- Khảo sát biến đổi chất lượng nước trong hệ thống tuần hoàn nhằm tìm ra những thông số chất lượng nước ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ sống của cá lóc.. 12 4.1 Kết quả thí ngh
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
NGUYỄN THẾ ĐÔNG
THỬ NGHIỆM NUÔI CÁ LÓC (Channa striata)
TRONG HỆ THỐNG TUẦN HOÀN
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
2013
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
NGUYỄN THẾ ĐÔNG
THỬ NGHIỆM NUÔI CÁ LÓC (Channa striata)
TRONG HỆ THỐNG TUẦN HOÀN
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN PGS TS TRƯƠNG QUỐC PHÚ
2013
Trang 3i
TÓM TẮT
Đề tài “Thử nghiệm nuôi cá lóc (Channa strita) trong hệ thống tuần hoàn” được
thực hiện từ tháng 1/2013 – 4/2013 tại khoa Thủy Sản Đại Học Cần Thơ Đề tài được thực hiện gồm có hai thí nghiệm
- Khảo sát biến đổi chất lượng nước trong hệ thống tuần hoàn nhằm tìm ra những thông số chất lượng nước ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ sống của cá lóc Với nội dung đánh giá sự biến động chất lượng nước trong hệ thống tuần hoàn nuôi
cá lóc Kết quả thu được chỉ tiêu nhiệt độ 27,5 – 32,6oC, O2 6,2 – 9,59mg/l, TSS 32 – 132 mg/l, pH 6,4 – 8,6, độ kiềm 7,00 - 57,87mg/l CaCO3, TAN 0,37 – 3,77, NO2- 0,003 – 0,397mg/l, NO3- 0,087 – 12,98mg/l
- So sánh ảnh hưởng của các mật độ khác nhau lên sinh trưởng và tỉ lệ sống của cá lóc nhằm tìm ra mật độ nuôi thích hợp Kết quả thu được tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng 1,26 – 2,28g/ngày, tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài 0,154 – 0,23cm/ngày, tỉ lệ sống 63 – 97,5%
Trang 4LỜI CẢM TẠ
Em xin gửi lời cảm tạ và lòng biết ơn sâu sắc đến thầy, cô bộ môn Thủy Sinh Học Ứng Dụng _ Khoa Thủy Sản _ Trường Đại Học Cần Thơ đã giúp đỡ
và tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành tốt đề tài tốt nghiệp
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Trương Quốc Phú và thầy Huỳnh Trường Giang đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện
Em xin gửi lời cảm ơn a n h N g u yễ n Đ ă n g K h o a và các bạn Thạch Thị Dao, Nguyễn Ngọc Quí và bạn Trần Thanh Long đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành tốt đề tài
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn và kính chúc thầy, cô, anh và các bạn dồi dào sức khỏe
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thế Đông
Trang 5iii
MỤC LỤC
Tóm tắc i
Lời cảm tạ ii
Mục lục iii
Danh sách hình v
Danh sách bảng vi
Danh mục từ viết tắc vii
Chương 1 Đặt vấn đề 1
1.1 Giới thiệu 1
1.2 Mục tiêu của đề tài 2
1.3 Nội dung của để tài 2
1.4 Thời gian thực hiện đề tài 2
Chương 2 Lượt khảo tài liệu 3
2.1 Đặc điểm sinh học cá lóc 3
2.2 Tình hình nuôi cá lóc hiện nay 4
2.3 Ứng dụng hệ thống tuần hoàn trong nuôi và sản xuất giống thủy sản 5
2.4 Các nghiên cứu về hệ thống tuần hoàn 5
Chương 3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 7
3.1 Vật liệu nghiên cứu 7
3.2 Phương pháp nghiêm cứu 8
3.2.1 Bố trí thí nghiệm 8
3.2.2 Phương pháp phân tích mẫu 8
3.3 Chăm sóc và quản lý 11
3.4 Phương pháp xử lý số liệu 11
Chương 4 Kết quả và thảo luận 12
4.1 Kết quả thí nghiệm đánh giá sự biến động chất lượng nước trong hệ thống tuần hoàn nuôi cá lóc 12
4.1.1 Các thông số chất lượng nước của thí nghiệm đánh giá biến động chất lượng nước trong hệ thống tuần hoàn 12
Trang 64.2 Kết quả thí nghiệm ảnh hưởng của mật độ lên sinh trưởng và tỉ lệ sống của cá
lóc trong hệ thống tuần hoàn 17
4.2.1 Tốc độ tăng trưởng khối lượng 17
4.2.2 Tốc độ tăng trưởng chiều dài và tỉ lệ sống 18
Chương 5 Kết luận và đề xuất 20
5.1 Kết luận 20
5.2 Đề xuất 20
Tài liệu tham khảo 21
Phụ lục 23
Trang 7v
DANH SÁCH HÌNH
Hình 1 Cá lóc (Channa striata) 3
Hình 2 Sơ đồ hệ thống tuần hoàn 8
Hình 4.1: Biến động nhiệt độ trong hệ thống tuần hoàn nuôi tăng trưởng 12
Hình 4.2: Biến động Oxy hòa tan trong hệ thống tuần hoàn nuôi tăng trưởng 13
Hình 4.3: Biến động TSS trong hệ thống tuần hoàn nuôi tăng trưởng 13
Hình 4.4: Biến động pH trong hệ thống tuần hoàn nuôi tăng trưởng 14
Hình 4.5: Biến động độ kiềm trong hệ thống tuần nuôi tăng trưởng 15
Hình 4.6: Biến động TAN trong hệ thống tuần hoàn nuôi tăng trưởng 16
Hình 4.7: Biến động NO2 trong hệ thống tuần hoàn nuôi tăng trưởng 16
Hình 4.8: Biến động NO3 trong hệ thống tuần hoàn nuôi tăng trưởng 17
Trang 8DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1 Các thông số môi trường khi thiết kế và vận hành hiệu quả hệ thống lọc
tuần hoàn 6
Bảng 2.2 Khoảng thích hợp của các chất vô cơ hòa tan trong nước nuôi thủy sản 6
Bảng 4.1 Tốc độ tăng trọng khối lượng của cá 17
Bảng 4.2 Tốc độ tăng trọng chiều dài của cá 18
Bảng 4.2 Tỉ lệ sống của cá 19
Trang 9W: Tăng trọng về khối lượng
DWG: Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối khối lượng (Daily Weight Gain) SGR: Tốc độ tăng trưởng tương đối về khối lượng (Specific growth rate)
Lđ: Chiều dài ban đầu
Lc: Chiều dài lúc két thúc
L: Gia tăng chiều dài
DLG: Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối chiều dài (Daily Length Gain)
Trang 10CHƯƠNG 1ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Giới thiệu
Cá lóc (Channa striata) là loài cá phân bố rộng trong tự nhiên, thích nghi cao với
điều kiện môi trường, tăng trưởng nhanh và nhất là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, thịt cá thơm ngon, được nhiều người ưa thích và được nuôi nhiều ở Đồng Bằng Sông Cửu Long Cá lóc có thể được nuôi trong ao, trong bể, trên bể lót bạt, vèo sông và vèo ao mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi Ngoài tự nhiên thức ăn chủ yếu của cá lóc là giáp xác nhỏ, cá, lưỡng thể…Trong các mô hình nuôi thức ăn chủ yếu vẫn là cá tạp nước ngọt cá tạp biển (Nguyễn Thị Diệp Thúy, 2010) Tuy nhiên, việc sử dụng cá tạp làm thức ăn cho tới hiện tại đã và đang làm nguồn lợi thủy hải sản bị khai thác cạn kiệt để phục vụ nuôi đối tượng này Chất lượng cá tạp không ổn định trở thành nguồn lây lan dịch bệnh cho nuôi trồng Bên cạnh đó trong các mô hình nuôi hiện nay sử dụng cá tạp sinh ra nhiều chất thải ảnh hưởng đến môi trường dẫn đến khó khăn trong quản lý dịch bệnh, tỷ lệ sống, năng suất cũng như hiệu quả kinh tế Theo Lê Xuân Sinh và Đỗ Minh Chung (2010) tỷ lệ sống của cá lóc là thấp dao động từ 48,7 - 56,1% trong các mô hình nuôi Do đó, để duy trì và phát trển nuôi đối tượng này, cũng như để hạn chế ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn lợi thủy hải sản, đồng thời gia tăng hiệu quả kinh tế cho người nuôi đòi hỏi phải tìm loại thức ăn khác thích hợp như thức ăn công nghiệp và mô hình nuôi mới phù hợp cho đối tượng này Hiện nay, các nước phát triển đã ứng dụng rất thành công quy trình lọc sinh học tuần hoàn trong sản xuất thâm canh cá trê phi, cá
chình, cá hồi và cá bơn Năng suất nuôi cá trê phi (Clarias gariepinus) có thể đạt
500kg/m3/vụ, cá chình (Anguilla anguilla) khoảng 600kg/m3/vụ (Emmanuelle
Roque d’orbcastel, et al., 2009) Ở Việt Nam, quy trình lọc sinh học tuần hoàn được
áp dụng phổ biến trong các trại sản xuất giống tôm càng xanh và tôm sú, nhưng chưa áp dụng cho nuôi cá lóc.Từ những khó khăn do tỷ lệ sống thấp, vấn đề ô nhiễm môi trường do sử dụng cá tạp do đó giải pháp về mô hình nuôi cá lóc trong
hệ thống tuần hoàn sử dụng thức ăn công nghiệp là có triển vọng để khắc phục những khó khăn trên Hệ thống tuần hoàn là hệ thống lọc hoạt động dựa vào nhóm
vi sinh vật tự nhiên, không sử dụng hóa chất, kháng sinh nên đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm Hệ thống hoạt động kín không thay nước nên hạn chế được mầm bệnh, không gây ô nhiễm môi trường và lượng nước sử dụng trên một đơn vị sản phẩm thấp, giúp tăng tỉ lệ sống, kỹ thuật vận hành tương đối đơn giản và ít tốn công chăm sóc Do đó rất phù hợp với các qui mô nuôi khác nhau nhất là nuôi ở qui mô
nhỏ đối với các hộ gia đình Vì vậy đề tài “Thử nghiệm nuôi cá lóc (Channa
striata) trong hệ thống tuần hoàn” được thực hiện
Trang 112
1.2 Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu tổng quát: giảm tác động môi trường, hạn chế sử dụng thuốc hóa chất và
an toàn thực phẩm thủy sản
Mục tiêu cụ thể: khảo sát biến đổi chất lượng nước trong hệ thống tuần hoàn nhằm tìm ra những thông số chất lượng nước ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ sống của cá lóc và so sánh ảnh hưởng của các mật độ khác nhau lên sinh trưởng và
tỉ lệ sống của cá lóc nhằm tìm ra mật độ nuôi thích hợp nhất Từ đó giúp thiết kế và điều chỉnh những thông số kỹ thuật để hệ thống nuôi cá lóc đạt hiệu quả kinh tế
1.3 Nội dung của để tài
Đánh giá sự biến động chất lượng nước trong hệ thống tuần hoàn nuôi cá lóc
Ảnh hưởng của mật độ lên sinh trưởng và tỉ lệ sống của cá lóc trong hệ thống
Trang 12CHƯƠNG 2 LƯỢT KHẢO TÀI LIỆU 2.1 Đặc điểm sinh học cá lóc
cm chúng đã có thể rượt bắt các loài tép và cá có 4 kích cỡ nhỏ hơn chúng Khi cơ thể đạt chiều dài trên 10 cm, cá đã có tập tính ăn như cá trưởng thành (Phạm Văn
Khánh, 2003) Cá lóc là loài cá dữ nên hiện tượng ăn lẫn nhau là khá phổ biến trong
quá trình ương nuôi Sự khác biệt về kích thước cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng ăn nhau, càng khác nhau về kích cỡ thì tỉ lệ ăn nhau
Trang 134
càng tăng Cá lóc có tỉ lệ ăn nhau là 100% khi tỉ lệ chiều dài của cá nhỏ so với cá lớn là 0,35, tỉ lệ ăn nhau sẽ giảm tới 43% khi tỉ lệ chiều dài của cá nhỏ so với cá lớn tăng đến 0,64 Việc cho ăn cũng cũng làm giảm sự ăn lẫn nhau Nếu không cho ăn thì hiện tượng ăn nhau là 83% nhưng sẽ giảm đến 43% khi cho ăn với tỉ lệ 15% trọng lượng thân Tác giả cho rằng có thể giảm bớt ăn lẫn nhau bằng nhiều cách như phân cỡ và cho ăn theo nhu cầu Và ăn nhau là điều khó tránh đối với cá lóc đen nhưng có thể giảm thông qua việc chọn cá đồng cỡ và cho ăn thức ăn phù hợp (Quin and Fast, 1996a)
200C cá sinh trưởng nhanh, dưới 150C cá sinh trưởng chậm (Dương Nhựt Long, 2003)
2.2 Tình hình nuôi cá lóc hiện nay
Nghề nuôi cá lóc thương phẩm của tỉnh Đồng Tháp có tổng sản lượng cá lóc thu hoạch năm 2008 đạt 4,98 nghìn tấn, có 1.975 hộ nuôi, với diện tích nuôi ao là 195,4
ha và 1.392 cái vèo nuôi ao, 160 cái lồng bè Các hộ nuôi cá lóc tập trung chủ yếu ở
3 huyện Tam Nông, Tân Hồng và Hồng Ngự, có đến 1.020 hộ nuôi và riêng sản lượng nuôi của 3 huyện này đạt 3.069 tấn (2008) chiếm 61,2% so sản lượng nuôi cá lóc cả tỉnh năm 2008 (Chi cục thuỷ sản tỉnh Đồng Tháp, 2008) Riêng tỉnh An Giang tính đến cuối năm 2009, tổng sản lượng cá lóc nuôi toàn tỉnh đạt 15.241 tấn với 75,4 ha nuôi cá lóc ao hầm, 6,9 ha nuôi vèo và các mô hình nuôi khác, với 476 cái lồng bè (Sở NN & PTNT An Giang năm, 2009) Và diện tích nuôi cá lóc ở Cần Thơ năm 2008, có 3,3 nghìn hộ nuôi gồm 195,4 ha nuôi trong đó có vèo ao là 1,4 nghìn cái, lồng bè 160 cái với sản lượng nuôi khoảng 5 nghìn tấn
Theo điều tra của Nguyễn Thị Diệp Thúy (2010) nghề nuôi cá lóc ở địa bàn nghiên cứu (Cần Thơ, Hậu Giang, An Giang và Đồng Tháp) với 5 mô hình nuôi là ao đất, vèo ao, vèo sông, lồng/bè và bể bạt Và mùa vụ nuôi cá lóc tập trung nhất từ tháng
2 - 4 ÂL và thu hoạch phổ biến từ tháng 8 -10 ÂL Kích cỡ giống thả nuôi trung bình của cá lóc đen là 1,3g/con Thức ăn sử dụng nuôi cá lóc chủ yếu là cá tạp nước ngọt (51,7%) và cá tạp biển (41,9%) Hệ số tiêu tốn thức ăn trung bình nhóm cá lóc đen là 4,3 Và nghiên cứu về chuỗi giá trị của cá lóc (Lê Xuân Sinh và Đỗ Minh Chung, 2010) mật độ nuôi bình quân của các mô hình nuôi là 114con/m3, trong đó nuôi vèo sông là có mật độ cao nhất 190con/m3 Kích cỡ giống thả từ 350-785
Trang 14con/kg và tỷ lệ sống dao động từ 48,7-56,1% Và hệ số thức ăn tươi sống (FCR) là 3,9-4,3; thức ăn viên 1,2-1,4
2.3 Ứng dụng hệ thống tuần hoàn trong nuôi và sản xuất giống thủy sản
Hiện nay việc ứng dụng vi khuẩn Nitrate hóa được sử dụng rộng rãi trong xử lý nước
Trong nuôi trồng thủy sản, nhóm vi khuẩn Nitrate hóa được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực sản xuất giống và nuôi Quy trình sản xuất được thực hiện thông qua hệ thống lọc sinh học tuần hoàn, nước thải từ bể nuôi, tôm, cá có chứa hàm lượng ammonia được đưa vào bể lọc sinh học để xử lý Trong bể lọc sinh học ammonia loại bỏ dựa trên cơ sở của quá trình nitrate hóa Nitrate hóa là một quá trình mà ammonia được oxy hóa thành nitrate (NO3-) qua 2 giai đoạn được thực hiện bởi 2
nhóm vi khuẩn khác nhau Ở giai đoạn thứ nhất, vi khuẩn Nitrosomonas oxy hóa
ammonium thành nitrite (NO2-), nitrite cuối cùng chuyển thành nitrate nhờ hoạt
động của vi khuẩn Nitrobacter dạng không độc đối với tôm, cá, nước được tái sử
dụng trở lại (Trương Phú Quốc, 2006) Hệ thống tuần hoàn là một hệ thống khép kín vì vậy trong quá trình thực hiện sẽ không thay nước, chỉ cấp nước bổ sung do bốc hơi
Trong suốt quá trình ương nuôi hàm lượng vật chất hữu cơ tăng do lượng thức ăn và chất thải từ đối tượng nuôi Trong nuôi trồng thủy sản, biện pháp thay nước thường được áp dụng để giảm hàm lượng ammonia Tuy nhiên, biện pháp này cũng có những mặt hạn chế như: chi phí sản xuất cao, mầm bệnh có nhiều cơ hội xâm nhập vào hệ thống sản xuất, cũng như chất thải sinh ra sẽ gây ô nhiễm môi trường Hiện nay việc ứng dụng hệ thống lọc sinh học tuần hoàn được sử dụng rộng rãi để loại bỏ ammonia dựa trên quá trình Nitrate hóa, loại bỏ các loại chất rắn lơ lửng và các chất thải hữu cơ hòa tan
2.4 Các nghiên cứu về hệ thống tuần hoàn
Hệ thống tuần hoàn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố tác động: Hàm lượng ammonia và nitrite, pH, nhiệt độ, độ kiềm, oxy hòa tan, CO2, giá thể lọc
Trang 156
Bảng 2.1: Các thông số môi trường khi thiết kế và vận hành hiệu quả hệ thống lọc tuần hoàn
Bảng 2.2: Khoảng thích hợp của các chất vô cơ hòa tan trong nước nuôi thủy sản
Khoảng hàm lượng thích hợp của các chất vô cơ hòa tan trong nước nuôi thủy sản Nguyên tố Dạng trong nước Hàm lượng mong muốn
< 0,1 mg/L 0,1 – 10 mg/L
< 0,3 mg/L
Trang 16Các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng pH được đề nghị trong khoảng tối ưu là 7.0 - 9.0 cho hệ thống tuần hoàn (Haug and McCarty, 1972; Chen, et al., 2006) và
khoảng tối ưu pH cho Nitrosomonas là 7.2-7.8 (Loveless & Painter, 1968, Antoniou
et al 1990) và 7.2-8.2 của Nitrobacter được trích bởi (E.H Eding et al, 2006) Và
độ kiềm biểu thị tính trung hòa acid của nước do đó độ kiềm cao làm pH ít thay đổi
Độ kiềm đề nghị tối ưu là trên 100mg/L CaCO3 Quá trình nitrit hóa làm hệ thống giảm pH và độ kiềm, do vậy nên bổ sung kiềm và duy trì pH là việc cần thiết Oxy hòa tan có tính chất quyết định quá trình nitrate hóa Oxy hòa tan càng cao quá trình nitrate hóa càng mạnh Lượng oxy hòa tan thấp hơn 1ppm trong lọc sinh học
sẽ trở thành yếu tố gây ức chế lọc hoạt động Duy trì hàm lượng oxy hòa tan trong lọc cao hơn 2 ppm thì có thể bảo đảm an toàn cho lọc hoạt động (Trương Quốc Phú 2012)
Carbon dioxide (CO2) được sinh ra trong quá trình hô hấp của vi khuẩn và có khuynh hướng tích tích lũy trong hệ thống tuần hoàn Đối với nhiều loài cá, nồng độ
CO2 nên giữ ở mức thấp hơn 20mg/l trong bể nuôi để duy trì sự phát triển tốt của
cá Và CO2 được loại bỏ thông qua quá trình trao đổi nước khí.Trong hệ thống lọc tuần hoàn CO2 được loại bỏ thông qua việc sục khí.Vật liệu thường được dùng làm giá thể trong lọc sinh học là đá sỏi, cát, nhựa Vật liệu làm giá thể nên có bề mặt
gồ ghề cho vi khuẩn bám, bền, dễ tẩy rửa và vận chuyển và không gây độc cho vi khuẩn nitrate hóa và vật nuôi
Sau khi hệ thống tuần hoàn được thiết lập xong cần phải có một thời gian nhất định
để vi khuẩn nitrate hóa xuất hiện và phát triển đầy đủ về số lượng và chủng loại nhằm đảm bảo oxy hóa toàn bộ lượng ammonia do tôm (cá) và chất thải tạo ra trong thời gian ương nuôi Việc sử dụng giá thể lọc củ (đã sử dụng trước đó) cho lọc mới thì có ý nghĩa rút ngắn thời gian chuẩn bị lọc (cấy vi khuẩn)
Trang 178
CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Vật liệu nghiên cứu
Thước đo, cân đồng hồ, cân điện tử
Máy đo: pH, Oxygen và nhiệt kế
Các dụng cụ, thiết bị phân tích các chỉ tiêu chất lượng nước tại phòng thí nghiệm khoa Thủy sản - Đại học Cần Thơ
Một số dụng cụ và trang thiết bị của hệ thống lọc tuần hoàn
Hệ thống bể tuần hoàn bằng composite với bể nuôi (1) thể tích 100 lít, bể lọc sinh học (2) 70 lít, bể chứa (3) 60 lít và bể lắng (4) 30 lít Nước lưu thông từ bể (1) qua bể (2) qua bể (3) rồi qua bể (4) sau đó từ bể (4) được máy bơm trở lại bể (1) (xem Hình 2)
Nguồn cá thí nghiệm: Cá lóc đen được cho sinh sản theo hình thức sinh sản bán tự nhiên và ương đến cỡ giống 1-1,5g/con Sau đó được chuyển về trại thực nghiệm ĐHCT, giữ trong giai và tập ăn thức ăn chế biến đến 5g/con trước khi đưa vào thí nghiệm
Thức ăn dùng trong thí nghiệm: thức ăn viên dành cho cá lóc 44% protein
Giá thể lọc: Sử dụng giá thể KALDNES có SSA = 800m2
/m3, diện tích bề mặt giá thể lọc (SA) cho hệ thống lọc là 28,8m2
(khoảng 36 lít giá thể lọc)
Chuẩn bị hệ thống lọc sinh học dạng chuyển động (MBR): Nguồn nước lấy
từ nước máy đã khử chlorine, giá thể lọc được khử trùng Hệ thống lọc được chạy trước và ổn định trước khi đưa vào vận hành thí nghiệm
Hình 2 Sơ đồ hệ thống tuần hoàn
1 Mụ
c tiê
u tổn
g qu
2 Mụ
c tiê
u tổn
g q
3 Mụ
c tiê
u tổn
g q
4 Mụ
c tiê
u tổn
g qu
Trang 183.2 Phương pháp nghiêm cứu
bổ sung NaHCO3 hàng tuần với liều lượng 20 g/lần nếu pH xuống dưới 6,5 Mẫu được thu hàng tuần 7 ngày một lần và phân tích ngay sau khi thu trong phòng phân tích chất lượng nước của Khoa Thủy Sản
+ Thí nghiệm ảnh hưởng của mật độ lên sinh trưởng và tỉ lệ sống của cá lóc trong hệ thống tuần hoàn
Cá thí nghiệm được nuôi trên hệ thống tuần hoàn với bể nuôi 100L, thí nghiệm được bố trí theo phương pháp hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức với mật độ lần lượt là 10, 20, 30, 40, 50 con/L có sục khí trong bể lọc sinh học, thí nghiệm được lặp lại 2 lần trên 10 hệ thống tuần hoàn độc lập Cá giống sử dụng kích cỡ 9 - 10g/con được nuôi trong khoảng thời gian 61 ngày Các chỉ tiêu theo dõi về tỷ lệ sống và tăng trưởng: cân cá và đo chiều dài tổng của cá, thu mẫu lần đầu và lần cuối, mỗi lần thu 5 con/hệ thống
3.2.2 Phương pháp thu và phân tích mẫu
Thí nghiệm đánh giá sự biến động chất lượng nước trong hệ thống tuần hoàn nuôi cá lóc
Các chỉ tiêu đo gồm: DO, pH, độ kiềm, TSS, TAN, NO2-, NO3-, PO43
Trang 1940C, vận chuyển về phòng thí nghiệm phân tích
độ acid (APHA et al., 1995)
TAN (Total Ammonia
Nitrogen)
4500_NH 3 F Phenate (APHA
et al., 1995)
TN (Total Nitrogen) 4500 – N org B Công phá bằng
phương pháp Kejdalh Phân tích bằng phương pháp 4500_NH 3 F Phenate (APHA
Trong đó: Wt: khối lượng cá ở thời điểm t (g)
W0: khối lượng cá ở thời điểm đầu (g)
Trang 20Tốc đô tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng (Daily weigth gain – DWG):
W2 – W1
DWG (g/ngày) =
t2 – t1 Trong đó W1: khối lượng tại thời điểm t1 (g)
W2: khối lượng tại thời điểm t2 (g) Tốc độ tăng trưởng tương đối về khối lượng (Specific growth rate – SGR):
Ln W2 – Ln W1
SGR (% ngày) =
t2 – t1
Trong đó W1: giá trị khối lượng tại thời điểm t1 (g)
W2: giá trị khối lượng tại thời điểm t2 (g) Tăng trưởng chiều dài (Length gain):
LG (cm) = L2 – L1
Trong đó L1: chiều dài tại thời điểm t1 (cm)
L2: chiều dài tại thời điểm t2 (cm) Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài (Daily length gain):
L2 – L1DLG (cm/ngày) =
t2 – t1
3.3 Chăm sóc và quản lý
Các bể thí nghiệm được bố trí sục khí ở bể lọc sinh học (4) và theo dõi các yếu tố môi trường như nhiệt độ, oxy, pH… ở tất cả các bể Phương pháp cho cá ăn ở các thí nghiệm đều giống nhau, cho ăn 4lần/ngày, sáng 7h, 10h30, 14h và 17h và cho ăn theo nhu cầu của cá Lượng thức ăn sử dụng được ghi nhận hàng ngày Trước khi tiến hành thí nghiệm cá được tập ăn hoàn toàn bằng thức ăn chế biến được cho ăn theo nhu cầu để ước lượng lượng thức ăn cho cá thí nghiệm
3.4 Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu về tỉ lệ sống, sinh trưởng, được tính toán giá trị trung bình, sai số chuẩn
Trang 2112
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Kết quả thí nghiệm đánh giá sự biến động chất lượng nước trong hệ thống tuần hoàn nuôi cá lóc
4.1.1 Các thông số chất lượng nước của thí nghiệm đánh giá biến động chất lượng nước trong hệ thống tuần hoàn
+ Biến động nhiệt độ trong hệ thống tuần hoàn
Kết quả thí nghiệm cho thấy các chỉ số nhiệt độ (Hình 4.1) nằm trong điều kiện tốt cho sinh trưởng và phát triển của cá lóc cũng như cho sự phát triển của vi khuẩn
trong hệ thống lọc tuần hoàn (Boyd 1990, Masser et al, 1992) Nhiệt độ không biến
động lớn qua các đợt thu mẫu và dao động từ 27,5–32,6oC, là thích hợp cho cá lóc sinh trưởng và phát triển Theo Dương Nhựt Long (2004) thì nhiệt độ thích hợp cho
cá lóc từ 25-35oC, và cá lóc chịu đựng được nhiệt độ thấp từ 15oC và lên đến 40o
C Theo Ngô Trọng Lư (2002) thì nhiệt độ thích hợp cho cá lóc là 20–30o
C
Hình 4.1: Biến động nhiệt độ trong hệ thống tuần hoàn nuôi tăng trưởng
+ Biến động oxy hòa tan trong hệ thống tuần hoàn
Kết quả thí nghiệm cho thấy oxy hòa tan (Hình 4.2) nằm trong điều kiện tốt cho sinh trưởng và phát triển của cá lóc cũng như cho sự phát triển của vi khuẩn trong
hệ thống lọc tuần hoàn (Boyd 1990, Masser et al, 1992) Kết quả cũng cho thấy hàm
lượng oxy hòa tan được duy trì > 6mg/l sẽ đảm bảo hoạt động của hệ vi khuẩn phát triển bình thường Theo Trương Quốc Phú (2012) duy trì hàm lượng oxy hòa tan trong lọc cao hơn 2 mg/l thì có thể bảo đảm an toàn cho lọc hoạt động
o
C
Trang 22Hình 4.2: Biến động Oxy hòa tan trong hệ thống tuần hoàn nuôi tăng trưởng
+ Biến động TSS trong hệ thống tuần hoàn
Kết quả thí nghiệm cho thấy vật chất lơ lửng qua các đợt thu mẫu tương đương nhau và có khuynh hướng gia tăng về cuối vụ, nhất là bể lắng do tập trung nhiều vật chất hữu cơ (Hình 4.3) Qua các đợt thu mẫu TSS đều thấp hơn 0,03 mg/l Hàm lượng này là thích hợp cho hệ thống lọc hoạt động và cá sinh trưởng bình thường Kết quả khảo sát của Lê Hoàng Phú (2010) thì hàm lượng TSS trung bình trong các ao nuôi là 70,57mg/L dao động trong khoảng 32 – 132 mg/L Theo đề nghị của FIFAC (1980), tổng vật chất lơ lửng nên duy trì thấp hơn 15 mg/l để hệ thống tuần hoàn hoạt động được đảm bảo
Hình 4.3: Biến động TSS trong hệ thống tuần hoàn nuôi tăng trưởng
+ Biến động pH trong hệ thống tuần hoàn
Kết quả thí nghiệm tăng trưởng cũng cho thấy pH có khuynh hướng giảm dần qua các đợt thu mẫu từ 8,6 xuống 6,4 (Hình 4.4) Trong quá trình hoạt động của hệ thống lọc vi khuẩn nitrat hóa sử dụng HCO -
của hệ thống để phát triển Do đó pH mg/l
mg/l
Trang 23Hình 4.4: Biến động pH trong hệ thống tuần hoàn nuôi tăng trưởng
+ Biến động độ kiềm trong thí nghiệm tuần hoàn nuôi tăng trưởng
Trong quá trình nitrate hóa vi khuẩn sử dụng kiềm để sinh ra TAN trong hệ thống Trương Quốc Phú (2012) Nên kết quả thí nghiệm cho thấy chỉ số kiềm sụt giảm mạnh qua các đợt thu mẫu từ 57,87 xuống 7,00 mg/l CaCO3 (Hình 4.5) Mặc dù hệ thống được bổ sung NaHCO3 hàng tuần với liều lượng 20 g/lần nhằm để tăng HCO3- nhưng qua kết quả cho thấy sự bổ sung là không đủ so với nhu cầu của vi khuẩn Vì vậy đây cũng là nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm pH của hệ thống và ảnh hưởng đế sự chuyển hóa TAN của vi khuẩn Ngoài ra độ kiềm thấp (<10 mg/l)
cũng ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cá (Boyd, 1990) Theo Masaer et
al, (1992) độ kiềm đề nghị tối ưu là từ 50 đến trên 100 mg/l CaCO3 (trích dẫn bởi Nguyễn Đăng Khoa, 2012)
Trang 24Hình 4.5: Biến động độ kiềm trong hệ thống tuần nuôi tăng trưởng
+ Biến động TAN trong thí nghiệm nuôi tăng trưởng
Kết quả thí nghiệm cũng cho thấy nồng độ TAN tăng ở đợt thu ngày thứ 8 và tăng cao (>5 mg/l) vào các ngày 50, 57, 64 (Hình 4.6) TAN gia tăng ở đợt thu mẫu thứ 2
có thể nguyên nhân do vi khuẩn Nitrosomonas phát triển chưa đủ mật độ nên
chuyển hóa TAN chưa hiệu quả Sự gia tăng TAN ở các các ngày 50, 57, 64 lại tương ứng với sự sụt giảm của pH và kiềm Điều này cho thấy, vi khuẩn nitrate hóa
bị ảnh hưởng bởi kiềm và pH Nguyên nhân dẫn dến TAN cao vào các ngày 50, 57,
64 là do kiềm và pH giảm, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động chuyển hóa TAN của vi khuẩn Ngoài ra, TAN cũng có khuynh hướng gia tăng về cuối vụ do ảnh hưởng của thức ăn cho cá và sự bài tiết của cá tăng Theo Boyd (1990) nồng độ TAN thích hợp trong ao nuôi thủy sản là 0,2-2mg/l, đề xuất khoảng NH3 thích hợp là <0,05 mg/l (trích dẫn bởi Nguyễn Đăng Khoa, 2012) Do trong quá trình vận hành hệ thống, nhiệt độ trung bình là tương đối cao >28 oC cộng với nồng độ TAN cao (>5 mg/l) nên có thể dẫn đến khí NH3 cao Vì vậy khí độc trong hệ thống sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng của cá lóc Nếu cá tiếp xúc trong môi trường NH3 tồn tại cao hơn các giới hạn ở các mức pH tương ứng sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng, tỷ lệ sống và năng suất của các hệ thống nuôi trong đó có hệ thống tuần hoàn
mg/l CaCO 3