SỰ PHỤC HỒI CỦA NỀN KINH TẾ ARGENTINA:

Một phần của tài liệu Bài tiểu luận khủng hoảng nợ argentina 2001 2002 (Trang 26 - 29)

Tuy còn có những điều bất cập, nhưng nhìn chung trong thời kỳ cầm quyền của Tổng thống Kirchner từ năm 2003, ông đã áp dụng nhiều chính sách và biện pháp và đã đưa Argentina thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng của đất nước.

Kể từ năm 2003 đến 2007, kinh tế của Argentina vẫn duy trì được đà tăng trưởng cao. Năm 2007, Argentina có mức tăng trưởng kinh tế (GDP) là 8,5%. Hầu hết các lĩnh vực kinh tế đều có mức tăng trưởng khá bao gồm các ngành công nghiệp, đặc biệt là vật tư, xây dựng và các ngành dịch vụ (ngân hàng : 21%, giao thông vận tải và viễn thông : 13,1%.). Đầu tàu là sản xuất ô tô tăng 30%, xây dựng tăng 9,7%, thương mại tăng 11,8%. Trong lĩnh vực nông nghiệp và chăn nuôi tăng 16,6%; đồng thời nhu cầu tiêu dùng cũng tăng 8,9% so với năm ngoái (7,7%). Tổng thu nhập quốc dân đạt xấp xỉ 367 tỷ peso, tương đương khoảng 120 tỷ USD.

Xuất khẩu năm 2007 của Argentina đạt mức kỷ lục là 55 tỷ 933 triệu USD, gần 56 tỷ USD, tăng trên 20% so với năm 2006 và đạt thặng dư thương mại là 11 tỷ 154 triệu USD. Nhập khẩu năm 2007 cũng đạt kỷ lục lịch sử là 44 tỷ 780 triệu USD, tăng 31% về số lượng so với năm 2006 (34 tỷ 151 triệu USD). Thâm hụt thương mại với khối Mercosur, chủ yếu là với Brazil, và với khối NAFTA (gồm Mỹ, Canada và Mexico), trong khi đều đạt thặng dư thương mại với các nước còn lại, như với khối ALADI đạt thặng dư thương mại là 3 tỷ 051 triệu USD; Châu Âu: 2 tỷ 443 triệu USD; Châu Á (Trung quốc, Hàn quốc, Nhật bản và Ấn độ; Các nước Trung đông; Châu Phi và Ai cập.

Theo thông báo của Tổng cục thống kê Argentina, sản xuất công nghiệp năm 2007 đã tăng trung bình là 7,5% so với năm 2006 và tăng mạnh trong tháng 12/2007 là 9,7%, trong đó đặc biệt là công nghiệp sản xuất ô tô và công nghiệp luyện kim, tăng 9,5% và 10,1% so với tháng 12/2006. Sản xuất công nghiệp của AR, bao gồm các ngành công nghiệp sản xuất ô tô, luyện kim, máy móc, điện lực, cao su và chất dẻo, nhựa, công

nghiệp khai khoáng, công nghiệp thực phẩm và sữa, đặc biệt là ngành công nghiệp sản xuất ô tô, trong năm 2007 đã tăng 25%.

Trong 7 năm liên tiếp, thặng dư thương mại của Argentina đều tăng. Năm 2006, thặng dư thương mại của Argentina là 12,41 tỷ USD, tăng 6,4% so với năm 2005. Thặng dư tài chính ban đầu (trước khi trả nợ) của Argentina. (thu Nhà nước) trong năm 2007 là 257 tỷ 935 triệu peso, và tăng 3,14% so với năm 2006. Đây là năm thứ 5 liên tiếp, Argentina đạt thặng dư tài chính cao.

Dự trữ ngoại tệ của Argentina lần đầu tiên đã vượt ngưỡng 50 tỷ USD. Đây là kết quả của nỗ lực tăng cường thu mua ngoại tệ của Ngân hàng Trung ương nước này để giữ tỷ giá hối đoái “cạnh tranh” nhằm khuyến khích xuất khẩu. Tính đến ngày 12/3/2008, dự trữ ngoại tệ của Argentina đạt 50,009 tỷ USD. Theo Tổng thống Cristina Fernández, đây là yếu tố quan trọng giúp Argentina - quốc gia đạt tăng trưởng từ 8,5% trở lên trong 5 năm liên tiếp - đối phó có hiệu quả những biến động của nền kinh tế thế giới. Tháng 7/2002, khi bị lâm vào một trong những cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội trầm trọng nhất của mình, dự trữ ngoại hối của Argentina chỉ khoảng 9 tỷ USD.

Chính phủ Argentina đã thanh toán trước hoàn toàn các khoản nợ và lãi vay hơn 9,5 tỷ USD cho Quỹ tiền tệ thế giới từ cuối 2006, giúp Chính phủ thoát ra khỏi áp lực và sự kiểm soát của tổ chức tài chính này. Ngoài ra, trong năm 2007, họ cũng đã trả một phần nợ và lãi vay trị giá 1,5 tỷ USD cho ngân hàng Thế giới và ngân hàng phát triển Liên Mỹ, góp phần làm giảm đáng kể nợ nước ngoài của Argentina.

Đầu tư nước ngoài vào Argentina từ năm 2003- 2007 đã tăng trung bình là 24%. Đầu tư chiếm khoảng 23,9% trên tổng thu nhập quốc dân. Theo Tổng cục phát triển và Đầu tư của Argentina thông báo thì tổng vốn đầu tư vào Argentina năm 2007 là 22 tỷ 427 triệu USD, đạt kỷ lục lịch sử kể từ tháng 10/1997, tăng 12,2% so với thời gian cùng kỳ năm ngoái, chiếm khoảng 22,5% tổng thu nhập quốc dân (PBI), một mức chưa từng đạt được kể từ năm 1998. Trong đó đầu tư của các công ty trong nước là 7 tỷ 962 triệu USD,

chiếm 35,5%. Các lĩnh vực đầu tư chủ yếu là : Dịch vụ: 49,8%; Công nghiệp: 21%; Xây dựng: 17% và khai thác nguyên liệu ban đầu : 12,2%.

Một phần của tài liệu Bài tiểu luận khủng hoảng nợ argentina 2001 2002 (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(49 trang)
w