Bảng 2.2: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài vào ngành công nghiệp giai đoạn 1998-2008

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 29)

Năm Số dự án được cấp

phép

Vốn đầu tư đăng ký (triệu USD)

Tốc độ tăng trưởng vốn đăng ký (%)

1998 2 1,85 - 1999 4 4,46 141,1 2000 6 2,55 -42,7 2001 8 5,96 133,5 2002 9 166,73 2.695,5 2003 12 21,72 -87 2004 6 6,39 70,6 2005 13 294,04 4.499,3 2006 12 218,49 -25,7 2007 23 147,1 -0,32 2008 45 251.3 70.84

(Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Lĩnh vực xây dựng có 6 dự án với tổng vốn đăng ký 9,2 triệu USD. Số lượng dự án và quy mô vốn đầu tư vào lĩnh vực này còn nhỏ. Nguyên nhân chủ yếu là do các dự án xây dựng đòi hỏi vốn đầu tư lớn, tuy nhiên tiềm lực tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam đa phần còn hạn chế.

2.3.2. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài vào ngành nông – lâm – ngư nghiệp

Đầu tư ra nước ngoài đang là một hướng đi mà nhiều doanh nghiệp Việt Nam hướng tới để mở rộng sản xuất và chia sẻ rủi ro. Theo nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế, nếu nền kinh tế hồi phục tốt, rất có thể trong từ 5 đến 10 năm nữa, hoạt động đầu tư ra nước ngoài sẽ "bùng nổ". Riêng trong lĩnh vực nông nghiệp, đầu tư ra nước ngoài đang được các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm.

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, tính đến hết 31/12/2007, các doanh nghiệp Việt Nam đã đăng ký 53 dự án đầu tư ra nước ngoài vào ngành nông nghiệp. Trong đó, vốn đầu tư vào nông nghiệp và lâm nghiệp lên đến 46 dự án, chiếm 86,8% về số dự án và hơn 96% tổng vốn đăng ký. Trong khi đó, ngành thủy sản chỉ chiếm 7 dự án với quy mô bình quân một dự án không cao (1,6 triệu USD/dự án).

Đặc biệt, xu hướng đầu tư vào ngành nông – lâm – ngư nghiệp của các doanh nghiệp Việt Nam chỉ tăng nhanh trong các năm gần đây. Năm 1991 là năm khởi đầu của các dự án nông nghiệp đầu tư ra nước ngoài với một dự án đầu tư sang Nga về thủy sản và một dự án đầu tư sang Anh về sản xuất nông nghiệp. Tính đến hết 31/12/2004, tổng số dự án đầu tư ra nước ngoài vào ngành nông nghiệp mới dừng lại ở con số 16, trong đó có 13 dự án nông – lâm nghiệp. Quy mô trung bình của các

dự án này tương đối nhỏ nhưng tỷ lệ giải ngân lại cao hơn hẳn so với các dự án đầu tư vào ngành công nghiệp (xấp xỉ 20% tổng vốn đăng ký). Đáng chú ý là các dự án thuộc lĩnh vực thủy sản, tuy chỉ có 3 dự án nhưng số vốn đầu tư thực hiện đạt 2 triệu USD, tức là gần bằng 50% tổng vốn đăng ký.

Trong năm 2006 có một số dự án lớn đầu tư vào lĩnh vực nông, lâm nghiệp như dự án trồng cây cao su tại 4 tỉnh Nam Lào của Tổng Công ty Cao su Việt Nam và Công ty Cao su Đăk Lăk với vốn đăng ký trên 60 triệu USD. Năm 2007, lĩnh vực nông – lâm - ngư nghiệp có số vốn đầu tư tăng lên đáng kể (17 dự án đầu tư ra nước ngoài với tổng vốn 156,8 triệu USD), chiếm 40% tổng vốn đầu tư ra nước ngoài và 27% về số dự án, tăng 5,4% về vốn đăng ký so với năm 2006 (chiếm 30,3% số dự án và 34,6% vốn đăng ký). Các dự án đầu tư vào lĩnh vực này chủ yếu là dự án trồng cây công nghiệp, cao su, điều ... tại Lào, lớn nhất là dự án trồng cao su trên diện tích 20.000 ha có tổng vốn đầu tư đăng ký 81,99 triệu USD do Công ty cổ phần cao su Dầu Tiếng Việt-Lào đầu tư, được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy chứng nhận đầu tư vào tháng 6/2007.

Bảng 2.3: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài vào ngành nông – lâm – ngư nghiệp giai đoạn 1999-2007

Năm cấp phép Số dự án Vốn đầu tư đăng ký (USD)

Quy mô bình quân dự án (USD/dự án) Tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư đăng ký (%) 1999 1 580.000 580.000 - 2000 3 2.153.800 717.933 271,3 2001 1 884.000. 884.000 -58,9 2002 2 1.382.000 691.000 56,3 2003 2 984.000 492.000 -28,8 2004 4 2.067.928 516.982 110,2 2005 10 65.879.460 6.587.946 3.087,2 2006 10 47.256.410 4.725.641 -28,3 2007 17 156.800.000 9.223.529 231,8

(Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài, tính chung cho cả giai đoạn 1989-2008, đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp hiện có 70 dự án với tổng vốn đăng ký là 557,5 triệu USD, chiếm 20,5% tổng vốn đầu tư của cả nước. Trong đó, chủ yếu tập trung tại hai nước Lào và Campuchia. Việc đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp sang Lào và Campuchia nhìn chung có nhiều thuận lợi, hơn nữa, nông nghiệp cũng là một trong những lĩnh vực mà hai nước này có nhiều tiềm năng. Tính đến cuối năm 2008, Việt Nam đã có 146 dự án đầu tư sang Lào với tổng vốn đầu tư đăng ký là 1,52 tỷ USD, quy mô bình quân một dự án là 10,4 triệu USD. Trong đó, lĩnh vực nông, lâm nghiệp có 47 dự án gồm chế biến gỗ, trồng và khai thác mủ cao-su, với tổng vốn đầu tư là 427,2 triệu USD (chiếm 32% số dự án và 28% vốn đầu tư). Riêng về cây cao-su, tính đến tháng 11-2008, đã có 24 dự án của doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang Lào với tổng vốn đầu tư là 406,4 triệu USD.

Đến hết tháng 2-2009, có 39 dự án đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam sang Campuchia với tổng vốn đầu tư là 211,2 triệu USD. Trong đó tập trung nhiều nhất ở lĩnh vực nông, lâm nghiệp với 11 dự án, tổng vốn đầu tư là 115,9 triệu USD, chiếm 54,4% vốn đầu tư.

Đầu tư ra nước ngoài giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, đặc biệt chiếm chỗ trong những thị trường ngách để tìm kiếm lợi nhuận và khẳng định sự trưởng thành của mình. Từ chỗ có lợi nhuận, doanh nghiệp sẽ tăng khả năng tài chính, quay trở lại đầu tư vào nông nghiệp trong nước. Hơn nữa, theo nhiều chuyên gia kinh tế, nếu như các hình thức đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp để tận dụng nguồn nhân công và tài nguyên bản xứ, thì đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp là một hướng đi mới nhằm bảo đảm an ninh lương thực. Không chỉ Việt Nam mà một số quốc gia trên thế giới đã khuyến khích các doanh nghiệp đi theo con đường này.

2.3.3. Đầu tư ra trực tiếp ra nước ngoài vào ngành dịch vụ

Dịch vụ cũng là ngành thu hút được nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài. Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, tính đến ngày 31/12/2007, Việt Nam có 99 dự án đầu tư vào các ngành dịch vụ với tổng vốn đăng ký là 215,5 triệu USD, chiếm 37,3% về số dự án và 10,7% tổng vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài, với quy mô bình quân là gần 2,2 triệu USD/dự án. Điều đáng quan tâm là các doanh nghiệp Việt Nam đã có những dự án đầu tư vào nhiều lĩnh vực đa dạng như giao thông vận tải, du lịch, khách sản, văn hóa, y tế, giáo dục,…. Trong đó, có một số dự án lớn như: Công ty viễn thông quân đội Viettel đầu tư 27 triệu USD tại Campuchia để khai thác mạng viễn thông di động, Công ty cổ phần đầu tư Việt Xô đầu tư 35 triệu USD để xây dựng Trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê tại Moscow-Liên bang Nga, Công ty dịch vụ kỹ thuật dầu khí đầu tư 21 triệu USD tại Singapore để đóng mới tàu chở dầu,.... Còn lại là các dự án có quy mô vừa và nhỏ đầu tư vào các địa bàn như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc,....

Dự án đầu tiên đầu tư vào dịch vụ của các doanh nghiệp Việt Nam triển khai ở nước ngoài là dự án đầu tư sang Nhật Bản vào năm 1989 với số vốn đầu tư ban đầu là 563.380 USD vào lĩnh vực giao thông vận tải – bưu điện. Đây cũng là một trong số những dự án đầu tư ra nước ngoài đầu tiên của các doanh nghiệp Việt Nam. Từ đó đến nay, hoạt động đầu tư vào ngành dịch vụ đã có những bước phát triển. Năm 2007, các doanh nghiệp Việt Nam đã triển khai 24 dự án đầu tư ra nước

ngoài vào ngành dịch vụ, với tổng vốn 87,2 triệu USD, chiếm 22% tổng vốn đầu tư ra nước ngoài và 38% về số dự án, giảm so với năm 2006 (chiếm 39,3% số dự án và 61% tổng vốn đầu tư). Có 2 dự án lớn nhất trong lĩnh vực này là: dự án của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và khai thác công trình giao thông 584 đầu tư 30 triệu USD vào xây dựng Trung tâm thương mại tại Hoa Kỳ và dự án của Tổng công ty Viễn thông Quân Đội (Viettel) đầu tư sang Campuchia để thiết lập và khai thác mạng viễn thông sử dụng công nghệ VOIP cung cấp dịch vụ điện thoại và mạng thông tin di động tại Campuchia, tổng vốn đầu tư của dự án là 27 triệu USD.

Năm 2008 được coi là năm đầu tư vào ngành dịch vụ đạt thành tích đáng kể. Tính đến hết tháng 12 năm 2008, các doanh nghiệp Việt Nam triển khai 44 dự án đầu tư ra nước ngoài vào lĩnh vực dịch vụ, với tổng vốn đăng ký 203,3 triệu USD, tăng 133,14% về vốn và 83,3% về số dự án so với năm 2007. Quy mô bình quân một dự án là 4,62 triệu USD.

Tính chung cho giai đoạn 1989-2008, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài vào ngành dịch vụ có 143 dự án với tổng vốn đăng ký là 418,8 triệu USD, bằng 9,5% tổng vốn đầu tư ra nước ngoài đăng ký tính chung cho cả giai đoạn. Quy mô các dự án đầu tư tăng lên đáng kể qua các năm.

2.4. ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI PHÂN THEO THỊ TRƯỜNG TIẾP NHẬN ĐẦU TƯ

Theo báo cáo “Tình hình đầu tư ra nước ngoài giai đoạn 1989-2007” của Cục Đầu tư nước ngoài, tính chung cho cả giai đoạn, các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư sang 37 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, nhưng chủ yếu tập trung tại châu Á với 183 dự án và tổng vốn lên tới 1,3 tỷ USD, chiếm 68% về số dự án và 65% tổng vốn đăng ký. Trong đó, các nhà doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài chủ yếu vào ngành sản xuất điện, khai thác khoáng sản, trồng cao su tại Lào (tổng số dự án là 98 với tổng vốn đăng ký là 1,04 tỷ, chiếm 37% số dự án và 51,8% vốn đăng ký). Nguyên nhân chủ yếu khiến vốn đầu tư ra nước ngoài chủ yếu tập trung tại các nước châu Á là do những quốc gia này có một số điểm tương đồng với Việt Nam về trình độ phát triển kinh tế, khoa học công nghệ, văn hóa kinh doanh,...

Châu Phi có hai dự án thăm dò, khai thác dầu khí của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, chiếm 18% tổng vốn đầu tư đăng ký; trong đó một dự án được triển khai tại Angieri với số vốn là 243 triệu USD, sau giai đoạn thăm dò, thẩm định dự án đã phát hiện có dầu và khí ga; và một dự án đầu tư 117,36 triệu USD tại Madagasca hiện đang có kết quả khả quan.

Châu Âu có 36 dự án với tổng vốn đầu tư là 100,5 triệu USD, chiếm 13,5% về số dự án và khoảng 5% tổng vốn đăng ký, trong đó Liên Bang Nga chiếm 12 dự án với tổng vốn đầu tư là 78 triệu USD.

Bảng 2.4: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài phân theo nước tiếp nhận đầu tư

(Tính đến hết ngày 31/12/2007 – chỉ tính các dự án còn hiệu lực)

Đơn vị tính: USD

STT Nước tiếp nhận Số dự án Tổng vốn đăng ký Vốn thực hiện

1 Lào 98 1,040,310,380 7,511,733 2 Angieri 1 243,000,000 35,000,000 3 Madagasca 1 117,360,000 - 4 Malaysia 4 112,736,615 6,576,840 5 Iraq 1 100,000,000 - 6 Campuchia 28 89,399,869 1,394,014 7 Liên bang Nga 12 78,067,407 2,010,000 8 Hoa Kỳ 30 68,182,754 1,100,000 9 Cuba 1 44,520,000 - 10 Singapore 17 27,565,473 2,460,000 11 Cộng hòa Séc 5 11,542,372 100,000 12 Thái Lan 4 10,405,200 - 13 Indonesia 2 9,400,000 3,240,000 14 Trung Quốc 5 3,704,150 - 15 Tajikistan 2 3,465,272 2,222,000 16 Angola 4 3,432,387 - 17 CuBa 1 18,970,000 - 18 Ukraina 4 3,357,286 957,286 19 Myanmar 1 2,314,760 - 20 Nhật Bản 6 2,306,050 422,885 21 Hàn Quốc 6 1,961,000 - 22 Thụy Điển 2 1,935,900 912,000 23 Hồng Kông 6 1,881,513 394,558

24 Ba Lan 2 1,810,000 - 25 Australia 5 1,237,200 378,100 26 Bỉ 2 1,052,000 - 27 Cô oét 1 999,700 - 28 Nam Phi 1 950,000 - 29 British Virgin Islands 1 900,000 - 30 Brazil 1 800,000 -

31 Vương quốc Anh 3 500,000 -

32 Đài Loan 2 468,000 - 33 Italia 1 350,000 - 34 Uzbekistan 2 850,000 200,000 35 Bungari 1 152,280 - 36 Ấn Độ 1 150,000 - 37 Pháp 1 - -

(Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Theo thông tin từ Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính lũy kế đến hết năm 2009 vốn đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam đạt 7,73 tỷ USD với 465 dự án. Hiện các nhà đầu tư Việt Nam đã có mặt tại 51 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Điều này đã thể hiện những kết quả tích cực mà các doanh nghiệp cũng như Chính phủ đã đạt được trong quá trình đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ kinh tế đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời thể hiện quyết tâm của các doanh nghiệp Việt Nam để không bỏ lỡ các cơ hội đầu tư tốt, không bỏ lỡ những thị trường có triển vọng. Cũng trong năm 2009, nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam chuyển từ quy mô đầu tư nhỏ và vào các ngành nghề đơn giản sang các ngành nghề đòi hỏi kỹ thuật, công nghệ cao và trải đều ở tất cả các châu lục. Điểm đến cho đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam không chỉ là các thị trường quen thuộc mà còn mở sang cả những quốc gia vốn là các nhà đầu tư lớn của Việt Nam như Nhật, Mỹ, Hàn Quốc, Singapore… Phần lớn các doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài đã triển khai thực hiện dự án, trong đó có nhiều doanh nghiệp đã đi vào hoạt động có hiệu quả, đồng thời thúc đẩy các hoạt động xuất khẩu và tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam tại Lào, Campuchia, Mỹ, châu Phi.

Lào, Campuchia, Nga, Malaysia, Angieria,… vẫn là điểm đến đầu tư thu hút các doanh nghiệp Việt Nam. Phân bổ đầu tư ra nước ngoài đang có sự chuyển dịch và thay đổi. Trước đây, nước bạn Lào là thị trường đầu tư ra nước ngoài lớn nhất của Việt Nam thì sang năm 2010, Việt Nam đầu tư sang Campuchia nhiều nhất, với việc doanh nghiệp 2 nước ký thoả thuận hợp tác với tổng trị giá khoảng 6 tỷ USD tại Hội nghị xúc tiến đầu tư của Việt Nam vào Campuchia diễn ra ngày 26/12/2009 tại thành phố Hồ Chí Minh.

Như vậy, trong thời gian qua, hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam đang có xu hướng mở rộng ra các quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Ban đầu, các dự án chủ yếu được triển khai tập trung vào một số quốc gia là thị trường quen thuộc của Việt Nam như Lào, Liên Bang Nga, Campuchia và một số nước châu Á khác. Tuy nhiên, cùng với xu thế mở cửa nền kinh tế hội nhập với khu vực và thế giới, hiện các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang mạnh dạn đầu tư vào những thị trường mới đầy tiềm năng như Hoa Kỳ, Cộng hòa Séc, Bỉ, Hà Lan, Hồng Kông,...

Việt Nam đầu tư sang Lào đạt hiệu quả cao

Số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào cho biết, tính đến tháng 6/2009, Việt Nam đã có 186 dự án đầu tư trực tiếp vào Lào với tổng vốn đăng ký 2,08 tỷ USD, trong đó có 161 dự án đã triển khai.

Lĩnh vực được đầu tư vào Lào nhiều nhất là cây công nghiệp, khai thác và

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w