Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 85 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
85
Dung lượng
690 KB
Nội dung
Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA THƯƠNG MẠI & KINH TẾ QUỐC TẾ ~~~~~~*~~~~~~ CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP CUỐI KHÓA Đề tài: HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Sinh viên thực hiện : LỮ PHƯƠNG DUNG Chuyên ngành : KINH TẾ QUỐC TẾ Lớp : KINH TẾ QUỐC TẾ B Khóa : 48 Hệ : CHÍNH QUY Giảng viên hướng dẫn : ThS. ĐỖ THỊ HƯƠNG HÀ NỘI - 05/2010 SV: Lữ Phương Dung Lớp: Kinh tế Quốc tế 48B 1 Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy, cô giáo chuyên ngành Kinh tế quốc tế, khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế đã chỉ dạy cho em những kiến thức hữu ích trong suốt thời gian học tập tại trường. Trong quá trình thực hiện chuyên đề tốt nghiệp “Hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam – thực trạng và giải pháp”, em xin được cám ơn các cán bộ phòng Đăng ký kinh doanh, Cục Phát triển Doanh nghiệp – Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giúp đỡ em rất nhiều trong việc tìm kiếm và tiếp cận các nguồn tài liệu tham khảo cần thiết. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo, ThS.Đỗ Thị Hương vì đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ em không chỉ trong việc cung cấp hệ thống kiến thức chuyên ngành mà còn truyền đạt phương pháp tư duy lôgic vô cùng cần thiết, để chuyên đề ngày càng hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 04 năm 2010 Sinh viên thực hiện Lữ Phương Dung SV: Lữ Phương Dung Lớp: Kinh tế Quốc tế 48B 2 Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU VÀ BIỂU ĐỒ SV: Lữ Phương Dung Lớp: Kinh tế Quốc tế 48B 3 Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT CHỮ VIẾT NGHĨA ĐẦY DỦ TIẾNG ANH TIẾNG VIỆT 1 ADB Asian Development Bank Ngân hàng phát triển châu Á 2 ASEAN Association of Southeast Asian Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á 3 APEC Asia-Pacific Economic Cooperation Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương 4 ASEM Asia-Europe Meeting Diễn đàn hợp tác Á - Âu 5 AFTA Asean Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do Asean 6 CEPT The Common Effective Preference Tariff Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung 7 EU European Unions Liên minh Châu Âu 8 FIA Foreign Investment Agency Cục Đầu tư nước ngoài 9 FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài 10 FPI Foreign Potfolio Investment Đầu tư gián tiếp nước ngoài 11 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội 12 IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế 13 NAFTA North American Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ 14 ODA Official Development Assistant Viện trợ phát triển chính thức 15 WB World Bank Ngân hàng thế giới 16 WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU VÀ BIỂU ĐỒ A - BẢNG SỐ LIỆU Bảng 2.1: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài được cấp giấy phép 26 giai đoạn 1989 - 2008 phân theo ngành kinh tế 26 Bảng 2.2: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài vào ngành công nghiệp 29 giai đoạn 1998-2008 29 SV: Lữ Phương Dung Lớp: Kinh tế Quốc tế 48B 4 Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương Bảng 2.3: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài vào ngành 32 nông – lâm – ngư nghiệp giai đoạn 1999-2007 32 Bảng 2.4: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài phân theo nước tiếp nhận đầu tư 35 B - BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Quy mô bình quân các dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 1989-2007 24 Biểu đồ 2.2: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài phân theo ngành 27 giai đoạn 1989-2008 27 SV: Lữ Phương Dung Lớp: Kinh tế Quốc tế 48B 5 Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới, các hoạt động đầu tư ngày càng phát triển sôi động ở phạm vi cả trong nước và trên thế giới. Trong đó, hoạt động đầu tư ra nước ngoài nổi lên như một xu thế chung của các quốc gia, nhằm mở rộng thị trường, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tận dụng nguồn tài nguyên và nhân lực ở nước tiếp nhận, tránh hàng rào bảo hộ và tận dụng các chính sách ưu đãi của nước sở tại,….Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Từ năm 1988, đã có một số các doanh nghiệp trong nước triển khai dự án đầu tư ở nước ngoài. Tuy nhiên, kể từ khi Nghị định số 22/1999/NĐ-CP về hướng dẫn và quản lý hoạt động đầu tư ra nước ngoài được Chính phủ ban hành ngày 14/4/1999, hệ thống pháp luật về đầu tư ra nước ngoài chính thức được ban hành, mở đường cho hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp trong nước. Từ đó đến nay, hoạt động này đã có những bước phát triển mạnh mẽ, có những đóng góp nhất định cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu tích cực, hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp trong nước vẫn còn tồn tại khá nhiều vướng mắc, khó khăn. Có thể kể đến một số những khó khăn chính mà các doanh nghiệp phải đối mặt như: khuôn khổ pháp lý thiếu đồng bộ và minh bạch, tình trạng thiếu thông tin, hiệu quả của dự án đầu tư còn chưa cao, số lượng các dự án đầu tư còn hạn chế, …. Do đó, cần có sự nhìn nhận, đánh giá cụ thể và khách quan về thực trạng hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian qua, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp thiết thực nhằm khắc phục những vướng mắc còn tồn tại, củng cố và phát huy thành tựu đã đạt được, thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài phát triển hơn nữa trong thời gian tới. SV: Lữ Phương Dung Lớp: Kinh tế Quốc tế 48B 6 Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương 2. Mục đích nghiên cứu Nhận thức được tầm quan trọng đặc biệt của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước, chuyên đề “Hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam – thực trạng và giải pháp” tập trung xem xét tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian qua, đánh giá những thành tựu đạt được và những hạn chế còn tồn tại, từ đó đề xuất những giải pháp thiết thực nhằm đẩy mạnh hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Về đối tượng nghiên cứu: Chuyên đề tập trung nghiên cứu hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam. Về phạm vi nghiên cứu: Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam từ 1988 đến nay. 4. Phương pháp nghiên cứu Chuyên đề sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích các số liệu, phương pháp so sánh và dự báo, phương pháp duy vật biện chứng để đánh giá tình hình hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian qua. 5. Kết cấu của đề tài Ngoài danh mục các từ viết tắt, lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của chuyên đề gồm có ba chương: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam Chương 2: Thực trạng hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam từ năm 1988 đến nay Chương 3: Giải pháp thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới. SV: Lữ Phương Dung Lớp: Kinh tế Quốc tế 48B 7 Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 1.1.1. Mở rộng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài giúp Việt Nam hội nhập sâu rộng với thị trường trong nước và quốc tế Vươn ra thị trường nước ngoài để tìm kiếm lợi nhuận, khai thác lợi thế so sánh và nâng cao vị thế trên trường quốc tế đang là mục tiêu chung của các quốc gia trên thế giới. Và đầu tư trực tiếp ra nước ngoài chính là cách thức hiệu quả để đạt được các mục tiêu trên, bởi những lợi ích to lớn nó đem lại cho cả nước đầu tư và nước tiếp nhận. Có thể nói đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đang là xu thế tất yếu khách quan và ngày càng phát triển trên phạm vi toàn thế giới, và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Đối với Việt Nam nói riêng, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đóng vai trò cực kì quan trọng. Trong công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH-HĐH) đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài góp phần giúp Việt Nam mở rộng thị trường, tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới, nâng cao vị thế quốc gia trên trường quốc tế. 1.1.2. Mở rộng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài giúp Việt Nam thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội Trong thời đại ngày nay, cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ và xu thế mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là một trong những biện pháp nhanh nhất và ít tốn kém nhất mà Việt Nam có thể áp dụng để tiếp cận với khoa học công nghệ tiên tiến và kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới. Đây cũng là một cách thức đi tắt đón đầu rất hiệu quả, đáng được quan SV: Lữ Phương Dung Lớp: Kinh tế Quốc tế 48B 8 Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương tâm khuyến khích phát triển. Đặc biệt trong điều kiện của Việt Nam hiện nay, với xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, lại chịu sự tàn phá nặng nề của chiến tranh, thì đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là một cách thức hiệu quả để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, mở rộng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài tận dụng được lợi thế của các nước tiếp nhận về lao động, vốn, tài nguyên thiên nhiên, từ đó giải quyết được những khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế xã hội và thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. 1.1.3. Mở rộng đầu tư ra nước ngoài góp phần tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp trong nước Bằng cách triển khai các dự án đầu tư ở nước ngoài, các doanh nghiệp trong nước tận dụng được các lợi thế về chi phí sản xuất thấp của nước tiếp nhận (do giá lao động rẻ, chi phí khai thác nguyên vật liệu tại chỗ thấp,…), từ đó tạo điều kiện hạ giá thành sản phẩm, giảm chi phí vận chuyển, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư. Đồng thời, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài giúp các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tránh được các hàng rào bảo hộ mậu dịch và tận dụng được các ưu đãi của nước tiếp nhận đầu tư, từ đó nâng cao vị thế của các doanh nghiệp trong nước trên thị trường quốc tế. Đặc biệt, với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, khi tiềm lực tài chính và công nghệ còn nhiều hạn chế, kinh nghiệm đầu tư ra nước ngoài chưa nhiều, một số doanh nghiệp còn khá e dè trong việc triển khai hợp tác đầu tư ở nước ngoài, thì đẩy mạnh đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là hết sức cần thiết nhằm giúp các doanh nghiệp cọ xát tích lũy kinh nghiệm và nâng cao năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế. Bên cạnh đó, mở rộng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài còn giúp các doanh nghiệp san sẻ rủi ro trong đầu tư và trong kinh doanh. Rủi ro trong kinh doanh là không thể tránh khỏi, và một trong những giải pháp hiệu quả nhằm san sẻ, phòng tránh những rủi ro này là đầu tư ra nước ngoài, đa dạng hóa danh mục đầu tư nhằm thu lợi nhuận và củng cố sự bền vững của hoạt động sản xuất kinh doanh. SV: Lữ Phương Dung Lớp: Kinh tế Quốc tế 48B 9 Chuyên đề thực tập cuối khóa GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương Như vậy, thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là thật sự cần thiết trong điều kiện nước ta hiện nay, khi mức độ hội nhập kinh tế quốc tế của nền kinh tế nói chung và của các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng còn khá hạn chế. Nhận thức được tầm quan trọng đó, hành lang pháp lý cho hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đã và đang dần được hoàn thiện nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc xúc tiến đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. 1.2. HÀNH LANG PHÁP LÝ CHO HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 1.2.1. Quá trình xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài Ngày 29/12/1987, Luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam chính thức được Quốc hội thông qua và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 11/01/1988. Đây được coi là mốc son của hoạt động đầu tư nước ngoài của Việt Nam. Lượng vốn FDI bắt đầu đổ vào trong nước và tăng dần lên qua các năm. Từ năm 1988, đã có một số doanh nghiệp trong nước đi tiên phong trong hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, thông qua việc tìm kiếm cơ hội đầu tư tại một số nước láng giềng trong khu vực, điển hình là các dự án đầu tư sang Lào và Campuchia của một số doanh nghiệp tư nhân ở các vùng biên giới, theo thỏa thuận hợp tác song phương giữa chính quyền địa phương của hai nước. Trước thực tế đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 22/1999/NĐ-CP ngày 14/4/1999 quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam để hướng dẫn và quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Như vậy, có thể nói sau hơn 10 năm thực thi Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, pháp luật về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài mới bắt đầu hình thành, mở đường cho các nhà đầu tư trong nước vươn ra thị trường thế giới. Mặc dù hành lang pháp lý cho đầu tư trực tiếp ra nước ngoài mới được ban hành đầu năm 1999, nhưng trước thời điểm này một số doanh nghiệp Việt Nam đã triển khai các dự án đầu tư ở nước ngoài. SV: Lữ Phương Dung Lớp: Kinh tế Quốc tế 48B 10 [...]... tiền ra nước ngoài đầu tư doanh nghiệp phải chứng minh được dự án đầu tư, giấy phép đầu tư do nước ngoài cấp, 1.2.4 Thủ tục đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 1.2.4.1 Quy trình đăng ký, cấp Giấy chứng nhận đầu tư áp dụng đối với dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng Việt Nam Để triển khai hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, nhà đầu tư sẽ tiến hành làm thủ tục tại Cục Đầu tư nước ngoài -. .. đề thực tập cuối khóa GVHD: ThS Đỗ Thị Hương CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 2.1 CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA DÒNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI Từ năm 1989 đến nay, qua hơn 20 năm thực hiện, hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể Theo thống kê của. .. với đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam) Những văn bản nêu trên cùng với các văn bản pháp luật khác đã tạo nên một khung pháp lý cần thiết cho hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài Việc ban hành Nghị định số 22/1999/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn đã đánh dấu mốc quan trọng trong việc hình thành cơ sở pháp lý cho hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam, ... trí tuệ • Các tài sản hợp pháp khác Theo Thông tư số 01/2001/TT- NHNN ngày 19/1/2001 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam, các doanh nghiệp muốn chuyển vốn ra nước ngoài để thực hiện đầu tư phải mở một tài khoản tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam và mọi giao dịch chuyển tiền ra nước ngoài và vào Việt Nam liên... 198 9-2 008, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài vào ngành dịch vụ có 143 dự án với tổng vốn đăng ký là 418,8 triệu USD, bằng 9,5% tổng vốn đầu tư ra nước ngoài đăng ký tính chung cho cả giai đoạn Quy mô các dự án đầu tư tăng lên đáng kể qua các năm 2.4 ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI PHÂN THEO THỊ TRƯỜNG TIẾP NHẬN ĐẦU TƯ Theo báo cáo “Tình hình đầu tư ra nước ngoài giai đoạn 198 9-2 007” của Cục Đầu tư nước ngoài, ... tư Việt Nam nói riêng khi triển khai các dự án ở nước ngoài Như vậy, hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi nhóm nhân tố đẩy (các nhân tố trong nước) và nhóm nhân tố kéo (các nhân tố từ bên ngoài) Chính sự tác động tổng hòa của các nhân tố trên mà hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang phát triển với tốc độ ngày càng cao trong... 22/1999/NĐ-CP ngày 14/4/1999 của Chính phủ quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam, dòng vốn đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam còn nhỏ Thời kỳ này, có 18 dự án đầu tư ra nước ngoài với tổng vốn đăng ký trên 13,6 triệu USD; quy mô vốn đầu tư bình quân đạt 0,76 triệu USD/dự án Giai đoạn 199 9-2 005, sau khí ban hành Nghị định số 22/1999/NĐ-CP, có 131 dự án đầu tư ra. .. dự báo của FIA số vốn đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam chắc chắn sẽ tăng so với năm 2009, bởi nhiều lý do như Chính phủ đã ban hành thêm nhiều chính sách hỗ trợ cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam cũng có những tiến bộ nhất định về tiềm lực tài chính, công nghệ để triển khai các dự án đầu tư ở nước ngoài, 2.2 QUY MÔ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI... dự án đầu tư ở nước ngoài và chưa có cơ chế kiểm soát hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, cơ chế phối hợp quản lý chưa được quy định cụ thể, rõ ràng Ngoài ra, văn bản pháp lý về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài mới dừng lại ở cấp Nghị định của Chính phủ nên hiệu lực pháp lý chưa cao Từ thực tế nêu trên, năm 2005 Chính phủ đã trình Quốc hội luật hóa hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và được... Quy mô các dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam thời gian qua cũng đang có xu hướng gia tăng, tuy nhiên không đều qua các năm Mặc dù vậy, trong vài năm gần đây, do nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và những đổi mới trong hệ thống luật pháp chính sách, quy mô của các dự án đầu tư ra nước ngoài có xu hướng tăng mạnh hơn so với các năm . vấn đề cơ bản về hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam Chương 2: Thực trạng hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam từ năm 1988. TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 1.1.1 biệt của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước, chuyên đề Hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam – thực trạng và giải