THỊ 2.6: VỐN OFDI VÀ FDI CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1998-2010

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM (Trang 74 - 109)

3OFDI của Trung Quốc từ năm 1991 đến năm 1994 lần lượt là 1; 4; 4,3; 2 tỷ USD. Vốn

Nguồn: Tổng cục thống kê, Bộ Kế hoạch và đầu tư

Hai là, lĩnh vực ĐTTTRNN của các doanh nghiệp Việt Nam không

hợp lý. Lĩnh vực ĐTTTRNN của doanh nghiệp Việt Nam không đa dạng. Mặc dù doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trên cả ba lĩnh vực: công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ nhưng phạm vi đầu tư trong từng lĩnh vực còn hạn hẹp. Các doanh nghiệp mới chỉ tập trung đầu tư vào các 3 ngành sản: thăm dò, khai thác tài nguyên, khoáng sản, và xây dựng thủy điện trong lĩnh vực công nghiệp; trồng cây cao su trong lĩnh vực nông nghiệp, trong đó các dự án khai khoáng dầu khí chiếm tỷ trọng vốn rất lớn. Việc đầu tư vào những lĩnh vực này có rủi ro cao do phụ thuộc nhiều vào nguồn tài nguyên và điều kiện tự nhiên của nước bản địa, và thời gian thu hồi vốn dài. Ví dụ như với để lấy mủ cao su cần phải mất ít nhất 5 đến 7 năm chăm sóc. Với thời gian đợi dài như vậy, những rủi ro như mưa bão, lốc xoáy, cháy rừng đều có thể gây thiệt hại cho nhà đầu tư. Những dự án khai thác dầu khí cũng cần vài năm để thăm dò địa hình, xây dựng, lắp đặt nhà máy, đường dẫn dầu… Nhiều dự án của PVN sau nhiều năm đầu tư, đến nay vẫn chưa cho ra sản phẩm. Trong khi đó, những ngành công nghiệp, dịch vụ hiện đại, mang lại lợi nhuận cao

như những ngành công nghệ thông tin, nguyên vật liệu mới… chưa được doanh nghiệp nào đầu tư.

Ba là, tỷ lệ vốn thực hiện thấp. Theo thống kê của Cục Đầu tư nước

ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dự án đầu tiên của doanh nghiệp Việt Nam ĐTTTRNN vào năm 1989 với số vốn 0,6 triệu USD đã không được thực hiện. Từ đó đến nay, có nhiều dự án được cấp phép ĐTTTRNN nhưng số vốn đầu tư thực hiện thấp hơn nhiều so với vốn đăng ký và vốn pháp định. Ví dụ năm 2002 có 15 dự án được cấp phép ĐTTTRNN với số vốn đăng ký là 170,9 triệu USD, vốn pháp định 134,5 triệu USD nhưng vốn thực hiện chỉ đạt 1,7 triệu USD. Tính đến 22/2/2007, tổng số vốn đầu tư đăng ký là hơn 1 tỷ USD nhưng vốn đầu tư thực hiện mới chỉ ở mức 88,66 triệu USD. Vào tháng 6/2010, khi bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản yêu cầu chủ đầu tư của 516 dự án ĐTRNN báo cáo tình hình thực hiện và hoạt động của dự án, chỉ có 300 dự án thực hiện báo cáo, 149 dự án không thấy phản hồi và 69 dự án đã “bốc hơi”, không còn ở địa chỉ cũ.

Những dự án “ma” này thường là những dự án của các công ty vừa và nhỏ, đầu tư gần biên giới. Ví dụ như, dọc đường 9 tỉnh Savanakhet, Lào, có một số doanh nghiệp Việt Nam sang đăng ký kinh doanh, nhưng sau khi nhận đất, khai thác gỗ thì họ bỏ cuộc với lý do hết vốn. Để tránh tình trạng chuyển nhượng dự án mà không triển khai đã từng xảy ra, phía Lào đã phải chủ trương: “Cần có công văn thể hiện sự ủng hộ của Chính phủ VN, Chính phủ VN tin cậy, tài trợ cho doanh nghiệp nào, thì Lào tin cậy, cấp phép cho doanh nghiệp đó”. Hiện tượng này đã làm xấu hình ảnh của doanh nghiệp Việt Nam ở các nước tiếp nhận đầu tư, làm nản lòng không ít các cơ quan quản lý đầu tư của nước bạn.và sẽ ảnh hướng tới việc đầu tư của Việt Nam sau này.

Bốn là, hiệu quả các dự án chưa cao. Mặc dù số dự án và lượng vốn

OFDI liên tục tăng nhanh nhưng tỷ suất lợi nhuận của chúng lại rất thấp. Theo cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giai đoạn 1989- 2010, mức lợi nhuận dự án OFDI chỉ đạt 2,02%. Tính đến hết năm 2010, có 300/500 dự án báo cáo lợi nhuận nhưng vốn chuyển về nước lũy kế chỉ đạt 39 triệu USD. Các dự án chiếm tỷ trọng vốn lớn của doanh nghiệp nhà nước hầu hết chưa có lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận (so sánh lợi nhuận chuyển về nước với vốn chuyển ra nước ngoài) cũng có tỷ lệ rất thấp, bình quân chỉ đạt 0,46% cho giai đoạn 1989 – 2010.

Đặc biệt, lĩnh vực dầu khí, mặc dù đã chuyển ra nước ngoài khoảng 900 triệu USD (chiếm khoảng 40% tổng số vốn đã chuyển ra nước ngoài) nhưng thực tế đây lại là các dự án dàn trải về địa bàn đầu tư, tiềm ẩn rủi ro về chính trị, kinh tế tại nước tiếp nhận đầu tư. Đơn cử như Petro Vietnam hiện đã phải dừng 6/25 dự án do không thu được lợi nhuận từ các dự án này, trong khi số tiền đã chi cho 6 dự án là 10,6 triệu USD. Với 5 dự án của TKV tại Lào và Campuchia thì hiện đã dừng 1 dự án với số tiền đã chuyển để thực hiện dự án là 1,56 triệu USD. Trong số 4 dự án còn lại chỉ có 1 dự án có khả năng phát triển mỏ để khai thác, 3 dự án còn lại trữ lượng không đủ lớn để đầu tư khai thác và chế biến quy mô lớn. Hiện tượng này cho thấy, về ngắn hạn, ĐTRNN đã và đang tạo nên sự mất cân đối giữa dòng tiền đầu tư ra và dòng tiền chuyển về nước của các dự án ĐTTTRNN.

2.3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế

• Nguyên nhân từ bên ngoài

Luật pháp của nước tiếp nhận đầu tư gây khó khăn cho doanh nghiệp

Việt Nam. Ví dụ như ở Nga, thủ tục xin cấp phép đầu tư rất phức tạp, đòi hỏi chứng minh tài chính, yêu cầu một khoản tiền nhất định trong tài khoản của chủ đầu tư. Chính vị vậy, thời gian để hoàn thành thủ tục đầu tư tại Nga là

khoảng 3 năm. Ở Venezuela, chính phủ đột nhiên ra quyết định quốc hữu hóa toàn bộ nhà máy khai thác dầu mỏ của nước ngoài, tạo nguy cơ tiềm ẩn cho dự án khai thác dầu khí lô Junin-2 của PVN.

Tình hình chính trị của nước tiếp nhận đầu tư cũng ảnh hưởng nhiều

tới quá trình thực hiện dự án và hiệu quả đầu tư. Với tình hình chính trị bất ổn của Irag những năm qua, dự án dầu khí trị giá gần 100 triệu USD của PVN ở đây vẫn chưa thể triển khai. Hay gần đây là những bất ổn chính trị- quân sự tại Lybya đang gây khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại quốc gia này.

• Nguyên nhân từ phía chính phủ Việt Nam

Nhận thức về tính tất yếu của hoạt động đầu tư nước ngoài còn nhiều hạn chế

Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, mới thoát khỏi vị trí 1 nước có thu nhập thấp vào, nền kinh tế còn yếu và cần nhiều vốn đề thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bởi vậy, mục tiêu hàng đầu của chính phủ các cấp từ TW đến địa phương là thu hút nguồn vốn FDI từ nước ngoài mà không nghĩ đến chuyện ĐTTTRNN. Bên cạnh đó, bởi có nhiều ý kiến cho rằng việc đưa vốn ra nước ngoài sẽ làm giảm sút nguồn vốn trong nước, ảnh hưởng đến việc làm của người dân và gây thất thoát ngoại tệ nên vai trò của OFDI những năm qua không được quan tâm. Nhưng trái lại, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài sẽ tạo cơ hội tìm kiếm thêm lợi nhuận cho các doanh nghiệp khi mà thị trường trong nước phải cạnh tranh ngày càng gay gắt. Đồng thời qua hoạt động OFDI Nhà nước cũng gia tăng nguồn thu từ khoản đóng góp theo nghĩa vụ của các doanh nghiệp.

Khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp ĐTRNN hiện nay vẫn là khâu thủ tục hành chính. Quy định thẩm định cấp phép cho các dự án ĐTTTRNN còn chậm, chưa rõ ràng. Một số dự án thuộc diện cấp phép đầu tư nhưng trong quá trình xử lý vẫn tiến hành lấy ý kiến các Bộ, ngành làm kéo dài thời gian cấp phép. Mặc dù nghị định đã quy định thời gian cấp phép ĐTTTRNN không quá 30 ngày, nhưng vẫn có dự án kéo dài đến cả năm làm cho doanh nghiệp mất cơ hội đầu tư. Cụ thể, Công ty Thạch Bàn có dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất đá granít và gạch đỏ tại Nga, nhưng đã không thành công do thủ tục cấp phép trong nước quá chậm. Dự án trình 3 năm không được cấp phép đầu tư.

Nghị định 78 quy định, quá thời hạn 12 tháng, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đầu tư mà dự án không được nước tiếp nhận chấp thuận, hoặc quá thời hạn 6 tháng, kể từ ngày dự án được cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận mà dự án không được triển khai thì nhà đầu tư phải có văn nêu rõ lý do và đề nghị kéo dài thời gian triển khai dự án hoặc đề nghị chấm dứt dự án gửi bộ Kế hoạch và Đầu tư. Quy định này cùng với thủ tục hành chính rườm rà đang gây khó khăn cho những doanh nghiệp muốn đầu tư sang Nga khi mà thủ tục xin cấp phép đầu tư ở Nga kéo dài khoảng 3 năm.

Cơ chế quản lý ngoại tệ đối với hoạt động ĐTRNN còn nhiều bất cập

Các ngân hàng thương mại chưa có cơ chế quản lý nguồn tiền vay khi họ không có văn phòng đại diện tại quốc gia mà doanh nghiệp đầu tư. Cơ chế quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước hiện nay chưa có quy định về quản lý dòng tiền ĐTTTRNN đã làm các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng ngần ngại trong việc cung cấp vốn cho doanh nghiệp. Sự thiếu hụt vốn đã khiến cho một số dự án chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.

Vướng mắc nhất là cơ chế vay ngoại tệ để ĐTTTRNN. Việc vay ngoại tệ đã quy định trong Nghị định 78/2006/NĐ-CP và thông tư số 10/2006/TT-NHNN. Theo đó, khách hàng vay phải có dự án đầu tư không thuộc danh mục các lĩnh vực bị cấm, hạn chế ĐTTTRNN theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; có đủ các điều kiện ĐTTTRNN và chuyển vốn ĐTTTRNN quy định tại Điều 4, khoản 1 Điều 23 Nghị định 78; các điều kiện quy định tại Điều 7 quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo QĐ số 1627 của Thống đốc NHNN; có vốn chủ sở hữu tham gia vào tổng mức vốn đầu tư của dự án ĐTTTRNN theo quy định của tổ chức tín dụng.

Không chỉ khó khăn về vốn, hiện nay các thủ tục về chuyển tiền ra nước ngoài cũng gây nhiều bức xúc cho doanh nghiệp. . Khi chuyển tiền ra nước ngoài thủ tục phải thực hiện theo quy định của NHNN. Trong khi thủ tục chuyển tiền đã được ban hành rất lâu, khi mà nguồn ngoại tệ quốc gia còn hạn hẹp và khái niệm ĐTTTRNN còn rất xa lạ nên gần như doanh nghiệp không nhận được hỗ trợ gì. Hiện nay các doanh nghiệp phải chờ đợi rất nhiều thủ tục, vì các quy định về ĐTTTRNN đã trở nên rất lạc hậu so với thực tế. Chẳng hạn như công ty cao su Việt Lào sau khi đã có giấy phép đầu tư được gần 1 tháng vẫn chưa thể tiến hành trồng cao su tại tỉnh Campasak, Lào vì ngân hàng không thể chuyển tiền sang Lào khi chưa có giấy phép chuyển ngoại tệ của ngân hàng Trung ương. Sự chậm chễ này kiến công ty bị ứ đọng hàng chục tỷ đồng vốn và gây thất thoát hàng trăm triệu.

Sự phối hợp giữa cơ quan chức năng của Chính phủ (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính…) trong việc quản lý dự án đầu tư còn nhiều hạn chế

Một dự án được phê duyệt thường phải chờ đợi các bộ lấy ý kiến của nhau về tính khả thi của dự án đầu tư là cho thời gian cấp phép kéo dài, khiến cho nhiều doanh nghiệp mất cơ hội đầu tư của mình.

Các hiệp định song phương ký giữa chính phủ Việt Nam với Chính phủ nước bạn thường không được công bố công khai, nhất là những ưu đãi mà hai Chính phủ dành cho nhau, thành ra công việc của bộ nào bộ ấy quản lý và chỉ định luôn doanh nghiệp bộ đó thực hiện. Như vậy, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh khó có cơ hội tham gia.

Chưa có cơ quan chuyên môn hỗ trợ đầu tư nước ngoài

Những vấn đề liên quan đến nguồn vốn OFDI hiện nay đều do Cục Đầu tư nước ngoài thuộc bộ Kế hoạch đầu tư đảm nhiệm. Tuy nhiên, cục này cũng kiêm luôn cả việc quản lý nguồn vốn FDI nên có thể nói hiện nay chưa có một cơ quan chuyên trách về nguồn vốn OFDI. Thêm vào đó, Cục đầu tư nước ngoài, giống như nhiều cơ quan khác, chú trọng thú đẩy việc thu hút FDI hơn OFDI nên những hỗ trợ của Cục đối với OFDI vẫn còn hạn chế. Việt Nam cũng chưa tổ chức được cơ quan quản lý nào ở nước ngoài để theo dõi đánh giá chất lượng và tiến độ dự án ngay tại chỗ. Đây là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng có nhiều dự án “bốc hơi”, nhiều dự án khác giấu lãi, hoặc cố tình không chuyển vốn về nước.

Quá dễ dãi đối với hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp nhà nước

Chính phủ đang để cho nhiều doanh nghiệp, tập đoàn của mình đua nhau đưa vốn ra nước ngoài mà không có cơ chế giám sát, quản lý chặt chẽ. Thực tế cho thấy, doanh nghiệp hay tập đoàn nhà nước thường nhận được sự

hỗ trợ vốn dễ dàng hơn những doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Họ luôn là chủ đầu tư của những dự án ĐTTTRNN có số vốn lớn nhất nhưng lợi nhuận thu được lại không đáng kể. Việc tập đoàn tàu biển Vinashin vỡ nợ, tập đoàn Vinaline bị đối tác Trung Quốc giữ tàu… đã chứng thực năng lực kinh doanh yếu kém của các tập đoàn nhà nước, và nguồn vốn ĐTTTRNN của những doanh nghiệp này đang bị sử dụng lãng phĩ, phi hiệu quả là việc nhãn tiền. Tuy nhiên, cho tới nay, chính phủ vẫn chưa có hành động cụ thể nào để kiểm tra, giám sát hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung, cũng như hoạt động ĐTTTRN của doanh nghiệp nhà nước nói riêng.

• Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp Việt Nam

Tiềm lực tài chính của đa số các doanh nghiệp còn yếu

Nguyên nhân chủ yếu của việc vốn thực hiện thấp là do năng lực tài chính của doanh nghiệp Việt Nam còn yếu. Trong bối cảnh đất nước đang thiếu đô-la trầm trọng, ngay cả các tập đoàn lớn được Nhà nước hỗ trợ cũng không thoát khỏi tình trạng thiếu vốn. Thêm vào đó, phần lớn các dự án đầu tư ở nước ngoài đều có quy mô lớn, mang tính dài hạn, tập trung vào các lĩnh vực có thời gian thu hồi vốn dài, hiệu quả đầu tư chưa được lượng hóa rõ. Các dự án khai khoáng, dầu khí, thủy điện chỉ có thể thực hiện sau quá trình nghiên cứu, thăm dò dài hơi và tốn kém; quá trình xây dựng cũng đòi hỏi một khoản chỉ phí khổng lồ. Trồng cây cao su cũng cần thời gian dài, phải đợi ít nhất ba năm mới có thể lấy mủ; phải chịu nhiều rủi ro từ điều kiện tự nhiên… Với những dự án như vậy, nếu doanh nghiệp không có nguồn tài chính mạnh thì rất dễ “chết yếu” gây thiệt hại không chỉ đối với doanh nghiệp mà còn cho cả đất nước.

Hơn nữa, nguồn vốn yếu cũng là nguyên nhân khiến cho doanh nghiệp Việt Nam khó lòng tiếp cận được với thị trường quốc gia phát triển. Kinh nghiệm ĐTTTRNN Trung Quốc, Singapore, Hàn Quốc và một số nước

mới nổi khác đã chỉ ra các nước đang phát triển muốn thâm nhập thị trường các quốc gia phát triển thì phương thức đạt hiệu quả nhất là đầu tư vào cổ phiểu của những công ty tương đối thành công của quốc gia đó, trở thành cổ đông có quyền điều hành công ty và sau đó là tiến hành sáp nhập, mua lại.

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM (Trang 74 - 109)