VIII. MỐI LIÊN HỆ GIỮA KHỦNG HOẢNG NỢ ĐÔN GÁ (97-98), ARGENTINA (2001) và HI LẠP (2009):
1. Khủng hoảng tài chín hở Đông Á:
Trong ba thập kỷ trước khi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á: Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia, và Thái Lan đã có một kỷ lục ấn tượng của sự tăng trưởng hiệu suất kinh tế nhanh, lạm phát thấp, ổn định kinh tế vĩ mô và vị trí tài chính mạnh, tỷ lệ tiết kiệm cao, nền kinh tế mở, và các ngành xuất khẩu phát triển mạnh. Do đó, không quá ngạc nhiên khi không có ai dự đoán cuộc khủng hoảng châu Á sẽ xảy ra. Khủng hoảng tài chính Đông Á bắt đầu từ tháng 7 năm 1997 ở Thái với sự kiện đồng Baht Thái bị đầu cơ với quy mô lớn, kết quả làm đồng Baht giảm 50% giá trị, kéo nền kinh tế Thái rơi vào khủng hoảng, rồi nó nhanh chóng lan rộng sang các nước xung quanh. Trong đó Indonesia, Hàn Quốc và Thái Lan là những nước bị ảnh hưởng mạnh nhất bởi cuộc khủng hoảng này. Hồng Kông, Malaysia, Lào, Philippines cũng bị ảnh hưởng bởi sự sụt giá bất thình lình. Mặc dù được gọi là cơn khủng hoảng "Đông Á" bởi vì nó bắt nguồn từ Đông Á, nhưng ảnh hưởng của nó lại lan truyền toàn cầu.
Thứ nhất, để duy trì đà tăng trưởng chính phủ các nước Đông Á thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng, mở cửa, tăng lãi suất để thu hút luồng vốn từ nước ngoài. Một khi tăng lãi suất để tăng huy động ngoại tệ sẽ gây ra áp lực lạm phát. Việc một dòng tiền với một quy mô khổng lồ chảy vào trong nước nó sẽ tạo nên một mức tăng trưởng nóng (làm cho sản lượng tạo ra vượt quá mức sản lượng tự nhiên), tạo nên bong bóng trên thị trường bất động sản, và cả thị trường chứng khoán, kèm với đó là lạm phát.
Thứ hai, để có được thành công trong quá khứ các nước phải chịu mức nợ công khá cao, áp lực duy trì tăng trưởng làm họ tiếp tục vay nợ nước ngoài, một số quốc gia chính phủ bảo hộ cho việc vay nợ của các ngân hàng (Hàn Quốc), dẫn đến rủi ro đạo đức, tham nhũng tràn lan, làm nguồn vốn sử dụng không hiệu quả. Kết quả làm thâm hụt ngân sách ngày càng trầm trọng và lượng tiền trong lưu thông tăng cao gây áp lực lạm phát.
Thứ ba, do cơ cấu nền kinh tế các nước Đông Á lúc này xuất khẩu trung bình chiếm 40% GDP, khi Mỹ tuyên bố tăng giá USD (1995), làm ảnh hưởng xấu tới khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu các nước Đông Á (giá cả các yếu tố đầu vào tăng), làm mất cân bằng cán cân thanh toán, nguồn thu ngoại tệ giảm, dẫn đến các doanh nghiệp trong nước nợ nhiều hơn. Nếu chính phủ thực hiện thả nổi tỷ giá lúc này thì trước hết các nhà đầu tư sẽ tháo chạy khỏi đồng nội tệ đang mất giá, dân chúng sẽ trốn khỏi nội tệ, làm cho nguồn ngoại tệ đang rất cần để bổ sung thâm hụt giảm trầm trọng.
Thứ tư, về cơ cấu tỷ giá cố định đây là một trong những nguyên nhân trực tiếp gây nên cuộc khủng hoảng Đông Á. Lúc đầu tỷ giá cố định giúp các nước thu hút được nguồn vốn khá lớn vì các nhà đầu tư nước ngoài có thể dễ dàng chuyển đổi từ nội tệ sang ngoại tệ, và có thể rút vốn dể dàng, vì vậy họ đầu tư vào Đông Á. Nhưng khi tỷ giá này có dấu hiệu biến động xấu do đồng USD tăng giá (1995). Buộc chính phủ các nước phải giữ tỷ giá cố định để các nhà đầu tư không tháo chạy bằng cách giảm dự trữ ngoại hối, hoặc vay ngoại tệ với mức lãi suất cao, làm cho thâm hụt ngân sách.
Thứ năm, các nước thiếu đi sự đảm bảo an toàn và giám sát của hệ thống tài chính kết hợp với sự chỉ đạo của chính phủ, cộng với chính trị bất ổn, làm cho tình hình khủng
hoảng niềm tin càng trở nên tồi tệ hơn khi họ đánh hơi được sự bất ổn của nền kinh tế các quốc gia Đông Á, kết quả họ có thể tháo chạy ồ ạc do hiệu ứng bầy đàn.
1.2. Các yếu tố bên ngoài:
Thứ nhất, các nhà đầu tư nước ngoài đã đánh giá thấp những rủi ro, và họ đã ồ ạc đổ vốn vào các nước Đông Á, gây nên áp lực lạm phát cao, đẩy lãi suất thực xuống thấp.
Thứ hai, vì đồng tiền ở nhiều nước Đông Á gắn cố định với USD. Nên khi đồng USD lên giá năm 1995 so với Yên đã ảnh hưởng tới xuất khẩu và rộng hơn là làm mất cân đối cán cân thanh toán quốc tế, dự trử ngoại tệ cạn kiệt dần, nền kinh tế dễ bị tổn thương bởi đầu cơ.
Thứ ba, do tìm ra được những điểm yếu của nền kinh tế (chế độ tỷ giá cố định với USD làm nội tệ định giá quá cao, cộng với sự thâm hụt lớn trong ngân sách, giảm thu nhập từ xuất khẩu làm cán cân vãng lai của các nước Đông Á thâm hụt trầm trọng) nhà đầu tư nhận thấy rằng với sự định giá nội tệ quá cao cộng với ngân sách thâm hụt trước sau gì cũng phải phá giá, vì vậy họ đã tấn công đầu cơ với quy mô lớn. Điển hình là ở Thái cuộc tấn công đầu cơ với quy mô lớn làm dự trữ ngoại hối nước này cạn kiệt, buộc chính phủ phải thả nổi đồng Baht, sau một đêm đồng Baht mất 50% giá trị, hiệu ứng bầy đàn làm cho các nhà đầu tư ào ạc rút vốn khi nền kinh tế gặp khó khăn, dẫn đến khủng hoảng.