THỊ 2.5: QUY MÔ VỐN TRUNG BÌNH VÀ TỐC ĐỘ TĂNG OFDI GIAI ĐOẠN 1998-2010

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM (Trang 68 - 74)

Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài

Thị trường được doanh nghiệp Việt Nam tập trung đầu tư là châu Á, trong đó 2 thị trường truyền thống là Lào và Campuchia chiếm phần lớn số dự án và lượng vốn đầu tư. Với vị trí gần gũi, văn hóa tương đồng, và lợi thế về trình độ phát triển cao hơn, doanh nghiệp Việt Nam nhanh chóng “tiến quân” sang hai nước này, tận dụng nguồn tài nguyên phong phú và những chính sách thu hút đầu tư tại đây. Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam còn đang tiếp cận các thị trường mới như Venezuela ở châu Mỹ; Mozambique,

Angiêri, và Madagasca ở châu Phi. Đây đều là những nước kém phát triển, có nguồn tài nguyên dồi dào, thị trường đầu tư còn nhiều “khoảng trống” phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp Việt Nam.

Các doanh nghiệp Việt Nam ĐTTTRNN trên cả 3 lĩnh vực: công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ. Tuy nhiên, lĩnh vực đầu tư chủ yếu của doanh nghiệp Việt Nam là công nghiệp khai khoáng, đặc biệt là khảo sát thăm dò và khai thác dầu khí. Đây không chỉ là lĩnh vực đầu tư truyền thống của các doanh nghiệp Việt Nam mà hiện nay vẫn là lĩnh vực được các doanh nghiệp quan tâm và được Nhà nước khuyến khích ĐTTTRNN. Các dự án thăm dò khai thác dầu khí đã được các doanh nghiệp mà đặc biệt là Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam triển khai ở nhiều quốc gia trên khắp các Châu lục như Angiêri, Madagasca, Iraq… với quy mô lớn. Bên cạnh đó, nhiều lĩnh vực mới cũng đã được các nhà đầu tư quan tâm như dịch vụ viễn thông, dịch vụ giải trí, tài chính ngân hàng, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, giáo dục đào tạo…

2.3.1.1. Những kết quả đạt được đối với Nhà nước

Các dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đóng góp thêm cho Ngân sách Nhà nước

Cũng như các nhà đầu tư trong nước, các doanh nghiệp tiến hành đầu tư ở nước ngoài cũng phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước Việt Nam. Những nghĩa vụ đó đã được quy định rõ trong Luật Đầu tư năm 2005 và các Nghị định hướng dẫn luật có liên quan. Trong các nghĩa vụ đó có nghĩa vụ về tài chính của doanh nghiệp đối với Nhà nước. Khi hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp có kết quả tốt, đạt lợi nhuận cao thì lợi nhuận chuyển về nước và thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ đóng góp một phần không nhỏ vào Ngân sách Nhà nước cũng như tăng vốn cho phát triển nền kinh tế vĩ mô của đất nước.

Việc đầu tư trực tiếp ra nước ngoài nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế

Việc doanh nghiệp Việt Nam thực hiện đầu tư sang 55 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới chứng tỏ Việt Nam đang có những bước phát triển nhất định. Việc đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam đã giải quyết việc làm, nâng cao trình độ công nghệ, kinh nghiệm quản lý cho nước tiếp nhận đầu tư có trình độ phát triển thấp hơn Việt Nam như Lào, Campuchia, Myammar, các nước châu Phi… Để thúc đẩy việc đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam, các nước này không ngừng tăng cường quan hệ ngoại giao và tạo nhiều điều khiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình đầu tư tại quốc gia mình. Nhờ những dự án này, Việt Nam tạo được mối quan hệ khăng khít hơn với nhiều nước cả về kinh tế lẫn chính trị, từ đó nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế. Mặt khác hiện nay, nhiều doanh nghiệp Việt Nam cũng đã tiến hành đầu tư sang các quốc gia phát triển dựa trên khả năng tài chính, kinh nghiệm khai thác cơ hội đầu tư tiến tới hợp tác đầu tư, điều đó cho thấy vị thế đang lên của Việt Nam trên trường quốc tế.

Hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài giúp Việt Nam phát huy được những lợi thế vốn có.

Mặc dù không có lợi thế về công nghệ hay vốn nhưng doanh nghiệp Việt Nam lại biết tìm đến những nền kinh tế yếu hơn mình để chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm sản xuất; hay đầu tư vào các nước có điều kiện ưu đãi đối với nhà đầu tư nước ngoài để tận dụng tối đa những ưu đãi này. Nông nghiệp là ngành mà Việt Nam có thể tận dụng được nhiều lợi thế vốn có nhất. Với truyền thống nông nghiêp lâu đời, các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực này đã sớm tích lũy được nhiều kinh nghiệm. Tuy nhiên, quỹ đất của Việt Nam đang ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất và

các tài nguyên khác đang xuống cấp. Ngược lại, Lào và Campuchia lại rất lúng túng về phương thức sản xuất, và nhiều tài nguyên, đặc biệt là đất đai bị để không một cách lãng phí. Bởi vây, các doanh nghiệp Việt Nam đã nhanh chóng tổ chức thành công các dự án trồng cây cao su tại Lào, Campuchia, trổng lúa tại Campuchia... Hơn nữa, chất lượng lực lượng lao động của hai nước láng giềng này đều thấp đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp sự dụng nhân lực của Việt Nam, góp phần giải quyết vấn đề việc làm trong nước.

Giải quyết một phần nhu cầu nguyên liệu, năng lượng trong nước

Đầu tư khai khoáng là ngành trọng tâm của công nghiệp Việt Nam. Tính theo giá trị vốn đầu tư lũy kế đến hết tháng 2/2011, vốn đầu tư vào công nghiệp khai khoáng đã chiếm tới 43%. Trong năm 2009, vốn đầu tư của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam chiếm đến 69% tổng giá trị đầu tư. Tháng 4 vừa qua, Tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản Việt Nam (TKV) đã bắt đầu đưa công nhân sang Campuchia để triển khai thăm dò trữ lượng quặng bauxite ở tỉnh Mundikiri với tổng diện tích thăm dò khoảng 1.500 km2.. Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, Tổng công ty thủy điện Sông Đà cũng triển khai nhiều dự án thủy điện lớn tại Campuchia và Lào. Tất cả những dự án này đều đã kí hợp đồng xuất khẩu dầu khí, điện và khoáng sản khác về Việt Nam. Với những dự án OFDI này, Việt Nam sẽ giải quyết được một phần đáng kể nhu cầu về nguyên liệu trong tình hình nguồn tài nguyên trong nước đang cạn kiệt dần.

2.3.1.2. Những kết quả đạt được đối với doanh nghiệp

Giúp các doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn có hiệu quả hơn, thu được lợi nhuận cao hơn

Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam đang gặp nhiều bất cập: lạm phát tăng cao, đồng tiền mất giá, cơ sở hạ tầng thiếu… thì việc ĐTTTRNN

giúp các doanh nghiệp tìm kiếm nơi có tỷ suất lợi nhuận cao hơn cho đồng vốn của mình. Ví dụ như hệ thống giao thông thuận lợi ở Lào, Campuchia, Trung Quốc giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí vận tải; tiền lương thấp ở Lào, Myammar giúp doanh nghiệp giảm được chi phí sản xuất; hàng hóa xuất khẩu từ Campuchia chịu thuế suất thấp hơn hàng xuất khẩu của Việt Nam (60.000 mặt hàng xuất khẩu từ Campuchia sang Mỹ không bị đánh thuế) giúp doanh nghiệp giảm được một khoản tiền thuế đáng kể khi xuất khẩu hàng từ Campuchia .... Ngoài ra, những ưu đãi về thuế, thủ tục hành chính, hỗ trợ khác từ nước tiếp nhận đầu tư đã làm tăng tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp.

Mở rộng được thị trường tiêu thụ sản phẩm

Sau hơn 20 năm đổi mới đất nước, một số thị trường ở Việt Nam đã trở nên bão hòa. Hơn nữa, sau khi Việt Nam gia nhập WTO, sự cạnh tranh trở nên gay gắt hơn và nhiều doanh nghiêp có nguy cơ mất dần thị trường truyền thống của mình. Đứng trước nguy cơ này, doanh nghiệp Việt Nam, bên cạnh việc củng cố thị trường trong nước, đã đầu tư mở rộng thị trường ra nước ngoài. Việc doanh nghiệp lựa chọn các nước đang phát triển chưa gia nhập WTO là sự lựa chọn đúng. Những nước này vẫn đặt nặng hàng rào bảo hộ (các nước châu Phi; Venezuela đưa ra chính sách quốc hữu hóa tất cả công ty khai thác dầu mỏ nước ngoài) tạo điều kiện cho việc chiếm lĩnh thị trường của doanh nghiệp Việt Nam, giảm sự cạnh tranh với các doanh nghiệp nước khác, đặc biệt khi Việt Nam có quan hệ ngoại giao tốt với những nước này.

Tránh được hàng rào bảo hộ thương mại của các nước nhận đầu tư

Trong điều kiện hiện nay, khi xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng phổ biến đối với các quốc gia, thì các hàng rào thuế quan đang dần được dỡ bỏ. Thay vào đó, để bảo hộ sản xuất trong nước, các quốc

gia sẽ sử dụng hàng rào bảo hộ phi thuế quan hay hàng rào bảo hộ thương mại ngày một tinh vi, đó có thể là hạn ngạch nhập khẩu, các rào cản kĩ thuật, rào cản môi trường, tiêu chuẩn chất lượng… Điều đó khiến cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ. ĐTTTRNN để thành lập các cơ sở sản xuất kinh doanh ngay tại nước sở tại không chỉ giúp các doanh nghiệp tránh được hàng rào bảo hộ thương mại của nước nhận đầu tư, mà còn giảm đáng kể chi phí vận chuyển, bảo quản, bảo hiểm… đồng thời lại hạn chế không phải cạnh trạnh với nhiều doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng đó từ nước ngoài.

Tạo cơ hội tiếp thu khoa học công nghệ mới, tích lũy thêm kinh nghiệm từ thị trường quốc tế.

Đầu tư ra thị trường quốc tế còn là một cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam học tập và tích lũy nhiều kinh nghiệp quý báu mà trong nước không có được. Khi đầu tư ra các nước phát triển, doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội học hỏi và tiếp thu những tiêu chuẩn quốc tế từ tác phong công nghiệp, phương thức đàm phán… cho tới những công nghệ tiên tiến, hiện đại, cơ chế quản lý tài chính, nhân sự….Ngay cả khi đầu tư ra những nước kém phát triển hơn, doanh nghiệp Việt Nam cũng học được nhiều điều. Ví dụ như các nhà quản lý Viettel, vốn quen với tác phong quân đội trong nước, phải tự thay đổi mình để phù hợp với nhân viên Lào, vốn có cách giao tiếp nhẹ nhàng.

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân cơ bản của hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam

2.3.2.1. Hạn chế của hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam

Một là, quy mô vốn của các dự án đầu tư còn nhỏ. Đây là yếu điểm dễ

sánh các dự án OFDI của Việt Nam với các nước trên thế giới, có thể thấy ngay quy mô của doanh nghiệp Việt Nam còn quá nhỏ bé. Tổng vốn OFDI cộng dồn qua hơn 20 năm chỉ đạt 10 tỷ USD, tương đương với mức vốn OFDI của Nhật Bản trong năm 1986. Ngay trong thời kì mới mở cửa, Trung Quốc cũng chỉ cần mất bốn năm để có mức OFDI cộng dồn đạt trên 10 tỷ USD3. Trên hai thị trường lớn nhất của doanh nghiệp Việt Nam ĐTTTRNN là Lào và Campuchia, vốn đầu tư của Việt Nam vẫn còn thua nhiều nước khác. Với Lào, Việt Nam chỉ đứng thứ 3 về số lượng vốn đầu tư, sau Thái Lan và Trung Quốc. Lượng vốn này chỉ bằng 1/3 lượng vốn của Thái Lan, nước đầu tư lớn nhất tại Lào. Ở Campuchia, thị trường lớn thứ hai của Việt Nam, Việt Nam cũng chỉ đứng ở vị trí thứ sáu xét trên quy mô vốn.

Nếu so với số vốn FDI Việt Nam thu hút được thì hoạt động xuất khẩu vốn cũng thực sự còn quá khiêm tốn. Trong hai năm gần đây, mặc dù vốn FDI vào Việt Nam có xu hướng giảm sút, và việc ĐTTTRNN tăng nhanh nhưng đến năm 2010, vốn OFDI vẫn chỉ bằng khoảng 1/6 vốn FDI của Việt Nam. So với tổng vốn FDI trong hơn 20 năm là 214 tỷ USD, số vốn lũy kế OFDI chỉ bằng 4.6%.

Đồ thị 2.6: Vốn OFDI và FDI của doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 1998-2010

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM (Trang 68 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w