1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng khối đoàn kết các dân tộc ở tỉnh Lâm Đồng hiện nay theo Tư tưởng Hồ Chí Minh

10 618 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 252,03 KB

Nội dung

Xây dựng khối đoàn kết các dân tộc ở tỉnh Lâm Đồng hiện nay theo Tư tưởng Hồ Chí Minh Võ Thị Kim Hưng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Luận văn ThS Chuyên ngành: Hồ Chí Minh học; Mã số 60 31 02 04 Người hướng dẫn: PGS.TS Vũ Quang Hiển Năm bảo vệ: 2013 Keywords. Tư tưởng Hồ Chí Minh; Đoàn kết dân tộc; Lâm Đồng. Content MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Việt Nam, một quốc gia nằm ở phía Đông bán đảo Đông Dương, với tổng diện tích là 331.114 km 2 , đường bờ biển dài 3260 km, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á, phía Bắc giáp với Trung Quốc, phía Tây giáp Lào và Campuchia, phía Đông và Nam giáp biển Đông, nằm ở ngã tư của các đường hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng, từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Với vị trí thuận lợi như vậy, Việt Nam không những được thiên nhiên ưu đãi nguồn tài nguyên phong phú của miền nhiệt đới mà còn có những cơ hội lớn trong quá trình hội nhập với thế giới. Cũng chính vì lợi thế đó mà Việt Nam luôn là đối tượng dòm ngó và xâm chiếm của nhiều nước. Từ đó đã hình thành cho người dân Việt Nam tinh thần đoàn kết, gắn bó, yêu thương cùng nhau chống giặc ngoại xâm và tinh thần đoàn kết ấy luôn được gìn giữ và phát triển qua nhiều thế hệ, trở thành truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc. Đất nước Việt Nam có trên 54 dân tộc anh em đang sinh sống, với dân số trên 80 triệu người, trong đó người Kinh chiếm 80% dân số. Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thống, đồng thời là phương tiện gắn kết cộng đồng người Việt. Mỗi dân tộc ở Việt Nam đều có những đặc điểm riêng biệt, khác nhau tạo nên sự phong phú, đa dạng cho cộng đồng dân tộc. Các dân tộc đều có truyền thống đoàn kết, gắn bó với nhau lâu đời trong quá trình dựng nước và giữ nước, truyền thống yêu nước nồng nàn, ý chí kiên cường, bất khuất. Các dân tộc thường cư trú đan xen, không có lãnh thổ riêng, không đồng đều về dân cư và họ đều có ngôn ngữ, bản sắc văn hóa riêng, cùng nhau tạo dựng nên một nền văn hóa thống nhất trong đa dạng, phong phú và đậm đà bản sắc dân tộc. Là quốc gia đa dân tộc và đa dạng về ngôn ngữ, nhưng điều đặc biệt ở Việt Nam là chưa từng xảy ra tình trạng dân tộc này muốn thôn tính dân tộc khác hay nền văn hóa này thôn tính nền văn hóa khác, tất cả đoàn kết hình thành một khối thống nhất. Hiện nay, toàn cầu hoá là một xu thế tất yếu đang diễn ra như một dòng nước xoáy, cuốn hút các quốc gia và khu vực. Sức mạnh của những quan hệ kinh tế chung toàn thế giới lớn mạnh hơn tất cả, vì thế quan hệ quốc tế trở nên hết sức quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Quốc gia nào, dân tộc nào xây dựng được mối quan hệ quốc tế tốt sẽ tạo ra cho mình sức mạnh để xây dựng và bảo vệ đất nước. Quốc gia nào, dân tộc nào đóng cửa với thế giới, đi ngược với xu thế của thời đại sẽ không tránh khỏi tụt hậu. Đối với những nước đang phát triển, đi sau như Việt Nam phải có đường lối mở cửa, hội nhập đúng đắn, có cách làm khôn khéo, năng động, sáng tạo, biết tranh thủ cơ hội, vượt qua khó khăn, thách thức, biến ngoại lực thành nội lực cho sự phát triển nhanh chóng và bền vững. Với một quốc gia đa dân tộc như Việt Nam, vấn đề đoàn kết các dân tộc là hết sức cần thiết. Do đặc điểm cư trú phân tán, đan xen của các thành phần dân tộc đã thúc đẩy đoàn kết, gắn bó, hòa hợp giữa các dân tộc, tăng cường sự giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các thành phần dân cư. Mặt khác còn có thể dẫn đến sự va chạm, mâu thuẫn do sự khác biệt về phong tục, tập quán, lối sống, ngôn ngữ, quyền lợi về kinh tế. Đây cũng là điểm mà kẻ địch hay lợi dụng gây chia rẽ sự đoàn kết nhằm phục vụ cho mưu đồ của chúng, gây mất đoàn kết nội bộ. Trước tình hình đó Đảng và chính phủ phải có kế hoạch, chính sách quan tâm đến vùng sâu, vùng xa để giúp miền núi tiến kịp đồng bằng về kinh tế, văn hóa, xã hội, củng cố quốc phòng an ninh. Trên thực tế, Đảng và Chính phủ Việt Nam luôn thi hành chính sách bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc và mỗi dân tộc đều bình đẳng trong việc thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đoàn kết tất cả các dân tộc trong nước tạo nên sức mạnh to lớn, tiếp nối tinh thần, truyền thống đoàn kết của cha ông ta từ ngàn xưa để lại, tạo nên sức mạnh to lớn. Tinh thần đoàn kết có ý nghĩa hết sức quan trọng và đã được Hồ Chí Minh thể hiện rất rõ trong tư tưởng của mình về đại đoàn kết dân tộc. Lâm Đồng , một tỉnh nằm ở khu vực Nam Tây Nguyên, nơi tập trung rất nhiều dân tộc sinh sống, gần 40 dân tộc cư trú, gồm các dân tộc bản địa như CơHo, Mạ, Churu, M’Nông, Raglai, STiêng…và các dân tộc thiểu số ở các tỉnh phía Bắc vào định cư như: Hoa, Tày, Nùng, Thái, Mường… Mỗi dân tộc có nguồn gốc, lịch sử định cư, trình độ phát triển kinh- tế xã hội, đặc điểm văn hoá khác nhau. Cho nên vấn đề đoàn kết các dân tộc trong giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết, sẽ góp phần củng cố và giữ vững khối đại đoàn kết toàn dân, tạo nền tảng vững chắc cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay. Với những yêu cầu bức thiết đặt ra trong bối cảnh hiên nay, tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu, và quyết định chọn đề tài “ Xây dựng khối đoàn kết các dân tộc ở tỉnh Lâm Đồng hiện nay theo Tư tưởng Hồ Chí Minh” làm khóa luận tốt nghiệp cho mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Đã có nhiều công trình nghiên cứu về tư tưởng đại đoàn kết của Hồ Chí Minh cũng như việc vận dụng ở một số địa phương, cụ thể là: 2.1. Những công trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết các dân tộc - Hồ Chí Minh với vấn đề đoàn kết các dân tộc của PGS, TS Lê Ngọc Thắng (Nxb. Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2005). Trong công trình nghiên cứu của mình, PGS. TS Lê Ngọc Thắng đã nêu một cách đầy đủ, khái quát cơ sở hình thành cũng như những nội dung cơ bản của vấn đề đoàn kết đồng bào dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh, từ đó làm sáng tỏ tư tưởng đoàn kết nói chung và đoàn kết dân tộc nói riêng của Người. Bên cạnh đó tác giả đã vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết các dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. - Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết với vấn đề phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc trong thời kỳ mới (Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004), đã phân tích một cách cụ thể vai trò cũng như nội dung của đại đoàn kết dân tộc, từ đó đưa ra giải pháp nhằm phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc trong thời kỳ mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh. - Đảm bảo bình đẳng và tăng cường hợp tác giữa các dân tộc trong phát triển kinh tế- xã hội ở nước ta hiện nay của GS.TS Hoàng Chí Bảo (Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009), Trong đó tác giả nêu rõ những nhận thức lý luận mới về dân tộc, quan hệ dân tộc và chính sách dân tộc, đánh giá thực trạng tình hình kinh tế- xã hội và các quan hệ dân tộc, đồng thời đề xuất giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề dân tộc, các quan hệ dân tộc, tạo sự công bằng, bình đẳng trong sự phát triển kinh tế- xã hội ở miền núi nước ta hiện nay. 2.1. Những công trình nghiên cứu về sự vận dụng tư tưởng đoàn kết các dân tộc của Hồ Chí Minh. - Xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc ở Tây Nguyên của PGS, TS. Trương Minh Dục (Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008), nội dung cuốn sách tập trung phân tích và làm rõ truyền thống đoàn kết các dân tộc ở Tây Nguyên qua các thời kỳ lịch sử, quá trình củng cố và xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc ở Tây Nguyên trong cách mạng dân tộc dân chủ và xây dựng chủ nghĩa xã hội, đặc biệt là thời kỳ đổi mới. Cuốn sách đồng thời phân tích những xu hướng xuất hiện trong quan hệ dân tộc, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện các chủ trương, bổ sung các chính sách đối với vấn đề dân tộc thiểu số, xây dựng và củng cố khối đoàn kết dân tộc ở Tây Nguyên. - Thực hiện chính sách dân tộc của Đảng ở miền Trung, Tây Nguyên trong thời kỳ đổi mới của PGS.TS Trương Minh Dục (Nxb. Chính trị - Hành chính, Hà Nội, 2009), trong đó tác giả nêu những đặc đểm của dân tộc Việt Nam và phâm tích âm mưu của bọn phản động lợi dụng vấn đề đân tộc và tôn giáo đối với các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Đồng thời tác giả phân tích chính sách dân tộc của Đảng trong thời kỳ đổi mới cũng như quá trình thực hiện chính sách phát triển kinh tế- xã hội. Song song với việc đổi mới hệ thống chính trị và đào tạo đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số phải bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc, xây dựng đời sống văn hóa mới. - Một số chuyên đề về Tư tưởng Hồ Chí Minh do PGS.TS Đinh Xuân Lý và PGS. TS Phạm Ngọc Anh đồng chủ biên (Nxb. Lý luận Chính trị, Hà Nội, 2008), trong đó ở chuyên đề thứ 5: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và sự vận dụng tư tưởng đó ở Việt Nam hiện nay, đã phân tích cơ sở hình thành cũng như nội dung Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc, đặc biệt tác giả đã vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc trong công cuộc đổi mới nước ta hiện nay, chuyên đề đã nêu thực trạng khối đại đoàn kết dân tộc và những biện pháp xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam hiện nay. Riêng đối với công trình nghiên cứu của Mạc Đường: Vấn Đề dân tộc ở Lâm Đồng (Sở VHTT Lâm Đồng xuất bản năm 1984) đề cập đến địa lý và môi sinh của các dân tộc ở Lâm Đồng cũng như sự hình thành các vùng hành chính dân cư. Ngoài ra, nội dung cuốn sách phân tích quá trình phát triển dân tộc và những biến đổi xã hội ở Lâm Đồng trong lịch sử. 2.3. Những vấn đề mà các công trình nghiên cứu chưa làm sáng tỏ: Như vậy đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề đại đoàn kết dân tộc trong Tư tưởng Hồ Chí Minh nhưng việc áp dụng cụ thể vào tỉnh Lâm Đồng thì chưa có. - Tất cả các công trình nghiên cứu nói trên, đã phân tích một cách cụ thể cơ sở cũng như nội dung đại đoàn kết trong tư tưởng Hồ Chí Minh - Các công trình đã vận dụng tư tưởng đại đoàn kết của Hồ Chí Minh nhưng vận dụng một cách chung chung, chưa có công trình nào nghiên cứu và vận dụng vào một tỉnh cụ thể, ví dụ như công trình nghiên cứu của PGS, TS. Trương Minh Dục cũng chỉ đề cập đến vấn đề Xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc ở Tây Nguyên nói chung. Ngoài ra, vấn đề đoàn kết các đồng bào dân tộc thiểu số vẫn chưa được vận dụng vào một tỉnh cụ thể của Việt Nam nên chưa đề xuất được những giải pháp cụ thể cho một tỉnh nào đó ( đặc biệt là tỉnh Lâm Đồng, một tỉnh có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống) - Đối với công trình nghiên cứu của Mạc Đường: Vấn Đề dân tộc ở Lâm Đồng, riêng vấn đề đoàn kết đồng bào dân tộc thiểu số ở Lâm Đồng vẫn chưa được đề cập đến. 2.4. Những vấn đề mà luận văn tập trung nghiên cứu: - Tìm hiểu thực trạng vấn đề đoàn kết các dân tộc ở tỉnh Lâm Đồng hiện nay. - Làm sáng tỏ những cơ sở lý luận hình thành tư tưởng đoàn kết các dân tộc của Hồ Chí Minh - Phân tích, làm sáng tỏ nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết các dân tộc - Vận dụng và đề xuất những giải pháp phù hợp để xây dựng khối đoàn kết các dân tộc ở Lâm Đồng. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu: Làm sáng tỏ nội dung của Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết các dân tộc và vận dụng vào tỉnh Lâm Đồng trong giai đoạn hiện nay. - Nhiệm vụ nghiên cứu: + Tìm hiểu thực trạng vấn đề đoàn kết các dân tộc ở tỉnh Lâm Đồng hiện nay. + Làm sáng tỏ những cơ sở lý luận hình thành tư tưởng đoàn kết các dân tộc của Hồ Chí Minh. + Phân tích, làm sáng tỏ nội dung Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết các dân tộc + Vận dụng và đề xuất những giải pháp phù hợp để xây dựng khối đoàn kết các dân tộc ở Lâm Đồng. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Sự vận dụng tư tưởng đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh để xây dựng khối đoàn kết các dân tộc ở Lâm Đồng. - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu nội dung Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết các dân tộc cũng như sự vận dung để xây dựng khối đoàn kết các dân tộc, chủ yếu là các dân tộc thiểu số ở Lâm Đồng + Phạm vi không gian, thời gian: Tìm hiểu khả năng và phương pháp vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết các dân tộc tại tỉnh Lâm Đồng trong giai đoạn hiện nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Cơ sở lý luận: Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề đoàn kết dân tộc. + Dựa trên những quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc, chính sách dân tộc… + Kế thừa kết quả nghiên cứu của các tác giả về vấn đề đại đoàn kết dân tộc. - Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng những phương pháp chính đó là: Phương pháp phân tích, lịch sử, tổng hợp và logic nhằm làm sáng tỏ nội dung cần nghiên cứu. 6. Đóng góp của luận văn Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm rõ hơn tinh thần đoàn kết cũng như vai trò quan trọng của tinh thần đoàn kết các dân tộc ở Lâm Đồng trong giai đoạn hiện nay, từ đó tìm ra những giải pháp thích hợp để phát huy sức mạnh của tinh thần đoàn kết các dân tộc ở tỉnh Lâm Đồng trong bối cảnh hiện nay. Luận văn này cũng có thể làm tài liệu tham khảo, phục vụ cho công tác giảng dạy bộ môn Tư Tưởng Hồ Chí Minh, ngoài ra còn phục vụ cho một số ngành liên quan đến vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc ở tỉnh Lâm Đồng. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, luận văn gồm 2 chương: Chương 1: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ ĐOÀN KẾT CÁC DÂN TỘC Ở LÂM ĐỒNG HIỆN NAY Chương 2: NỘI DUNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT CÁC DÂN TỘC VÀ VẬN DỤNG VÀO TỈNH LÂM ĐỒNG HIỆN NAY Reference DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bác Hồ với đồng bào dân tộc ( 2006), Nxb. Thông tấn, Hà Nội. 2. Ban Chấp Hành Đảng Bộ tỉnh Lâm Đồng ( 2008): Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng 1930- 1975, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 3. Ban Chấp Hành Đảng Bộ tỉnh Lâm Đồng ( 2010): Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng 1975- 2005, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 4. Ban Tư tưởng- Văn hóa Trung ương ( 2002): Vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng Cộng Sản Việt Nam,Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 5. Các tạp chí, báo: Dân tộc học, Lịch sử Đảng, Lao động… 6. Chủ tịch Hồ Chí Minh và vấn đề dân tộc ( 1999), Nxb. Khoa học Xã Hội, Hà Nội. 7. Đảng Cộng Sản Việt Nam ( 1989): Nghị quyết số 22-NQ/TW “ Về một số chủ trương chính sách phát triển kinh tế- xã hội miền núi”, Hà Nội. 8. Đảng Cộng Sản Việt Nam ( 2000): Các nghị quyết trung ương 1996-1999, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 9. Đảng Cộng Sản Việt Nam ( 2002): Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà nội. 10. Đảng Cộng Sản Việt Nam ( 2003): Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp Hành Trung ương khóa IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 11. Đảng Cộng Sản Việt Nam ( 2006): Văn kiện Hội nghị toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 12. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1998): Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 13. GS, TS.Phan Hữu Dật ( 2001): Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách liên quan đến mối quan hệ dân tộc hiện nạy, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 14. GS,TS. Phan Ngọc Liên ( chủ biên 2006 ): Biên niên sử các đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam, Nxb. Từ điển bách khoa, Hà Nội. 15. GS. Đặng Nghiêm Vạn ( 2003): Cộng đồng quốc gia dân tộc Việt Nam, Nxb. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. 16. GS.TS. Hoàng Chí Bảo ( 2009): Đảm bảo bình đẳng và tăng cường hợp tác giữa các dân tộc trong phát triển kinh tế- xã hội ở nước ta hiện nay, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 17. Hồ Chí Minh ( 2011): Toàn tập, tập 1, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 18. Hồ Chí Minh (2011) toàn tập, tập 2, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 19. Hồ Chí Minh (2011) toàn tập, tập 3, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 20. Hồ Chí Minh (2011) toàn tập, tập 4, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 21. Hồ Chí Minh (2011) toàn tập, tập 5, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 22. Hồ Chí Minh (2011) toàn tập, tập 6, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 23. Hồ Chí Minh (2011) toàn tập, tập 7, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 24. Hồ Chí Minh (2011) toàn tập, tập 8, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 25. Hồ Chí Minh (2011) toàn tập, tập 9, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 26. Hồ Chí Minh (2011) toàn tập, tập 10, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 27. Hồ Chí Minh (2011) toàn tập, tập 11, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 28. Hồ Chí Minh (2011) toàn tập, tập 12, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 29. Hồ Chí Minh (2011) toàn tập, tập 13, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 30. Hồ Chí Minh (2011) toàn tập, tập 14, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 31. Hồ Chí Minh (2011) toàn tập, tập 15, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 32. Lê Hữu Nghĩa ( 2003): Một số vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 33. Mạc Đường ( 1984):Vấn Đề Dân Tộc Ở Lâm Đồng: - Sở VHTT LĐ xuất bản. 34. PGS, TS. Tô Huy Rứa, PGS, TS Nguyễn Cúc, PGS, TS. Trần Khắc Việt ( đồng chủ biên 2003): Các giải pháp đổi mới hệ thống chính trị ở các tỉnh miền núi nước ta hiện nay, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 35. PGS, TSKH, Phan Xuân Sơn, ThS. Lưu Văn Quảng ( đồng chủ biên 2006): Những vấn đề cơ bản về chính sách dân tộc ở nước ta hiện nay, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội. 36. PGS.TS Đinh Xuân Lý- PGS.TS Phạm Ngọc Anh ( đồng chủ biên 2008): Một số chuyên đề về Tư tưởng Hồ Chí Minh ( ĐHQGHN, Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị), Nxb, Lý luận Chính trị, Hà Nội. 37. PGS.TS.Lê Ngọc Thắng ( 2005): Hồ Chí Minh Với vấn đề đoàn kết các dân tộc, Nxb.Văn Hóa dân tộc, Hà Nội. 38. PGS.TS.Trương Minh Dục ( 2005): Mộ số vấn đề lý luận và thực tiễn về dân tộc và quan hệ dân tộc ở Tây nguyên, Nxb. Chính Trị quốc gia, Hà Nội. 39. PGS.TS.Trương Minh Dục (2008): Xây dựng và cũng cố khối đại đoàn kết dân tộc ở Tây Nguyên, Nxb. Chính trị quốc gia. Hà Nội. 40. Phan Đăng Nhật ( 1981): Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam, Nxb. Văn hóa. 41. TS. Lương Thùy Liên( 2010): Nguyên tắc thống nhất giữa dân tộc, giai cấp và nhân loại trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 42. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết với vấn đề phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc trong thời kỳ mới ( 2004), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 43. Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Lâm Đồng, Ban Dân Tộc (2008): Báo cáo kết quả 5 năm thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW Hội nghị TW 7 khóa IX về công tác dân tộc trê địa bàn tỉnh Lâm Đồng số 234/BDT-VP. 44. Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Lâm Đồng, Ban Dân Tộc (2008): Báo cáo tình hình thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng và đề xuất chính sách phát triển giai đoạn mới, số 139/BC-UBND. 45. Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Lâm Đồng, Ban Dân Tộc (2012): Báo cáo tình hình thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước đối với dân tộc thiểu số, ngày 04 tháng 7 46. Viện dân tộc học ( 1983): Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam( Các tỉnh phía Nam).Nxb, KHXH. Hà Nội. 47. Viện nghiên cứu chính sách dân tộc và miền núi ( 2002): Vấn đề dân tộc và định hướng xây dựng chính sách dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 48. Võ Quang Nhơn ( 1983): Văn học dân gian các dân tộc ít người ở Việt Nam, Nxb. ĐH và THCN. . bào dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh, từ đó làm sáng tỏ tư tưởng đoàn kết nói chung và đoàn kết dân tộc nói riêng của Người. Bên cạnh đó tác giả đã vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết các. đề đoàn kết các dân tộc ở tỉnh Lâm Đồng hiện nay. - Làm sáng tỏ những cơ sở lý luận hình thành tư tưởng đoàn kết các dân tộc của Hồ Chí Minh - Phân tích, làm sáng tỏ nội dung tư tưởng Hồ Chí. xây dựng khối đoàn kết các dân tộc ở Lâm Đồng. 4. Đối tư ng và phạm vi nghiên cứu - Đối tư ng nghiên cứu: Sự vận dụng tư tưởng đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh để xây dựng khối đoàn kết các

Ngày đăng: 26/06/2015, 13:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w