BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGÔ THỊ VÂN ANH ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ TÀI CHÍNH ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH NÔNG, THỦY SẢN NIÊM YẾT TRÊN THỊ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
NGÔ THỊ VÂN ANH
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ TÀI CHÍNH ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH NÔNG, THỦY SẢN NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Chuyên ngành : Kế toán
Mã số : 60.34.03.01
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Đà Nẵng – Năm 2015
Trang 2Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Người hướng dẫn khoa học: TS Đường Nguyễn Hưng
Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Công Phương
Phản biện 2: TS Nguyễn Hữu Phú
Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Quản trị kinh doanh họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 30 tháng 8 năm 2015
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm thông tin học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học kinh tế, Đại học Đà Nẵng
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Hiệu quả là vấn đề cơ bản trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh của một hình thái kinh tế xã hội Các chủ thể tham gia vào nền kinh
tế khi tiến hành sản xuất kinh doanh phải đặt mục tiêu hiệu quả lên hàng đầu cùng với nâng cao năng suất và chất lượng Hiện nay, ngành nông, thủy sản là một trong những ngành đứng đầu về tỷ trọng xuất khẩu, và cũng là một trong những ngành tạo ra lượng công ăn việc làm lớn cho người lao động, nên những tác động đến các doanh nghiệp trong ngành sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến nền kinh tế nói chung
và chính sách an sinh xã hội nói riêng Đặc biệt trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay, việc nghiên cứu các yếu tố tài chính ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh sẽ giúp các doanh nghiệp nắm bắt được những yêu cầu, cách thức để nâng cao được hiệu quả hoạt động kinh doanh, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh, phát huy được những khả năng của mình, đóng góp nhiều hơn vào sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước
Xuất phát từ tầm quan trọng cũng như tính cấp bách của vấn
đề hiệu quả hoạt động kinh doanh và sự cần thiết phải tìm hiểu các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành nông, thủy
sản, tác giả đã lựa chọn đề tài “Ảnh hưởng của các yếu tố tài chính đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành nông, thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” làm
đề tài nghiên cứu
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Kiểm định mô hình nghiên cứu các yếu tố tài chính ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp
Trang 4ngành nông, thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
- Từ kết quả kiểm định của mô hình rút ra kết luận về sự ảnh hưởng của các yếu tố đó đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành nông, thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, qua đó đề xuất các kiến nghị
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh
- Phạm vi nghiên cứu:
Các doanh nghiệp trong ngành nông, thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2013
4 Phương pháp nghiên cứu
- Nguồn dữ liệu: báo cáo tài chính đã được kiểm toán từ năm
2008 đến năm 2013 của 25 doanh nghiệp ngành nông, thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Số liệu được thu thập từ website của Công ty chứng khoán ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng
vpbs.com.vn và Công ty cổ phần chứng khoán FPT fpts.com.vn
- Phương pháp thực hiện: trong nghiên cứu này tác giả sử dụng phương pháp định lượng, sử dụng công cụ kinh tế lượng hồi quy để thực hiện ước lượng, kiểm định mô hình và từ đó xác định
được các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngành nông, thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Tác giả sử dụng phần mềm Eviews 8
để xử lý dữ liệu
Trang 55 Kết cấu của đề tài
- Chương 3: Phân tích các yếu tố tài chính ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành nông, thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoản Việt Nam
- Chương 4: Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành nông, thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Trang 6CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ TÀI CHÍNH VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
Trong bất cứ hoạt động nào, con người cũng luôn mong muốn thu được lợi ích cao nhất Tuy nhiên, khi thực hiện các hoạt động đó con người không thể sử dụng tùy tiện, thoải mái các nguồn lực mà luôn bị ràng buộc bởi sự giới hạn nên lợi ích thu được từ các hoạt động luôn phải được cân nhắc, so sánh với các nguồn lực đã bỏ
ra Vì thế, khi đánh giá một hoạt động nói chung cũng như hoạt động kinh doanh nói riêng, chúng ta không chỉ dừng lại ở việc xem xét kết quả thu được mà phải xem xét mối quan hệ giữa kết quả thu được với các chi phí đã bỏ ra để thực hiện hoạt động đó Đây cũng chính là vấn
đề hiệu quả, là mối quan tâm lớn nhất của con người khi thực hiện bất cứ hoạt động nào Trong kinh doanh, hiệu quả hoạt động kinh doanh là mối quan tâm hàng đầu của tất cả các nhà kinh tế Hiệu quả hoạt động kinh doanh là một phạm trù kinh tế phức tạp, việc hiểu và đánh giá đúng hiệu quả hoạt động kinh doanh không phải là việc làm đơn giản Tùy thuộc vào góc độ nghiên cứu, quan điểm về hiệu quả hoạt động kinh doanh của các nhà nghiên cứu cũng có những sự khác biệt nhất định Tuy nhiên, các quan điểm nghiên cứu đều thống nhất cho rằng hiệu quả hoạt động kinh doanh trước hết là chỉ tiêu phản ánh trình độ sử dụng hợp lý các nguồn lực của doanh nghiệp để đạt được kết quả hữu ích cao nhất với chi phí bỏ ra thấp nhất Sau nữa, hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải được xem xét một cách toàn diện, gắn chặt với hiệu quả xã hội
Một cách tổng quát hiệu quả kinh doanh có thể được xác định như sau:
Trang 71.2 CÁC CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.2.1 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh mang tính cá biệt
a Số vòng quay tổng tài sản
Số vòng quay tài sản = Doanh thu thuần
Tổng tài sản bình quân Chỉ tiêu này đo lường khả năng doanh nghiệp tạo ra doanh thu từ việc đầu tư vào tổng tài sản Chẳng hạn chỉ tiêu này bằng 2 có nghĩa là với mỗi đồng được đầu tư vào trong tổng tài sản thì doanh nghiệp sẽ tạo ra được 2 đồng doanh thu Các doanh nghiệp trong ngành thâm dụng vốn thường có tỷ số số vòng quay tổng tài sản thấp hơn so với các doanh nghiệp khác
c Số vòng quay vốn cổ phần
Chỉ tiêu này đo lường khả năng doanh nghiệp tạo ra doanh thu từ việc đầu tư vào nguồn vốn cổ phần (bao gồm cổ phần thường
và cổ phần ưu đãi) Chẳng hạn, tỷ số này bằng 3 có nghĩa là với mỗi
Hiệu quả kinh doanh = Kết quả đầu ra
Nguồn lực đầu vào
Trang 8đồng đầu tư vào vốn cổ phần, doanh nghiệp sẽ tạo ra được 3 đồng doanh thu
Vòng quay vốn cổ phần = Doanh thu thuần
Tổng vốn cổ phần bình quân
1.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh mang tính tổng hợp
a Tỷ suất sinh lời trên doanh thu
Tỷ suất sinh lời trên doanh thu = Lợi nhuận sau thuế * 100%
Doanh thu thuần
Tỷ suất này cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu Tỷ suất này mang giá trị dương nghĩa là công ty kinh doanh có lãi; tỷ suất này càng lớn nghĩa là lãi càng lớn Tỷ suất này mang giá trị âm nghĩa là công ty kinh doanh thua lỗ
Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của chỉ tiêu này là rất khó để
so sánh hiệu quả kinh doanh giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành nghề với nhau Chẳng hạn những doanh nghiệp trong ngành có quy
mô lớn (tổng tài sản, nguồn vốn lớn) thì có thể sẽ tạo ra doanh thu, lợi nhuận lớn hơn những doanh nghiệp có quy mô nhỏ, nhưng điều này không có nghĩa là các doanh nghiệp lớn hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn các doanh nghiệp nhỏ Để khắc phục được nhược điểm này, người ta có thể sử dụng hai chỉ tiêu còn lại để phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh mang tính tổng hợp là chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên tài sản và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu
b Tỷ suất sinh lời trên tài sản
Tỷ suất sinh lời trên
tài sản (ROA) =
Lợi nhuận sau thuế
* 100% Tổng tài sản bình quân
Trang 9c Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu
Tỷ suất sinh lời trên
vốn chủ sở hữu (ROE) =
Lợi nhuận sau thuế
* 100% Vốn chủ sở hữu bình quân
1.3 ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ TÀI CHÍNH ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.2.1 Ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Theo lý thuyết cấu trúc vốn tối ưu, khi một doanh nghiệp bắt đầu vay nợ, doanh nghiệp có lợi thế về thuế Chi phí nợ thấp kết hợp với lợi thế về thuế sẽ làm cho chi phí vốn bình quân gia quyền (WACC) giảm khi nợ tăng Tuy nhiên, khi tỷ lệ giữa nợ trên vốn chủ
sở hữu tăng, buộc các chủ sở hữu phải tăng lợi tức yêu cầu của cổ đông (nghĩa là chi phí vốn chủ sở hữu tăng) Đồng thời, ở mức tỷ lệ
nợ trên vốn chủ sở hữu cao, chi phí nợ cũng tăng bởi khả năng doanh nghiệp không trả được nợ là cao hơn (nguy cơ phá sản cao hơn) Vì vậy, ở mức tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu cao hơn, WACC sẽ tăng Do
đó, lý thuyết cấu trúc vốn tối ưu cho rằng, cấu trúc vốn có tác động đến WACC và giá trị doanh nghiệp hay nói khác đi có một tỷ lệ nợ tối ưu, ở đó WACC của doanh nghiệp là nhỏ nhất và giá trị của doanh nghiệp là lớn nhất
Như vậy, theo lý thuyết Modigliani & Miller và lý thuyết cấu trúc vốn tối ưu chúng ta có thể thấy được việc lựa chọn và sử dụng vốn như thế nào sẽ có tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, hay nói một cách khác là tồn tại mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
1.2.2 Ảnh hưởng của tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh
Trang 10Tốc độ tăng trưởng cao làm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Các doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao thì hiệu quả hoạt động cũng sẽ cao, vì các doanh nghiệp có thể tạo ra lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh của mình Khi doanh nghiệp đang trong giai đoạn tăng trưởng thì niềm tin của các nhà đầu tư vào doanh nghiệp sẽ lớn, doanh nghiệp càng gia tăng được khả năng tiếp cận các nguồn vốn từ bên ngoài, điều này có lợi rất lớn cho doanh nghiệp Đối với các doanh nghiệp, nguồn vốn là yếu tố quan trọng hàng đầu của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, có vốn các doanh nghiệp có thể mở rộng sản xuất kinh doanh, mua sắm các trang thiết
bị, máy móc hay triển khai các chiến lược kinh doanh khác trong tương lai
1.2.3 Ảnh hưởng củaq quy mô của doanh nghiệp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh
Quy mô của doanh nghiệp được giả định là có tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Khi quy mô sản xuất của doanh nghiệp càng mở rộng thì chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm càng giảm Quy mô sản lượng lớn hơn cho phép doanh nghiệp khai thác được lợi thế của việc chuyên môn hóa, máy móc trang thiết bị phải đủ số lượng lớn mới cho phép doanh nghiệp tổ chức sử dụng tài sản theo kiểu chuyên biệt Chúng có thể được phân
bổ và được sử dụng riêng cho những khâu, những công đoạn sản xuất khác nhau mà nhờ đó năng suất có thể tăng lên Trong nhiều trường hợp, việc chế tạo một chiếc máy có công suất gấp đôi lại rẻ hơn việc chế tạo hai chiếc máy có công suất nhỏ bằng một nửa chiếc máy trên Điều đó có nghĩa là chi phí để mua một chiếc máy lớn thường nhỏ hơn mua hai cái máy nhỏ có tổng công suất là tương đương Quy mô phải đủ lớn mới tạo ra cơ hội để doanh nghiệp khai thác được lợi thế
Trang 11của chiếc máy lớn Bên cạnh đó, doanh nghiệp có quy mô lớn có thể
sử dụng máy móc tiên tiến hơn, góp phần tăng chất lượng sản phẩm, góp phần tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
1.2.4 Ảnh hưởng của tỷ trọng tài sản cố định đến hiệu quả hoạt động kinh doanh
Tài sản cố định là cơ sở vật chất ban đầu cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh Chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp phụ thuộc khá nhiều vào vấn đề máy móc, trang thiết bị; để tăng cường tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường các doanh nghiệp luôn phải theo dõi thường xuyên tình trạng của các loại máy móc thiết bị để có biện pháp cải tạo, nâng cấp kịp thời Theo lý thuyết, cấu trúc của tài sản được đo lường thông qua chỉ tiêu tỷ trọng tài sản cố định trên tổng tài sản và được giả định là có tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
1.2.5 Ảnh hưởng của vòng quay tài sản đến hiệu quả hoạt động kinh doanh
Hệ số vòng quay tổng tài sản dùng để đánh giá hiệu quả của
việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp Thông qua hệ số này, có thể biết được với mỗi đồng tài sản được bỏ ra tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu cho doanh nghiệp Hệ số này càng cao đồng nghĩa với việc
sử dụng tài sản của doanh nghiệp vào các hoạt động sản xuất kinh doanh càng hiệu quả, dẫn tới tăng hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp
Trang 12CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH NÔNG, THỦY SẢN NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TRONG
GIAI ĐOẠN NGHIÊN CỨU 2.1 TÔNG QUAN NGÀNH NÔNG, THỦY SẢN
Nhóm ngành nông, thủy sản bao gồm tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực đánh bắt, nuôi trồng, chế biến, bảo quản, lưu trữ, vận chuyển, tiếp thị, mua bán nông, thủy sản và các sản phẩm nông, thủy sản Các hoạt động thương mại chính của ngành nhằm cung cấp sản phẩm nông, thủy sản cho người tiêu dùng hoặc cung cấp các yếu tố đầu vào cho những ngành công nghiệp chế biến khác Bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp, cuộc sống của rất nhiều người ở các quốc gia đang phát triển phụ thuộc hoàn toàn với nghề đánh bắt và nuôi trồng nông, thủy sản
2.1.1 Các khu vực nuôi trồng lớn trên thế giới
2.1.2 Tình hình sản xuất, nuôi trồng ở Việt Nam
2.1.3 Nguồn nguyên liệu trong nuôi trồng thủy sản
a Nguồn con giống trong nuôi trồng thủy sản
b Thức ăn cho vùng nuôi thủy sản
c Hoạt động nuôi trồng thủy sản
2.1.4 Các vùng hoạt động thủy sản mạnh trong nước 2.1.5 Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lớn trong nước 2.2 THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ CỦA NGÀNH
2.2.1 Thị trường tiêu thụ nội địa
2.2.2 Thị trường tiêu thụ xuất khẩu
a Tổng quan xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã có những
Trang 13bước tiến vượt bậc trong gần 20 năm qua Kim ngạch xuất khẩu thủy sản từ mức thấp chỉ 550 triệu USD năm 1995 đã có những bước tăng trưởng mạnh mẽ qua từng năm với mức tăng trưởng bình quân 15,6%/năm Quá trình tăng trưởng này đã đưa Việt Nam trở thành một trong năm nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới, giữ vai trò chủ đạo trong việc cung cấp nguồn thủy sản toàn cầu
b Tổng quan xuất khẩu nông sản của Việt Nam
Trong các mặt hàng nông sản của nước ta thì hiện nay, gạo là mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực, được các nhà hoạch định chính sách xếp vào nhóm có sức cạnh tranh cao Từ năm 1989, Việt Nam chính thức tham gia vào thị trường lúa gạo thế giới, sự phát triển lúa gạo là một trong những thành tựu nổi bật của Việt Nam trong công cuộc đổi mởi về kinh tế Từ chỗ hàng năm phải nhập khẩu trên dưới
1 triệu tấn lương thực, Việt Nam đã vươn lên là một trong những nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo với sản lượng xuất khẩu khoảng từ 3,5 đến 4 triệu tấn/ năm Tuy nhiên, trên thị trường thế giới, gạo Việt Nam lại yếu thế cạnh tranh về phẩm chất theo yêu cầu của thị trường và giá cả Gạo xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là gạo
tẻ thường, trong một vài năm gần đây đã bắt đầu chú ý sản xuất và xuất khẩu gạo phẩm chất cao và gạo đặc sản nhưng số lượng chưa nhiều Về giá cả, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam thường thấp hơn giá gạo cùng loại của Thái Lan từ 10 đến 20 USD/ tấn
2.3 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH NÔNG, THỦY SẢN NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Tại Việt Nam, tính đến tháng 2/2015 đã có 25 công ty ngành nông, thủy sản niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán, phần lớn mã chứng khoán tập trung tại sàn HOSE Trong 25 công ty niêm yết, có