1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

112 420 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 1,44 MB

Nội dung

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tương nghiên cứu Đối tương nghiên cứu trực tiếp của đề tài là các doanh nghiệp đầu tưtrực tiếp ra nước ngoài, đề tài không nghiên cứu chi t

Trang 1

MỤC LỤC CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP

RA NƯỚC NGOÀI 9

1.1 TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI 9

1.1.1 Khái niệm đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 9

1.1.2 Đặc điểm của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 10

1.1.3 Các hình thức đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp11 1.1.3.1 Hợp đồng hợp tác kinh doanh 11

1.1.3.2 Doanh nghiệp liên doanh 11

1.1.3.3 Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài 12

1.1.4 Các nhân tố tác động đến hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp 13

1.1.4.1.Nhân tố đẩy 13

1.1.4.2.Nhân tố kéo 15

1.2 ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI CÁC QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP 17

1.2.1 Nhận thức về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các nước đang phát triển 17

1.2.2 Tính tất yếu của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đối với các nước đang phát triển 18

1.2.3 Vai trò của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đối với các nước đang phát triển 19

1.3 KINH NGHIỆM ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 21

1.3.1 Kinh nghiệm đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Nhật Bản 21

1.3.2 Kinh nghiệm đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc 28

Trang 2

1.3.3 Kinh nghiệm đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Singapore 36

1.3.4 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 39

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 41

2.1 HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 41

2.2 THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 45

2.2.1 Hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam phân theo thời gian 46

2.2.2 Hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam phân theo thị trường đầu tư 51

2.2.2.1.Châu Á 53

2.2.2.2.Châu Mỹ 60

2.2.2.3.Các vùng lãnh thổ khác 62

2.2.3 Hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam phân theo ngành 63

2.2.3.1.Công nghiệp 64

2.2.3.2 Nông nghiệp 67

2.2.3.2.Dịch vụ 68

2.2.4 Hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam phân theo hình thức và chủ thể đầu tư 69

2.3 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 70

2.3.1 Kết quả đạt được của hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam 70

Trang 3

2.3.1.1.Những kết quả đạt được đối với Nhà nước 72

2.3.1.2.Những kết quả đạt được đối với doanh nghiệp 75

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân cơ bản của hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam 77

2.3.2.1.Hạn chế của hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam 77

2.3.2.2.Nguyên nhân của hạn chế 80

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 88

3.1 TRIỂN VỌNG CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI 88

3.1.1 Thuận lợi 88

3.1.2 Khó khăn 90

3.2 GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 92

3.2.1 Đối với chính phủ 92

3.2.2 Đối với doanh nghiệp 102

3.3 KIẾN NGHỊ THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 105

3.3.1 Đối với chính phủ 106

3.3.2 Đối với các Bộ, ban, ngành liên quan 107

3.3.3 Đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh 108

KẾT LUẬN 110

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 111

Trang 4

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Bản

mại và phát triển

Trang 5

DANH MỤC BẢNG

BẢNG 2.1: ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI ĐƯỢC CẤP GIẤY PHÉP THỜI

KỲ 1989 - 2010 46BẢNG 2.2: VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI PHÂN THEO LÃNH THỔ 51BẢNG 2.3: OFDI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TẠI CHÂU ÂU, CHÂU PHI, CHÂU ÚC 62Bảng 2.4: Tổng vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài phân theo lĩnh vực tính đến 28/2/2011 63

DANH MỤC ĐỒ THỊ

ĐỒ THỊ 1.1: GIÁ TRỊ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA NHẬT BẢN TỪ NĂM 1983 ĐẾN HẾT NĂM 2009 23

ĐỒ THỊ 1.2: OFDI CỦA TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 2002-2009 29

ĐỒ THỊ 1.3: OFDI VÀ FDI CỦA SINGAPORE GIAI ĐOẠN 2004-2008 39

ĐỒ THỊ 2.1: ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA VIỆT NAM RA NƯỚC NGOÀI PHÂN THEO VÙNG LÃNH THỔ 53

ĐỒ THỊ 2.2: VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TẠI LÀO 54

ĐỒ THỊ 2.3: VỐN OFDI Ở CHÂU MỸ PHÂN THEO QUỐC GIA 60

ĐỒ THỊ 2.4: MỘT SỐ LĨNH VỰC CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI LỚN 64

ĐỒ THỊ 2.5: QUY MÔ VỐN TRUNG BÌNH VÀ TỐC ĐỘ TĂNG OFDI GIAI ĐOẠN711998-2010 71

Trang 6

ĐỒ THỊ 2.6: VỐN OFDI VÀ FDI CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 771998-2010 77

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hội nhập tạo điều kiện cho nền kinh tế của mỗi quốc gia có những cơhội phát triển, song cũng đặt ra không ít thách thức đối với những nền kinh

tế đang phát triển Muốn phát triển nhanh, mỗi quốc gia phải biết tận dụng

ưu thế về vốn, công nghệ, tài nguyên, thị trường, lao động… của các quốcgia khác nhất là trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộngnhư hiện nay

Trong hội nhập quốc tế, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài có vai trò rấtlớn, góp phần thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng, tạo điều kiện chuyển dịch cơcấu kinh tế - xã hội theo hướng tiến bộ, giảm nhẹ gánh nặng thất nghiệp,thúc đẩy xuất khẩu, từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới Đầu tư trựctiếp ra nước ngoài là một hoạt động còn khá mới mẻ đối với Việt Nam, đểđạt được những mục tiêu đề ra đòi hỏi phải nghiên cứu, xây dựng chiến lượcđầu tư phù hợp với bối cảnh phát triển kinh tế của đất nước cũng như bốicảnh chung của khu vực và thế giới

Hiện nay, các doanh nghiệp Vịêt Nam không chỉ tiến hành đầu tưsang các nước đang và kém phát triển mà còn đầu tư sang cả các nước pháttriển như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh, Pháp… trên nhiều lĩnh vực Điều đó thểhiện tham vọng xâm nhập và tìm kiếm lợi nhuận từ nước ngoài của các

doanh nghiệp Việt Nam Với đề tài “Cơ hội đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn phục hồi kinh tế”, nhóm

Trang 7

nghiên cứu khoa học mong muốn phác họa được bức tranh tổng thể về hoạtđộng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam trong nhữngnăm qua, từ đó nêu bật được những cơ hội cũng như thách thức đối vớidoanh nghiệp Việt Nam và những định hướng để giúp cho hoạt động đầu tưtrực tiếp ra nước ngoài đạt hiệu quả cao trong thời kỳ phục hồi kinh tế hiệnnay.

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Phân tích thực trạng hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của cácdoanh nghiệp Việt Nam từ sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số22/1999/NĐ-CP ngày 14/4/1999 cho đến nay

Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện và gia tăng hiệu quảcủa hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đối với các doanh nghiệp ViệtNam trong thời gian tới

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đối tương nghiên cứu

Đối tương nghiên cứu trực tiếp của đề tài là các doanh nghiệp đầu tưtrực tiếp ra nước ngoài, đề tài không nghiên cứu chi tiết về các yếu tố phápluật, kinh tế, chính trị, văn hóa-xã hội, các yếu tố về thị trường và các lợi thếcủa các quốc gia tiếp nhận đầu tư… có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt độngđầu tư của doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài

Phạm vi nghiên cứu

Nội dung của việc đầu tư trực tiếp ra nước ngoài rất rộng, bao gồmnhiều vấn đề liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực nghiên cứu khoa họckhác Trong phạm vi có giới hạn, đề tài nghiên cứu khoa học chỉ tập trungvào những yếu tố trọng yếu về việc đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của cácdoanh nghiệp Việt Nam Đề tài chỉ đánh giá thực trạng hoạt động đầu tư trực

Trang 8

tiếp ra nước ngoài của các nhà đầu tư Việt Nam sau khi Chính phủ ban hànhNghị định số 22/1999/NĐ-CP ngày 14/4/1999 sau đó là Luật đầu tư nướcngoài số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 và Nghị định của Chính phủ số78/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 quy định đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.

4 Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu đề tài bao gồm:phương pháp thống kê và mô tả trên cơ sở tập trung số liệu về đầu tư trựctiếp ra nước ngoài từ năm 1989 đến nay; phương pháp tổng hợp sử dụngtrong việc tổng hợp các vấn đề lý thuyết về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài;phương pháp so sánh để so sánh thực trạng và đánh giá kết quả hoạt độngđầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong các năm của giai đoạn nghiên cứu

5 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nôi dung của đề tài nghiên cứu khoahọc này được chia làm ba chương:

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài Chương 2: Thực trạng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh

nghiệp Việt Nam

Chương 3: Giải pháp thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước

ngoài của doanh nghiệp Việt Nam

Trang 9

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐÊ CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC

NGOÀI

1.1 Tổng quan về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

1.1.1 Khái niệm đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

Cùng với quá trình phát triển mạnh mẽ của quan hệ kinh tế quốc tế,hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài không ngừng mở rộng và chiếmmột vị trí ngày càng quan trọng Cho đến nay, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

đã trở thành xu thế tất yếu của thời đại và là một nhân tố quy định bản chấtcủa các quan hệ kinh tế quốc tế

Quỹ tiền tệ quốc tế IMF, Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại vàPhát triển UNCTAD, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế OECD cũng nhưcác nhà kinh tế đã đưa ra nhiều định nghĩa về ĐTTTRNN, nhưng có thể hiểu

một cách khái quát: ĐTTTRNN là một loại hình di chuyển vốn quốc tế, trong

đó người sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động sử dụng vốn.

Về thực chất, ĐTTTRNN là sự đầu tư của các công ty nhằm xây dựngcác cơ sở, chi nhánh ở nước ngoài và làm chủ toàn bộ hay từng phần cơ sở

đó Đây là loại hình đầu tư trong đó chủ đầu tư nước ngoài tham gia đónggóp một số vốn đủ lớn vào việc sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ và cho phép

họ trực tiếp tham gia quản lý, điều hành đối tượng đầu tư

Theo Nghị định 78/2006/NĐ-CP ngày 9 tháng 8 năm 2006 quy định

về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài thì: ĐTTTRNN của các doanh nghiệp Việt

Trang 10

Nam là việc các doanh nghiệp Việt Nam đưa vốn bằng tiền hoặc tài sản ranước ngoài để thực hiện hoạt động đầu tư và trực tiếp tham gia quản lý hoạtđộng sản xuất kinh doanh với mong muốn mở rộng thị trường tiêu thụ sảnphẩm, hoặc dịch vụ và thu được lợi nhuận cao hơn so với trong nước

1.1.2 Đặc điểm của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

Thứ nhất là, mục đích hàng đầu của các dự án ĐTTTRNN là tìm

kiếm lợi nhuận Do đó, các nước nhận đầu tư, nhất là các nước đang pháttriển cần lưu ý điều này khi tiến hành thu hút FDI, phải xây dựng cho mìnhmột hành lang pháp lý đủ mạnh và các chính sách thu hút FDI hợp lý đểhướng FDI vào phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của nướcmình, tránh tình trạng FDI chỉ phục vụ cho mục đích tìm kiếm lợi nhuận củacác chủ đầu tư

Thứ hai là, các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một tỷ lệ vốn tối

thiểu trong vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tuỳ theo quy định của luật pháptừng nước để giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát doanh nghiệpnhận đầu tư Luật các nước thường quy định không giống nhau về vấn đềnày Luật Mỹ quy định tỷ lệ này là 10%, Pháp và Anh là 20%, ở Việt Namtheo luật đầu tư được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005 không quy địnhvốn tối thiểu của chủ đầu tư nước ngoài nữa, còn theo quy định của OECD(1996) thì tỷ lệ này là 10% các cổ phiếu thường hoặc quyền biểu quyết củadoanh nghiệp - mức được công nhận cho phép nhà đầu tư nước ngoài thamgia thực sự vào quản lý doanh nghiệp

Thứ ba là, tỷ lệ đóng góp của các bên trong vốn điều lệ hoặc vốn

pháp định sẽ quy định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, đồng thời lợi nhuận

và rủi ro cũng được phân chia dựa vào tỷ lệ này Theo Luật đầu tư nướcngoài của Việt Nam, trong doanh nghiệp liên doanh, các bên chỉ định ngườicủa mình tham gia vào Hội đồng quản trị theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn

Trang 11

góp vào vốn pháp định của liên doanh Thu nhập mà chủ đầu tư thu đượcphụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mà họ bỏ vốn đầu tư và

tỷ lệ vốn góp, nó mang tính chất thu nhập kinh doanh chứ không phải lợitức Trong các trường hợp đặc biệt, quyền lợi và nghĩa vụ các bên khôngphân chia theo tỷ lệ vốn góp và điều này được ghi rõ trong điều lệ doanhnghiệp, nó phụ thuộc vào ý chí của các chủ đầu tư

Thứ tư là, chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh

doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi Nhà đầu tư nước ngoài được quyền tựlựa chọn lĩnh vực đầu tư, hình thức đầu tư, thị trường đầu tư, quy mô đầu tưcũng như công nghệ cho mình, do đó sẽ tự đưa ra những quyết định có lợinhất cho họ Vì thế, hình thức này mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao,không có những ràng buộc về chính trị, không để lại gánh nặng nợ nần chonền kinh tế nước nhận đầu tư

Thứ năm là, FDI thường kèm theo chuyển giao công nghệ cho các

nước tiếp nhận đầu tư Thông qua hoạt động FDI, nước chủ nhà có thể tiếpnhận được công nghệ, kĩ thuật tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý

1.1.3 Các hình thức đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp 1.1.3.1 Hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản kí kết giữa hai bên hoặcnhiều bên để tiến hành hoạt động đầu tư tại nước sở tại, trong đó quy địnhtrách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên Hình thức nàymang những đặc điểm như: không thành lập pháp nhân mới, hoạt động dựatrên văn bản kí kết giữa các bên, khi hết thời hạn hiệu lực thì các bên khôngcòn ràng buộc về mặt pháp lý

1.1.3.2 Doanh nghiệp liên doanh.

Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp được thành lập do một hoặcnhiều chủ đầu tư nước ngoài góp chung vốn với doanh nghiệp nước sở tại

Trang 12

trên cơ sở hợp đồng hợp tác liên doanh Hình thức này mang những đặcđiểm như: Thành lập doanh nghiệp có tư cách pháp nhân mới Các bên cùngtham gia điều hành doanh nghiệp, chia lợi nhuận và chịu rủi ro theo tỷ lệ gópvốn của mỗi bên Tuỳ theo qui định của mỗi nước mà mức góp có thể là gópvốn tối đa, hoặc là vốn tối thiểu vào vốn pháp định của chủ đầu tư nướcngoài

1.1.3.3 Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp do chủ đầu tưnước ngoài đầu tư toàn bộ vốn để thành lập Hình thức này mang những đặcđiểm như: Chủ đầu tư nước ngoài có toàn quyền điều hành doanh nghiệptheo quy định của pháp luật nước sở tại Doanh nghiệp hoàn toàn thuộcquyền sở hữu của tổ chức cá nhân nước ngoài và do bên nước ngoài tự thànhlập, quản lý và chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh Doanh nghiệp 100%vốn nước ngoài là một pháp nhân của nước nhận đầu tư

Một số dạng đặc biệt của hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài

 Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BuildingOperate Transfer – BOT) Với hình thức BOT, các chủ đầu tư chịu tráchnhiệm tiến hành xây dựng, kinh doanh công trình trong một thời gian đủ đểthu hồi vốn đầu tư và có lợi nhuận hợp lý Sau khi dự án kết thúc, toàn bộcông trình sẽ được chuyển giao cho nước chủ nhà mà không thu bất cứ mộtkhoản tiền nào

 Hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh (BuildingTransfer Operate – BTO) Đối với hình thức BTO, sau khi xây dựng xong,nhà đầu tư chuyển giao công trình cho nước chủ nhà Chính phủ nước chủnhà dành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạnnhất định để thu hồi đủ vốn đầu tư và có lợi nhuận hợp lý

Trang 13

 Hợp đồng xây dựng – chuyển giao (Buiding Transfer – BT).Đây là các dạng đầu tư được áp dụng đối với các công trình xây dựng cơ sở

hạ tầng kỹ thuật Đối với hình thức BT sau khi xây dựng xong, chủ đầu tưchuyển giao công trình đó cho nước chủ nhà, nước chủ nhà sẽ tạo điều kiệncho nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án khác để thu hồi đủ vốn đầu tư và

1.1.4.1 Nhân tố đẩy

Mức độ cạnh tranh của thị trường trong nước

Mức độ cạnh tranh của thị trường trong nước là nhân tố quan trọng vàảnh hưởng rất lớn tới việc thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước đầu tư trựctiếp ra nước ngoài Do nhu cầu phát triển trong nước ngày càng cao nên cónhiều hãng uy tín đầu tư kinh doanh dẫn tới việc cạnh tranh tại thị trườngtrong nước trở nên gay gắt Các hãng phải quan tâm và đầu tư chi phí nhiềuhơn cho việc cải tiến mẫu mã sản phẩm, nâng cao chất lượng, thay đổi vànâng cao tính năng sản phẩm… Khi cạnh tranh cao hơn làm cho thị phần củahãng bị giảm đi và để tránh nguy cơ mất thị trường các hãng phải tính tớiviệc đầu tư ra thị trường nước ngoài mà mức độ cạnh tranh ít hơn để tiếnhành các hoạt động đầu tư

Tỷ suất lợi nhuận trong nước so với nước ngoài

Lợi nhuận là mục tiêu của đầu tư, vị thế nó ảnh hưởng trực tiếp đếnquyết định của các nhà đầu tư Nhà đầu tư thường tìm đến những nơi mà tỷsuất lợi nhuận cao để tiến hành các hoạt động đầu tư Lợi nhuận đầu tư có

Trang 14

thể không giảm nhưng hiệu quả đầu tư lại giảm do tiềm năng trong nước là

có hạn, tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt dần Đồng thời, doanh nghiệp cũngphải đối phó với những thay đổi bất lợi như chi phí đầu vào cao, tiền lươngcông nhân tăng làm cho tỷ suất lợi nhuận có xu hướng giảm xuống Khi tỷsuất lợi nhuận trong nước có xu hướng giảm làm cho các nhà đầu tư phải tìmđến các thị trường có tỷ suất lợi nhuận cao hơn Chính sự di chuyển vốn này

đã dẫn tới việc hình thành ĐTTTRNN

Trình độ kỹ thuật, công nghệ trong nước

Trình độ kỹ thuật, công nghệ là nhân tố quyết định đến độ thành côngcủa dự án Nhiều nhà đầu tư thường mang theo những công nghệ tiên tiến có

ưu điểm vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh sang nước tiếp nhận đầu tư

để tiếp tục hoạt động mở rộng sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao năng lựccạnh tranh ở thị trường nước ngoài Bên cạnh đó, có những nhà đầu tư thìmang theo những công nghệ đã lạc hậu ở nước mình sang các nước có trình

độ kỹ thuật kém hơn để kéo dài tuổi thọ công nghệ và khai thác tối đa các lợiích của công nghệ mang lại Trình độ kỹ thuật, công nghệ của nhà đầu tưảnh hưởng rất lớn đến việc ĐTTTRNN của họ

Lợi thế của bên đầu tư ở thị trường nước ngoài

Mỗi một nhà đầu tư lại có những lợi thế khác nhau tại các thị trườngnước ngoài Những lợi thế này đã giúp cho nhà đầu tư nâng cao khả năngcạnh tranh trên thị trường quốc tế, lợi thế cạnh tranh bao gồm các yếu tốnhư: tính năng sản phẩm vượt trội so với các nhà đầu tư tại nước sở tại; côngnghệ tiên tiến; quan hệ làm ăn truyền thống; am hiểu thị trường đầu tư…Nhà đầu tư có các sản phẩm vượt trội khi đầu tư sẽ tạo được các lợi thế hơn

so với các đối thủ Hay công nghệ sản xuất tiên tiến cũng là lợi thế khi tiếnhành đầu tư ở thị trường mà nền công nghệ kém phát triển Các lợi thế trên

Trang 15

là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước ĐTTTRNN để phát huycác lợi thế của mình trên các thị trường nước ngoài.

Đa dạng hóa hoạt động kinh doanh để phân tán rủi ro

Bất kì một doanh nghiệp nào cũng đều mong muốn thu được lợi nhuậncao nhất và rủi ro gặp phải là ít nhất Nếu doanh nghiệp chỉ tập trung tại mộtnước có tỷ suất lợi nhuận cao khi rủi ro xảy ra thì thiệt hại rất lớn Để hạnchế rủi ro gây ra cho doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp thực hiện phân tánhoạt động kinh doanh ở nhiều quốc gia khác nhau chứ không tập trung vàomột thị trường kinh doanh Quá trình thực hiện đa dạng hóa các hoạt độngkinh doanh dẫn tới việc hình thành ĐTTTRNN Ngoài việc thực hiện phântán rủi ro, hoạt động ĐTTTRNN còn giúp doanh nghiệp thực hiện mục tiêutăng cao uy tín thương hiệu trên trường quốc tế, mở rộng thị trường kinhdoanh

1.1.4.2 Nhân tố kéo

Môi trường chính trị của nước nhận đầu tư

Sự ổn định chính trị là yếu tố đầu tiên mà các nhà đầu tư nước ngoàicần xem xét khi quyết định đầu tư vào một nước nào đó Mức ổn định vềmặt chính trị sẽ tác động trực tiếp đến việc ra quyết định đầu tư và ảnhhưởng đến tiến độ thực hiện dự án đầu tư Thực tế có nhiều dự án đầu tưđang thực hiện nhưng do tính bất ổn về chính trị dẫn tới việc phải đình trệ dự

án và ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của nhà đầu tư Sự bất ổn về chínhtrị gây ra nhiều rủi ro cho các nhà đầu tư nước ngoài như việc phát sinh thêmnhiều chi phí do phải thay đổi mục tiêu kinh doanh khi có đổ vỡ chính trị, tỷ

lệ hoàn vốn không được bảo đảm, việc cung ứng hàng hóa, dịch vụ và nhân

Trang 16

lực bị phá vỡ Vì vậy, mức ổn định chính trị của nước tiếp nhận đầu tư làyếu tố thu hút ĐTTTRNN.

Các lợi thế của nước tiếp nhận đầu tư

Lợi thế của nước tiếp nhận đầu tư là nhân tố quan trọng tác động đếnđầu tư nước ngoài vào quốc gia đó Các nhân tố bao gồm: lợi thế về tàinguyên thiên nhiên; tài nguyên khoáng sản; vị trí địa lý; nhân công; côngnghệ sản xuất; nguyên vật liệu; cơ sở hạ tầng; công nghệ; hệ thống tàichính… Doanh nghiệp tiến hành đầu tư vào các nước này nhằm tìm kiếmnguồn lực mới, rẻ hơn, đa dạng hơn

Các lợi thế trên đã tạo ra động lực thu hút các nhà đầu tư nước ngoàivào đầu tư ở các nước có lợi thế để tận dụng lợi thế của nước tiếp nhận đầu

tư Để có nguồn nguyên liệu thô, nhiều công ty đa quốc gia tìm cách đầu tưvào những nước có nguồn tài nguyên phong phú Làn sóng đầu tư trực tiếp

ra nước ngoài lớn đầu tiên của Nhật Bản vào thập niên 1950 là vì mục đíchnày FDI của Trung Quốc hiện nay cũng có mục đích tương tự Nhiều nhàđầu tư vào các nước có các chuyên gia giỏi để khai thác chuyên gia Bêncạnh đó, nhiều nhà đầu tư lại đầu tư vào các nước có công nghệ tiên tiến đểtiếp cận công nghệ Một yếu tố quan trọng khác có ảnh hưởng lớn tới FDI là

cơ sở hạ tầng của nước sở tại bao gồm: nhà kho, cầu cảng, sân bay, viễnthông Đó là các nhân tố cần thiết cho sản xuất, lưu thông đảm bảo các hoạtđộng thương mại, dịch vụ và giao thông vận tải Vị trí địa lý thuận lợi cũng

là nhân tố quyết định đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các quốcgia

Các chính sách ưu đãi về thu hút FDI của nước tiếp nhận đầu tư

Các chính sách thu hút đầu tư của các quốc gia sẽ ảnh hưởng lớn tớiFDI Chính sách thu hút đầu tư tốt sẽ tạo được quan tâm của các nhà đầu tưnước ngoài Có những quốc gia khuyến khích mở cửa cho các nhà đầu tư

Trang 17

nước ngoài thông qua các ưu đãi về thuế, chính sách ngoại hối, chính sáchthương mại, chuyển lợi nhuận về nước…Chính sách này ành hưởng lớn đếnkhả năng nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên vật liệu sản xuất Ngược lại,một số quốc gia thì các chính sách về thu hút đầu tư nước ngoài chưa mạnhnên chưa tạo động lực cho các nhà đầu tư nước ngoài vào trong nước Chính

vì thế, các nước tiếp nhận đầu tư cần phải xây dựng và hoàn thiện hệ thốngpháp luật, chính sách để thu hút nhà đầu tư nước ngoài

Rào cản thương mại của nước tiếp nhận đầu tư

Để vượt qua các rào cản thương mại của một quốc gia như các quyđịnh khắt khe về xuất nhập khẩu; thuế quan; hạn ngạch thì doanh nghiệp cầntính tới việc sử dụng hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài vào chính cácquốc gia có các rào cản thương mại đó Khi tiến hành đầu tư vào các thịtrường này sẽ giúp cho doanh nghiệp chủ động hơn trong việc cung ứnghàng hóa ra thị trường, bám sát nhu cầu thị hiếu tiêu dùng để điều chỉnh hoạtđộng sản xuất kinh doanh cho hợp lý Doanh nghiệp sẽ tránh được các tácđộng về các rào cản như thuế xuất nhập khẩu cao, hạn ngạch khống chế…vìthế rào cản thương mại của một quốc gia là nhân tố tác động rất lớn đến đầu

tư nước ngoài của quốc gia đó

1.2 Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đối với các quốc gia đang phát triển trong điều kiện hội nhập.

1.2.1 Nhận thức về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các nước đang phát triển.

Các nước đang phát triển thường có tiềm lực về vốn yếu; khoa học kĩthuật lạc hậu; trình độ chuyên môn quản lý, tay nghề của người lao độngkhông cao cũng như các điều kiện khách quan khác khiến cho hoạt động sảnxuất kinh doanh kém phát triển và hạn chế khả năng cạnh tranh trên thịtrường thế giới Một giải pháp được đặt ra đối với Chính phủ và doanh

Trang 18

nghiệp các nước đang phát triển là tăng cường thu hút FDI để cải thiện vấn

đề về vốn và công nghệ Trong một thời gian dài, các nước này chỉ nghĩcách làm sao thu hút được càng nhiều FDI càng tốt, mà quên đi những bấtlợi do FDI mang lại cho quốc gia nhận đầu tư Bên cạnh đó, các nước nàycho rằng khi nền kinh tế còn nghèo nàn, lạc hậu, tích luỹ nội bộ thấp, thìkhông nên tiến hành ĐTTTRNN Đó là một nhận thức sai lầm mà các nướcđang phát triển cần phải thay đổi

Một quốc gia luôn có lợi thế so sánh so với các quốc gia khác trên mộthoặc nhiều mặt nào đó Thực tế cũng cho thấy, không một quốc gia nào cóthể phát triển ở tất cả các lĩnh vực kể cả các cường quốc kinh tế như Mỹ,Nhật Bản, EU; đó chính là cơ hội cho các quốc gia thực hiện ĐTTTRNN lẫnnhau để phát huy điểm mạnh của mình ở thị trường nước khác

Mặc dù không có được những lợi thế về vốn, công nghệ, khoa học kỹthuật như các nước phát triển, tuy nhiên các nước đang phát triển vẫn cónhững lợi thế riêng, điểm mạnh riêng, mang tính đặc trưng cần được khaithác Bên cạnh đó, gần đây các quốc gia đang phát triển đã có những điềukiện cần thiết để học hỏi các quốc gia phát triển trong lĩnh vực đầu tư, từ đóthực hiện đầu tư sang các nước kém phát triển hơn; đồng thời cũng có đủđiều kiện để khai thác thế mạnh của mình ở các quốc gia khác, thậm chí là ở

cả các quốc gia phát triển hàng đầu thế giới Vì vậy vấn đề ĐTTTRNN đốivới các quốc gia đang phát triển cần được khuyến khích và quan tâm đúngmức trong thời điểm hiện nay

1.2.2 Tính tất yếu của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đối với các nước đang phát triển

Các quốc gia đang phát triển xuất phát điểm thấp, tuy nhiên trongnhững năm gần đây tình hình KT-XH đã được cải thiện rõ rệt do đó xuhướng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là tất yếu

Trang 19

Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài cần có rất nhiều điều kiện, từ phía bảnthân doanh nghiệp như vấn đề tài chính có đủ mạnh không; công nghệ, thiết

bị, trình độ chuyên môn, quản lý, tay nghề của người lao động có đủ đápứng yêu cầu sản xuất kinh doanh tại một thị trường mới không; cũng như giáthành, chất lượng sản phẩm có đáp ứng được thị hiếu của khách hàng haykhông; có đủ sức cạnh tranh với những sản phẩm tương tự và những sảnphẩm có tính chất thay thế hay không… Rồi cơ chế chính sách của Nhànước có khuyến khích, hỗ trợ hoạt động ĐTTTRNN hay không; nước nhậnđầu tư có tạo điều kiện cho hoạt động đầu tư của doanh nghiệp hay không?Như vậy với tình hình như trước đây, các nước đang phát triển không thểđảm bảo được những điều kiện cần thiết đó Tuy nhiên, trong những nămgần đây, các nước đang phát triển đã có nhiều sự chuyển biến đáng kể, kinh

tế đã có những bước phát triển vượt bậc, những điều kiện cho việc triển khaihoạt động đầu tư trực tiếp tại nước ngoài đã có, và do đó ĐTTTRNN là xuhướng tất yếu mà các nước đang phát triển đang hướng tới

Hơn thế nữa trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, doanh nghiệp phảihoạt động trên không gian toàn cầu, phải vươn ra nước ngoài để mở rộng thịtrường, thiết lập quan hệ làm ăn lâu dài, ổn định vì thế hoạt độngĐTTTRNN là không thể thiếu được ĐTTTRNN sẽ cho phép các doanhnghiệp tại các nước đang phát triển tiếp cận sâu rộng hơn với thị trườngnước ngoài, đa dạng hóa và không ngừng bổ sung, mở rộng các đối tác, thịtrường nguyên liệu, nguồn cung cấp máy móc, công nghệ, và khách hàng Đặc biệt, kết quả từ hoạt động ĐTTTRNN sẽ góp phần cải thiện sản xuấttrong nước, lợi nhuận từ nước ngoài góp phần mở rộng dòng vốn đổ vàotrong nước

1.2.3 Vai trò của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đối với các nước đang phát triển

Trang 20

ĐTTTRNN có một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh

tế và hội nhập đối với các quốc gia đang phát triển trong thời điểm hiện nay

Thứ nhất, đầu tư ra nước ngoài nói chung và ĐTTTRNN nói riêng

giúp cho doanh nghiệp của các nước đang phát triển làm quen và thích nghidần với thị trường khu vực và thị trường thế giới Đồng thời, trong quá trìnhđầu tư các doanh nghiệp cũng thu được nhiều kinh nghiệm và bài học tronglĩnh vực ĐTTTRNN của cả các nước phát triển và các nước đang phát triểnkhác

Thứ hai, trong thời đại bùng nổ khoa học và công nghệ thông tin thì

ĐTTTRNN là một trong những phương pháp ít tốn kém nhất mà doanhnghiệp các nước đang phát triển có thể áp dụng để tiếp cận với khoa họccông nghệ cao, đồng thời học hỏi những ứng dụng trong công nghệ thông tintại các nước phát triển khi tiến hành đầu tư vào các nước này

Thứ ba, hoạt động ĐTTTRNN giúp các doanh nghiệp san sẻ rủi ro

trong đầu tư và trong kinh doanh Mặc dù rủi ro là không thể tránh khỏi,nhưng các nhà đầu tư có thể hạn chế nó bằng cách thực hiện ĐTTTRNN,nhằm đa dạng hóa danh mục đầu tư theo nguyên tắc “ không bỏ chung trứngvào một giỏ” Hoạt động ĐTTTRNN giúp doanh nghiệp tránh được nhữngrủi ro về tỷ giá, rủi ro về lạm phát và rủi ro về môi trường kinh doanh ởtrong nước Mặt khác ĐTTTRNN còn tạo ra những khoản thu bằng ngoại tệ

để đáp ứng nhu cầu sử dụng ngoại tệ của doanh nghiệp, góp phần ổn địnhcán cân thanh toán

Thứ tư, hoạt động ĐTTTRNN tạo điều kiện cho các doanh nghiệp

thực hiện đổi mới cơ chế quản lý, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất theohướng hiện đại, bắt kịp với xu thế chung của thế giới; từ đó tăng tính năngđộng và khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp

Trang 21

Thứ năm, hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài còn giúp các

doanh nghiệp phát huy được lợi thế của quốc gia nói chung và lợi thế củadoanh nghiệp nói riêng đặc biệt là về các dòng sản phẩm truyền thống, sảnphẩm riêng có

1.3 Kinh nghiệm đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của một số nước trên thế giới

1.3.1 Kinh nghiệm đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Nhật Bản

Nhật Bản luôn nổi tiếng là nhà đầu tư lớn và có hiệu quả Những quốcgia đang tìm kiếm luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có chất lượngkhông thể nào bỏ qua việc thu hút nhà đầu tư Nhật Bản Thậm chí, nhiềunước đã và đang xây dựng chiến lược để thu hút nhà đầu tư Nhật Bản Cóthể nói, Nhật Bản là một trong những nước thành công trong việc đầu tư trựctiếp ra nước ngoài

Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật bắt đầu bùng nổ từ năm 1985.Trước đó, hoạt động đầu tư này gần như bị bỏ qua do Nhật Bản đang tậnhưởng thời kì thặng dư cán cân thương mại Kim ngạch xuất khẩu của NhậtBản tăng lên liên tục, đưa Nhật trở thành quốc gia xuất khẩu đứng thứ haithế giới sau Đức trong những năm 80 thế kỉ trước Bởi vậy, các doanhnghiệp Nhật chỉ tập trung vào việc sản xuất hàng xuất khẩu và vấn đề đầu tư

ra nước ngoài không mấy được đề cập Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 1985, việcxuất khẩu của Nhật gặp nhiều khó khăn và hạn chế Hai nguyên nhân chínhdẫn tới hiện tượng này là đồng Yên Nhật tăng giá mạnh và những căngthẳng trong thương mại quốc tế, đặc biệt là với Mỹ

Thứ nhất, hiệp ước Plaza được kí vào tháng 5, 1985 đã chấp dứt 5năm thời kì Đô la hùng mạnh, khiến đồng Đô la giảm giá và đồng Yên tănggiá nhanh chóng Thứ hai, do cán cân thương mại với Nhật Bản bị thâm hụt

Trang 22

ngày càng lớn, nhiều nước, đặc biệt là Mỹ một mặt áp dụng ngày càng nhiềubiện pháp bảo hộ, mặt khác gây nhiều căng thẳng cho Nhật Hai nguyênnhân trên đã khiến cho việc xuất khẩu của Nhật gặp khó khăn Cùng vớithực tế là dân số của Nhật quá thấp không thể đáp ứng được nhu cầu của mởrộng sản xuất, các doanh nghiệp Nhật đã quyết định đầu tư trực tiếp ra nướcngoài, vừa để né tránh các hàng rào bảo hộ, vừa tận dụng những ưu thế củanước tiếp nhận, đế tiếp tục đưa hàng hóa của Nhật chiếm lĩnh thị trường thếgiới

Do hiệp ước Plaza, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài bắt đầu được chútrọng, và trở thành một trong những chiến lược phát triển kinh tế của Nhật.Tuy nhiên, giá trị đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Nhật Bản lại có nhiềubiến động, có thể chia những biến động ấy thành 3 thời kì: từ 1985 đến

1992, từ 1992 đến trước khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á 1997, và từsau cuộc khủng hoảng đó đến nay

Trong thời kì đầu 1985-1992, nguồn vốn OFDI tăng nhanh chóng.Năm 1989, tổng lượng vốn FDI ra nước ngoài đã đạt 67,5 tỷ USD, gấp 10lần năm 1979, và cũng là đỉnh cao trong thời kì này Sau đó, lượng vốn nàygiảm từ từ do ảnh hưởng của đổ vỡ bong bóng kinh tế của Nhật và chạm đáyvào năm 1992 Giai đoạn hai được thúc đẩy bởi sự nổi lên của nền kinh tếchâu Á, và kết thúc chính bằng sự đổ vỡ kinh tế dây chuyền của các nướcnày trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á bắt nguồn từ Thái Lan Saucuộc khủng hoảng này, nguồn vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của NhậtBản không có nhiều biến động Tổng số vốn OFDI tăng đều qua các nămnhưng số vốn ròng chỉ duy trì quanh mức 40 đến 60 tỷ USD cho đến tậnnăm 2007 Khi nền kinh tế Mỹ gặp khủng hoảng, các công ty Nhật Bảnnhanh chóng mua lại nhiều công ty, tập đoàn của Mỹ đã đưa mức vốn OFDIròng của Nhật lần đầu tiên vượt qua mức 100 tỷ USD vào năm 2008 trong

Trang 23

suốt 3 thập kỉ qua Tuy nhiên, trong năm 2009, 2010, do tác động của khủnghoảng kinh tế mà lợi nhuận thu được từ các dự án đầu tư giảm xuống, kéotheo là số vốn tái đầu tư và vốn đầu tư thêm đều giảm xuống

Đồ thị 1.1: Giá trị nguồn vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Nhật

Bản từ năm 1983 đến hết năm 2009

Đơn vị: triệu USD

Nguồn: Tổng hợp nguồn từ Bộ Tài chính Nhật Bản, JETRO, ngân hàng

Trung ương Nhật Bản

Xét theo thị trường, Nhật Bản chủ yếu đầu tư vào 3 khu vực lớn: Bắc

Mỹ với Mỹ là trung tâm, các nước Tây Âu trước kia hay khu vực EU hiệnnay, và khu vực châu Á Với mỗi khu vực, các doanh nghiệp Nhật Bản lại cómục tiêu và phương thức đầu tư khác nhau

Trong thời kì đầu, nguồn vốn OFDI tập trung vào Mỹ như một phảnứng tức thì trước cam kết giảm xuất khẩu tự nguyện của Nhật vào Mỹ những

Trang 24

năm 80 Dẫn đầu là các hãng sản xuất lớn của Nhật: Honda, Mazda,Mitsubishi, Nissan, and Toyota nhanh chóng xây dựng các xưởng lắp ráp tại

Mỹ Sau Mỹ, EU là thị trường được đầu tư lớn thứ hai Tuy nhiên, theo thờigian, việc đầu tư của các công ty Nhật vào những thị trường các nước pháttriển này dần hướng vào việc duy trì và mở rộng thị trường Theo đó, luồngvốn OFDI thường nằm dưới dạng mua cổ phần để giành quyền biểu quyết,mua bán sáp nhập (M&A), hoặc xây dựng những trung tâm nghiên cứu vàphát triển (R&D) để tận dụng nguồn nhân lực chất lượng cao ở những nướcnày Trong năm 2007, 2008 xu hướng này thể hiện rất rõ qua việc doanhnghiệp Nhật Bản tận dụng cơ hội các doanh nghiệp Mỹ gặp khủng hoảng mànhanh chóng tiến hành mua lại với giá thấp Nhờ đó, OFDI của Nhật đạtđỉnh 130 tỷ USD trong năm 2008

Đối với khu vực châu Á, Nhật Bản coi đây là công xưởng sản xuấtcủa mình Thiếu thốn nguồn nguyên liệu thô cộng với nguồn lao động hạnchế, Nhật Bản tăng cường đầu tư, xây dựng nhà máy ở các nước châu Á đểtận dụng được nguồn nhân công giá rẻ và nguồn tài nguyên dồi dào, cùngvới nhiều chính sách ưu đãi để thu hút nhà đầu tư nước ngoài của nhữngnước này Tuy nhiên, khi nền kinh tế phát triển, tất yếu mức giá cả sẽ tănglên Và khi nguồn lao động không còn rẻ như trước nữa, các doanh nghiệpNhật Bản lại chuyển địa điểm đầu tư, tìm kiếm một thị trường có nguồnnhân lực rẻ hơn Họ đã chuyển từ thị trường Singapore sang Thái Lan, vàMalaysia vào những năm 90, và sau đó là thị trường Trung Quốc, Ấn Độ vàgần đây là Việt Nam

Những dự án đầu tư xây dựng nhà máy và xưởng sản xuất tại châu Áthường đi kèm với việc chuyển giao công nghệ, dây chuyền sản xuất Nhữngdây chuyền này thường là những công nghệ đã lạc hậu tại Nhật nhưng vẫn lànhững công nghệ tiên tiến đối với những nước đang phát triển Điều này đã

Trang 25

giúp cho Nhật vừa kéo dài tuổi thọ của công nghệ, giảm chi phí nghiên cứu,nhưng vẫn nhận được sự đón nhận và ưu đãi từ phía các nước tiếp nhận đầu

tư Đây cũng là áp lực buộc các công ty Nhật phải liên tục đẩy mạnh nghiêncứu để luôn đón đầu được những bước tiến bộ trong công nghệ của nướctiếp nhận Chiến lược công nghệ này giúp nhà đầu tư Nhật Bản được đánhgiá cao trên toàn thế giới mà vẫn giữ được vị thế của Nhật

Cùng với sự phát triển nhanh của nền kinh tế châu Á và sự cải thiệnđáng kể của môi trường kinh doanh, Nhật Bản đã xây dựng những hệ thốngsản xuất phức tạp hơn giữa Nhật với những quốc gia này từ khâu nghiên cứuđến khâu tiêu thụ Việc nghiên cứu cơ bản luôn được tiến hành tại Nhậtnhưng việc thiết kế lại được làm ở châu Á; quy trình sản xuất cần công nghệcao và vốn lớn được tiến hành Nhật và việc sản xuất linh kiện, bộ phận vàlắp ráp được tiến hành tại các khu vực/ thành phố khác nhau dựa trên lợi thế

so sánh của từng vùng; những linh kiện và bộ phận máy hoàn thành đượcSingapore và Hongkong nhập khẩu và sản phẩm cuối cùng được nhập khẩu

về Nhật, hoặc xuất thẳng sang Mỹ và EU Mô hình này giúp doanh nghiệpNhật Bản tận dụng tối đa lợi thế của từng khu vực

Xét về cơ cấu các ngành đầu tư, trong thời kì đầu phát triển kinh tế,các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư nhiều vào các ngành dịch vụ Đây là giaiđoạn Nhật Bản đang giải qua thời kì hưng thịnh với xuất khẩu tăng trưởngnhanh, thặng dư cán cân thương mại dồi dào Xuất khẩu trở thành mũi nhọncủa Nhật và phần lớn việc sản xuất đều được tổ chức trong nước Hoạt độngĐTTTRNN được coi là một phương thức thúc đẩy xuất khẩu bằng các dự ántrong lĩnh vực dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu: tài chính, bảo hiểm, đại lý bán hàng,phân phối sản phẩm… Theo thời gian, khi các doanh nghiệp Nhật Bản nhậnthấy có thể tận dụng nhiều lợi thế tại các nước tiếp nhận đầu tư, đặc biệt làcác nước đang phát triển, hoạt động tổ chức sản xuất dần được chuyển ra

Trang 26

nước ngoài Tỷ trọng của khu vực công nghiệp dần được nâng lên, từ mức17,1% năm 1986 lên đến hơn 40% năm 2001 Hiện nay, tỷ lệ ĐTTTRNNcủa doanh nghiệp Nhật tương đối cân bằng trên cả hai ngành dịch vụ vàcông nghiệp Trong đó, hai ngành công nghiệp được doanh nghiệp Nhật Bảnđầu tư nhiều nhất, và cũng là hai ngành mũi ngọn của Nhật, là ngành điện tử

và ngành ôtô

Chính phủ Nhật Bản cũng thực hiện nhiều chính sách để hỗ trợ vàkhuyến khích ĐTTTRNN của các doanh nghiệp Nhật Bản Một trong nhữngphương pháp khá thành công là cung cấp viện trợ ODA cho những nướcđang phát triển Ngoài những dự án xóa đói giảm nghèo, một phần khôngnhỏ của những dự án ODA tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng cho nướctiếp nhận: đường cao tốc, đường quốc lộ, cầu, cảng… Và kèm theo các dự

án này luôn là những điều kiện tạo môi trường thuận lợi, và đặt nền móngcho việc đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản sau này Mặt khác, chính phủNhật Bản đang nỗ lực thúc đẩy tiến trình kí kết hiệp định thương mại tự do(FTA) với nhiều nước khác Khi được đưa vào áp dụng, hiệp định này sẽ tạođiều khiện thuận lợi cho doanh nghiệp Nhật đầu tư vào những nước đối tác

Tóm lại, chiến lược đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệpNhật Bản có rất nhiều ưu điểm có thể học tập

Thứ nhất, các doanh nghiệp Nhật Bản biết tận dụng và kết hợp những

lợi thế của nước tiếp nhận đầu tư để mở rộng thị trường cho sản phẩm củamình Họ đầu tư mở nhà máy sản xuất phụ tùng, linh kiện, bộ phận tách rời

ở các nước đang phát triển để tận dụng nguồn lao động rẻ, tài nguyên dồidào, và ưu đãi chính sách Với những nước phát triển, họ tập trung thâmnhập và mở rộng thị trường bằng cách tiến hành mua lại các công ty, tậpđoàn để tận dụng thị trường, nguồn lao động chất lượng và công nghệ cao tạiđây

Trang 27

Thứ hai, Nhật Bản luôn có chiến lược đầu tư khôn khéo: tạo ra lợi thế

cho mình nhưng đồng thời cũng mang lại nhiều lợi ích cho nước tiếp nhận.Điển hình nhất là phương thức chuyển giao công nghệ vừa hỗ trợ việc pháttriển của nước tiếp nhận lại vừa thúc đẩy việc nghiên cứu sản xuất của doanhnghiệp trong nước để không làm Nhật Bản tụt hậu và mất lợi thế cạnh tranh.Tương tự, các dự án ODA không chỉ nhằm hỗ trợ cho các nước kém pháttriển mà cũng là một cách hiệu quả tạo tiền để cho doanh nghiệp Nhật trongtương lai

Những chiến lược này đã giúp đảm bảo lợi ích của Nhật Bản tại thịtrường nước ngoài đồng thời làm tăng vị thế của họ trên trường quốc tế.Việc thu hút đầu tư từ Nhật Bản trở thành chiến lược quan trọng của nhiềunước đang phát triển

Tuy nhiên, việc ĐTTTRNN của Nhật Bản cũng có một số hạn chế

Thứ nhất, cho đến nay, Nhật Bản vẫn chỉ tập trung mở rộng những

cơ sở hạ tầng đã có chứ không đầu tư xây mới thêm Tuy nhiên, những nềnkinh tế đang trong thời kì phát triển mạnh, tiêu biểu là các nền kinh tế mớinổi ở châu Á, luôn tìm kiếm những dự án FDI mang đến cơ sở vật chất vàcác ngành nghề mới Bởi vậy, Nhật Bản có thể bị mất dần thị phần tại nhữngnước này nếu như không thay đổi phương thức đầu tư Thực tế đã chỉ ranguy cơ này: những năm 60, Nhật Bản là nhà đầu tư lớn nhất vào châu Á thìđến những năm 90, doanh nghiệp Nhật đã mất đi vị thế thống trị của mình

Thứ hai, việc đầu tư và chuyển giao công nghệ có thể khiến Nhật Bản

mất đi lợi thế cạnh tranh nếu nước tiếp nhận đầu tư phát triển quá nhanh màHàn Quốc là ví dụ điển hình Vào những năm 60, Hàn Quốc bắt đầu xây quátrình hội nhập, mở cửa nền kinh tế và gia sức thu hút đầu tư của Nhật Vàđến nay, Hàn Quốc, sau khi hấp thụ những công nghệ và phương thức quản

lý từ Nhật, bắt đầu tiến hành ĐTTTRNN với chiến lược tương tự như Nhật

Trang 28

Bản Hàn Quốc đầu tư mạnh ở thị trường điện tử và ôtô, trở thành đối thủcạnh tranh trên hai lĩnh vực thế mạnh truyền thống của Nhật Hàn Quốc,theo bước Nhật, đang thúc đẩy việc đám phán và kí kết FTA với nhiều nước

và thậm chí còn đi bước tiến nhanh hơn Nhật ở Ấn Độ, Úc, các nước EU

Thứ ba, mặc dù các nhà đầu tư Nhật Bản có lợi thế về công nghệ

nhưng một trong những điểm yếu của hoạt động OFDI của quốc gia này lại

là vấn đề “chuyển giao công nghệ không trọn gói” Nhật Bản chỉ chuyểngiao cho các quốc gia tiếp nhận FDI những công nghệ đơn giản nhất đểnhằm thực hiện việc sản xuất các linh kiện, bộ phận hay tiến hành lắp ráp tạicác quốc gia này Còn các hoạt động phức tạp hơn, đòi hỏi công nghệ và kĩthuật cao lại được tiến hành ở Nhật Bản Mặc dù chiến lược này giúp choNhật giữ được bí quyết công nghệ trong sản xuất, nhưng nó lại làm mất đi vịthế cạnh tranh của các doanh nghiệp Nhật khi ĐTTTRNN Các quốc gianhận vốn đầu tư sẽ đánh giá thấp các doanh nghiệp Nhật Bản, và không cònkhuyến khích hoạt động đầu tư đối với các doanh nghiệp này

1.3.2 Kinh nghiệm đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc

Trong những năm gần đây, Trung Quốc liên tục thu hút sự chú ý củathế giới trên tất cả những lĩnh vực, đặc biệt là về kinh tế Nền kinh tế pháttriển như vũ bão đưa Trung Quốc trở thành một nước lớn, không chỉ biết kêugọi đầu tư nước ngoài mà còn biết đầu tư ra thế giới tìm kiếm lợi nhuận, mởrộng thị trường và đạt được nhiều thành công Là một nước có nhiều điểmtương đồng với Việt Nam, chiến lược đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của cácdoanh nghiệp Trung Quốc mang lại nhiều bài học quý báu cho các doanhnghiệp trong nước

Theo dõi sự biến động của nguồn vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

của Trung Quốc (đồ thị 2), có thể thấy cho đến tận năm 2005, các doanh

nghiệp Trung Quốc mới thật sự quan tâm đến vấn đề ĐTTTRNN Lượng

Trang 29

OFDI trong năm này tăng đột biến, đạt con số kỷ lục 12,26 tỷ USD, lần đầu

tiên vượt qua con số 10 tỷ USD và tăng 123% so với năm 2004 Nếu tính cảđầu tư vào Hồng Kông thì tổng số vốn ĐTTTRNN của Trung Quốc trongnăm 2005 lên đến 57,2 tỷ USD Sau đó tăng mạnh và liên tục trong các nămtiếp theo

Đồ thị 1.2: OFDI của Trung Quốc giai đoạn 2002-2009

Đơn vị: tỷ USD

Nguồn: Bộ Thương mại Trung Quốc

Việc đầu tư ra thị trường quốc tế đã nằm trong chiến lược “mở cửa”kinh tế của Trung Quốc thập niên 90 Tuy nhiên, phải đến tận năm 2005,nguồn vốn ĐTTTRNN mới bùng nổ, vượt mức 10 tỷ USD Nguyên nhântrực tiếp cho hiện tượng này là sự điều chỉnh chính sách tỷ giá của TrungQuốc năm 2005 Đồng Nhân Dân Tệ tăng giá dần qua các năm (khoảng 6%/năm) khiến nền kinh tế không còn muốn nắm giữ USD nữa Để giảm áp lựctăng giá đồng tiền, ngân hàng Trung ương Trung Quốc buộc phải liên tụcmua USD Thêm vào đó, cán cân thương mại của Trung Quốc luôn thặng dư

đã khiến Trung Quốc có một lượng dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới Để

Trang 30

giảm rủi ro tỉ giá và cân bằng cán cân thanh toán quốc tế, Trung Quốc đãtăng cường hành ĐTTTRNN Ban đầu, việc đầu tư chủ yếu thực hiện dướihình thức đầu tư gián tiếp bằng việc mua bán cổ phiếu quốc tế trực tiếp haythông qua các quỹ tín dụng Tuy nhiên, hình thức này nhanh chóng bị thaythế bằng hình thức đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, bắt đầu từ năm 2007.

Cho đến nay, ĐTTTRNN của Trung Quốc liên tục tăng, gây nhiều chú

ý cho thế giới Nếu trong năm 2006 Trung Quốc đã phê duyệt 7000 dự ánĐTTTRNN thì đến cuối năm 2008, Trung Quốc đã có khoảng 12.000 dự ántrải rộng khắp 180 quốc gia trên toàn thế giới Doanh nghiệp Trung Quốc tậptrung chủ yếu vào các nước Mỹ La Tinh, châu Á, các quốc gia Châu Phi Tỷtrọng đầu tư vào những nước phát triển nhất là Mỹ và EU ngày càng giảm.Lĩnh vực mà các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư nhiều nhất là khai thác

mỏ, chiếm 55% tổng số vốn ĐTTTRNN của nước này Đầu tư vào các dịch

vụ thương mại đứng thứ hai, chiếm tỷ trọng 19% tổng số vốn đầu tư Kế đó

là đầu tư vào sản xuất công nghiệp (15%), ngành bán lẻ và bán buôn (5%)

Nghiên cứu sự phát triển và đặc điểm của việc đầu tư trực tiếp ra nướcngoài của doanh nghiệp Trung Quốc, ta có thể nhận ra những nguyên nhânsâu xa thúc đẩy sự phát triển nhanh của nguồn vốn OFDI của nước này

Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc tăng nhanh trong thờigian gần đây cả về quy mô và chất lượng là một phần của chiến lược giảmbớt sự lệ thuộc vào xuất khẩu, tìm nguồn cung cấp nguyên liệu, năng lượng

ổn định cho nền kinh tế của Trung Quốc Đại hội XVI Đảng Cộng Sản

Trung Quốc đã khẳng định: “mục tiêu vĩ mô của chiến lược đầu tư ra nước ngoài nhằm phục vụ việc hiện đại hóa Trung Quốc, bước nhanh vào thị trường quốc tế bằng cách tăng cường hợp tác khai thác, lợi dụng triệt để nguồn tài nguyên cũng như thị trường nước ngoài để bổ sung sự thiếu hụt về tài nguyên, thị trường của mình, từ đó mở rộng hơn nữa không gian cho

Trang 31

phát triển kinh tế” Bởi vậy, OFDI của doanh nghiệp Trung Quốc không

nhằm chuyển dịch việc sản xuất ra nước ngoài mà chỉ nhắm tới việc thu gomtài nguyên, khắc phục lại tình trạng thiếu năng lượng trầm trọng Trên cơ sởnày, Trung Quốc sẽ điều chỉnh lại cơ cấu kinh tế, tập trung đầu tư phát triểnnhững ngành sản xuất có hiệu quả kinh tế cao, trình độ khoa học công nghệtiên tiến, đảm bảo cho kinh tế phát triển đi vào chiều sâu

Chiến lược trên là động cơ chính thúc đẩy các công ty Trung Quốcđến với châu Phi Theo Bộ Thương mại Trung Quốc, hiện các nước châu Phiđáp ứng được 25% nhu cầu dầu khí của nước này Ngoài lĩnh vực dầu khí,hơn 670 công ty Trung Quốc hiện đang đầu tư tại châu Phi vào những ngànhkhai thác kim loại, đánh cá, công nghiệp gỗ… Trung Quốc cũng đang đẩymạnh đầu tư sang các nước láng giềng ở châu Á, nhất là Trung Á, nhằmkiểm soát nguồn dầu mỏ và khí đốt ở khu vực này thông qua việc xây dựngđường ống dẫn dầu nối với Kazakhstan, Siberia

Động lực thứ hai của việc ĐTTTRNN là nhu cầu tiếp cận công nghệcao và xây dựng thương hiệu thông qua hình thức mua lại hay sáp nhập.Trong khi Chính phủ Trung Quốc dùng tiền dự trữ để mua trái phiếu và cáckhoáng sản cho nhu cầu sản xuất nội địa thì doanh nghiệp tư nhân có khuynhhướng mở rộng hoạt động xuất khẩu của mình bằng cách mua lại các công ty

Âu Mỹ có giá trị gia tăng cho hệ thống phân phối (logistics) của ngành nghềmình Một ưa thích khác của doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc là việc mualại thương hiệu (Geely mua Volvo, Levono mua IBM PC…) và đầu tư vàocác liên doanh để mua công nghệ cao Tuy nhiên, mục tiêu này của TrungQuốc chưa đạt được vì các nước Âu Mỹ vẫn bảo vệ kỹ những lợi thế cạnhtranh của họ

Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài còn nằm trong chiến lược bành trướngsức ảnh hưởng của nước này trên chính trường quốc tế Những dự án đầu tư

Trang 32

xây dựng cơ sở sản xuất ở nước ngoài thường kèm theo sự thâm nhập củavăn hóa Trung Quốc đối với nước sở tại Ảnh hưởng của đầu tư từ TrungQuốc đang được thể hiện rất rõ trong đời sống kinh tế văn hóa của các nướcNam Mỹ Hiện nay, kênh truyền hình địa phương Telesus của Venezuela,Argentina, Uruguay và Cuba phát chương trình thông qua vệ tinh trung giancủa Trung Quốc Ở Sao Paolo, Brazil, các lớp dạy tiếng Hoa lúc nào cũngđông kín học viên Các học viên không chỉ được dạy ngôn ngữ mà họ cònđược hướng dẫn làm quen với nền văn hóa Trung Hoa Tại Prato, một thànhphố công nghiệp của nước Ý, ngôn ngữ được sử dụng thường xuyên là tiếngHoa chứ không phải tiếng Ý Nhiều bảng hiệu trên đường phố và báo chícũng bằng tiếng Hoa Trong những năm gần đây, số người Trung Quốc sinhsống ở Prato đã tăng từ con số vài trăm lên khoảng 10.000 người Các công

ty đến từ Trung Quốc đã giúp làm sống lại ngành dệt đang trên đà xuống dốccủa thành phố này

Động lực quan trọng nhất thúc đẩy sự bùng nổ của nguồn vốn OFDI

từ Trung Quốc là sự hỗ trợ và định hướng của Chính phủ nước này Trênthực thế, việc ĐTTTRNN tư ra nước ngoài đã là chiến lược được Chính phủvạch ra từ những ngày đầu đổi mới nền kinh tế Ngay từ thập niên 90, Chínhphủ Trung Quốc đã xây dựng chiến lược “tiến quân bên ngoài” là một chiếnlược bổ sung cho chính sách “mở cửa” nền kinh tế Chiến lược này đượcthực hiện bằng cách nhà nước thành lập “tập đoàn xuyên quốc gia” trên 120ngành nghề khác nhau, chủ yếu là các ngành nghề “chiến lược” như điện,khai thác khoáng sản, chế tạo ô tô, điện tử, gang thép, thiết bị cơ giới, hóachất, xây dựng, vận tải, hàng không, dược… Những nhóm công ty này hoạtđộng dưới sự bảo hộ cao cũng như chính sách ưu tiên, hỗ trợ tài chính lớncủa Nhà nước, và được xem là những mũi nhọn để đưa Trung Quốc “tiến rabên ngoài” Năm 1997, chủ tịch Giang Trạch Dân đã tái khẳng định “Trên

Trang 33

thực tế, sự phát triển kinh tế thế giới đã chỉ ra rằng nếu một nước nắm trongtay một vài công ty hoặc tập đoàn lớn, vị thế của nước đó sẽ được đảm bảotrong một thị trường nhất định và trong trật tự kinh tế quốc tế Ví dụ như vịthế của Mỹ phụ thuộc vào các tập đoàn General Motors, Boeing, Du Point,

và một nhóm những công ty đa quốc gia lớn khác Nhật dựa vào 6 tập đoànlớn và Hàn Quốc có 10 công ty thương mại đa quốc gia Cũng theo cách đó,

vị thế của chúng ta trong thập kỉ tới sẽ được quyết định bởi vị thế của nhữngcông ty và tập đoàn lớn nhất nước”

Chiến lược này được chính phủ Trung Quốc cụ thể hóa bằng nhữngchính sách ưu đãi, khuyến khích đặc biệt với những tập đoàn Nhà nước lớn:cung cấp mức tín dụng ưu đãi, cho phép giữ vị trí độc quyền trong nước, vànhiều ưu đãi khác của Nhà nước Nhà nước tăng cường sự ủng hộ về tàichính bằng cách ban hành “Thông tư hướng dẫn việc quản lý các khoản vốnchuyên dùng về hợp tác kinh tế kĩ thuật ở nước ngoài”, quyết định trợ cấpcho vay lãi suất trực tiếp đối với các hạng mục ĐTTTRNN, hướng dẫn cácdoanh nghiệp ĐTTTRNN thành lập nhà máy, thiết lập trung tâm nghiên cứuphát triển Ngành ngân hàng, bảo hiểm không ngừng tăng cường ý thức chủđộng cùng các doanh nghiệp tham gia hoạt động đầu tư ở nước ngoài vớiquy mô lớn Năm 2003, Bộ Thương mại đã ban hành “Quy định xét duyệtviệc doanh nghiệp đầu tư thành lập ở nước ngoài”, cùng với Hong Kong, MaCao ban hành “Quy định xét duyệt các doanh nghiệp đại lục đầu tư thành lậpdoanh nghiệp tại Hong Kong, Ma Cao” Bộ Thương mại và Bộ Ngoại giaoTrung Quốc cũng đã công bố “Mục lục hướng dẫn đầu tư theo ngành và theoquốc gia”, “Mục lục hướng dẫn đầu tư và mậu dịch hàng dệt may tại Châu

Mỹ La Tinh”, “Mục lục hướng dẫn đầu tư và mậu dịch hàng dệt may tại khuvực Châu Á” Cùng với đó, các thủ tục cấp phép ĐTTTRNN cũng được đơn

Trang 34

giản hóa và rút ngắn về thời gian, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanhnghiệp.

Mặt khác, nhận thấy doanh nghiệp Trung Quốc khó có thể cạnh tranhvới những công ty lớn của phương Tây về nguồn nhân lực, khoa học kĩthuật, phương thức quản lý, marketing…, chính phủ Trung Quốc tiếp tục hỗtrợ các tập đoàn của mình tại nước ngoài Trung Quốc đã cùng với hơn 90quốc gia và hai vùng lãnh thổ Hong Kong, Ma Cao ký kết hiệp định tránhđánh thuế hai lần, và cùng 116 quốc gia ký kết hiệp định song phương vàbảo hộ về đầu tư, tạo điều kiện bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của nhàđầu tư Trung Quốc ở nước ngoài

Các biện pháp này được tóm tắt và cụ thể hóa trong sơ đồ dưới đây:

Với những chiến lược và mục tiêu như vậy, đầu tư trực tiếp ra nướcngoài của Trung Quốc những năm qua đã đạt nhiều thành công Nhữngthành công của vốn OFDI của Trung Quốc có thể kể đến là:

Trang 35

Thứ nhất, ĐTTTRNN đã kích thích nền kinh tế Trung Quốc phát

triển bằng việc đáp ứng nhu cầu nguyên liệu khổng lồ trong nước Thêm vào

đó, Trung Quốc lại tiết kiệm được nguồn tài nguyên trong nước cũng nhưđẩy những hậu quả về môi trường ra nước ngoài

Thứ hai, OFDI giúp Trung Quốc giải quyết một phần việc làm trong

nước bằng cách đưa lao động ra nước ngoài cùng với những dự án đầu tư

Thứ ba, thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, vị thế

của Trung Quốc đang lớn mạnh dần, trong cả lĩnh vực kinh tế lẫn ngoạigiao, chính trị, văn hóa Các công ty cũng như nhân dân Trung Quốc đang

có mặt ở hầu hết các châu lục trên thế giới, và văn hóa của Trung Quốc đangthâm nhập và lan tỏa ở nhiều quốc gia

Thứ tư, thông qua đầu tư trực tiếp vào các nước phát triển, Trung

Quốc vừa tiếp cận được với công nghệ hiện đại vừa tiếp thu được khoa họcquản lý của Phương Tây

Tuy nhiên, việc ĐTTTRNN của Trung Quốc cũng bộc lộ nhiều hạnchế Đó là:

Thứ nhất, đầu tư trực tiếp của Trung Quốc bị thúc đẩy mạnh bởi

tham vọng bành trướng của lãnh đạo nước này nên hiệu quả của đầu tưkhông cao, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ cao Theo lời thú nhận củaông Zhu Zhixin, Phó Chủ tịch của Sở Kế Hoạch Quốc Gia (State PlanningCommission vừa đổi tên thành National Development and ReformCommission NDRC), thống kê đến 2008 cho thấy chỉ 28% các hoạt động tạinước ngoài của doanh nghiệp Trung Quốc là có lời; 47% là hòa vốn và 25%phải chịu lỗ liên tục hoặc đã đóng cửa rút lui

Thứ hai, các doanh nghiệp Trung Quốc để lại nhiều ấn tượng xấu

những nước tiếp nhận đầu tư Trong lĩnh vực khai thác tài nguyên, doanhnghiệp Trung Quốc trả lao động địa phương với mức lương rẻ mạt, điều kiện

Trang 36

lao động hạn chế, các chế độ phúc lợi hầu như không có, công nghệ khaithác lạc hậu, thêm vào đó, khai thác không đi kèm với bảo vệ dẫn tới ônhiễm môi trường, làm cạn kiệt tài nguyên của nước tiếp nhận đầu tư… Sự

có mặt của công nhân Trung Quốc cũng gây ra cho nước bản địa nhiều vấn

đề xã hội khó giải quyết Nếu không được khác phục, hạn chế này sẽ ảnhhưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của OFDI của Trung Quốc trong dàihạn

Thứ ba, các chính sách của chính phủ Trung Quốc khiến Trung Quốc

gặp bất lợi Việc Chính phủ hỗ trợ các tập đoàn của mình tạo ra sự bất bìnhđẳng trong việc canh tranh trên thị trường thế giới Các đối thủ của TrungQuốc đã tố cáo nước này vi phạm các cam kết WTO, làm mất uy tín củaTrung Quốc trên trường quốc tế Mặt khác, việc Trung Quốc thường xuyên

vị phạm các luật về bản quyền trí tuệ của chính Trung Quốc cũng như củaquốc tế đã kiến các doanh nghiệp IT và công nghệ cao ngần ngại khi hợp tácvới quốc gia này

Thứ tư, các dự án của Trung Quốc thường có rủi ro cao Các tập đoàn

của Trung Quốc có thể liều lĩnh chấp nhận dự án có rủi ro cao bởi họ có sự

hỗ trợ lớn của Nhà nước Về khách quan, trong hầu hết các trường hợp,doanh nghiệp Trung Quốc phải làm quen với môi trường hoàn toàn mới Cáccông ty Trung Quốc đã làm ăn với thị trường nước ngoài nhiều năm qua,nhưng đa số chỉ đều là hoạt động mua bán Hiểu biết của họ về bối cảnh xãhội, chính trị và kinh tế ở nước ngoài hết sức hạn chế Hậu quả là, các công

ty Trung Quốc đang phải trả giá đắt cho điểm yếu này

1.3.3 Kinh nghiệm đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Singapore

Giống như Trung Quốc, dòng vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài củacác doanh nghiệp Singapore được tác động mạnh bởi chính sách của Chínhphủ Tuy nhiên, những chính sách khuyến khích đầu tư của chính phủ

Trang 37

Singapore lại rất khác so với Trung Quốc và giúp cho dòng vốn OFDI từSingapore có chất lượng hơn.

Động lực sâu xa của ĐTTTRNN của Singapore là đường lối phát triểnkinh tế của đất nước này Để Singapore có nền kinh tế hiện đại, duy trì sứccạnh tranh trên trường quốc tế, Chính phủ luôn cổ vũ sự chuyển dịch cơ cấukinh tế, hiện đại hóa công nghiệp, và không tìm cách hạn chế mức lươngđang tăng Những ngành công nghiệp có hàm lượng chất xám và công nghệcao được chú trọng, đồng nghĩa với việc nước này phải tìm cách đưa nhữngcông nghệ lỗi thời, cần nhiều lao động ra nước ngoài Thị trường được nhắmtới là châu Á (chiếm khoảng 50% giá trị vốn đầu tư OFDI của Singapore),đặc biệt là các nước ASEAN và Trung Quốc, Ấn Độ

Không giống Trung Quốc, chính phủ Singapore để cho các Công ty tự

do kinh doanh, cạnh tranh với nhau, hạn chế đến mức tối thiểu những kếhoạch mang tính cưỡng chế, ép buộc Những hỗ trợ của chính phủ phầnnhiều nhắm đến việc chuẩn bị nền tảng thuận lợi cho các doanh nghiệp: đàotạo nguồn nhân lực chất lượng quốc tế, kí kết các công ước quốc tế, hiệp ướcsong phương và đa phương với các nước trên thế giới…và định hướng chodoanh nghiệp để việc ĐTTTRNN có chất lượng cao nhất Theo lời của thủtướng Lý Quang Diệu, chiến lược ĐTTTRNN tư ra nước ngoài củaSingapore phải thỏa mãn 5 điểm:

 Việc ĐTTTRNN cần được lan rộng

 Việc ĐTTTRNN phải xây dựng trên thế mạnh của những lĩnhvực truyền thống

 Việc ĐTTTRNN phải được tiến hành với tầm nhìn xa

 Việc ĐTTTRNN phải tạo ra lợi ích cho nước tiếp nhận đầu tư(thông qua việc đào tạo hoặc chuyển giao công nghệ)

Trang 38

 Những doanh nghiệp tiến hành ĐTTTRNN phải là những phápnhân hoạt động tốt trong nước

Những biện pháp hỗ trợ cụ thể được bắt đầu đưa ra từ sau cuộc suythoái giữa thập kỉ 80 Năm 1988, chương trình Đầu tư trực tiếp quốc tế (IDI)được thông qua Một nội dung quan trọng của IDI là chính sách ưu đãi thuếtheo đó những khoản lợi nhuận của đầu tư nước ngoài chuyển về nước sẽkhông bị đánh thuế Thêm vào đó, chính phủ cũng trợ cấp cho những nghiêncứu đánh giá các cơ hội đầu tư ra nước ngoải cho các doanh nghiệpSingapore Vào năm 1993, Ủy ban khuyến khích đầu tư nước ngoài đượcthành lập Ủy ban này đã liên tục đưa ra những khiến nghị về phương thức,lĩnh vực đầu tư ở nước ngoài cho các doanh nghiệp, đồng thời chỉ ra nhữngthách thức đối với doanh nghiệp và đề nghị chính phủ thực hiện những biệnpháp hỗ trợ Từ năm 1973, Singapore đã thành lập ủy ban đào tạo công nhâncông nghiệp và cùng với công ty nước ngoài thành lập trung tâm đào tạocông nhân kĩ thuật tại Singapore, một bước quan trọng trong việc đào tạo laođộng chất lượng cao

Ngoài ra, chính phủ Singapore rất chú trọng đảm bảo đáp ứng đầy đủcác yêu cầu về cơ sở hạ tầng và dịch vụ công cộng: Đường sá, bến cảng, sânbay, mặt bằng các khu công nghiệp và xây dựng nhà ở, cải tạo đô thị… tạothuận lợi thúc đẩy sự ra đời và phát triển của các công ty, tập đoàn từ đó tạođiều kiện hình thành nên các công ty xuyên quốc gia hoạt động sản xuấtkinh doanh ở nước ngoài

Từ những nhân tố nền tảng trên đã thúc đẩy hoạt động OFDI của các

doanh nghiệp Singapore tăng liên tiếp trong suốt thời gian qua (đồ thị 3)

Trang 39

Đồ thị 1.3: OFDI và FDI của Singapore giai đoạn 2004-2008

Đơn vị: tỷ USD

Nguồn: Statistics Singapore

1.3.4 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Từ kinh nghiệm ĐTTTRN của các quốc gia trên có thể rút ra bài họccho Việt Nam khi tiến hành hoạt động ĐTTTRNN:

Thứ nhất, cần xây dựng chính sách tỷ giá hợp lý Khi định giá thấp

cho đồng nội tệ sẽ thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp sảnxuất trong nước nhưng lại hạn chế hoạt động ĐTTTRNN Mặt khác, khiđịnh giá cao cho đồng nội tệ có tác dụng khuyến khích ĐTTTRNN nhưng lạihạn chế xuất khẩu Do đó, vấn đề quan trọng là phải xác định một tỷ giá hợp

lý trên cơ sở so sánh sự đánh đổi giữa lợi nhuận mang lại từ hoạt động

Trang 40

ĐTTTRNN và hoạt động xuất khẩu; cũng như cân nhắc về thực trạng củacán cân thanh toán quốc tế và thực trạng ĐTTTRNN của các doanh nghiệp.

Thứ hai, thực hiện các biện pháp nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng, môi

trường đầu tư tại nước nhận đầu tư để tạo điều kiện thuận lợi cho doanhnghiệp trong nước khi ĐTTTRNN Một trong những biện pháp đó là cungcấp viện trợ ODA cho những nước bản địa mà Việt Nam có ý định đầu tưvốn ODA này ngoài mục đích giúp xóa đói giảm nghèo, một phần khôngnhỏ sẽ được tập trung vào xây dựng cơ sở vật chất cho nước tiếp nhận:đường cao tốc, đường quốc lộ, cầu, cảng… Và kèm theo các dự án này luôn

là những điều kiện tạo môi trường đầu tư thuận lợi, và đặt nền móng choviệc đầu tư của doanh nghiệp sau này

Thứ ba, ĐTTTRNN trên cơ sở đôi bên cùng có lợi Trong xu thế toàn

cầu hóa hiện nay, các quốc gia luôn lựa chọn đối tác đầu tư mang lại lợi íchnhất định cho mình; có thể là vốn, công nghệ, nhân lực hay lợi nhuận Vì thếcác doanh nghiệp khi ĐTTTRNN cần quan tâm đến lợi thế so sánh của mìnhđối với quốc gia đó Và đặc biệt, khi tiến hành đầu tư thì không chỉ có doanhnghiệp thu được lợi nhuận mà cũng cần quan tâm tới vấn đề lợi ích của nướcnhận đầu tư, có như vậy hoạt động đầu tư mới có thể diễn ra lâu dài và ổnđịnh Đối với các doanh nghiệp chỉ vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận củamình mà gây ảnh hưởng xấu đối với nước nhận đầu tư sẽ ngày càng mất đi

vị thế, uy tín và khả năng cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác cùng thịtrường và lĩnh vực; đồng thời, các doanh nghiệp này có thể phải gánh chịunhững biện pháp trừng phạt từ các nước tiếp nhận đầu tư

Ngày đăng: 11/11/2015, 10:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. GS. TS. Đỗ Đức Bình, PGS. TS. Nguyễn Thường Lạng (2010), Giáo trình Kinh tế quốc tế, nhà xuất bản đại học Kinh tế quốc dân Khác
2. Chen Shaofeng, China’s Outward FDI and energy security, EAI working paper Khác
3. Cục đầu tư ra nước ngoài (2007, 2011), Báo cáo đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam Khác
4. Daisuke Hiratsuka (2007), Japan’s outward FDI in Globalization, Japan External Trade Organization Khác
5. Japan External Trade Organization oversea research department (2010), A global stategy for Japaness companies to open new frontiers in overseas markets Khác
6. PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt, TS. Từ Quang Phương (2010), Giáo trình kinh tế đầu tư, nhà xuất bản đại học Kinh tế quốc dân Khác
7. Peter Nunnenkamp, (2005), Outward FDI by Singapore: A different Animal Khác
8. Shujie Yao, Dylan Sutherland, Jian Chen (2009), China’s outward FDI and Resource-Seeking Strategy: A case study on Chinalco and Rio Tinto, University of Nottingham Khác
9. Yadong Luo, Quizhi Xue, Binjie Han (2009), How emerging market government promote outward FDI, www.elsevier.com/locate/jwb Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w