Bảng 2.1: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài được cấp giấy phép giai đoạn 1989-2008 phân theo ngành kinh tế

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 26)

Số dự án Vốn đăng ký (Triệu USD)

(*)

TỔNG SỐ 375 5.272

Nông – lâm – ngư nghiệp 70 669,5 Công nghiệp khai thác mỏ 46 2459,7 Công nghiệp chế biến 117 989,06 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt

và nước 2 562,6

Xây dựng 6 12,47

Thương nghiệp; Sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy, đồ dùng cá

nhân và gia đình 32 55,15 Khách sạn và nhà hàng 12 12,2 Vận tải; kho bãi và thông tin liên lạc 30 172,09 Các hoạt động liên quan đến kinh

doanh tài sản và dịch vụ tư vấn 77 371,29

Giáo dục 1 0,135

Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội 4 14,4 Hoạt động văn hoá và thể thao 1 19,5 Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng

đồng 4 2,8

(*) Bao gồm cả vốn tăng thêm của các dự án đã được cấp giấy phép từ các năm trước.

(Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Từ bảng trên, có thể thấy các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài chủ yếu vào ngành công nghiệp và xây dựng với 171 dự án, tổng vốn đăng ký lên tới 3988,27 triệu USD, chiếm 75,65%. Trong đó, vốn tập trung vào ngành công nghiệp khai thác với 2459,7 triệu USD và công nghiệp chế biến với 989,06 triệu USD đầu tư ra nước ngoài. Có thể kể đến một số dự án quy mô vốn đầu tư trên 100 triệu USD, như: Công ty cổ phần đầu tư và phát triển điện Việt-Lào đầu tư 2 dự án: dự án Thủy điện Xekaman 1 với tổng vốn đầu tư 441,6 triệu USD và dự án Thủy

điện Xekaman 3 với tổng vốn đầu tư 273 triệu USD; Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đầu tư 243 triệu USD thăm dò khai thác dầu khí tại Angiêri; Công ty Đầu tư phát triển dầu khí đầu tư 2 dự án thăm dò khai thác dầu khí tại Madagascar (vốn 117,36 triệu USD) và tại Iraq (vốn 100 triệu USD),….

Biểu đồ 2.2: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài phân theo ngành giai đoạn 1989-2008

(Nguồn: Tính toán từ bảng 2.1)

Tiếp theo là lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp với 70 dự án, tổng vốn đăng ký đạt 669,5 triệu USD, chiếm 12,7% về vốn và 18,6% về số dự án. Trong đó, đa số là dự án đầu tư trồng cao su, cây công nghiệp tại Lào với một số dự án quy mô lớn như: Công ty cổ phần cao su Dầu Tiếng Việt -Lào, vốn đầu tư 81,9 triệu USD; Công ty cao su Đắc Lắc, vốn đầu tư 32,3 triệu USD; Công ty cổ phần cao su Việt- Lào, vốn đầu tư 25,5 triệu USD,….

Đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực dịch vụ có 151 dự án, tổng vốn đăng ký 614,23 triệu USD, chiếm 11,65% vốn đăng ký và 40,3% về số dự án. Trong đó, có một số dự án lớn như: Công ty viễn thông quân đội Viettel đầu tư 27 triệu USD tại

Campuchia để khai thác mạng viễn thông di động, Công ty cổ phần đầu tư Việt Sô đầu tư 35 triệu USD để xây dựng Trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê tại Moscow - Liên bang Nga, Công ty dịch vụ kỹ thuật dầu khí đầu tư 21 triệu USD tại Singapore để đóng mới tàu chở dầu,.... Còn lại là các dự án có quy mô vừa và nhỏ đầu tư vào các địa bàn như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc....

2.3.1. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài vào ngành công nghiệp và xây dựng

Theo số liệu từ bảng 2.1, vốn đầu tư đăng ký của các dự án trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng trong giai đoạn 1989-2008 chiếm 3011,5 triệu USD, chiếm 75,65% tổng vốn đầu tư ra nước ngoài, gấp 6,1 lần vốn đầu tư vào ngành nông – lâm – ngư nghiệp và 6,7 lần vốn đầu tư vào ngành dịch vụ. Trong đó, các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài chủ yếu vào các ngành công nghiệp nặng và xây dựng như khai thác dầu khí, sản xuất – chế biến đồ gia dụng, vật liệu xây dựng (chiếm 62,8% số dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp).. Đáng chú ý là các dự án đầu tư vào lĩnh vực dầu khí như dự án thăm dò, khai thác dầu khí tại Madagasca, tổng vốn đầu tư 117,3 triệu USD do Tổng Công ty đầu tư phát triển dầu khí thực hiện được cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài vào tháng 10/2007; dự án đóng mới tàu chở dầu của Công ty dịch vụ kỹ thuật dầu khí triển khai tại Singapore với số vốn 22,7 triệu USD; dự án thăm dò, khai thác dầu khí tại Angieri do Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam triển khai với số vốn 150 triệu USD,...

Công nghiệp dầu khí là lĩnh vực có số vốn đầu tư thực hiện lớn nhất trong số các lĩnh vực của ngành công nghiệp. Số vốn đầu tư thực hiện của ngành dầu khí chiếm đến 80% tổng vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam. Chính thức khởi động từ năm 1998 với một số dự án đầu tư tại Iraq, Mông Cổ và Malaysia, nhưng từ khi thành lập Công ty Đầu tư Phát triển Dầu khí (PIDC), chuyên triển khai dầu tư ra nước ngoài, thuộc Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) đã thu được nhiều kết quả từ hoạt động tìm kiếm thị trường mới. Hiện nay, các hợp đồng đầu tư ra nước ngoài đang được các nhà thầu và PIDC tích cực triển khai. Các bên tham gia đã khoan 5 giếng thăm dò thẩm lượng, trong đó hợp đồng PM-304 (PIDC góp 15% cổ phần) triển khai tại Malaysia đã bước vào

giai đoạn phát triển và thu được kết quả khả quan, với mục tiêu có dòng dầu đầu tiên từ mỏ Cendor. Theo dự báo của Petro Vietnam, mỏ Cendor có trữ lượng khoảng 35-40 triệu thùng dầu, giai đoạn đầu cho mức sản lượng dự kiến khoảng 12.000 thùng/ngày. Bên cạnh đó, hai hợp đồng thăm dò thẩm lượng dầu khí tại Angieri do PIDC điều hành (chiếm 40% cổ phần) hiện đang triển khai khoan thẩm lượng, thăm dò các phát hiện dầu và cấu tạo triển vọng. Tại một giếng khoan đã có dấu hiệu triển vọng, dự báo trữ lượng khai thác khoảng 150-200 triệu thùng.

Theo đánh giá của Petro Vietnam, tổng trữ lượng dầu khí của các phát hiện từ các hợp đồng đầu tư ra nước ngoài hiện có khoảng 120 triệu m3 dầu, trong đó phần mang về nước (tính theo tỷ lệ Petro Vietnam tham gia) khoảng 80 triệu m3. Petro Vietnam đặt mục tiêu giai đoạn 2005-2010 tập trung đẩy nhanh tiến độ tìm kiếm dự án mới ở nước ngoài để ký được hợp đồng 6-7 dự án thăm dò dầu khí và khai thác, gia tăng trữ lượng dầu khai thác ở nước ngoài khoảng 45-50 triệu tấn.

Công nghiệp nhẹ cũng là lĩnh vực được các nhà đầu tư Việt Nam quan tâm. Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, nếu như năm 2005, số dự án đầu tư ra nước ngoài vào ngành công nghiệp nhẹ mới có 12 dự án thì đến 2006, đã có thêm 5 dự án với tổng vốn 14,196 triệu USD, chiếm 1,96% tổng vốn đầu tư của cả ngành công nghiệp, trong đó vốn đầu tư thực hiện là 3,38 triệu USD, chủ yếu tập trung vào ngành công nghiệp chế biến. Như vậy, số lượng dự án đầu tư vào lĩnh vực này đang có xu hướng gia tăng. Tính chung giai đoạn 1989-2008, số dự án đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến là 117 dự án, với tổng vốn đầu tư đăng ký 729,9 triệu USD, chiếm 24,3% tổng vốn đầu tư vào toàn ngành công nghiệp.

Bảng 2.2: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài vào ngành công nghiệp

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w