.Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài : là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam, tự quản lý và tự chịu tráchnhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh.. Thứ
Trang 1I Đầu tư ra nước ngoài ở Việt Nam
1 Khái quát tình hình đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam
2 Thành tựu đầu tư ra nước ngoài của việt Nam
3 Hạn chế của đầu tư trực tiếp nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam
4 Xu hướng trong thời gian tới
II: Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
1 Khái quát về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
2 Thành tựu đạt được trong những năm qua
3 Hạn chế của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
4 Xu hướng trong thời gian tới
Phần 3: Giới thiệu một số doanh nghiệp và nhận xét , đánh giá
1 Đầu tư của công ty Viettel sang campuchia
2 Đầu tư của tập đoàn Canon Nhật Bản vào công ty TNHH Canon Việt Nam
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU:
Việt Nam xuất phát từ nền văn minh lúa nước Nền kinh tế của các nước ngày càng phát triển trong khi nước ta vẫn nghèo và tụt hậu.Vì vậy nhiệm vụphát triển kinh tế của nước ta trong những năm tới là vượt qua tình trạng củamột nước nghèo, nâng cao mức sống của nhân dân và từng bước hội nhập vào quỹ đạo kinh tế Thế Giới
Trong xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá với qui mô và tốc độ ngày cànglớn đã tạo ra một nền kinh tế sôi động mà ở đó tính phụ thuộc giữa các nước,các quốc gia ngày càng tăng Cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoahọc công nghệ và cách mạng khoa học công nghệ và cách mạng thông tin đãthúc đẩy mạnh mẽ quá trình đổi mới cơ cấu kinh tế tạo nên sự dịch chuyểnvốn giữa các quốc gia Đặc biệt là nhu cầu vốn đầu tư để Công nghiệp hoá -Hiện đại hoá (CNH - HĐH) của các nước phát triển rất lớn Mặt khác ở cácnước phát triển dồi dào vốn và công nghệ, họ muốn tìm kiếm những nơithuận lợi, chi phí thấp để hạ giá thành sản phẩm và chiếm lĩnh thị trường tiêuthụ Chính điều đó đã tạo nên một sự thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư nướcngoài và đặc biệt phổ biến nhất vẫn là hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài
Phần 1:Lý thuyết
1 Khái niệm
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI: Foreign Direct Investment) là hìnhthức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằngcách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh Cá nhân hay công ty nước ngoài
đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này
Tổ chức Thương mại Thế giới đưa ra định nghĩa như sau về FDI: Đầu
tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước
Trang 3chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùngvới quyền quản lý tài sản đó Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDIvới các công cụ tài chính khác Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tưlẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh Trongnhững trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay đựoc gọi là "công ty mẹ" vàcác tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty".
2.Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài
Hợp đồng hợp tác kinh doanh: là văn bản kí kết của hai bên hay nhiều
bên quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên đểtiến hành đầu tư kinh doanh ở Việt Nam mà không cần thành lập tư cáchpháp nhân
Doanh nghiệp liên doanh: là doanh nghiệp do hai hay nhiều bên hợp tác
thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định kígiữa chính phủ nước Cộng hoà xã hộ chủ nghĩa Việt Nam và chính phủ nướcngoài hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước hợp tác với doanh nghiệp ViệtNam hoặc các doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoàitrên cơ sở hợp đồng liên doanh
.Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài : là doanh nghiệp thuộc sở hữu của
nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam, tự quản lý và tự chịu tráchnhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh “Doanh nghiệp 100% vốn đầu tưnước ngoài được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn có tưcách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam Thời gian hoạt động không quá 50năm kể từ ngày cấp giấy phép”
Hợp động xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT) : là văn bản kí
giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài để xâydựng kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong thời hạn nhất định, hết thời
Trang 4hạn nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn công trình đó chonhà Việt Nam.
Hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh là văn bản kí kết giữa
cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoàixây dựng công trình kết cấu hạ tầng Sau khi xây dựng xong nhà đầu tư nướcngoài chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam Chính phủ ViệtNam dành cho nhà đầu tư kinh doanh trong một thời hạn nhất định để thuhồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý
Hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT) : là hợp đồng kí kết giữa cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài để xâydựng kết cấu hạ tầng Sau khi xây xong nhà đầu tư nước ngoài chuyển giaocông trình đó cho nhà nước Việt Nam Chính phủ Việt Nam tạo điều kiệncho nhà đầu tư nước ngoài thực hiện các dự án khác để thu hồi vốn đầu tư vàlợi nhuận hợp lý
Một số hình thức khác :
- Đầu tư phát triển kinh doanh
- Mua cổ phần ,góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư
- Đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp
3 Một số nét đặc trưng của FDI:
- FDI mặc dù vẫn chịu sự chi phối của Chính phủ, nhưng nó ít bị lệ thuộc hơn vào quan hệ chính trị hai bên nếu so sánh với hình thức tín dụng quan hệquốc tế
- Bên nước ngoài trực tiếp tham gia quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, nên họ trực tiếp kiểm soát sự hoạt động và đưa ra những quyết định có lợi nhất cho việc đầu tư Vì vậy mức độ khả thi của công cuộc đầu tư khá cao, đặc biệt trong việc tiếp cận thị trường quốc tế để mở rộng xuất khẩu
- Do quyền lợi của chủ đầu tư nước ngoài gắn liền với lợi ích do đầu tư đem lại cho nên có thể lựa chọn kỹ thuật, công nghệ thích hợp, nâng cao dần trình
độ quản lý, tay nghề cho công nhân ở nước tiếp nhận đầu tư
Trang 5- FDI liên quan đến việc mở rộng thị trường của các công ty đa quốc gia và
sự phát triển của thị trường tài chính quốc tế và thương mại quốc tế
- Đây là hình thức đầu tư bằng vốn của các nhà đầu tư, họ tự quyết địnhđầu tư, tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi Hình thức này mạng tính khả thi vàhiệu quả cao
- Chủ đầu tư nước ngoài điều hành toàn bộ mọi hoạt động đầu tư nếu làdoanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc tham gia điều hành doanh nghiệphoạt động theo tỷ lệ góp vốn của mình
- Thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài nước chủ nhà có thể tiếp nhận đượccông nghệ tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm tổ chức, quản lý là mục tiêu mà cáchình thức khác không giải quyết được
- Nguồn vốn này không chỉ bao gồm vốn đầu tư ban đầu của hoạt động nócòn bao gồm cả vốn của doanh nghiệp để triển khai hoặc mở rộng dự áncũng như đầu tư từ lợi nhuận thu được
4 Vai trò của đầu tư trực tiêp nước ngoài
a.Đối với nước đi đầu tư:
+Đứng trên góc độ quốc gia:
Hình thức đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là cách để các quốc gia có thể
mở rộng và nâng cao quan hệ hợp tác về nhiều mặt đối với các quốc gia khác mà mình sẽ đầu tư
Thứ nhất, quan hệ hợp tác với nước sở tại được tăng cường và vị thế của nước đi đầu tư được nâng lên trên trường quốc tế
Thứ hai, mở rộng được thị trường tiêu thụ sản phẩm, khi trong nước sản phẩm đang thừa mà nước sở tại lại thiếu
Thứ ba, giải quyết công ăn việc làm cho một số lao động, vì khi đầu tư sang nước khác, thì nước đó phải cần có những người hướng dẫn, hay còn gọi là các chuyên gia trong lĩnh vực này Đồng thời tránh được việc phải khai thác các nguồn lực trong nước, như tài nguyên thiên nhiên hay ô nhiễm môi trường
Trang 6Thứ tư, đó là vấn đề chính trị, các nhà đầu tư nước ngoài có thể lợi dụng những kẻ hở của pháp luật, sự yếu kém về quản lý hay sự ưu đãi của Chính phủ nước sở tại sẽ có những mục đích khác như làm gián điệp.
+ Đứng trên góc độ doanh nghiệp:
Mục đích của doanh nghiệp cũng như mục đích của một quốc gia thường là lợi nhuận, lợi nhuận càng nhiều càng tốt
Một nguyên nhân nữa là họ có thể bán được những máy móc và công nghệ
cũ kỹ lạc hậu hay bị hao mòn vô hình do thời gian với giá cao nhưng lại là mới đối với nước nha
ận đầu tư (khi nước đầu tư là nước đang phát triển)
Sản phẩm của họ được bán tại thị trường này sẽ ngày càng tăng uy tín
và tiếng tăm cho nó và làm tăng sức cạnh tranh đối với các đối thủ có sản phẩm cùng loại
b.Đối với nước nhận đầu tư:
* Những mối lợi:
+ Chuyển giao vốn, công nghệ và năng lực quản lý (chuyển giao nguồn lực):Những hoạt động chuyển giao công nghệ (bao gồm cả năng lực quản lý và marketing) khó đo lường hơn so với các luồng chảy vào, nhưng phần lớn chuyển giao đã diễn ra ở công ty mẹ ở nước ngoài và các chi nhánh của chúng
+ Các nhà đầu tư gánh chịu rủi ro
+ Tăng năng suất và thu nhập quốc dân; cạnh tranh hơn, hiệu quả kinh tế hơn:
+ Khuyến khích năng lực kinh doanh trong nước
+ Tiếp cận với thị trường nước ngoài
+ Chuyển đổi cơ cấu kinh tế:
* Những thua thiệt:
+ Vốn nước ngoài rất hạn chế
+ Công nghệ không thích hợp, “giá chuyển nhượng nội bộ” cùng với việc giảm tính linh hoạt trong xuất khẩu, ảnh hưởng đến cán cân thanh toán
* Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
- Giải quyết những khó khăn về vốn cũng như công nghệ và trình độquản lý, nhờ vào những yếu tố này sẽ giúp cho nền kinh tế tăng trưởng một
Trang 7cách nhanh chóng, giúp chúng ta khắc phục được những điểm yếu của mìnhtrong quá trình phát triển và hội nhập
- Đóng góp vào ngân sách,thu hút lao động ,nâng cao thu nhập ,tăng khoảnthu cho ngân sách ,…
- Khối lượng vốn đầu tư nước ngoài tỷ lệ thuận với mức độ tăng trưởng củanền kinh tế quốc gia đó
- Tạo cơ hội cho các nước sở tại khai thác tốt nhất những lợi thế của mình vềtài nguyên thiên nhiên cũng như vị trí địa lý nó góp phần làm tăng sựphong phú chủng loại sản phẩm trong nước cũng như làm tăng sức cạnhtranh cho sản phẩm trong nước với sản phẩm của các quốc gia trên thế giới Tăng các khoản thu về ngoại tệ do xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm dịch
vụ và nguyên liệu vật lịêu cho các dự án đầu tư trực tiếp
Nói chung FDI là nguồn vốn có ý nghĩa quan trong qúa trình hội nhập
và phát triển nền kinh tế giúp chúng ta tiến nhanh trên con đường côngnghiệp hóa hiện đại hoá đất nước trong giai đoạn hiện nay, đây chính là mộtnguồn vốn lớn trong đó có cả tiềm lực về mặt tài chính và tiềm lực về mặtkhoa học công nghệ cũng như những kinh nghiệm quản lý hết sức cần thiếtcho chúng ta trong giai đoạn hiện nay
* Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Chúng ta đang trong qua trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệpcông nghiệp dịch vụ sang công nghiệp nông nghiệp dịch vụ, công việc nàyđòi hỏi rất nhiều vốn cũng như cần tới rất nhiều sự hỗ trợ về công nghệ Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một phần quan trọng trong kinh tế đối ngoại,thông qua đó các quốc gia sẽ tham gia ngày càng nhiều vào quá trình phâncông lao động quốc tế Để hội nhập vào nền kinh tế thế giới và tham gia tíchcực vào quá trình liên kết kinh tế giữa các nước trên thế giới đòi hỏi từngquốc gia phải thay đổi cơ cấu kinh tế trong nước cho phù hợp với sự phân
Trang 8công lao động quốc tế và sự vận động chuyển dịch cơ cấu kinh tế của mỗiquốc gia phù hợp với trình độ phát triển chung của thế giới sẽ tạo điều kiệnthuận lợi cho hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài và chính đầu tư nướcngoài sẽ góp phần làm chuyển dịch dần cơ cấu kinh tế
* Đầu tư trực tiếp tạo nguồn vốn bổ sung quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội hiên nay
Nguồn vốn cho đầu tư phát triển chủ yếu là từ ngân sách nhưng đầu tưtrực tiếp cũng góp một phần quan trọng trong đó Đối với một nước cònchậm phát triển như nước ta nguồn vốn tích luỹ được là rất ít vì thế vốn đầu
tư nước ngoài có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với quá trình phát triểnkinh tế.Nước ta có tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên cũng như nguồn laođộng dồi dào nhưng do thiếu nguồn vốn và chưa có đủ trang thiết bị khoahọc tiên tiến nên chưa có điều kiện khai thác và sử dụng
Với các nước đang phát triển vốn đầu tư nước ngoài chiếm một tỷ lệ đáng kểtrong tổng vốn đầu tư của toàn bộ nền kinh tế trong đó có một số nước hoàntoàn dựa vào vốn đầu tư nước đặc biệt là ở giai đoạn đầu của sự phát triển Nhưng tiếp nhận đầu tư trực tiếp chúng ta cũng phải chấp nhận một sốnhững điều kịên hạn chế: đó là phải có những điều kiện ưu đãi với các chủđầu tư Nhưng xét trên tổng thể nền kinh tế và xu thế phát triển của thế giớihiện nay thì đầu tư trực tiếp là không thể thiếu bởi nó là nguần vốn hết sứcquan trọng cho chúng ta đẩy nhanh hơn nữa tốc độ phát triển kinh tế để hoànhập vào nền kinh tế khu vực cũng như thế giới Chính vì thế mà vốn FDI có
ý nghĩa hết sức quan trọng trong giai đoạn thiện nay, chúng ta cần có một cơchế chính sách phù hợp hơn nữa nhằm thu hút nguồn vốn này trong tươnglai
Phần 2 :Thực tế đầu tư trực tiếp nước ngoài
Trang 9I Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam
1.Tình hình đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam
Tính đến thời điểm hiện nay, Việt Nam đầu tư vào 33 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới với 200 dự án Ngoài một số dự án tại các thị trường như Nam Phi, Australia, Hàn Quốc, hầu hết các dự án còn lại đề tập trung vào Lào, Campuchia, Singapore
Trong số 200 dự án đó, 70 dự án được triển khai tại Lào với số vốn 461 triệu USD, chiếm 44,7% tổng số vốn, Algeria chiếm 23,5%, tiếp theo là Iraq,Campuchia và Nga
Các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng mà mạnh nhất là thăm dò và khai thác dầu khí, sản xuất và chế biến hàng gia dụng Sản xuất vật liệu xây dựng chiếm gần một nửa số dự án
và gần 70% số vốn kế đến là nông nghiệp và dịch vụ
Việt Nam hiện là nhà đầu tư lớn thứ ba tại Lào Trên thực tế, Việt Nam góp một lượng lớn vốn đầu tư lớn vào Lào là nhờ những dự án tầm cỡ giữa hai nước, như Thuỷ điện Xekaman 3 với 247 triệu USD, dự án trồng cao su
32 triệu USD của Tổng công ty Cao su, dự án trồng cao su 24 triệu USD củaCông ty Cao su Đăk Lăk Về phía Lào,
Năm 2009 kỷ niệm 10 năm kể từ khi có cơ chế mang tính pháp lý đầu tiêncho hoạt động đầu tư ra nước ngoài, nhưng trước đó đã có hàng chục dự án của các nhà đầu tư VN ở nhiều nước, điều này chứng tỏ sức sống, sức hấp dẫn của hoạt động đầu tư này
Cho đến nay đã có gần 400 dự án đầu tư vào 44 nước ở khắp 5 châu lục địa bất chấp khủng hoảng kinh tế, hoạt động đầu tư ra nước ngoài vẫn gia tăng Theo nhận định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư từ năm 2009 mỗi năm sẽ
có 500 triệu USD chuyển ra khỏi VN để thực hiện các dự án ở nước ngoài
2.Thành tựu hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp VN trong thời gian qua:
Từ khi chưa có những văn bản pháp lý của nhà nước chính thức quy định về hoạt động ĐTRNN (trước năm 1999) đã có gần 20 dự án được cấp giấy phép, sau 2 lần hoàn thiện nghị định có liên quan đến hoạt động này thì các
dự án ĐTRNN gia tăng mạnh mẽ (Bảng 1)
Trang 10Bảng 1: Tình hình đầu tư ra nước ngoài của VN (tính đến 19/12/2008
STT Năm Số dự án Tổng vốn đầu tư (USD)
Trang 11Bảng 2: Đầu tư ra nước ngoài phân theo nước tiếp nhận đầu tư
STT Nước tiếp nhận Số dự án TVĐT (USD)
Tỷ trọng (%)
Trang 12(Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và đầu tư)
Nhận định về những thành công của đầu tư ra nước ngoài
Thể chế chính sách liên quan đến đầu tư ra nước ngoài ngày càng được hoàn thiện và đầy đủ tạo hành lang pháp lý cho hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp VN ở nước ngoài: mười năm (1999 – 2009) kể từ khi có Nghị định Chính phủ về đầu tư ra nước ngoài, cơ chế đã 2 lần sửa đổi và hiện đang được xem xét sửa đổi
Hoạt động đầu tư ra nước ngoài mang tính đa dạng:
- Đa dạng về thị trường (cả 5 châu lục) – các nước có nền công nghiệp phát triển lẫn nước đang phát triển Bao gồm: 44 nước (Bảng 2)
- Đa dạng về ngành đầu tư: công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ (Bảng 3)
Trang 13- Đa dạng về quy mô đầu tư: có nhiều dự án chỉ vài trăm ngàn USD, có những dự án vài trăm triệu USD (có dự án trên 1 tỷ USD – đã được cấp giấy phép tại Lào).
- Đa dạng về hình thức đầu tư: 100% vốn liên doanh; hợp đồng hợp tác kinh doanh; hợp đồng phân chia sản phẩm (dầu khí); chuyển nhượng quyền thương hiệu…
-Đa dạng về các thành phần kinh tế tham gia đầu tư ra nước ngoài: doanh nghiệp Nhà nước; doanh nghiệp tư nhân; doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài (Vietsovpetro); cá nhân…
- Đa dạng về loại hình doanh nghiệp tham gia đầu tư: Tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp có quy mô vừa, doanh nghiệp có quy mô nhỏ
Có một số dự án đầu tư thành công ở nước ngoài: dầu khí, bưu chính viễn thông chẳng những mang doanh thu ngoại tệ cho đất nước, mà còn nâng cao
vị thế hình ảnh của VN trên trường quốc tế
Hình thành một đội ngũ doanh nhân có năng lực đàm phán trong đấu thầu quốc tế (ngành dầu khí, xây dựng) trong liên doanh với nước ngoài để tổ chức thực hiện đầu tư ở nước ngoài
Tóm lại, hoạt động đầu tư ra nước ngoài đã mở ra một “mặt trận” kinh tế thứhai khai thác thị trường và lợi thế cạnh tranh của các nước khác để bổ sung,
hỗ trợ sự phát triển kinh tế trong nước và nâng cao vị thế kinh tế của VN trong khu vực và trên thế giới
3 Những hạn chế trong hoạt động đầu tư ra nước ngoài
Về thể chế chính sách:
Chưa hoàn chỉnh, luôn đi chậm so với thực tế, tác động đến sự phát triển hoạt động đầu tư ra nước ngoài chưa mạnh, thậm chí còn gây trở ngại cho hoạt động đầu tư
Quản lý hoạt động đầu tư ra nước ngoài còn nhiều bất cập:
Quản lý khâu tiền đầu tư chưa hợp lý và phức tạp
Quản lý khâu triển khai và kết thúc dự án đầu tư ra nước ngoài còn lỏng lẻo: Đại diện của Chính phủ VN ở nước ngoài (Đại sứ quán, Lãnh sự quán, đạidiện thương mại) chưa tham gia quản lý nhà nước và hỗ trợ các dự án đầu tư
ra nước ngoài
VN chưa có chiến lược đầu tư ra nước ngoài, trừ ngành dầu khí có những
kế hoạch dài hạn đầu tư ra nước ngoài, còn từ cấp Trung ương, địa phương,