiệp phá sản vàngày càng có thêm nhiều người bị sa thải Trong khi Argentina không hề có luật lệ mạnh
và đầy đủ, dẫn đến nguồn thu ngân sách của chính phủ không có gì ngoài thuế, không thể
tự chủ trong thu-chi ngân sách
Thứ tư, loại bỏ gần như hoàn toàn hàng rào thuế quan và cắt giảm thuế từ trung
bình 45% đầu thập niên 90 xuống còn 11% năm 2000
Thứ năm, vì mục đích tranh cử mà tổng thống Carlos Menem sẵn sàng bỏ qua các
nguyên tắc thị trường, lắp đầy sự thâm hụt trong ngân sách chính phủ bằng các khoảngvay nợ từ nước ngoài trong suốt thời kỳ cầm quyền Măc dù chính sách này làm cuộcsống người dân được tăng lên rõ rệt nhưng Argentina lại trở thành con nợ khổng lồ: 132
tỷ USD Nó đã góp phần đưa Argentina đi vào khủng hoảng
Tóm lại, các yếu tố trên đã kết hợp lại khi người dân bắt đầu nghi ngờ rằng đồngpeso sẽ bị mất giá nên đổ xô đến các ngân hàng yêu cầu chuyển số tiền của mình sangđồng USD theo tỷ giá 1:1 đúng theo chính sách của ông D.Cavallo Trước tình hình này,ông Cavallo phải đưa ra giới hạn số tiền rút ra trong một tháng là 1.000 USD nhằm tránh
Trang 17tình trạng các ngân hàng bị kiệt quệ Song giải pháp này chỉ càng làm người dân cảmthấy bất ổn và trở nên giận dữ hơn, dẫn đến tình trạng nhiều người kéo nhau đập phá cáccửa hiệu và nổ ra những cuộc biểu tình đòi chính phủ từ chức.
5 Thâm hụt ngân sách quá lớn:
Sự thâm hụt ngân sách quá lớn tạo ra tình trạng lo sợ rằng chính phủ sẽ mất khảnăng trả nợ Chính phủ gặp khó khăn trong việc khuyến khích mọi người mua trái phiếucủa mình và không thể tài trợ bằng các khoản cho vay nước ngoài; để xử lý vấn đề khókhăn về ngân sách, chính phủ buộc các ngân hàng phải mua một lượng lớn trái phiếu
Khi các nhà đầu tư mất niềm tin vào khả năng của chính phủ trong việc hoàn trảcác khoản nợ, thì giá của chúng giảm xuống, tạo nên một lỗ hổng lớn trong bảng tổng kếttài sản của ngân hàng thương mại Sự suy yếu như vậy trong bảng tổng kết tài sản làmngân hàng có ít nguồn lực để cho vay và tình hình thiếu vốn cho vay góp phần tạo ra sựthu hẹp trong hoạt động kinh tế
Lợi dụng uy tín quốc gia vay nợ nước ngoài để bù đắp ngân sách và ổn định đồngnội tệ, khi không có đủ ngoại tệ để chi trả thì tất yếu sẽ dẫn đền vỡ nợ Gắn liền với việc
Trang 18chính phủ của Tổng thống Carlos Menem trong nhiệm kỳ thứ hai của mình đã vay nợ
"thẳng tay" khiến tổng số nợ hiện nay lên đến 132 tỷ USD, tương đương 1/7 toàn số nợcủa các nước đang phát triển Mỗi khi bị lâm vào khủng hoảng, Argentina lại cần đượcvay nợ nên phải chấp nhận lãi suất cao (hiện Argentina phải trả lãi 15% cho khoản nợ củamình) Việc chính phủ mắc nợ nhiều đã làm lãi suất trong nước gia tăng Nhiều công tytrong nước đã phải đóng cửa vì tín dụng cho sản xuất, kinh doanh trở nên quá khả năngthanh toán
Các nhà phân tích cho rằng giới lãnh đạo trên thế giới có thể rút ra nhiều bài học
từ công tác điều hành thiếu sót của Chính phủ Argentina: chi nhiều hơn thu, bỏ qua mộtcách thô bạo những quy tắc của kinh tế thị trường, không chú trọng đạt được sự nhất trígiữa các đảng phái chính trị và nhắm mắt trước nạn tham nhũng Xã luận của tờ Thươngmại (Peru) cho rằng có một "quy tắc vàng" trong kinh tế mà không phải nhờ đến IMFhoặc phải là một nhà kinh tế nổi tiếng mới biết được: chỉ thu được 2 đồng thì không nênchi 3 nếu không muốn làm sụp đổ nền kinh tế nước mình
Tóm lại bản chất của cuộc khủng hoảng của Argentina là:
Tăng trưởng kinh tế suy giảm làm các nhà đầu tư nước ngoài lo ngại về khả năngtrả nợ của chính phủ Argentina: Việc bán trái phiếu cho các nhà đầu tư nước ngoàitrở nên khó khăn, đồng thời hàng loạt các khoản nợ đền kỳ đáo hạn Đây chính làkhủng hoảng nợ chính phủ
Chính phủ tìm nguồn tài trợ khác: Buộc các ngân hàng và quỹ lương hữu nội địamua trái phiếu chính phủ Đàm phán để vay của IMF Những sự kiện này làmngười dân đổ đi rút tiền từ ngân hàng (15 tỷ USD được rút ra khỏi ngân hàng từT7 đến T11/2001.Từ T12/2001, trần 1000 USD/tháng tiền gửi có thể rút ra được
áp dụng) dẫn đến khủng hoảng ngân hàng
Tòa án phủ quyết lệnh đóng băng tài khoản của chính phủ Tiền tiếp tục được rút
ra buộc ngân hàng trung ương phải in tiền để tạo tính thanh khoản cho các ngân
Trang 19hàng thương mại Cơ chế hội đồng tiền tệ được hủy bỏ và đồng peso được phá giádẫn đến khủng hoảng tiền tệ.
Trang 20IV HẬU QUẢ CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG :
Nhiều công ty tư nhân đã bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng: tiêu biểuAerolineas Argentinas - một trong những công ty bị ảnh hưởng nhất Argentina, phảingừng tất cả các chuyến bay quốc tế cho các ngày khác nhau trong năm 2002 Các hãnghàng không đến gần phá sản, nhưng đã sống sót
Nông nghiệp cũng bị ảnh hưởng: Các sản phẩm Argentina bị từ chối tại một số thịtrường quốc tế, vì lo sợ rằng chúng có thể hư hỏng Mĩ hạn chế thực phẩm và thuốc củaArgentina
Sản xuất các kênh truyền hình đã buộc phải sản xuất thực tế nhiều hơn bất kỳ loạihình khác, bởi vì các chúng rẻ hơn so với các chương trình khác Hầu như tất cả cácchương trình giáo dục - truyền hình liên quan đã bị hủy bỏ
Cuộc khủng hoảng có tác động lớn đối với các nước láng giềng, ảnh hưởng đếnthương mại hàng hoá và dịch vụ, nguồn vốn từ các nguồn lực nước ngoài và kiều hối từlao động di cư, hệ thống ngân hàng và lợi nhuận của các công ty nước ngoài có vốn đầu
tư tại Argentina và khu vực, cũng như ảnh hưởng đến tăng biến động trên thị trườngngoại hối và các chính sách kinh tế
Nhập khẩu Argentina bị "thả nổi", tính vào khoảng hai phần ba trong bốn thángđầu năm 2002, chịu ảnh hưởng bởi sự mất giá mạnh và điểm yếu trong nước Điều này
ảnh hưởng đến các nước Mercosur và Chile, với Uruguay ảnh hưởng nhiều nhất Trong
bốn tháng đầu năm 2002, xuất khẩu hàng hoá của mình cho Argentina đã giảm 70% sovới cùng kỳ năm 2001, năm đánh dấu một sự suy giảm đáng kể Hơn nữa, các vấn đềphát sinh với các khoản thanh toán xuất khẩu, khi Argentina nhập khẩu, quỹ đã bị chặn
và họ mất tất cả các tiếp cận tín dụng Du lịch từ Argentina cũng đã giảm một nửa
Tại Brazil, dù thực tế là nền kinh tế lớn hơn ba lần so với Argentina và mặc dù đa
dạng hóa thị trường, nhưng sự suy giảm mạnh trong xuất khẩu vào Argentina do doanh
Trang 21số bán hàng hóa ở nước ngoài giảm gần 6% Năm 2001, Argentina đã mua 8,6% kimngạch xuất khẩu của Brazil, gần một phần tư sản phẩm sản xuất của nó, làm cho Brazilkhó khăn để chuyển hướng sang các thị trường khác trong ngắn hạn Hơn nữa, xuất khẩucủa Brazil phải đối mặt với khó khăn trong việc có được thanh toán tiền bán hàng Dulịch cũng bị ảnh hưởng.
Tại Paraguay, xuất khẩu sang Argentina đã giảm khoảng hai phần ba trong những
tháng đầu năm 2002
Tại Chile, khu vực thực sự của nền kinh tế thương mại song phương hàng hóa, du
lịch và lợi nhuận của các công ty Chile với các công ty con ở Argentina bị ảnh hưởng.Mặc dù xuất khẩu vào Argentina chỉ chiếm 3,2% của tổng số của Chile vào năm 2001
Thật khó để tính toán tác động của cuộc khủng hoảng của Argentina trong lĩnh vựctài chính, vì những biến động trên toàn hệ thống đã ảnh hưởng những thị trường mới nổi
từ năm 1997 Tuy nhiên, sự suy giảm dòng vốn đầu tư từ các thị trường tài chính quốc tế
là đáng kể, làm cho tín dụng tại Brazil và Uruguay đắt hơn, mặc dù Chile đã không bị ảnhhưởng
Khả năng thanh toán của các hệ thống tài chính cũng bị ảnh hưởng Các ngân hànglớn nước ngoài - Mỹ, Tây Ban Nha và các nước khác ở châu Âu - với các công ty con ởArgentina đã “bị thương” rất nặng bởi cuộc khủng hoảng Một số ngân hàng Brazil gặpkhó khăn, nhưng thiệt hại của họ không lớn lắm Ngược lại, ba ngân hàng Uruguay lạiảnh hưởng lớn từ Argentina Trong những tháng đầu năm 2002, những sự kiện này đãchâm ngòi cho việc rút tiền gửi ngoại tệ nhiều nhất thực hiện trong năm 2001, kết quả làtạo ra một sự suy giảm đáng kể trong dự trữ quốc tế của Uruguay Tương tự như vậy,không có khả năng xử lý tiền gửi ngân hàng ở Argentina tạo ra việc đóng cửa tạm thờicủa một ngân hàng Uruguay
Cuối cùng, đề cập đến tác động của cuộc khủng hoảng về tài sản dựa trên các công
ty xuyên quốc gia, mà có thể ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài trong khu vực
Trang 22với giá trị đầu tư khoảng 3.2 tỉ $.Giá trị của cổ phiếu giảm 12% trong những tuần sau phágiá tại Argentina Thu nhập giảm từ 208 triệu USD trong năm 2000 xuống 114 triệu USDvào năm 2001, và dự kiến là số không vào năm 2002.
Argentina nhanh chóng mất đi niềm tin của nhà đầu tư và các “chuyến bay củatiền” từ nước này tăng lên Người dân lo sợ cho sự an toàn của số tiền đã gửi và khôngbiết chất lượng danh mục cho vay của ngân hàng, người gửi tiền đổ xô đến ngân hàng rúttiền, dẫn đến tình trạng hoảng loạn ngân hàng bắt đầu từ ngày 11/10/2001 Tình hình này,cộng với nhận thức chính phủ sẽ tuyên bố vỡ nợ , dẫn đến tới cuộc tấn công đầu cơ vàođồng peso của Argentina và đồng tiền này đã sụp đổ- giảm tới trên 70% giá trị Nó làmcho các doanh nghiệp có mức nợ cao bằng đồng tiền nước ngoài hoàn toàn mất khả năngtrả nợ Tình hình này càng làm tăng vấn đề lựa chọn tiêu cực và rủi ro đạo đức Kết quả,người cho vay trong nước và nước ngoài ít sẵn sàng cho vay hơn nữa làm sụt đổ hoạtđộng kinh tế và tốc độ tăng GDP thực tế đã giảm Sự suy giảm trong dòng tiền mặt vàbảng tổng kết tài sản của các doanh nghiệp và các hộ gia đình làm cho tình trạng khủnghoảng ngân hàng ngày càng tồi tệ hơn làm cho vấn đề lựa chọn tiêu cực và rủi ro đạo đứctrên thị trường tài chính xấu đi do ngân hàng ít có khả năng đóng vai trò truyền thống củamình là trung gian tài chính
Hầu hết các chuyên gia đều đồng ý rằng, khủng hoảng đem lại hậu quả rất xấu đốivới Argentina, nhưng tác động ra thế giới bên ngoài thì không đáng kể, chỉ có Tây BanNha và Nam Phi, nơi có nhiều công ty có quan hệ làm ăn lớn với Argentina, chịu tácđộng một phần của cuộc khủng hoảng kinh tế Cổ phiếu của các ngân hàng Tây Ban Nha
- một chủ nợ lớn của Argentina - sụt giá mạnh nhất, khiến chỉ số chứng khoán của nướcnày giảm 1,1% trong phiên giao dịch hôm qua Đồng rand của Nam Phi cũng giảm xuốngmức lịch sử so với USD, bảng Anh và euro Trong khi đó, các nhà đầu tư trên thế giớivẫn tỏ ra lạc quan trước những cuộc bạo động ở Argentina do ảnh hưởng của nó với cácthị trường lớn là rất khiêm tốn
Trang 23V TÁC ĐỘNG CỦA IMF ĐỐI VỚI ARGENTINA:
Phần lớn vấn đề của Argentina là do nước này gây ra, nhưng IMF cũng đã mắcmột số sai lầm nghiêm trọng trong việc tư vấn và trong những hành động của mình đãthực hiện tại Argentina
IMF hỗ trợ tăng thuế để cân bằng ngân sách chính phủ Argentina dẫn đến việc làmtăng thêm gánh nặng thuế đã rất cao tại Argentina, đồng thời việc đó cũng làm ngăn cản
sự phát triển kinh tế
Các quan chức IMF ủng hộ sự phá giá đồng peso, được chứng minh là sai lầmtrầm trọng, vì họ nghĩ rằng nó đã được định giá quá cao, mặc dù các tính toán trong báocáo quốc gia riêng của IMF về Argentina lại khác Họ ngăn cản việc đô la hóa (thay thếcho đồng peso với đồng USD là đồng tiền chính thức), một phần trong các lý do sai lầm
đó là tính khả thi
Đến giữa năm 2001 mặc dù Argentina đã cố gắng điều chỉnh các chính sách nhưngkhông thành công trong việc khôi phục tăng trưởng kinh tế và giảm tỷ lệ gia tăng của nợchính phủ Mặc dù vậy, vào tháng Chín năm 2001, IMF chấp thuận tăng 8 tỷ USD chovay đối với Argentina Thế nhưng đến tháng mười hai năm 2001, IMF cho rằng nếu họcho vay tiền nhiều hơn sẽ là một sự lãng phí nên đã ngừng giải ngân phần còn lại củakhoản vay Điều này thật mâu thuẫn với những gì họ đã làm trước đó và khiến cho tìnhhình của Argentina trở nên tồi tệ hơn
Ngày 5/9/2002, IMF cho phép Argentina hoãn trả các khoản vay trị giá 2,8 tỷUSD trong một năm Ngày 14 Tháng 11, Argentina không trả đúng hạn một khoản vay từNgân hàng Thế giới Ngày 15/1/2003, Argentina không thanh toán đúng hạn cho Ngânhàng phát triển liên Mỹ, và có nguy cơ sẽ không trả đúng hạn cho các khoản nợ IMF bắtđầu từ ngày 17/01/2003 Argentina là một trong những người đi vay lớn nhất từ cả ba tổchức Sự vỡ nợ của Argentina đã có thể phá hỏng truyền thống không có rủi ro về việc
Trang 24không trả nợ đúng hạn của các nước thành viên.Để bảo vệ truyền thống đó, các nướccông nghiệp là cổ đông lớn nhất của IMF gây áp lực để gia hạn cho đến tháng Tám chocác khoản vay đến hạn Các nhân viên của IMF không muốn cho gia hạn khoản vay vìtheo thủ tục thông thường đây là những khoản nợ không được gia hạn 17/1/2003, giámđốc quản lý của IMF tuyên bố ông sẽ đề nghị gia hạn, do đó, Argentina đã không rơi vàotình trạng vỡ nợ mặc dù đã không thanh toán các khoản nợ đến hạn Ngày 24 tháng 1,IMF duyệt các khoản nợ có tổng giá trị 6,8 tỷ đô, nhờ đó Argentina sẽ không phải hoànlại bất kỳ khoản vay cũ đến hạn trước tháng 8 năm 2003 Trong thực tế, việc Argentinagiành chiến thắng trong việc chống lại các tổ chức tài chính quốc tế và các cổ đông chínhphủ lớn nhất của các tổ chức đó đã thiết lập một tiền lệ xấu cho những con nợ lớn kháctrong việc thanh toán các khoản nợ đến hạn.
Trang 25VI CÁC BIỆN PHÁP KHÔI PHỤC NỀN KINH TẾ:
Kể từ khi lên cầm quyền vào tháng 5/2003,Chính phủ của Tổng thống NéstorKirchner đã bắt đầu thực hiện các kế hoạch hành động trong hàng loạt lĩnh vực Nhànước, ban hành và áp dụng chiến lược, chính sách, cơ cấu kinh tế để đưa Argentina rakhỏi khủng hoảng và ông cũng đã áp dụng giải pháp bỏ chính sách cố định tỷ giá hốiđoái, giữ đồng peso yếu để tăng tính cạnh tranh của nền kinh tế, cho phép thay thế nhậpkhẩu và khuyến khích xuất khẩu
1 Chính sách th ươ ng m ại:
Tăng cường xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu và phát triển các ngành sản xuất trongnước Chính sách đồng peso yếu và thúc đẩy xuất khẩu là một trong những chính sáchphát triển kinh tế của Argentina sau khi nước này đối mặt với một trong những cuộckhủng hoảng kinh tế xã hội trầm trọng nhất lịch sử từ cuối năm 2001
Nỗ lực của Chính phủ trong việc đạt được thặng dư ngân sách liên tục trong 2 năm
đã từng bước góp phần làm lành mạnh lĩnh vực tài chính công, tăng dự trữ ngoại hối, chitrả một phần lãi vay và các khoản nợ đến hạn, cải thiện được một phần hình ảnh củaArgentina với các tổ chức tài chính quốc tế Vai trò và uy tín của Chính phủ và tổngthống ngày càng được củng cố Chính Phủ ưu tiên, khuyến khích, củng cố và phát triển tưbản dân tộc với chính sách đẩy mạnh sản xuất và tăng cường hỗ trợ các doanh nhiệp nhỏ
và vừa Sản xuất hàng trong nước thay thế hàng nhập khẩu, từng bước nới lỏng các hạnchế về tài chính, liên tục giảm lãi suất tiền vay
Các vấn đề tiếp theo là giải quyết vấn đề năng lượng và giá cả Giữ vững đượcthặng dư tài chính và cân bằng ngoại thương Giải quyết tốt được vấn đề nợ đối với nướcngoài, cân bằng được cán cân thanh toán và điều chỉnh tăng số dư tài chính
Chính phủ Argentina đề ra các biện pháp kinh tế và kế hoạch “Đột biến- Shock”phải thực hiện là: tăng cường thu thuế Nhà nước và giảm chi phí công cộng; Giữ vững và