Kết hợp giữa phát huy nội lực và mở rộng hợp tác toàn diện với Việt Nam và Lào phát triển cơ sở vật chất, củng cố môitrường đầu tư cho tăng cường đoàn kết Cămpuchia với ViệtNam và Lào th
Trang 1Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, trích dẫn trong luận án là trung thực và có xuất xứ rõ ràng, luận án cha từng đợc công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Say Sovin
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TĂNG CƯỜNG ĐOÀN
KẾT CĂMPUCHIA VỚI VIỆT NAM VÀ LÀO THEO TƯ
1.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế và thực chất tăng
cường đoàn kết Cămpuchia với Việt Nam và Lào theo tư tưởng Hồ
1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế và thực chất tăng
cường đoàn kết Cămpuchia với Việt Nam và Lào theo tư tưởng Hồ
Chương 2 THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM
TĂNG CƯỜNG ĐOÀN KẾT CĂMPUCHIA VỚI VIỆT NAM
VÀ LÀO HIỆN NAY THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ
2.1 Thực trạng tăng cường đoàn kết Cămphuchia với Việt Nam và
Lào hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế 62 2.2 Những bài học kinh nghiệm và dự báo những biến đổi của tình hình
liên quan đến tăng cường đoàn kết Cămpuchia với Việt Nam và Làohiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế 88
Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐOÀN KẾT
CĂMPUCHIA VỚI VIỆT NAM VÀ LÀO HIỆN NAY THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT
3.1 Phát huy tính tích cực chủ động của Đảng cầm quyền và Nhà
nước Cămpuchia trong củng cố đoàn kết giữa các Đảng, các tổchức xã hội và nhân dân theo định hướng tư tưởng Hồ Chí Minh
3.2 Kết hợp giữa phát huy nội lực và mở rộng hợp tác toàn diện
với Việt Nam và Lào phát triển cơ sở vật chất, củng cố môitrường đầu tư cho tăng cường đoàn kết Cămpuchia với ViệtNam và Lào theo tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế 1133.3 Kết hợp với Việt Nam và Lào cùng tạo dựng môi trường hợp
tác và thúc đẩy các hoạt động có tính thống nhất, đồng bộ chotăng cường đoàn kết Cămpuchia với Việt Nam và Lào theo tưtưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế phù hợp với xu hướng
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Giới thiệu khái quát về công trình nghiên cứu
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế là nội dung quan trọng trong
tư tưởng của Người về con đường cách mạng Việt Nam Trong quá trình đấutranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước, Cămpuchia, Việt Nam và Lào
đã vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế nhằm xâydựng tình hữu nghị, đoàn kết giữa ba nước Trong điều kiện toàn cầu hóa vàhội nhập quốc tế hiện nay, tăng cường đoàn kết giữa ba dân tộc trên tinh thầnhữu nghị và hợp tác theo tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế càng có ýnghĩa quan trọng Do vậy, nghiên cứu và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vềđoàn kết quốc tế nhằm tăng cường đoàn kết Cămpuchia với Việt Nam và Lào
là vấn đề có ý nghĩa cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn
Để góp phần vào việc tăng cường đoàn kết giữa Cămpuchia với ViệtNam và Lào theo tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế trong tình hìnhhiện nay, nghiên cứu sinh lựa chọn vấn đề: “Tăng cường đoàn kết Cămpuchiavới Việt Nam và Lào hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốctế” làm đề tài luận án tiến sĩ Đây là vấn đề được tác giả ấp ủ từ lâu trong suốtquá trình thực hiện nhiệm vụ, đặc biệt từ khi công tác tại Việt Nam Kết cấucủa đề tài gồm: Phần mở đầu, tổng quan về vấn đề nghiên cứu, 3 chương (6tiết), kết luận, danh mục các công trình của tác giả đã công bố có liên quanđến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục
Nội dung xuyên suốt của đề tài luận án là nghiên cứu về vấn đề tăng cườngđoàn kết giữa Cămpuchia với Việt Nam và Lào hiện nay theo tư tưởng Hồ ChíMinh về đoàn kết quốc tế Trong đó, chương 1 của đề tài luận giải thực chất vànhững vấn đề có tính quy luật tăng cường đoàn kết Cămpuchia với Việt Nam vàLào theo theo tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế Chương 2, đánh giáthực trạng và rút ra những bài học kinh nghiệm trong tăng cường đoàn kếtCămpuchia với Việt Nam và Lào hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh về đoànkết quốc tế Chương 3, đề xuất một số giải pháp tăng cường đoàn kết Cămpuchiavới Việt Nam và Lào hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế
Trang 52 Lý do lựa chọn đề tài
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế là một nội dung quan trọngtrong hệ thống tư tưởng của Người, có ý nghĩa to lớn đối với cách mạng ViệtNam nói chung và tăng cường đoàn kết Cămpuchia với Việt Nam và Lào nóiriêng Lịch sử đã chứng minh, đoàn kết Cămpuchia với Việt Nam và Lào làvấn đề quan trọng, có ý nghĩa sống còn, đối với sự tồn tại, phát triển và thịnhvượng của cả ba dân tộc Tình đoàn kết, hữu nghị đó đã được củng cố, pháttriển qua các cuộc chống ngoại xâm giành và bảo vệ độc lập chủ quyền dântộc; đồng thời nó trở thành truyền thống quý báu được cả ba dân tộc trântrọng, vun đắp không ngừng Hiện nay, tăng cường đoàn kết giữa Cămpuchiavới Việt Nam và Lào theo tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế vẫn làvấn đề cần được tiếp tục phát huy và nâng lên tầm cao mới
Thời gian qua, các dân tộc Cămpuchia, Việt Nam và Lào thường xuyêncủng cố, tăng cường sự đoàn kết theo tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế,tạo sức mạnh tổng hợp đưa cả ba dân tộc cùng tiến lên theo con đường độc lập
tự chủ, phát triển và thịnh vượng Thành tựu đạt được của những năm gần đây
đã củng cố thêm tình đoàn kết gắn bó keo sơn cả về chiều sâu, phạm vi và tầmcao mới Tuy nhiên, trước yêu cầu mới, tình đoàn kết giữa ba dân tộc vẫn chưangang tầm nhiệm vụ ở một số lĩnh vực cụ thể Tình hình đó có nhiều nguyênnhân khách quan và chủ quan khác nhau, trong đó nổi lên vấn đề tăng cườngđoàn kết Cămpuchia với Việt Nam và Lào theo tư tưởng Hồ Chí Minh về đoànkết quốc tế vẫn chưa nghiên cứu về mặt lý luận và triển khai trong thực tiễntương xứng với vị trí vai trò, tiềm năng vốn có của nó trong điều kiện, hoàn cảnhmới Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, các thế lực thù địch tìm mọi cáchxuyên tạc, phủ nhận giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh, chia rẽ mối quan hệ đoànkết chiến lược giữa ba dân tộc, làm suy yếu sự phát triển của Cămpuchia,Việt Nam và Lào Hơn nữa, một số quần chúng nhân dân nhận thức về âmmưu chống phá của kẻ thù chưa đầy đủ, đúng đắn, chưa nhận thức hết nội
Trang 6dung, giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế, đoàn kết chiến lược
ba dân tộc Do đó vẫn còn xuất hiện những thái độ, hành vi đi ngược lại lợiích của ba dân tộc Thậm chí có cả những hành vi tiếp tay cho các tổ chứcphản động làm chia rẽ tình đoàn kết đã có truyền thống lâu đời, gây tổn hạicho sự nghiệp xây dựng đất nước theo hướng tiến bộ, cách mạng, phồn vinh
và thịnh vượng Điều đó càng đặt ra một cách cấp thiết đối với nghiên cứutăng cường đoàn kết Cămpuchia với Việt Nam và Lào hiện nay theo tư tưởng
Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế
Hơn nữa, thực tiễn hoạt động trong nhiều năm qua, tác giả đã có nhiều
tư liệu, có những hiểu biết về lĩnh vực này khá toàn diện và sâu sắc Ở cương
vị của mình, tác giả liên tục phải giải quyết các vấn đề đối ngoại giữa ba dântộc trên bán đảo Đông Dương, đặc biệt giữa Cămpuchia với Việt Nam, chonên cũng có những kinh nghiệm, những bài học từ thực tiễn sâu sắc Với cáccăn cứ và khả năng của mình, tác giả lựa chọn đề “Tăng cường đoàn kếtCămpuchia với Việt Nam và Lào hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh vềđoàn kết quốc tế” làm dề tài luận án tiến sĩ
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu:
Góp phần phát triển lý luận và thực tiễn tăng cường đoàn kết Cămpuchiavới Việt Nam và Lào hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Khái quát tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế Trên cơ sở đólàm rõ khái niệm công cụ của đề tài, tập trung phân tích luận giải phạm trùtrung tâm của đề tài là: Tăng cường đoàn kết Cămpuchia với Việt Nam vàLào theo tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế Chỉ ra những vấn đề cótính quy luật tăng cường đoàn kết Cămpuchia với Việt Nam và Lào theo tưtưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế
Trang 7- Nghiên cứu thực trạng và rút ra những bài học kinh nghiệm về tăngcường đoàn kết Cămpuchia với Việt Nam và Lào hiện nay theo tư tưởng HồChí Minh về đoàn kết quốc tế
- Đề xuất một số giải pháp tăng cường đoàn kết Cămpuchia với ViệtNam và Lào hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
* Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu những vấn đề thực chất, tính qui luật tăng cường đoàn kếtCămpuchia với Việt Nam và Lào hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh vềđoàn kết quốc tế
* Phạm vi nghiên cứu:
Luận án nghiên cứu những vấn đề liên quan đến tăng cường đoàn kết
Cămpuchia với Việt Nam và Lào hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kếtquốc tế trong từ năm 1979 đến nay (Chủ yếu tập trung Cămpuchia và Việt Nam)
5 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận:
Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng HồChí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, quan điểm của Đảngnhân dân cách mạng Cămpuchia về vấn đề đoàn kết, đoàn kết quốc tế
* Cơ sở thực tiễn:
Luận án dựa vào thực trạng tăng cường đoàn kết Cămpuchia với ViệtNam và Lào từ 1979 đến nay thông qua các Nghị quyết, văn kiện, các hiệpđịnh,… và thực tế tiến triển trên thực tiễn
* Phương pháp nghiên cứu:
Luận án vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử Đồng thời, sử dụng các phương pháp cụ thể như:Phân tích và tổng hợp; lô gích và lịch sử; so sánh và đánh giá; điều tra xã hộihọc; phân tích tài liệu; tổng kết thực tiễn; ý kiến các chuyên gia; khái quát hóa
và trừu tượng hóa,v.v
Trang 86 Những đóng góp mới về khoa học của luận án
- Nội dung về thực chất và tính quy luật tăng cường đoàn kết Cămpuchiavới Việt Nam và Lào theo tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế
- Kết quả đánh giá thực trạng, rút ra bài học kinh nghiệm tăng cườngđoàn kết Cămpuchia với Việt Nam và Lào hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh
về đoàn kết quốc tế
- Nội dung các giải pháp được đề xuất tăng cường đoàn kết Cămpuchiavới Việt Nam và Lào hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế
7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
* Ý nghĩa lý luận của luận án:
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung một phần quan trọngvào phát triển, hoàn thiện cơ sở lý luận khoa học cho các chủ thể Cămpuchiatrong thực hiện đoàn kết Cămpuchia với Việt Nam và Lào theo tư tưởng HồChí Minh về đoàn kết quốc tế
* Ý nghĩa thực tiễn của luận án:
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu trong việchoàn thiện các quan điểm, chủ trương đối ngoại của Cămpuchia trong tình hìnhhiện nay Đồng thời, đề tài còn là cơ sở quan trọng định hướng cho thực hiệntăng cường đoàn kết Cămpuchia với Việt Nam và Lào hiện nay có chất lượng,hiệu quả trên thực tiễn hoạt động xây dựng đất nước trong tình hình mới
8 Kết cấu của luận án
Kết cấu của luận án gồm: Mở đầu, tổng quan tình hình nghiên cứu cóliên quan đến đề tài, 3 chương (7 tiết), kết luận, danh mục các công trình khoahọc đã công bố của tác giả, danh mục tài liệu tham khảo
Trang 9TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1 Những công trình khoa học tiêu biểu nghiên cứu về tăng cường đoàn kết Cămpuchia với Việt Nam và Lào
Cuốn sách “Quan hệ đối ngoại của các nước A SEAN” của tác giảNguyễn Xuân Sơn và Thái Văn Long [105] Công trình này, hai tác giả đãluận giải đoàn kết Cămpuchia với Việt Nam và Lào trong bối cảnh chung củađoàn kết giữa các nước ASEAN trong xu thế phát triển mới Mặc dù côngtrình tiếp cận có tính chuyên ngành ở phương diện đối ngoại, những cũng thểhiện tinh thần đoàn kết của ba dân tộc trong quan hệ với các nước trong cộngđồng A SEAN hiện nay
Tác giả Đặng Quốc Tuấn với công trình: “Hợp tác giữa Việt Nam vàCămpuchia về Biên giới, lãnh thổ” [118] Trong công trình này, tác giả đãnghiên cứu những nét đặc thù của quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Cămpuchiatrên Biên giới, lãnh thổ Cùng với nó là những đánh giá, tổng kết tiến trình bướcđầu của triển vọng phát triển khi giải quyết vấn đề có tính cấp bách về cắm mốcBiên giới trên bộ Mặc dù công trình này chỉ bàn về vấn đề quan hệ, hợp tác vềBiên giới, lãnh thổ, nhưng cũng có thể khai thác được những nội dung, giá trịcủa tăng cường đoàn kết Camphuchia với Việt Nam và Lào
Tác giả Phạm Thị Hồng Xuân với công trình: “Một vài suy nghĩ vềquan hệ Việt Nam - Cămpuchia và vấn đề an ninh khu vực đến năm 2020”[129] Công trình này tác giả đã nghiên cứu những tiềm năng to lớn của quan
hệ Việt Nam - Cămpuchia trong giữ gìn an ninh khu vực với tầm nhìn đếnnăm 2020 Tác giả đã tập trung và tiềm năng cả về truyền thống đoàn kết vànhững tiềm năng về kinh tế, chính trị xã hội thể hiện vai trò, vị trí quan trọngđối với giữ vững an ninh khu vực
So với nghiên cứu, tìm hiểu chung thì số lượng và chất lượng nghiêncứu này phong phú và có chiều sâu hơn Đặc biệt, nhân kỷ niệm 45 năm ngày
Trang 10thiết lập quan hệ Cămpuchia - Việt Nam (24 7.1967 - 24.7.2012) càng cónhiều công trình, bài viết về hợp tác, quan hệ, đoàn kết giữa các dân tộc trênbán đảo Đông Dương Đặc san của Báo Thế giới và Việt Nam dành riêng một
số đăng tổng hợp các bài viết của các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các vị
ở các cương vị cấp bộ, đại sứ,….Các bài viết này được tiếp cận ở các góc độkhác nhau và cùng có những đề cập đến tư tưởng đoàn kết quốc tế của Hồ ChíMinh với các cấp độ khác nhau
Cùng với các công trình trên, Đặc san của Hội hữu nghị Việt Nam Cămpuchia cho xuất bản tuyển tập những bài viết về đoàn kết giữa hai dântộc Trong tuyển tập này có cả những hiệp định, các văn bản được ký kết hợptác, hữu nghị giữa hai dân tộc ở các lĩnh vực khác nhau như về Đảng, Nhànước, các lĩnh vực, các ngành…cụ thể
-Những công trình trong nước nghiên cứu tăng cường đoàn kếtCămpuchia với Việt Nam và Lào so với ở Việt Nam cũng không có nhiều.Tuy nhiên, trong những năm gần đây cũng thể hiện xu hướng ngày càng tănglên Bộ ngoại giao và hợp tác Cămpuchia có công trình: “Thông tin cơ bản vềVương quốc Cămpuchia” [10] Trong công trình này, Bộ ngoại giao và hợptác đã khái quát những thông tin cơ bản về Cămpuchia suốt thời gian từ 2000đến 2008 với những tiền đề và thành tựu, hạn chế ở từng mặt cụ thể Cácthông tin này như một bản thông điệp cho các nước thể hiện lập trường quanđiểm của Cămpuchia trong công tác đối ngoại và hợp tác đầu tư Ở đó cũngchỉ ra những nét cơ bản về đoàn kết với Việt Nam và Lào Mặc dù những nộidung này mới ở góc độ của Bộ ngoại giao, nhưng cũng thể hiện những tinhthần cơ bản về đoàn kết Cămpuchia với Việt Nam và Lào
Tác giả On Phnomonirith với: “Chiến lược của Cămpuchia khi thamgia vào khu vực mậu dịch tự do A SEAN ( AFTA) và thực hiện CEPT” [99].Trong công trình của mình, tác giả đã luận giải những khó khăn và thách thức
Trang 11của Cămpuchia khi tham gia các hiệp hội này Trong đó, tác giả cũng đặt rayêu cầu và nhiệm vụ trong quan hệ với Việt Nam và lào với tính cách lànhững nước có truyền thống đoàn kết với nhau từ lâu đời
Tác giả Kao Kim Huorn với công trình: “Xây dựng lòng tin ởCămpuchia - Trao đổi kinh nghiệm và rút ra bài học cho tương lai” [36] Tácgiả của công trình này đã khái quát những nội dung từ thực tiễn có tính chấtcủa tổng kết và rút ra những bài học quý báu giúp cho người đọc hiểu đượctiềm năng cũng như củng cố cho tương lai phát triển về đoàn kết với các nướctrên thế và khu vực Trong quá trình luận giải, tác giả của công trình cũng đểdành một phần quan trọng và đánh giá, tổng kết và khái quát những bài họccho tăng cường đoàn kết Cămpuchia với hai nước trên bán đảo Đông Dương
Tác giả Chheav Vanndeth với công trình: “Vai trò Cămpuchia trongcộng đồng quốc tế” [119] Công trình này đã xác định vị trí, vai tròCămpuchia trong cồng đồng quốc tế với những tiềm năng, và thực tiễn pháttriển Trong quá trình luận giải, tác giả của công trình cũng xác định tráchnhiệm và tầm quan trọng của Cămpuchia đối với tăng cường đoàn kếtCămpuchia với Việt Nam và Lào trên con đường cùng phát triển
Tác giả Soc Hoch với công trình: “Phát triển kinh tế và chính sách cảicách ở Cămpuchia - thách thức và triển vọng trong quá trình hội nhập kinh tếquốc tế” [31] đã luận giải những tiềm năng về nguồn nhân lực trong phát triểnkinh tế và cải cách ở Cămpuchia hiện nay Theo đó, tác giả cũng đặt vấn đềvới các nước, trong đó có Việt Nam về giúp Cămpuchia về giáo dục và đàotạo trong quan hệ hợp tác quốc tế
Tác giả Kao Kim Huorn và Sẩmng Komsan với công trình: “Cămpuchiatrong thiên niên kỷ mới, học hỏi kinh nghiệm quá khứ và xây dựng tương lai”[38] Các tác giả của công trình này đã tiếp nối công trình “Xây dựng lòng tin ởCămpuchia - Trao đổi kinh nghiệm và rút ra bài học cho tương lai”, Nhà xuấtbản CICP, Phnôm pênh, 1999 lên một trình độ mới Nội dung của công trình
Trang 12thể hiện sự nghiên cứu tầm khái quát cao hơn và cũng đặt ra những vấn đề,biện pháp cụ thể cho quan hệ hợp tác và đoàn kết với các nước có tính chiếnlược lâu dài Mặc dù là công trình của cá nhân, nhưng cũng phản ánh xu thếchung và cũng có giá trị như những luận điểm, quan điểm cơ bản cho chínhsách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Cămpuchia hiện nay Quá trình luậngiải, tác giả cũng đề cập đến những đánh giá, những kết quả học hỏi các nước,đặc biệt của Việt Nam trong quan hệ hợp tác quốc tế
Công trình khoa học của tác giả Kong Sokea: “Chính sách đối ngoạicủa Cămpuchia với A SEAN từ 1967 đến nay” đã có nhiều công phu hệ thốnghóa chính sách đối ngoại của Cămpuchia với các nước A SEAN từ 1967 đến
2005 Tác giả cũng đề cập đến quan hệ giữa Cămpuchia với Việt Nam và Làomột cách thỏa đáng Điểm đặc biệt là, tác giả đã có những nhận định vềnhững bước thăng trầm của lịch sử và chỉ ra những nguyên nhân khách quan
và chủ quan cụ thể Trong công trình của mình, tác giả cũng xác định nhữngvấn đề đặt ra cho tương lai phát triển quan hệ giữa Cămpuchia với các nướctrong cộng đồng ASEAN và với Việt Nam và Lào
Tác giả Hun Xen với cuốn: “Chiến lược của Chính phủ Cămpuchiatrong thiên niên kỷ mới” [34] Với tư cách là người đứng đầu Chính phủCămpuchia - Thủ tướng Chính phủ Hun Xen đã khẳng định lập trường, quanđiểm của Nhà nước Campuhcia trong thiên niên kỷ mới Nội dung của côngtrình này không chỉ là những tư tưởng, quan điểm chính trị, mà có tính phápquy cao, đồng thời như một thông điệp quan trọng đối với các nước vầ thái độCămpuchia trong quan hệ với các nước trên thế giới nói chung và các nướcbán đảo Đông Dương nói riêng
2 Những công trình khoa học tiêu biểu nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế
Đoàn kết quốc tế là một nội dung lớn trong hệ thống tư tưởng Hồ ChíMinh về con đường cách mạng Việt Nam nói riêng và ba nước trên bán đảoĐông Dương nói chung Nó là tài sản vô cùng quý báu không chỉ của dân tộc
Trang 13Việt Nam, mà còn có giá trị to lớn đối với giai cấp công nhân, nhân dân laođộng trên thế giới, đặc biệt đối với Cămpuchia và Lào Lịch sử càng phát triểnthì tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế càng được khẳng định giá trị vềkhoa học và ý nghĩa thực tiễn to lớn Đặc biệt trong bối cảnh quốc tế hóa đờisống kinh tế, hợp tác, giao lưu, hội nhập càng sâu rộng, cuộc đấu tranh giaicấp, đấu tranh dân tộc càng có nhiều diễn biến phức tạp thì tư tưởng Hồ ChíMinh về đoàn kết quốc tế càng nổi lên cho mọi thắng lợi của các nước chậmphát triển trong lựa chọn phương thức quan hệ, hợp tác để thực hiện mục tiêuhòa bình, độc lập, tự chủ và tiến bộ xã hội
Với ý nghĩa, tầm vóc lớn lao của tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kếtquốc tế, nên đã có nhiều công trình, nhiều đề tài, bài viết bàn về vấn đề này.Trong phạm vi luận án, tác giả tuyển chọn một số công trình tiêu biểu, liênquan trực tiếp
Trên thế giới, có nhiều tác giả nghiên cứu, đánh giá về tư tưởng đoàn
kết quốc tế Hồ Chí Minh, như: “Một buổi sáng mùa xuân năm 1924” của tácgiả Gécmanéttô, trong cuốn “Bác Hồ - Hồi ký” [28], “Hồ, Niu Oóc”, của tácgiả Đavít Hambớtxtam [29], “Đồng chí Hồ Chí Minh” của tác giả ÉpghênhiCabêlép [25] Mỗi công trình có cách tiếp cận và luận giải khác nhau nhưng
đã khái quát những nét đặc sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế khásâu sắc Tác giả Đavít Hambớtxtam người Mỹ trong bài viết: “Hồ, Niu Oóc”,
đã đánh giá cao những nội dung nghiên cứu chủ nghĩa thực dân của Hồ ChíMinh và những vấn đề về đoàn kết quốc tế Trong cuốn “Đồng chí Hồ ChíMinh”, Épghênhi Cabêlép đã đánh giá công lao Hồ Chí Minh đối với pháttriển phong trào cộng sản thế giới và thể hiện trong đó nội dung khá sâu sắc
về tư tưởng đoàn kết quốc tế
Ở Việt Nam có nhiều công trình, đề tài nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí
Minh về đoàn kết quốc tế và khai thác giá trị của nó để hiện thực hóa trên
Trang 14thực tế Có thể thấy một số công trình, đề tài tiêu biểu liên quan đến đề tàiluận án như sau:
Đề tài: “Quốc tế Cộng sản với cách mạng Việt Nam” của tác giả Hồ TốLương [54] đã thể hiện một sự nghiên cứu công phu, nghiêm túc về vai tròcủa Quốc tế Cộng sản đối với cách mạng thế giới nói chung và đối với cáchmạng Việt Nam nói riêng Công trình này đã tổng hợp được những sự kiệnlịch sử có giá trị để luận giải, đánh giá được vai trò của Quốc tế Cộng sản đốivới cách mạng thế giới và cách mạng Việt Nam, đặc biệt đối với hoạt độngcách mạng của Nguyễn Ái Quốc để thể hiện sự kiểm nghiệm, kiểm chứngnhững tư tưởng của Người Trong đó, thành công nhất là đã làm rõ những ýkiến của Nguyễn Ái Quốc đối với hoàn thiện lý luận cách mạng của Quốc tếCộng sản Điều đó, cho thấy phát triển, hoàn thiện những tư tưởng cách mạngnói chung và tư tưởng về đoàn kết quốc tế của Nguyễn Ái Quốc nói riêngphải trải qua những thử thách, khó khăn, phức tạp mới chứng minh được tínhkhoa học, cách mạng
Tuy nhiên, những cống hiến đó của công trình cũng chưa thật sự làmnổi bật tính hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế Điều nàycũng do mục đích nhiệm cụ của công trình không đặt ra vấn đề đó
Cuốn sách “Tư tưởng Ngoại giao Hồ Chí Minh” của tác giả Nguyễn DuyNiên [93] đã tiếp cận và luận giải tư tưởng Hồ Chí Minh ở phương diện Ngoạigiao có tính hệ thống khá cao Với kết cấu gồm phần mở đầu, 4 chương và kếtluận cho thấy một sự nghiên cứu nghiêm túc có tích hệ thống và lịch sử - lôgích Nghiên cứu công trình này cho thấy, tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minhthể hiện một sự thống nhất cao giữa nguyên tắc bất biến với tinh linh hoạt trongvận dụng Ở mỗi nội dung của các công trình đều thể hiện một tư tưởng chỉđạo “dĩ bất biến, ứng vạn biến” sâu sắc Bằng các sự kiện lịch sử và xử lý,phân tích các sự kiện khá tốt, tạo cho người đọc, dễ nghiên cứu dễ tiếp thu tưtưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao Tư tưởng đoàn kết quốc tế này được thể
Trang 15hiện bằng các quyết sách chính trị khá sắc bén của Hồ Chí Minh từ phạm vi thếgiới đến khu vực; đối với từng lực lượng đến từng tầng lớp và đặc biệt đối với
ba nước trên bán đảo Đông Dương
Tuy nhiên, công trình này được trình bày có tính giáo trình, thể hiệntính hệ thống đi từ lịch sử hình thành đến nội dung cơ bản, đến nghệ thuật,phương pháp và sự vận dụng Với tính hệ thống đó thì tiếp cận, khai thác vàvận dụng vào giảng dạy Bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh có giá trị rất lớn
Cuốn sách “Bí quyết thành công Hồ Chí Minh” của tác giả Phùng HữuPhú [101] Trong cuốn sách, tác giả hình thành 3 chương đi từ cái bao trùm
cơ bản là: “Tư tưởng cách mạng và khoa học” đến nội dung quan trọng cótính chất then chốt là “Giai cấp công nhân” và đến “Bí quyết thành công”.Với cách tiếp cận và luận giải này, tác giả đã làm rõ được những vấn đề thenchốt nhất bảo đảm cho thắng lợi của cách mạng Việt Nam Nội dung này cũng
có giá trị đối với thành công của các cuộc cách mạng giải phóng dân tộc trênthế giới Nội dung có tính nổi bật nhất bảo đảm cho sự thành công của Hồ ChíMinh cũng như của cách mạng là vấn đề đoàn kết, đại đoàn kết toàn dân tộc.Nội dung này được tác giả luận giải trong chương 3 Bằng các dữ liệu lịch sử,những luận điểm, quyết sách cụ thể thực hiện đại đoàn kết của Hồ Chí Minh,tác giả đã cho người đọc, người nghiên cứu thấy rõ tầm vóc lớn lao của tưtưởng đoàn kết Hồ Chí Minh Tư tưởng ấy vừa thống nhất với tư tưởng cácnhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin, vừa có sắc thái độc đáo của Người vềcách mạng Việt Nam
Tuy nhiên, tư tưởng này chỉ là một nội dung cụ thể của toàn bộ côngtrình Hơn nữa, sự vận dụng vào thực hiện ở Việt Nam là chủ yếu, còn nộidung tăng cường đoàn kết Cămpuchia - Việt Nam và Lào chưa thật nổi bật
Đề tài: “Hồ Chí Minh với chiến lược đoàn kết quốc tế trong cách mạnggiải phóng dân tộc” do tác giả Lê Văn Yên làm chủ biên [132] Qua nghiêncứu, đây là một công trình có nhiều giá trị khoa học Nhóm tác giả đã có cách
Trang 16tiếp cận có tính lô gích và lịch sử Trong giải quyết nội dung thể hiện sự hệthống hóa, khái quát hóa khá cao tạo cho người đọc dễ tiếp thu, đánh giá giátrị tư tưởng Nhóm tác giả hình thành kết cấu của công trình thành ba chương(6 tiết), phần phụ lục và tài liệu tham khảo Về nội dung, đề tài đã tập trunggiải quyết 4 vấn đề lớn.
Phần một, các tác giả đã khái lược có tính hệ thống quá trình hoạt động
của Hồ Chí Minh thống nhất với quá trình hành thành tư tưởng về đoàn kếtquốc tế Thông qua các tư liệu lịch sử và phương pháp xử lý tư liệu có tínhkhoa học, hợp lô gích, cho thấy nội dung này được giải quyết có sức thuyếtphục về khoa học
Phần hai, các tác giả đã khái quát những quan điểm cơ bản của tư tưởng
Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế trong cách mạng giải phóng dân tộc, đồngthời đã có những đánh giá giá trị nội dung này trong lịch sử, không chỉ đối vớicách mạng Việt Nam, mà còn đối với cách mạng thế giới Phương pháp kháiquát, hệ thống hóa có tính khoa học và đánh giá có tính khách quan, thể hiện sựnghiên cứu nghiêm túc, độc lập sáng tạo
Phần ba, các tác giả đã luận giải trong cách mạng dân tộc nhân chủ
nhân dân của Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế là một bộphận thuộc hệ tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động trong thực tế
Phần bốn, các tác giả đã làm rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa Chủ tịch Hồ
Chí Minh với Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng thời đã luận giải tầm vóc lớnlao tư tưởng của Người trong đường lối cách mạng Với những thắng lợi củacách mạng Việt Nam trong sự nghiệp giải phóng dân tộc là bằng chứng chứngminh tư tưởng này của Hồ Chí Minh đã góp phần to lớn vào lý luận chủ nghĩaMác - Lênin ở các nước thuộc địa làm cách mạng giải phóng dân tộc
Một nội dung nổi bật của đề tài này là trong mỗi phần đều có sự chú ýhướng đến các sự kiện, nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tếtrong tăng cường đoàn kết Cămpuchia với Việt Nam và Lào Đây là nội dung
Trang 17quan trọng liên quan nhiều đến luận án của nghiên cứu sinh Tuy nhiên, sự đềcập này có tính sự kiện lịch sử để bổ trợ cho nội dung chính của đề tài Domục đích của đề tài, cho nên vấn đề không được luận giải có tính hệ thống.
Hội thảo quốc tế về Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dântộc, nhà văn hóa lớn, tổ chức năm 1990 tại Hà Nội, nhân kỷ niệm 100 nămngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh [115] Những bài viết trong Hội thảonày đã làm rõ những cống hiến lớn lao của Hồ Chí Minh đối với phong tràogiải phóng dân tộc, phong trào đấu tranh vì hòa bình, tiến bộ xã hội Đồngthời đánh giá cao thân thế sự nghiệp Hồ Chí Minh đối với phát triển văn hóa.Trong đó, nhiều bài viết về tư tưởng đoàn kết quốc tế của Người ở các gócnhìn khác nhau, nhưng thống nhất với nhau ở sự cống hiến, giá trị đối vớitương lai nhận loại Tuy nhiên, công trình này mới là những bài viết khoa họctrong hội thảo cho nên còn có những góc độ khác nhau
Ở trong nước, tác giả đã cố gắng sưu tầm, tìm hiểu các công trình về tư
tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế ở Cămpuchia và cho thấy khôngđược nhiều như ở các nước khác và chiều sâu cũng còn hạn chế Đáng chú ý
là công trình của Cheap So Phan về: “Vấn đề An ninh khu vực Đông Nam Á”[95] Công trình này được tác giả nghiên cứu, khái quát có tính hệ thống tưtưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế Biểu hiện của tính hệ thống hóatrong công trình này là tác giả đã chỉ ra mục đích, các nội dung, nguyên tắccủa đoàn kết quốc tế theo tư tưởng Hồ Chí Minh Điểm đáng chú ý là tác giả
đã khái quát được những nguyên tắc cơ bản của đoàn kết quốc tế mang sắcthái Hồ Chí Minh Toàn bộ những nội dung đó, tác giả còn vượt lên chỉ ra chongười đọc thấy được những giá trị bền vững của tư tưởng Hồ Chí Minh vềđoàn kết quốc tế
Tác giả Deap So Phan với bài viết: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoànkết quốc tế, một trong những di sản vô giá hiện nay” [97] Trong bài viết, tácgiả tập trung vào làm sâu sắc tiến trình phát triển, hoàn thiện và đặc biệt hơn
Trang 18là đánh giá những giá trị bền vững tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc
tế Trong các nội dung đánh giá, tác giả còn cho rằng tư tưởng Hồ Chí Minh
về đoàn kết quốc tế đã thức tỉnh nhiều dân tộc trên thế giới có cơ sở lý luậncho xác định mục tiêu, con đường, biện pháp thực hiện đoàn kết với các lựclượng, các quốc gia một cách khoa học Hơn nữa qua tư tưởng này, tác giảcòn cho rằng nó đã củng cố niềm tin cho các dân tộc chậm phát triển vàotương lai của mình Điểm đặc biệt là, công trình đã dành nhiều nội dung bàn
về đoàn kết Cămpuchia với Việt Nam và Lào Tác giả chỉ ra lời Hồ ChíMinh: “Sự nghiệp đấu tranh chung của nhân dân ba nước Việt Nam,Cămpuchia và Lào đoàn kết chặt chẽ nhất định sẽ giành thắng lợi cuốicùng”; “Ý chí thống nhất của nhân dân ba nước chúng ta là kiên quyết đấutranh chống sự xâm lược của đế quốc Mỹ và ra sức bảo vệ hòa bình, độc lậpdân tộc và toàn vẹn lãnh thổ”
Từ những hiểu biết về tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế, tácgiả đã đánh giá tầm vóc quốc tế nói chung, các dân tộc chậm phát triển nóiriêng và đặc biệt là giữa Cămpuchia với Việt Nam và Lào một cách có sứcthuyết phục Mặc dù, các công trình còn ít, nhưng cho thấy những nghiên cứucủa các tác giả Cămpuchia về tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và về đoànkết quốc tế nói tiêng cũng có những cống hiến nhất định Tuy nhiên, các côngtrình ở Cămpuchia còn khiêm tốn về số lượng, hạn chế về tính toàn diện vàchiều sâu khoa học
3 Những công trình khoa học tiêu biểu nghiên cứu về tăng cường đoàn kết Cămpuchia với Việt Nam và Lào theo tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế
Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế và tăng cườngđoàn kết Cămpuchia với Việt Nam và Lào theo tư tưởng Hồ Chí Minh vềđoàn kết quốc tế là một vấn đề lớn, có ý nghĩa to lớn cả về lý luận và thựctiễn Vấn đề này cũng có nhiều công trình, đề tài, bài viết và có những bước
Trang 19phát triển cả bề rộng, chiều sâu, tầm vóc Trước mắt, tác giả cũng tổng quanmột số công trình có tính điển hình và liên quan nhiều đến đề tài luận án.
Quá trình triển khai, mỗi tác giả cũng dựa vào những luận điểm của HồChí Minh là cơ sở và xác định những yêu cầu, nội dung về văn hóa cho pháttriển ba dân tộc Mặc dù có những khai thác khác nhau, nhưng tinh thầnchung vẫn thể hiện nội dung đoàn kết Cămpuchia với Việt Nam và Lào
Nội dung các công trình này có nhiều cống hiến về khoa học, nhưng ởgóc độ tăng cường đoàn kết Cămpuchia với Việt Nam và Lào theo tư tưởng
Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế vẫn chưa có tính chuyên sâu, điển hình
Cuốn sách “Tư tưởng Hồ Chí Minh về hợp tác quốc tế và vận dụngtrong sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay” của tác giả Đặng Văn Thái [109]
đã tiếp cận và luận giải khá rõ hai phần khác nhau Phần 1, làm sâu sắc cácvấn đề lý luận; phần 2, tập trung vào nội dung vận dụng vào tình hình mới.Điểm đáng chú ý là, những nội dung, nguyên tắc, xác định đối tác hợp tác…được nhóm tác giải nghiên cứu có chiều sâu Các luận điểm trong đó đã hàmchứa tinh thần đoàn kết quốc tế khá sâu sắc Phần vận dụng, nhóm tác giả đã
có nhiều cống hiến trong luận giải nội dung vận dụng vào đoàn kếtCămpuchia với Việt Nam và Lào
Tuy nhiên, sự vận dụng này có tính chất chung cho toàn bộ hợp tác, trong
đó đoàn kết Cămpuchia với Việt Nam và Lào chỉ là một nội dung cụ thể Hơnnữa, công trình này chưa phải là chuyên sâu vào nghiên cứu đoàn kết Cămpuchiavới Việt Nam và Lào theo tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế
Tác giả Keo Sam Nas với công trình: “Đỉnh cao của các người lãnh đạotrên thế giới” [89] Trong công trình này, tác giả dành một phần viết về HồChí Minh với các nội dung khác nhau, trong đó nổi lên tinh thần cốt lõi vềđoàn kết quốc tế nói chung và đoàn kết Cămpuchia với Việt Nam và Lào nóiriêng Tác giả đã khá công phu lược thảo lịch sử hình thành tư tưởng Hồ ChíMinh về đoàn kết quốc tế gắn với tiến trình hình thành tư tưởng về con đườngcách mang Việt Nam trên đường tìm đường cứu nước
Trang 20Khi về nước, Hồ Chí Minh đã thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và huấnluyện cho những học trò của mình thấu hiểu tinh thần của chủ nghĩa Mác -Lênin, đồng thời tích cực thực hiện tư tưởng về đoàn kết quốc tế vào thực tiễncách mạng ở các nước trên bán đảo Đông Dương Những thắng lợi của cáchmạng Việt Nam cũng như của các nước Cămpuchia và Lào cùng có nguyênnhân của vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế ở các dân tộc này.
Công trình khoa học: “Thế giới thế kỷ XX Châu Á và Trung Đôngchính trị - kinh tế - xã hội và quan hệ đối ngoại” của Deap So Phan [96] Nộidung công trình đã bàn về vị trí của Hồ Chí Minh trong hàng loạt các lãnh tụchính trị trên thế giới đối với tình hình thế giới Tác giả đã khái quát nhữngcống hiến của Hồ Chí Minh đối với thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc tronglãnh đạo cách mạng Việt Nam Trong quá trình luận giải, tác giả đã so sánhvới các nhân vật chính trị khác trên thế giới ở lĩnh vực tiếp cận của mình đểthấy tầm vóc của Hồ Chí Minh ảnh hưởng đến các nước chậm phát triển trêncon đường đấu tranh giành quyền độc lập dân tộc và tiến bộ, hòa bình
Trong quá trình luận giải đó, tác giả của công trình cũng dành mộtphần quan trọng bàn đến vai trò của Hồ Chí Minh trong tiến trình đoàn kếtgiữa Cămpuchia với Việt Nam và Lào Mặc dù nọi dung này không đượctập trung lớn, nhưng cũng đề cập ảnh hưởng tư tưởng của Hồ Chí Minh đếnlĩnh vực này
4 Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố và những vấn đề luận án tập trung giải quyết
4.1 Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố
Qua tổng quan tình hình nghiên cứu các công trình khoa học có liênquan đến luận án, tác giả nhận thấy, tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc
tế nói chung và vận dụng vào tăng cường đoàn kết giữa Camphuchia với ViệtNam và Lào là một nội dung có ý nghĩa to lớn cả về lý luận và thực tiễn Vìvậy, vấn đề này đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu dưới
Trang 21nhiều góc độ khác nhau Tuy nhiên, quá trình nghiên cứu, tìm hiểu tư tưởng
Hồ Chí Minh nói chung và về đoàn kết quốc tế nói riêng cho nhận thấy, tưtưởng của Người còn rất nhiều nội dung, giá trị chưa được đề cập mọt cáchsâu sắc như: Tăng cường đoàn kết giữa ba quân đội Hoàng gia Cămpuchia vớiViệt Nam và Lào theo tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế; tăng cườngsức mạnh quân sự Quốc gia của Cămpuchia với Việt Nam và Lào hiện naytheo tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế; tăng cường đoàn kết giữaCămpuchia với Việt Nam và Lào với các nước trong cộng đồng ASEAN theo
tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế, v.v Đăc biệt, vấn đề đoàn kếtCămpuchia với Việt Nam và Lào theo tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kếtquốc tế càng có nhiều nội dung, giá trị cần tìm hiểu và vận dụng, nhưng chưađược nhiên cứu một cách cơ bản, hệ thống
4.2 Những vấn đề luận án tập trung giải quyết
Quá trình khảo cứu các công trình khoa học nghiên cứu đã công bố liênquan đến đề tài, nhìn tổng thể về hướng nghiên cứu, nội dung triển khai thìphần lớn các công trình nghiên cứu chưa đi sâu làm rõ có tính chất cơ bản, hệthống dưới góc độ triết học vấn đề lý luận và thực tiễn cũng như đề xuất hệthống giải pháp tăng cường đoàn kết Cămpuchia với Việt Nam và Lào hiện naytheo tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế Do đó, những vấn đề luận ántập trung giải quyết:
Một là, vấn đề tiếp cận góc độ triết học đối với tăng cường đoàn kết
Cămpuchia với Việt Nam và Lào theo tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kếtquốc tế
Hai là, các nội dung cụ thể thuộc bản thể luận tăng cường đoàn kết
Cămpuchia với Việt Nam và Lào theo tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kếtquốc tế
Ba là, nội dung thuộc nhận thức luận và thái độ, hành động của các chủ
thể đối với hiện thực hóa lý luận về tăng cường đoàn kết Cămpuchia với ViệtNam và Lào theo tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế hiện nay
Trang 22Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TĂNG CƯỜNG ĐOÀN KẾT CĂMPUCHIA VỚI VIỆT NAM VÀ LÀO THEO TƯ TƯỞNG
HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ 1.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế và thực chất tăng cường đoàn kết Cămpuchia với Việt Nam và Lào theo tư tưởng Hồ Chí Minh
về đoàn kết quốc tế
1.1.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại hệ thống tư tưởng sâu sắc về những vấn
đề cơ bản của cách mạng Việt Nam Trong hệ thống tư tưởng đó, tư tưởng vềđoàn kết quốc tế của Hồ Chí Minh đã thể hiện những quan điểm độc đáo, tínhnhân văn sâu sắc trong quá trình hoạt động cách mạng của người
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế là sản phẩm kết hợp, kế thừa, phát triển tinh hoa tư tưởng tiến bộ trên thế giới với truyền thống dân tộc về đại đoàn kết toàn dân tộc trong lịch sử đấu tranh bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc Việt Nam, cốt lõi là tinh thần đoàn kết giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức tạo dựng sức mạnh tổng hợp thực hiện mục tiêu giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng nhân loại khỏi áp bức bóc lột của chủ nghĩa tư bản, đưa các dân tộc phát triển phồn vinh, thịnh vượng, bình đẳng, tiến bộ.
Với lòng yêu nước nồng nàn, ý chí quyết tâm sắt đá giải phóng dân tộc,truyền thống đoàn kết toàn dân tộc trong lịch sử dựng nước gắn liền với giữnước của dân tộc Việt Nam, người thanh niên Nguyễn Tất Thành - Hồ ChíMinh đã ra đi tìm đường cứu nước Trên đường đi tìm đường cứu nước, HồChí Minh đã có nhiều ý tưởng về tinh thần đoàn kết quốc tế ở từng phươngdiện Tiếp xúc với các nền văn hóa, văn minh trên thế giới, Hồ Chí Minh đãphát hiện ra, trên đời này chỉ có hai hạng người, không phân biệt màu da đó làthống trị và bị trị, người bị trị ở đâu cũng là bạn và người thống trị ở đâu cũng
là thù Với luận điểm này, Hồ Chí Minh cũng bắt đầu hình thành quan điểm
Trang 23về đoàn kết giữa những người lao động trên toàn thế giới trong cuộc đấu tranhchống kẻ thù chung là giai cấp thống trị ở các nước đế quốc - thực dân
Đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, đặc biệt tiếp cận với tư tưởng củaV.I.Lênin trong “Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa”, Hồ Chí Minh
đã kế thừa và có bước phát triển mới về đoàn kết quốc tế trong sự nghiệp giảiphóng con người lao động, giải phóng dân tộc Người phải thốt lên:
Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tintưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên Ngồi một mình trongbuồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡiđồng bào bị đọa đầy đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây làcon đường giải phóng chúng ta” [84, tr.127]
Với nội dung này, Hồ Chí Minh đã nâng tầm tri thức có tính chất cảmtính của một người Việt Nam yêu nước lên trình độ mới, với chất mới là đoànkết quốc tế vô sản của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin, đoàn kếttheo tinh thần Quốc tế Cộng sản Người chỉ rõ: “ …dù màu da có khác nhau,trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bịbóc lột Mà cũng chỉ có một mối tình hữu ái là thật mà thôi: tình hữu ái vô
sản” [59, tr 266] Sự kế thừa và hội tụ này vừa thống nhất được với cái
chung, vừa thể hiện được sắc thái độc đáo Hồ Chí Minh
Sau khi V.I.Lênin từ trần, đoàn kết quốc tế trên tinh thần chủ nghĩaquốc tế vô sản được Quốc tế Cộng sản tiếp tục thực hiện Tuy nhiên, tinhthần đó được hiểu và vận dụng có dấu hiệu thiếu tính sáng tạo ở một số vấn
đề cụ thể ở các nước thuộc địa Một số đại biểu của Quốc tế Cộng sản khôngphát triển tư tưởng của V.I.Lênin vào điều kiện hoàn cảnh mới, mà có biểuhiện xem nhẹ vai trò của các dân tộc bị áp bức trong đoàn kết quốc tế Sựxem nhẹ đó được Hồ Chí Minh chỉ rõ: “… một số đông chiến sĩ vẫn còntưởng rằng, một thuộc địa chẳng qua chỉ là một xứ dưới đầy cát và trên làmặt trời, vài cây dừa xanh với mấy người khác màu da, thế thôi Và họ hoàntoàn không để ý gì đến” [60, tr.63]; “ …người bản xứ là hạng người thấp
Trang 24kém, không đáng kể, không có khả năng để hiểu biết được và càng khôngthể có khả năng hoạt động” 60, tr.64]
Dựa chắc vào cơ sở các luận điểm của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin,
Hồ Chí Minh đã cụ thể hóa vào tình hình nhiệm vụ mới Người chỉ rõ:
Hỡi các bạn bị áp bức ở chính quốc! Giai cấp tư sản trong nước các bạn đã
lừa dối các bạn, dùng các bạn làm công cụ đi xâm lược đất nước chúng tôi,
Ngày nay, vẫn dùng cái chính sách quỷ quyệt ấy, giai cấp tư sản nước các bạn lại định dùng chúng tôi để đàn áp mọi sự cố gắng tự giải phóng của các bạn Đứng trước chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc, quyền lợi của
chúng ta là thống nhất, các bạn hãy nhớ lời kêu gọi của Các Mác: “Vô sảntất cả các nước, đoàn kết lại!” [63, tr.128]
Từ nhận thức về chủ nghĩa thực dân đế quốc được ví như con đỉa haivòi, một vòi bám vào chính quốc và một vòi bám vào các dân tộc thuộc địa chothấy, Người đã nhìn thấy về sự đoàn kết giữa những người lao động chính quốc
và các dân tộc bị áp bức để tạo sức mạnh chặt cả hai vòi con đỉa đó thì mớithắng lợi Hồ Chí Minh đã phát triển và cụ thể hóa tư tưởng đoàn kết quốc tếcủa mình Người chỉ rõ:
…trước hết nảy ra khả năng và sự cần thiết phải có liên minh chiến đấuchặt chẽ giữa các dân tộc thuộc địa với giai cấp vô sản của các nước đếquốc để thắng kẻ thù chung Cuộc đấu tranh cách mạng của công nhâncác nước tư bản trực tiếp giúp cho các dân tộc bị áp bức tự giải phóngmình Trong khi đó, cuộc đấu tranh cách mạng của của các dân tộc thuộcđịa và nửa thuộc địa trực tiếp giúp đỡ giai cấp vô sản các nước tư bảntrong cuộc đấu tranh chống giai cấp thống trị để tự giải phóng khỏi ách
nô lệ của chủ nghĩa tư bản [83, tr 567]
Tinh thần của luận điểm đó cho phép Hồ Chí Minh phát hiện ra quan hệgiữa cách mạng chính quốc với cách mạng thuộc địa được ví như hai cánh củamột con chim
Trang 25Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế với nội dung cơ bản là sựbình đẳng giữa các dân tộc, giữa các giai cấp bị áp bức trên toàn thế giới trêncon đường tiến đến giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc và giải phóng loàingười Theo Hồ Chí Minh, sự bình đẳng này còn có cơ sở khách quan là cùngchung sứ mệnh lịch sử, cùng có vai trò ngang nhau trong sự nghiệp giảiphóng dân tộc, giai cấp và nhân loại Điều đó cũng có thể hiểu là cùng chungmột kẻ thù là chủ nghĩa thực dân, đế quốc, các thế lực áp bức bóc lột và nhưvậy là cùng chung một chiến hào chiến đấu Tư tưởng này khác với nhữngquan điểm hạ thấp vai trò của các dân tộc thuộc địa của một số đại biểu củaQuốc tế Cộng sản hoặc của những biểu hiện của tư tưởng kỳ thị dân tộc.Trước tình hình đó, Hồ Chí Minh đã tích cực đấu tranh, phê phán một số nhậnthức chưa thật khoa học về sức mạnh, vai trò của cách mạng thuộc địa, củacác dân tộc bị áp bức của một số đại biểu, một số nhân vật trong Quốc tếCộng sản là: “Tình trạng thờ ơ của giai cấp vô sản chính quốc đối với cácthuộc địa” [60, tr 63].
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế với mục đích tạo thế và lựccủa các lực lượng cùng chung địa vị, lợi ích, tương đồng về quan điểm cùngchống lại áp bức bóc lột dân tộc, giai cấp Tiếp đến là thực hiện giải phóng giaicấp, giải phóng dân tộc, giải phóng nhân loại, đừa các dân tộc tiến tới phát triển,phồn vinh, thịnh vượng, tiến bộ Trong quan hệ với các giai cấp áp bức bóc lộtthì sức mạnh của giai cấp, dân tộc bị áp bức, bị bóc lột phải là tinh thần đoàn kếtquốc tế Trong khi tiềm năng sức mạnh rất lớn và tiềm năng đó chỉ có thểchuyển hóa thành hiện thực khi có đoàn kết quốc tế Theo cách tiếp cận của HồChí Minh thì đoàn kết quốc tế là khách quan của lịch sử, vấn đề là các lực lượngcách mạng, tiến bộ có phát hiện ra hay không phát hiện ra, thực hiện một cáchkhoa học hay không khoa học Trong thời đại của C.Mác và Ph.Ăngghen, cácông cũng xuất phát từ địa vị, lợi ích của giai cấp vô sản trên toàn thế giới để luậnchứng cho luận điểm về đoàn kết quốc tế Khẩu hiệu: Vô sản tất cả các nước
Trang 26đoàn kết lại là kết quả của nghiên cứu, xuất phát từ địa vị, lợi ích của giai cấp vôsản trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung Khi chủ nghĩa tư bản chuyển từ tự
do cạnh tranh sang chủ nghĩa đế quốc, vấn đề dân tộc thuộc địa, giải phóng dântộc thuộc địa cũng xuất hiện Đoàn kết quốc tế của giai cấp vô sản không bị giớihạn trong khuôn khổ ở các nước tư bản, mà mở rộng ra các dân tộc bị áp bức.Trong điều kiện mới, V.I.Lênin cũng xuất phát từ địa vị và lợi ích chung củagiai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức khái quát luận điểm về đoàn kết quốc tế
và bổ sung là: Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại
Từ cơ sở về địa vị và lợi ích trên, các lực lượng trong đoàn kết quốc tếtheo tư tưởng Hồ Chí Minh là toàn bộ giai cấp vô sản, các dân tộc bị áp bức,các lực lượng yêu chuộng hòa bình, công lý, tiến bộ xã hội Đối với phongtrào cộng sản và công nhân quốc tế thì tư tưởng nổi bật là: “bốn phương vôsản đều là anh em” trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đếquốc Đối với phong trào giải phóng dân tộc, tư tưởng Hồ Chí Minh xác định
là cùng bị chủ nghĩa đế quốc bóc lột, thống trị Vấn đề tạo cho các dân tộcthuộc địa hiểu được âm mưu chia rẽ của chủ nghĩa đế quốc và làm cho cácdân tộc đoàn kết với nhau có ý nghĩa chiến lược lâu dài Hồ Chí Minh đã kiếnnghị với Ban Phương Đông Quốc tế cộng sản những biện pháp:
…làm cho các dân tộc thuộc địa từ trước đến nay rời rạc với nhau hiểu nhau hơn, và đoàn kết với nhau, do đó đặt cơ sở cho một khối liênhiệp tương lai giữa các nước phương Đông, khối liên hợp đó là mộttrong những cái cánh của cách mạng vô sản [61, tr 302]
Cùng với nó là, yêu cầu đội tiên phong của các dân tộc thuộc địathường xuyên liên hệ với giai cấp vô sản phương Tây, đoàn kết với các lựclượng đấu tranh vì hòa bình dân chủ và tiến bộ xã hội thì tranh thủ tập hợp lựclượng trong một trận tuyến cùng chống kẻ thù chung
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế còn được cụ thể hóa vào cácdân tộc bị áp bức ở Châu Á và các nước trên bán đảo Đông Dương Với nhãn
Trang 27quan khoa học và thấu hiểu truyền thống cũng như sức mạnh của các dân tộcChâu Á, Đông Dương trong sự nghiệp cách mạng chống kẻ thù chung là chủnghĩa thực dân, đế quốc Người chỉ rõ:
Ngày mà hàng trăm triệu nhân dân châu Á bị tàn sát và áp bức thức tỉnh
để gạt bỏ sự bóc lột đê tiện của bọn thực dân lòng tham không đáy, họ sẽhình thành một lực lượng khổng lồ, và trong khi thủ tiêu một trongnhững điều kiện tồn tại của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc, họ cóthể giúp đỡ những người anh em mình ở phương Tây trong nhiệm vụ
giải phóng hoàn toàn [58, tr 36]
Với luận điểm trên cho thấy, tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tếkhông phải là sự ỷ lại sự giúp đỡ từ bên ngoài, mà thể hiện tinh thần độc lập tựchủ rất cao Hơn nữa, trong khi đề cao tính tự chủ lại không tuyệt đối hóa mộtcách tuyệt đối, mà vẫn trong tính tổng thể của đoàn kết quốc tế theo quan niệmcủa Người Nội dung này đã vượt lên trên quan điểm của Quốc tế Cộng sản,nhưng lại thể hiện trung thành với quan điểm của các nhà kinh điển chủ nghĩaMác - Lênin một cách sáng tạo Bởi vì theo quan điểm của Quốc tế Cộng sảnkhi đó, thì cách mạng thuộc địa chỉ có thể giành thắng lợi khi cách mạng chínhquốc giành thắng lợi
Với cách tiếp cận, nội dung khoa học của tư tưởng về đoàn kết quốc tế,
Hồ Chí Minh đã có niềm tin tất thắng vào tư tưởng của mình, đồng thời tích cựchoạt động vận động, thành lập các tổ chức cách mạng ở châu Á đưa lý luận vàophong trào quần chúng Người đứng ra thành lập: Hội liên hiệp các dân tộc bị ápbức vào 1925 Trong Tuyên ngôn của Hội, Hồ Chí Minh khẳng định:
…muốn xua tan những đau khổ đó cần phải đoàn kết các dân tộc bị ápbức và toàn thể công nhân trên thế giới lại làm cách mạng Bọn đế quốc
ở tất cả các nước đã liên minh lại áp bức chúng ta Còn chúng ta, nhữngngười dân thuộc địa và toàn thể công nhân trên thế giới, chúng ta phảihợp lực lại để chống lại chúng [64, tr 437]
Trang 28Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế còn được cụ thể hóa vào cácnước trên bán đảo Đông Dương Đây là nội dung được Hồ Chí Minh cụ thể hóavào điều kiện hoàn cảnh của các dân tộc trên bán đảo Đông Dương Nó nhưmột phát hiện mới, phù hợp với đặc điểm của ba nước, ba dân tộc Người sớmnhận ra nét tương đồng về địa lý, lịch sử, truyền thống cũng như kẻ thù chung
là thực dân Pháp Điều đó cũng có nghĩa địa vị, lợi ích của ba dân tộc thốngnhất với nhau Sự thống nhất về địa vị, lợi ích quy định sứ mệnh lịch sử làmuốn giành thắng lợi tất yếu phải đoàn kết với nhau theo định hướng của một
tư tưởng cách mạng, khoa học Theo Hồ Chí Minh “giúp bạn là giúp mình”.Việt Nam kháng chiến có thành công thì Lào, Miên mới thắng lợi, và Lào,Miên có thắng lợi thì Việt Nam mới hoàn toàn thắng lợi
Sau chiến thắng chủ nghĩa thực dân Pháp, ba nước trên bán đảo ĐôngDương đã giành được thắng lợi to lớn Mỗi nước đã có chính quyền cáchmạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục phát triển tư tưởng về đoàn kết quốc tếtrong điều kiện mới Người chỉ rõ:
Căn cứ trên quyền lợi chung, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòasẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với với chính phủ nước nào trọngquyền bình đẳng, chủ quyền lãnh thổ và chủ quyền quốc gia củanước Việt Nam, để cùng nhau bảo vệ hòa bình và xây đắp dân chủ thếgiới [72, tr.8]
Có thể thấy, tư tưởng đoàn kết quốc tế của Hồ Chí Minh thống nhất với
tư tưởng các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin về bản chất giai cấp vàtính chất cách mạng của thời đại, nhưng rất đặc sắc Hồ Chí Minh, phù hợpvới sự nghiệp giải phóng dân tộc của ba nước trên bán đảo Đông Dương Tưtưởng đó khác hoàn toàn về chất so với các tư tưởng đã diễn ra trong lịch sửcũng như của giai cấp tư sản, chủ nghĩa cơ hội, xét lại hay của những tư tưởng
dân tộc hẹp hòi khác “Chủ nghĩa Lênin và đường lối Quốc tế Cộng sản là
Trang 29nhân tố quan trọng nhất, nhân tố quyết định hình thành chiến lược đoàn kết quốc tế của Nguyễn Ái Quốc” [132, tr.30].
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế biểu hiện ở những nộidung, những nguyên tắc và các giá trị được rút ra từ những luận điểm củaNgười Có thể thấy ở tất cả các nội dung trong tư tưởng Hồ Chí Minh về conđường cách mạng Việt Nam đều hàm chứa nội dung, nguyên tắc, giá trị vềđoàn kết quốc tế ở tầm thế giới quan, phương pháp luận khoa học, nên nó cógiá trị bền vững cùng lịch sử phát triển nhân loại nói chung và ở ba nước trênbán đảo Đông Dương nói riêng
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế đã chiếu dọi vào lịch sửchống chủ nghĩa thực dân cũ và mới của giai cấp công nhân và các dân tộc bị
áp bức trên thế giới Tư tưởng đó đã cổ vũ giai cấp công nhân, nhân dân laođộng và các dân tộc bị áp bức trên thế giới trên con đường tiến tới độc lập tự
do, hạnh phúc và phồn vinh Nhiều dân tộc đã biết vận dụng tư tưởng đoànkết quốc tế của Hồ Chí Minh vào cuộc đấu tranh của mình và cũng đã thuđược những thắng lợi to lớn Ngày nay, các dân tộc lệ thuộc, bị áp bức vẫnhướng đến tinh thần tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế trong cuộcđấu tranh chống sự áp đặt của nước ngoài
Đối với các nước trên bán đảo Đông Dương, tư tưởng đoàn kết quốc tếcủa Hồ Chí Minh được vận dụng một cách cụ thể, sinh động vào từng nước và
đã thu được những thắng lợi to lớn Suốt chiều dài lịch sử chống chủ nghĩathực dân cũ và mới và cho đến nay, tư tưởng Hồ Chí minh về đoàn kết quốc tế
đã là nền tảng tinh thần quan trọng cho mỗi bước thắng lợi ở mỗi nước Thực tếcho thấy, khi nào tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế, đoàn kết giữa badân tộc trên bán đảo Đông Dương được nhận thức, vận dụng một cách sáng tạothì sự nghiệp cách mạng, tiến trình lịch sử phát triển vững mạnh Khi nào nhậnthức, vận dụng thiếu tính sáng tạo thì sự nghiệp xây dựng đất nước của mỗinước cũng có những hạn chế, kém phát triển
Trang 30Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế theo nguyên tắc thống nhất
về mục tiêu, lợi ích và trên tinh thần tực lực cách sinh là chính Đây là néttương đồng bảo đảm sự đoàn kết quốc tế được bền vững Nét tương đồng nàyđối với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế thì mục tiêu độc lập gắnliền với chủ nghĩa xã hội, trên cơ sở thống nhất ở nền tảng tư tưởng chủ nghĩaMác - Lênin và chủ nghĩa Quốc tế vô sản Nội dung này có ý nghĩa như mộtnguyên tắc cơ bản Cùng với nó là đoàn kết có tình, có nghĩa, chân thành,không ẩn chứa một âm mưu có tính thực dụng, kiểu liên minh lợi dụng Vấn
đề có tình, có nghĩa theo tư tưởng Hồ Chí Minh được hiểu là ở sự tôn trọng,thông cảm, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau với tiếng gọi của lương tâm của nhữngngười cộng sản, cùng chung lý tưởng cách mạng Đối với các dân tộc thuộcđịa, tư tưởng đoàn kết quốc tế của Hồ Chí Minh là theo nguyên tắc, tôn trọngđộc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và quyền tự quyết của các dân tộc Nộidung “giúp bạn là giúp mình” đồng thời cũng luôn mong muốn sự giúp đỡcủa các dân tộc khác trong cuộc đấu tranh giành và giữ quyền độc lập, tự docủa nhân dân Việt Nam Đối với các lực lượng đấu tranh vì hòa bình, dân chủ,công lý,… Người còn phân biệt rõ giữa nhân dân lao động ở các nước tư bảnvới chính quyền phản động ở các nước đó để có thái độ và thực hiện đoàn kếtquốc tế với nhân dân lao động ở các nước đó một cách khoa học Điều đó đốivới cả nhân dân lao động Pháp và Mỹ Người chỉ rõ: “Nhân dân Việt Nam vànhân dân Hoa Kỳ không thù oán gì nhau” [86, tr 62] Vấn đề này cũng cầnhiểu một cách cụ thể là, hòa bình, công lý,… không phải chung chung trừutượng, mà là một nền hòa bình chân chính Xây dựng trên cơ sở công bằng,công lý và lý tưởng dân chủ trên thực tế Trên cơ sở độc lập tự chủ, tự cường,không ỷ lại sự giúp đỡ, thì cũng không có dấu hiệu của tính biệt lập hay xemnhẹ sự giúp đỡ của bên ngoài Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tếkhông có nghĩa là chỉ dựa vào sự giúp đỡ của bên ngoài, mà lại đòi hỏi nỗ lựcbên trong một cách lớn nhất Đối với Hồ Chí Minh rất đề cao sự giúp đỡ của
Trang 31bên ngoài, nhưng cũng chú trọng đến phát huy sức mạnh từ nội lực Tư tưởng
về “tự lực cánh sinh”; về “đem sức ta mà giải phóng cho ta” là rất tiêu biểu.Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Người chỉ rõ: “Một dân tộc không tựlực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác gúp đỡ thì không xứng đáng đượcđộc lập” [75, tr 522] Có thể thấy, tư tưởng Hồ Chí Minh về tranh thủ sự ủng
hộ của quốc tế và đã được sự ủng hộ đó có hiệu quả rất cao, nhưng không baogiờ xem nhẹ tính độc lập, tự chủ Người chỉ rõ: “Độc lập nghĩa là chúng tôiđiều khiển lấy mọi công việc của chúng tôi, không có sự can thiệp ở ngoàivào” [70, tr 136]; “Các đảng dù lớn dù nhỏ đều độc lập và bình đẳng, đồngthời đoàn kết nhất trí giúp đỡ lẫn nhau” [85, tr 235]
Từ những phân tích trên đây, có thể tóm lược tư tưởng Hồ Chí Minh về
đoàn kết quốc tế trên những điểm chính như sau: Một là, tư tưởng Hồ Chí
Minh về đoàn kết quốc tế thống nhất với tư tưởng đoàn kết quốc tế của cácnhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin, với tinh thần quốc tế vô sản, mang bản
chất giai cấp công nhân Hai là, tư tưởng đó mang đậm nét sắc riêng, không
lẫn lộn với những quan điểm của chủ nghĩa cơ hội, xét lại, thể hiện sự thống
nhất giữa chủ nghĩa nhân đạo, nhân văn cao cả của nhân loại Ba là, tư tưởng
Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế phù hợp với truyền thống đại đoàn kết toàndân tộc của dân tộc Việt Nam, đồng thời nâng truyền thống ấy lên ngang tầm
thời đại Bốn là, tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế là ngọn cờ tập
hợp lực lượng cho thực hiện thắng lợi nhiệm vụ giành độc lập dân tộc, tiến bộ
xã hội của các nước chậm phát triển nói chung và mỗi dân tộc trên bán đảoĐông Dương nói riêng
Hiện nay, trong điều kiện hoàn cảnh tình hình kinh tế, chính trị, xã hộithế giới có những đặc điểm mới, các thế lực thù địch chưa từ bỏ âm mưuchống phá cách mạng, sự nghiệp xây dựng đất nước phồn vinh ở mỗi nước.Chúng tìm mọi cách chia rẽ giữa các nước trong phong trào đấu tranh cáchmạng trên thế giới nói chung và ba nước trên bán đảo Đông Dương nói riêng
Trang 32Lịch sử phát triển của các dân tộc bị áp bức, bị lệ thuộc cũng như ba nướctrên bán đảo Đông Dương không thể tiến lên nếu không có sự đoàn kết quốc
tế theo tinh thần của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng HồChí Minh Như vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế vẫn cònnguyên giá trị trong thời đại ngày nay
1.1.2 Quan niệm về tăng cường đoàn kết Cămpuchia với Việt Nam và Lào theo tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế
Đoàn kết Cămpuchia với Việt Nam và Lào là một bộ phận, một phầnđoàn kết quốc tế của chủ thể Cămpuchia, là đoàn kết của những nước tươngđồng về các mặt địa lý, môi trường tự nhiên, lịch sử, văn hóa tạo nên sức mạnhvới sự gia tăng không ngừng về thế và lực trong tiến trình đấu tranh chống kẻ thùchung thực hiện mục tiêu phát triển, thịnh vượng, tiến bộ, phồn vinh, độc lập tựchủ của từng dân tộc và toàn thể các dân tộc Việt Nam và Lào
Trên bán đảo Đông Dương, ba dân tộc gắn bó với nhau trên một mảnhđất có nét chung về đặc điểm địa lý, giá trị chung về quân sự, cùng tồn tại bênnhau từ lâu đời Đây là một trong những đặc điểm của đoàn kết Cămpuchiavới Việt Nam và Lào ở phương diện lịch sử Mảnh đất nhỏ hẹp ấy,Camphuchia với Việt Nam và Lào vốn đã có những gắn bó với nhau về môitrường sống từ ngàn xưa Đoàn kết này gắn với chủ thể Cămpuchia là chủyếu, nhưng không phải là đoàn kết đơn phương, sự lệ thuộc một chiều, màtrong tính chỉnh thể cùng hướng mục đích chung, thống nhất
Đoàn kết Cămpuchia với Việt Nam và Lào là đoàn kết của những dântộc có truyền thống chống kẻ thù chung trong đấu tranh giành độc lập dân tộc.Mục đích đoàn kết giữa ba dân tộc trên bán đảo Đông Dương cũng là tạo nênsức mạnh tổng hợp của cả ba dân tộc cả về mặt lực lượng, cả về thế tựa lưngvào nhau và cùng hướng tới, cùng thực hiện mục đích chung trong tươngquan với bảo đảm hài hòa lợi ích riêng của mỗi nước
Đoàn kết Cămpuchia với Việt Nam và Lào mang tính toàn diện, có lịch
sử phát triển lâu đời, gắn với sự sống còn của mỗi dân tộc Đoàn kết này là sự
Trang 33lựa chọn của lịch sử, mà các chủ thể Cămpuchia cũng như Việt Nam và Làocùng nhận thấy và tích cực thúc đẩy đoàn kết với tính tích cực, tự giác
Với đặc điểm về địa lý, môi trường, truyền thống lịch sử, văn hóa vàđặc biệt là thế tựa lưng vào nhau trong quá trình tồn tại, phát triển thì tăngcường đoàn kết Cămpuchia với Việt Nam và Lào là quy luật, là sự lựa chọncho sống còn Tuy nhiên, tăng cường đoàn kết Cămpuchia với Việt Nam cóthể theo định hướng của tư tưởng, lý luận, quan điểm khác nhau Trong cáccách lựa chọn cho lịch sử phát triển thì tăng cường đoàn kết Cămpuchia vớiViệt Nam và Lào theo tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế là khoa học,phù hợp nhất Bởi vì, nội dung, nguyên tắc, giá trị tư tưởng này phản ánh tínhquy luật và đã từng được thực tiễn kiểm nghiệm đúng đắn nhất
Tăng cường đoàn kết Cămpuchia với Việt Nam và Lào theo tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế là quá trình không ngừng gia tăng sức mạnh từ tiềm năng, thế mạnh ở mọi mặt của ba dân tộc; nâng tầm trình độ từ đoàn kết trong chống thực dân, đế quốc đến bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, xây dựng xã hội phồn vinh, thịnh vượng; mở rộng phạm vi từ hợp tác ở một số lĩnh vực đến toàn diện trên mọi lĩnh vực và không ngừng phù hợp với những nội dung, nguyên tắc, giá trị tư tưởng của Người một cách bền vững ngang tầm thời đại.
Tăng cường đoàn kết Cămpuchia với Việt Nam và Lào theo tư tưởng
Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế là một quá trình thống nhất biện chứng giữacác nội dung từ nhận thức đến thái độ, động cơ, ý chí và hành vi ứng xử củacác chủ thể ở ba dân tộc nói chung và ở Cămpuchia nói riêng Về mặt nhậnthức là điểm khởi đầu cho toàn bộ quá trình tăng cường đoàn kết Cămpuchiavới Việt Nam và Lào theo tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế Tưtưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế cụ thể ở ba nước, ba dân tộc trên bánđảo Đông Dương biểu hiện ở: “Vì mối quan hệ khăng khít về địa lý, quân sự,
chính trị v.v mà ta với Miên, Lào cũng như môi với răng Hai dân tộc Miên,
Trang 34Lào hoàn toàn giải phóng, thì cuộc giải phóng của ta mới chắc chắn, hoàntoàn” [74, tr.452] Tăng cường đoàn kết Cămpuchia với Việt Nam và Làotheo tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế bắt đầu thừ chủ thểCămpuchia tiếp nhận, vận dụng nội dung, nguyên tắc, giá trị tư tưởng củaNgười, coi đó như một nội dung cơ bản, một định hướng chủ yếu, nền tảng tưtưởng cho toàn bộ nội dung đoàn kết quốc tế của mình Trên cơ sở nhận thứcđược nội dung, nguyên tắc, giá trị tư tưởng trên và tự chuyển hóa thành quanđiểm, chủ trương, đường lối đối nội, đối ngoại với thái độ, động cơ, niềm tintất thắng vào điểm tựa lý luận là tư tưởng đó của Hồ Chí Minh Tiếp đến làchủ thể Cămpuchia thực hiện các ký kết, hiệp định, văn bản hợp tác với ViệtNam và Lào phù hợp với nội dung, nguyên tắc, giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh
về đoàn kết quốc tế được cụ thể hóa vào ba nước trên bán đảo Đông Dương.Trong ký kết hợp tác thể hiện tính toàn diện trên tất cả các mặt kinh tế, chínhtrị, văn hóa, khoa học và công nghệ và quốc phòng, an ninh với Việt Nam vàLào theo tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế Cuối cùng là sự trungthành tuyệt đối và tổ chức toàn bộ các hoạt động ở các lĩnh vực của đất nướctheo các cam kết, hiệp định hợp tác trên thực tiễn Những nội dung và cácbước đi như diễn tả ở trên, cho thấy tăng cường đoàn kết Cămpuchia với ViệtNam và Lào theo tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế là một quá trìnhmang tính tích cực, chủ động mà trước hết là của chủ thể Cămpuchia Trong
đó, tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế, đoàn kết ba nước trên bán đảoĐông Dương là nền tảng tư tưởng, điểm xuất phát, nội dung cơ bản về mặt lýluận cho các bước, các khâu tăng cường đoàn kết với Việt Nam và Lào
Tăng cường đoàn kết Cămpuchia với Việt Nam và Lào theo tư tưởng
Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế có lịch sử phát triển Trong kháng chiếnchống thực dân Pháp, tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế đã đượcchiếu dọi và định hướng cho quá trình tạo dựng sức mạnh thực hiện giảiphóng dân tộc ở mỗi nước
Trang 35Tư tưởng Hồ Chí Minh đã định hướng cho Việt Nam trong quan hệ đoànkết với các nước trên thế giới, nhưng nó cũng có giá trị trực tiếp choCămpuchia và Lào vận dụng vào điều kiện hoàn cảnh dân tộc mình thực hiệnđoàn kết quốc tế Khi Cămpuchia đã có chính quyền thuộc về nhân dân laođộng thì tư tưởng Hồ Chí Minh cũng là lý luận định hướng cho thực hiện đoànkết quốc tế nói chung và tăng cường đoàn kết với Việt Nam và Lào nói riêng.Những vấn đề về nhận thức, thái độ, động cơ, niềm tin và các quan điểm chỉđạo cũng như các hiệp định, hợp tác, các hoạt động thực tiễn của Cămpuchiaphù hợp với nội dung, nguyên tắc, giá trị trong tư tưởng Hồ Chí Minh ở trên làmột phương diện tăng cường đoàn kết với Việt Nam và Lào
Tăng cường đoàn kết Cămpuchia với Việt Nam và Lào theo tư tưởng
Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế là quá trình các chủ thể Cămpuchia chuyểnhóa không ngừng các nội dung, nguyên tắc, giá trị tư tưởng của Người thànhđộng lực tinh thần, thành tiêu chí, chuẩn mực điều chỉnh suy nghĩ, hành vi củamình qua các giai đoạn và từng lĩnh vực cụ thể Tư tưởng Hồ Chí Minh vềđoàn kết quốc tế có ý nghĩa như một lý luận cách mạng, khoa học và nó trởthành sức mạnh vật chất biểu hiện ở tạo nên sức mạnh, động lực tinh thần khicác chủ thể Cămpuchia chuyển hóa vào nhận thức, thái độ, động cơ, ý chíniềm tin và hành vi của nhân dân Cămpuchia Quá trình đó liên tục được duytrì và đổi mới cùng với tiến trình phát triển của thực tiễn xây dựng đất nước.Trong quá trình phát triển, có thể có những nội dung cụ thể được bổ sung,hoàn thiện, phát triển mới, nhưng tinh thần, sắc thái, giá trị cốt lõi của tưtưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế không thể thay đổi bản chất và giá trị.Trình độ và chất lượng của quá trình chuyển hóa nguyên tắc, giá trị tư tưởng
Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế thành động lực tinh thần và sự sáng tạo củaquần chúng Cămpuchia đến đâu thì tăng cường đoàn kết Cămpuchia với ViệtNam và Lào đến đó
Trang 36Tăng cường đoàn kết Cămpuchia với Việt Nam và Lào theo tư tưởng
Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế là quá trình diễn ra phức tạp Quá trình đó
có tính đồng bộ của toàn bộ các chủ thể dưới sự chỉ đạo thống nhất của cácĐảng cách mạng và của Nhà nước dân chủ nhân dân Cămpuchia Đối vớiCămpuchia đang tồn tại các đảng khác nhau, có thể có các quan điểm khácnhau, nhưng dù có khác nhau thì vẫn tìm thấy nội dung, nguyên tắc, giá trị tưtưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế làm cơ sở, nét tương đồng chung chotoàn bộ các chủ thể từ Trung ương đến địa phương Sự thống nhất này liên tụcđược củng cố, phát triển thể hiện tinh thần trung thành tuyệt đối, tính ổn định,
sự vững chắc lâu dài trong tăng cường đoàn kết với Việt Nam và Lào Cùngvới tính ổn định trung thành đó, các chủ thể Cămpuchia cũng không ngừngchủ động, tác động, gia tăng sự vững chắc, nâng tầm cao mới của đoàn kếtCămpuchia với Việt Nam và Lào ngang tầm thời đại, nhiệm vụ mới Ởphương diện này, tăng cường đoàn kết Cămpuchia với Việt Nam và Làokhông chỉ là vấn đề liên tục mà còn phải là quá trình không ngừng gia tăng vềtính vững chắc, sự ổn định, đồng thời lớn lên về tầm vóc, trình độ dưới sự tácđộng chủ động tích cực của các chủ thể Cămpuchia
Tăng cường đoàn kết Cămpuchia với Việt Nam và Lào là quá trình khôngngừng mở rộng phạm vi đoàn kết trên tất cả các lĩnh vực như kinh tế, chính trị, anninh, quốc phòng và văn hóa, xã hội theo tiêu chí, chuẩn mực tư tưởng Hồ ChíMinh về đoàn kết quốc tế Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế không bóhẹp trong một lĩnh vực cụ thể mà có tính toàn diện trên mọi lĩnh vực Các chủ thểCămpuchia tự tìm thấy lợi ích của riêng trong tương quan với lợi ích chung của badân tộc Tăng cường đoàn kết Cămpuchia với Việt Nam và Lào theo tư tưởng HồChí Minh về đoàn kết quốc tế trái ngược với những toan tính vụ lợi cá nhân, hẹphòi dân tộc Những toan tính vụ lợi riêng đều trái với tư tưởng Hồ Chí Minh vềđoàn kết quốc tế nói chung và đối với ba dân tộc trên bán đảo Đông Dương nóiriêng Tăng cường đoàn kết Cămpuchia với Việt Nam và Lào theo tư tưởng HồChí Minh về đoàn kết quốc tế luôn thống nhất giữa lợi ích chung với lợi ích riêng;
Trang 37giữa tính độc lập tự chủ, tự lực, tự cường với sự giúp đỡ của bạn theo tinh thần “giúp bạn là giúp mình” Sự thống nhất này là một phương diện quan trọng, mộtnét đặc thù của tăng cường đoàn kết Cămpuchia với Việt Nam và Lào theo tưtưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế
Tăng cường đoàn kết Cămpuchia với Việt Nam và Lào mang đặc trưngcủa quá trình đấu tranh khắc phục, đẩy lùi những tác động tiêu cực, sự chốngphá của các thế lực thù địch Đối với các thế lực thù địch thường tìm cáchxuyên tạc, phủ nhận những giá trị, nguyên tắc tư tưởng Hồ Chí Minh về đoànkết quốc tế nói chung và đoàn kết Cămpuchia với Việt Nam và Lào nói riêng.Chúng thường tìm cách khoét sâu vào những hạn chế của quá khứ, lịch sử vàxuyên tạc bản chất, giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh, gây chia rẽ mất đoàn kếtgiữa ba dân tộc Trên cơ sở tạo dựng cho mỗi đảng, mỗi tố chức xã hội vàtoàn thể nhân dân về nội dung, nguyên tắc, giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh vềđoàn kết quốc tế mang ý nghĩa của tăng cường đoàn kết với Việt Nam và Lào
ở phương diện đấu tranh chống lại, phê phán những quan điểm sai trái vànhững biểu hiện lệch chuẩn trong xã hội Tính cách mạng của tăng cườngđoàn kết Cămpuchia với Việt Nam và Lào là ở tính chất đấu tranh chống lạinhững quan điểm sai trái và những biểu hiện lệch chuẩn theo tư tưởng Hồ ChíMinh về đoàn kết quốc tế Tăng cường đoàn kết Cămpuchia với Việt Nam vàLào không phải là một quá trình đơn tuyến, mà có tính chất phức tạp, gắn vớiđấu tranh cách mạng Đấu tranh với các thế lực thù địch bên ngoài và nhữnglực cản từ bên trong, những hạn chế về nhận thức và những âm mưu mangtính dân tộc cực đoan
Tăng cường đoàn kết Cămpuchia với Việt Nam và Lào theo tư tưởng
Hồ Chí Minh gắn liền và bao hàm nội dung giao lưu, học hỏi, trao đổi kinhnghiệm phát triển lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dâncách mạng Lào về đoàn kết giữa ba dân tộc Đảng Cộng sản Việt Nam vàĐảng Nhân dân cách mạng Lào luôn trung thành tuyệt đối với tư tưởng Hồ
Trang 38Chí Minh nói chung và về đoàn kết quốc tế nói riêng Sự trung thành và sángtạo trong phát triển đó đã có những thành tựu quan trọng Tư tưởng, quanđiểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân cách mạng Lào vềđoàn kết quốc tế, về đoàn kết giữa ba dân tộc trên bán đảo Đông Dương làbiểu hiện, là sự cụ thể hóa tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế vàođoàn kết Cămpuchia với Việt Nam và Lào trong từng giai đoạn lịch sử, điềukiện cụ thể Các chủ thể Cămpuchia học tập, trao đổi, tiếp tục những tư tưởng,quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Đảng Nhân dân cách mạng Lào
và cụ thể hóa vào hoàn thiện quan điểm, đường lối về đối ngoại về đoàn kếtvới Việt Nam và Lào Việc thường xuyên trao đổi, chấn chỉnh các lệch lạc đểtạo ra sự thống nhất giữa các chủ thể, đặc biệt là sự thống nhất về quan điểmquan hệ giữa ba dân tộc, giữa các đảng, các nhà nước trên bán đảo ĐôngDương phù hợp với tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế là biểu hiệncủa tiếp tục, tăng cường đoàn kết này
1.2 Những vấn đề có tính quy luật tăng cường đoàn kết Cămpuchia với Việt Nam và Lào theo tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế
1.2.1 Tăng cường đoàn kết Cămpuchia với Việt Nam và Lào theo tư tưởng Hồ Chí Minh phụ thuộc vào đấu tranh giữa các giai cấp, các lực lượng xã hội ở Cămpuchia tạo sự thống nhất về nhận thức, thái độ, hành
vi, phù hợp với tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế
Trên con đường phát triển, mỗi dân tộc có thể lựa chọn lực lượng xãhội, dân tộc, quốc gia thực hiện đoàn kết, quan hệ, liên minh theo các lýthuyết khác nhau, tùy theo điều kiện hoàn cảnh và quan điểm của mình.Trong các lý thuyết đã xuất hiện trong lịch sử thì tư tưởng Hồ Chí Minh vềđoàn kết quốc tế thống nhất với tư tưởng các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác -Lênin và các tư tưởng tiến bộ trong lịch sử Đối với các dân tộc trên bán đảoĐông Dương, những nguyên tắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kếtquốc tế có giá trị thiết thực, trực tiếp và phù hợp nhất hiện nay cho thực hiện
Trang 39mục tiêu tiến bộ xã hội, bởi nó phù hợp nhất xu thế thời đại và đặc điểm cũngnhư truyền thống, quy luật phát triển của mỗi dân tộc Tuy nhiên, giá trị của
nó chỉ có thể được hiện thực hóa trên thực tiễn hoạt động khi các chủ thể tiếpnhận, chuyển hóa thành thái độ, động cơ, mục đích…và trong hành động mộtcách thống nhất Quá trình tiếp nhận, chuyển hóa này ở mỗi dân tộc trên bánđảo Đông Dương có thể khác nhau, nhưng thống nhất với nhau về nhữngnguyên tắc cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế Sự thốngnhất này không chỉ giữa các nước, mà còn ở các chủ thể trong một nướcCămpuchia hay Việt Nam hay Lào
Tính quy luật tăng cường đoàn kết Cămpuchia với Việt Nam và Làotheo tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế bắt đầu từ đoàn kết trong nội
bộ Cămpuchia đến đoàn kết với Việt Nam và Lào Tính chất và quá trình vậnđộng, phát triển đó vừa phản ánh tính quy luật, vừa phán ánh đặc điểm củatăng cường đoàn kết Cămpuchia với Việt Nam và Lào theo tư tưởng Hồ ChíMinh về đoàn kết quốc tế Quan hệ giữa tăng cường đoàn kết Cămpuchia với
Việt Nam và Lào với sự thống nhất giữa các chủ thể trong nước Cămpuchia
về mục đích, nguyên tắc của tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế đượctiếp cận là quy luật Nhân - Quả của phép biện chứng duy vật Tăng cườngđoàn kết Cămpuchia với Việt Nam và Lào là kết quả trực tiếp của các chủ thể
ở nước Cămpuchia Trong sự tương tác này các chủ thể, các lực lượng, giaicấp, các Đảng ở Cămpuchia tạo ra tính đồng thuận, thống nhất một quan điểmchỉ đạo phù hợp với nội dung, nguyên tắc tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kếtquốc tế sẽ quyết định tăng cường đoàn kết Cămpuchia với Việt Nam và Làotheo tư tưởng của Người
Xét chủ thể Cămpuchia thì quá trình đấu tranh giữa các Đảng, các giaicấp, các lực lượng xã hội khác nhau tạo ra sự thống nhất là nhân tố quyết địnhnhất đến tăng cường đoàn kết Cămpuchia với Việt Nam và Lào theo tư tưởng
Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế Ở phương diện này thì tính quy luật không
Trang 40chỉ là vấn đề phụ thuộc mà còn là vấn đề đấu tranh giải quyết các mâu thuẫn ởtừng mặt, từng lĩnh vực khác nhau
Tính quy luật tăng cường đoàn kết với Việt Nam và Lào theo tư tưởng
Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế thì thực hiện đoàn kết nội bộ trong nướcCămpuchia là điều kiện cơ bản nhất Điều kiện tiên quyết nhất cho tăng cườngđoàn kết Cămpuchia với Việt Nam và Lào là thực hiện đoàn kết toàn dân tộc ởCămpuchia theo tinh thần tư tưởng Hồ Chí Minh Đoàn kết quốc tế nói chung
và đoàn kết với các nước láng giềng nói riêng thì đoàn kết toàn dân tộc trongnước là quyết định nhất Có thể coi đây là điều kiện cần và đủ cho tăng cườngđoàn kết Cămpuchia với Việt Nam và Lào theo tư tưởng Hồ Chí Minh về đoànkết quốc tế Trong điều kiện Cămpuchia đang tồn tại chế độ đa nguyên chínhtrị, đa đảng đối lập thì quá trình thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc là một cuộcđấu tranh giữa các quan điểm, tư tưởng, lực lượng xã hội, đảng phái có khuynhhướng khác nhau và hướng tới những quan điểm chung là tư tưởng Hồ ChíMinh về đoàn kết quốc tế Các tư tưởng, quan điểm, các lực lượng xã hội, đảngphái có khuynh hướng khác nhau phản ánh tồn tại những mâu thuẫn trong nội
bộ đất nước ở mặt chính trị, xã hội Vì thế đấu tranh giải quyết các mâu thuẫn
đó thực hiện đoàn kết toàn dân tộc là một tiền đề, điều kiện cho tăng cườngđoàn kết Cămpuchia với Việt Nam và Lào theo tư tưởng Hồ Chí Minh về đoànkết quốc tế
Ở Cămpuchia đang tồn tại thể chế chính trị đa nguyên, đa đảng cho nên
sẽ tồn tại các quan điểm lựa chọn con đường, lý luận khác nhau trong đườnglối đối nội, đối ngoại và thực hiện đoàn kết với các dân tộc khác Tạo dựng sựthống nhất về quan điểm, về lựa chọn lý luận, tư tưởng cho đoàn kết với cácnước, các dân tộc khác có nét khác biệt so với ở Việt Nam và Lào Vai trò củaĐảng cách mạng, Nhà nước Cămpuchia có vị trí chủ thể cơ bản nhất Thể chếchính trị này là sự lựa chọn của dân tộc Cămpuchia phù hợp với tinh thần của