Tiểu luận NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG THCS đã được viết chi tiết, chỉnh sửa cẩn thận và được thẩm duyệt, trình bày đúng mẫu, chỉ cần in. đây là tiểu luận tốt nghiệp lớp trung cấp lý luận hành chính năm 2015
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Hiếu học là truyền thống quí báu của dân tộc ta, từ ngàn xưa ông cha ta đócoi trọng sự nghiệp giáo dục trong đời sống xã hội, trong sự phát triển của đấtnước, luôn coi giáo dục có quan hệ đến việc hệ trọng của quốc gia, đến an nguy,thịnh, suy của dân tộc Các thế hệ cha ông đi trước cho rằng việc “ Quốc kế dânsinh” phải lấy giáo dục làm đầu Sự giàu mạnh của đất nước không tách rời khỏigiáo dục Chăm lo cho giáo dục là chăm lo cho con người, mà con người là nhân
tố quyết định đến sự phát triển của xã hội Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã từng nói “ Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”
Ngày nay, trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước Đảng
và Nhà nước ta luôn chú trọng phát triển sự nghiệp giáo dục, coi giáo dục làquốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhântài Để thực hiện mục tiêu đó, Nghị quyết hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành
TW Đảng khoá VIII (Tháng 2 /1996) đó định hướng chiến lược phát triển giáodục đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước Nghị quyết đã
đề ra 4 giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo trong đó:Đổi mới công tác quản lý giáo dục” là một giải pháp quan trọng để nâng caochất lượng giáo dục đào tạo
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, bậc Trung học cơ sở là cầu nối giữaTiểu học với Trung học phổ thông, là nơi vận dụng và triển khai các hoạt độnggiáo dục theo định hướng chiến lược phát triển giáo dục của Đảng Bậc giáo dụcTHCS có một vị trí rất quan trọng trong chiến lược phát triển GD-ĐT thời kỳcông nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước Không có con đường nào khác cầnphải tiếp tục cải tiến đổi mới nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên nói chung,đội ngũ giáo viên trường THCS nói riêng về tất cả các mặt phẩm chất đạo đức,trình độ chuyên môn lý luận, nghiệp vụ quản lý và hiểu biết về văn hoá xã hộinhằm đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục trong giai đoạn hiện nay
Ngành Giáo dục và Đào tạo Huyện – Tỉnh Vĩnh Phúc trong những nămhọc vừa qua đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, song không phải đơn vị trựcthuộc nào của Phòng GD&ĐT Huyện cũng có chất lượng giáo dục cao và ổnđịnh Trường THCS là một ví dụ Trong những năm học trước trường cũng đãđạt được những thành tích đáng khích lệ Trong năm học 2015 - 2016, đội ngũgiáo viên của nhà trường tuy đã tương đối đủ về số lượng, cơ cấu và đáp ứng được
Trang 2yêu cầu thực hiện chương trình của Bộ GD&ĐT quy định Tuy vậy, chất lượngcủa một số bộ phận giáo viên còn hạn chế, một số giáo viên cao tuổi có nhiều kinhnghiệm trong giảng dạy nhưng đi theo lối mòn của phương pháp cũ (do lịch sử đểlại) và một số giáo viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm trong giảng dạy vàcuộc sống, phương pháp sư phạm còn non nớt, ít chịu học hỏi Điều đó đó ảnhhưởng lớn đến chất lượng giáo dục cũng như thành tích của nhà trường trongnhững năm qua Để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên (nhất là chất lượngchuyên môn) để đủ sức đáp ứng yêu cầu đổi mới sự nghiệp giáo dục trong tìnhhình mới trở thành một nhu cầu cấp thiết đối với trường THCS nói chung vàtrường THCS nói riêng Từ những lý do trên tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài
“Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường THCS - Huyện – Tỉnh Vĩnh Phúc” với mong muốn được góp phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp phát triển
giáo dục của địa phương
2 Mục đích, phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lí luận của vấn đề nậng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.Phân tích thực trạng đội ngũ giáo viên của trường Trung học cơ sở .,Huyện – Tỉnh Vĩnh Phúc từ 2010 đến nay
Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo viên của trườngTHCS - Huyện – Tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới
3 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết, tài liệu về quan điểm của chủ nghĩaMác- Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chínhsách, pháp luật của Nhà nước đối với ngành giáo dục và đào tạo
Phương pháp tra cứu hồ sơ sổ sách, các tài liệu chính trị, các văn bản cóliên quan đến đề tài
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra, khảo sát, thống
kê, phân tích, tổng hợp, đánh giá, xử lý các thông tin thu thập được
4 Kết cấu tiểu luận
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung tiểu luận gồm 03
Trang 3Chương 3 Mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũgiáo viên trường THCS - – Vĩnh Phúc trong thời gian tới.
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG GIÁO
DỤC VÀ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN
1.1 Giáo dục, đào tạo và đội ngũ giáo viên - một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Giáo dục
Giáo dục (tiếng Anh: education) theo nghĩa chung là hình thức học tập
theo đó kiến thức, kỹ năng, và thói quen của một nhóm người được trao truyền
từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua giảng dạy, đào tạo, hay nghiên cứu.Giáo dục thường diễn ra dưới sự hướng dẫn của người khác, nhưng cũng có thểthông qua tự học Bất cứ trải nghiệm nào có ảnh hưởng đáng kể lên cách màngười ta suy nghĩ, cảm nhận, hay hành động đều có thể được xem là có tínhgiáo dục
1.1.2 Đào tạo
Đào tạo là một quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm hìnhthành và phát triển có hệ thống các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ để hìnhthành nhân cách cho mỗi con người, tạo tiền đề cho họ có thể vào đời hành nghềmột cách năng xuất và hiệu quả
1.1.3 Giáo dục và Đào tạo
Giáo dục và Đào tạo là lĩnh vực truyền bá, cung cấp kiến thức khoa học,
kĩ thuật nhằm phát triển trí tuệ, nâng cao hiểu biết, hình thành nhân cách lốisống và kỹ năng lao động, thông qua đó con người có thể vận dụng trí tuệ, kỹnăng hiểu biết vào thực tiễn
1.1.4 Giáo viên
Giáo viên là người giảng dạy, giáo dục cho học viên, lên kế hoạch, tiếnhành các tiết dạy học, thực hành và phát triển các khóa học nằm trong chươngtrình giảng dạy của nhà trường đồng thời cũng là người kiểm tra, ra đề, chấmđiểm thi cho học sinh để đánh gia chất lượng từng học trò Giáo viên nam
thường được gọi là thầy giáo còn giáo viên nữ thường được gọi là cô giáo.
1.1.5 Đội ngũ giáo viên
Trang 4Đội ngũ giáo viên là tập hợp những người làm nghề dạy học - giáo dụcđược tổ chức thành một lực lượng cùng chung một nhiệm vụ là thực hiện cácmục tiêu giáo dục đã đề ra cho tổ chức đó, họ làm việc có kế hoạch và gắn bó vớinhau thông qua lợi ích về vật chất và tinh thần trong khuôn khổ quy định củapháp luật và thể chế xã hội.
Chất lượng đội ngũ giáo viên quyết định chất lượng của giáo viên, liênquan đến số lượng, cơ cấu trong một tổ chức của nhà trường
1.1.6 Chỉ đạo
Chỉ đạo là quá trình tác động bằng mệnh lệnh, hướng dẫn để điều khiểncủa chủ thể quản lý đến hành vi và thái độ của những người khác nhằm đạt tớinhững mục tiêu đã đặt ra Chỉ đạo thể hiện quá trình xác lập quyền chỉ huy giữachủ thể quản lý và các thành viên trong nhà trường nhằm góp phần thực hiện cácmục tiêu đã đặt ra
Bồi dưỡng có thể coi là quá trình cập nhật kiến thức và kỹ năng còn thiếuhoặc đã lạc hậu trong một cấp học, bậc học và thường được xác nhận bằng mộtchứng chỉ
Qua các khái niệm trên ta thấy công tác bồi dưỡng với mục đích là nhằmnâng cao năng lực và phẩm chất chuyên môn, nhằm tạo điều kiện cho người laođộng có cơ hội để củng cố và mở mang hoặc nâng cao một cách có hệ thống nhữngtri thức, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ có sẵn để làm việc kết quả cao hơn
1.2 Quan điểm của Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng, Nhà nước ta về giáo dục
1.2.1 Quan điểm của Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục
Mác đã vạch ra quy luật tất yếu của xã hội tương lai là đào tạo, giáo dụcnhững con người phát triển toàn diện Việc đào tạo, giáo dục các thế hệ pháttriển toàn diện là điều kiện để phát triển xã hội, xây dựng kinh tế, văn hóa, khoahọc kĩ thuật Theo tinh thần của Mác, con người phát triển toàn diện sẽ là mụcđích của nên giáo dục cộng sản chủ nghĩa, và con người phát triển toàn diện là
Trang 5người phát triển đầy đủ, tối đa năng lực sẵn có về tất cả mọi mặt đạo đức, trítuệ, thể chất, tình cảm, nhận thức, năng lực, óc thẩm mỹ và có khả năng cảm thụđược tất cả những hiện tượng tự nhiên, xã hội xảy ra xung quanh, đồng thời cóthể sáng tạo ra những cái mới theo khả năng của bản thân Mác đã vạch ranhững nguyên tắc cơ bản để đào tạo, giáo dục những con người phát triển toàndiện của xã hội tương lai Đó là sự kết hợp một cách hợp lý giữa giáo dục đạođức, thể dục, trí dục và lao động sản xuất, đó là sự kết hợp giữa lao động sảnxuất và thực hiện giáo dục bách khoa (giáo dục kĩ thuật tổng hợp) trong việc tổchức cho trẻ em tham gia hoạt động thực tiển, hoạt động xã hội Mác đã đi đếnnhận định rằng trong xã hội tương lai “lao động kết hợp với trí dục và thể dục,
đó không những là một phương pháp làm tăng thêm sản xuất xã hội mà còn làmột phương pháp duy nhất và độc nhất để đào tạo những con người phát triểntoàn diện”
Trong bộ “Tư Bản”, Mác viết: “Nền giáo dục sẽ kết hợp lao động sản xuất với trí lực và thể lực, đối với hết thảy các trẻ em trên một lứa tuổi nhất định nào
đó và làm như vậy không những chỉ là phương pháp tăng thêm sản xuất xã hội
mà còn là phương pháp tốt nhất và duy nhất tạo ra những con người toàn diện”.
Theo Mác, việc tổ chức lao động sản xuất cần để cho trẻ vận dụng nhữngtri thức tiếp thu được qua quá trình trí dục, phải đảm bảo hiệu quả kinh tế vànhằm phát triển thể lực và giáo dục đạo đức, cần phát huy ý thức tự giác của trẻ
và xuất phát từ đặc điểm tâm lý của trẻ Giáo dục kĩ thuật tổng hợp liên quanmật thiết với giáo dục lao động và tổ chức lao động sản xuất Theo Mác, xã hộitương lai mới có đủ điều kiện thực hiện giáo dục kĩ thuật tổng hợp giáo dục kĩthuật tổng hợp vừa là một bộ phận hợp thành nội dung các mặt giáo dục, đồngthời lại vừa như một nguyên tắc của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa Ngày nay,nền sản xuất công nghệ hiện đại ở các nước phát triển đã buộc phải thực hiệnnhững lý tưởng giáo dục kĩ thuật tổng hợp theo quan điểm của C.Mác
Trong dự thảo cương lĩnh của Đảng cộng sản Nga năm 1919, Lê nin đãnêu lên những ý tưởng mà ngày nay chúng vẫn không mất đi tính thời sự và đặc
biệt quan tâm: “Thực hiện chế độ giáo dục không mất tiền bậc học phổ thông và bách khoa (dạy lý thuyết và thực hành về tất cả các ngành sản xuất chủ yếu) cho tất cả các trẻ em trai và gái dưới 16 tuổi Kết hợp chặt chẽ công tác giáo dục với lao động sản xuất xã hội Lôi cuốn nhân dân lao động tích cực tham gia
sự nghiệp giáo dục phát triển hội đồng giáo dục quốc dân, huy động những người biết chữ dạy người chưa biết chữ…” Như vậy là, ý thức được tầm quan
Trang 6trọng của việc nâng cao dân trí, ngay sau khi Cách mạng tháng 10 Nga thànhcông, Lê nin đã nêu rõ ý tưởng: Toàn dân tham gia giáo dục, ý tưởng một nềngiáo dục phổ cập (bắt buộc và không mất tiền) và cũng như Mác, Người rất nhấn mạnh giáo dục kỹ thuật tổng hợp, kết hợp với lao động sản xuất.
Ngày 31/8/1960, trong thư gửi cán bộ giáo dục, học sinh, sinh viên các
trường và các lớp bổ túc văn hoá, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc nhở: “Giáo dục phải phục vụ đường lối chính trị của Đảng và chính phủ, gắn liền với sản xuất
và đời sống nhân dân” Nhận thức vấn đề này trong quá trình xây dựng đội ngũ
nhà giáo tức là phải chú ý đến các yêu cầu về phẩm chất, đạo đức và nhận thứcchính trị, tư tưởng Công tác giáo dục chỉ có thể phục vụ đường lối chính trị củaĐảng và chính phủ một cách tốt nhất khi cán bộ giáo dục và nhà giáo nhìn nhậnmột vấn đề chuyên môn thông qua lăng kính của một nhà chính trị Hay nóicách khác mỗi nhà giáo là một cán bộ của Đảng và Nhà nước, mỗi cán bộ giáodục khi giải quyết một vấn đề chuyên môn phải đặt bối cảnh chung về kinh tế,chính trị, văn hoá, xã hội ở nơi đơn vị giáo dục gắn bó
Việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào quá trình xây dựng đội ngũ nhàgiáo và cán bộ quản lý là điều quan trọng và cần thiết Nhận thức đúng tư tưởng
Hồ Chí Minh về vấn đề giáo dục, chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đờisau cũng như về công tác xây dựng đội ngũ nhà giáo sẽ giúp chúng ta có cái nhìnsâu sắc về thực tiễn giáo dục Việt nam và thế giới, để thấy rằng những điềuchúng ta đã làm và sẽ làm là những điều mà Bác Hồ kính yêu, người thầy vĩ đạicủa chúng ta đã căn dặn và chỉ đạo cách đây rất lâu Có lẽ, nếu chúng ta làm đượcnhư Bác Hồ mong muốn thì chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáodục sẽ được nâng cao ngang tầm với các nước trong khu vực cũng như trên thếgiới, phục vụ nhiệm vụ ngày càng tốt yêu cầu của đất nước, kế thừa, phát huytruyền thống dân tộc
1.2.2 Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về giáo dục
Giai đoạn trước đổi mới, Đảng ta chưa ban hành nghị quyết Trung ương
có tính chuyên đề về giáo dục và đào tạo Đường lối và các chính sách củaĐảng về lĩnh vực này được thể hiện trong các văn kiện của các đại hội Đảng vàcác nội dung được đưa vào các nghị quyết về các lĩnh vực kinh tế - xã hội
Giáo dục và đào tạo là một vấn đề hết sức quan trọng trong đời sốngchính trị của mỗi nước, là biểu hiện trình độ phát triển của mỗi nước Vì vậy,ngay từ khi giành được chính quyền, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ "một dân tộc dốt là
Trang 7một dân tộc yếu" Do đó xác định Giáo dục và đào tạo là một nhiệm vụ quantrọng của cách mạng Việt Nam.
Bắt đầu từ Nghị quyết của Đại hội lần thứ IV của Đảng (1979) đã ra quyếtđịnh số 14-NQTƯ về cải cách giáo dục với tư tưởng: Xem giáo dục là bộ phậnquan trong của cuộc cách mạng tư tưởng; thực thi nhiệm vụ chăm sóc và giáodục thế hệ trẻ từ nhỏ đến lúc trưởng thành; thực hiện tốt nguyên lý giáo dục học
đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với
xã hội Nghị quyết Đại hội IV nêu rõ: “ Tiến hành cải cách giáo dục trong cảnước; phát triển giáo dục phổ thông; sắp xếp, từng bước mở rộng và hoàn chỉnhmạng lưới các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp; phát triểnrộng rãi các trường dạy nghề” Để cụ thể hoá thực hiện Nghị quyết Đại hội IV,ngày 11-1-1979 Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 14-NQ/TW “về cải cách giáodục” Nghị quyết nêu mục tiêu của cải cách giáo dục lần này là “làm tốt việcchăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ ngay từ tuổi ấu thơ cho tới lúc trưởng thành,nhằm tạo cơ sở ban đầu rất quan trọng của con người Việt Nam mới, người laođộng làm chủ tập thể và phát triển toàn diện” Nguyên lý cải cách giáo dục là việchọc phải đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắnvới xã hội Nội dung chủ yếu của công tác cải cách giáo dục lần này gồm ba mặt:cải cách cơ cấu của hệ thống giáo dục, cải cách nội dung giáo dục và cải cáchphương pháp giáo dục Nghị quyết nêu hệ thống giáo dục mới của nước ta là:
“một thể thống nhất và hoàn chỉnh”, bao gồm: “giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục chuyên nghiệp và đại học; mạng lưới trường, lớp tập trung và mạng lưới trường, lớp không thoát ly sản xuất và công tác” Nghị quyết nhấn
mạnh biện pháp cải tiến chương trình học và biên soạn sách giáo khoa mới; tăngcường cơ sở vật chất kỹ thuật cho các trường học bằng cách tăng đầu tư; kiệntoàn tổ chức quản lý và tăng cường công tác quản lý của ngành giáo dục; đẩymạnh công tác nghiên cứu khoa học giáo dục
Nghị quyết Đại hội VI xác định: Giáo dục nhằm mục tiêu hình thành vàphát triển toàn diện nhân cách xã hội chủ nghĩa của thế hệ trẻ, đào tạo đội ngũlao động có kỹ thuật đồng bộ về ngành nghề, phù hợp với yêu cầu phân cônglao động của xã hội Sự nghiệp giáo dục, nhất là giáo dục đại học và chuyênnghiệp, trực tiếp góp phần vào việc đổi mới công tác quản lý kinh tế và xã hội.Phát triển có kế hoạch hệ thống giáo dục, từ giáo dục mầm non đến đại học vàtrên đại học, bảo đảm chất lượng và hiệu quả đào tạo Bố trí hợp lý cơ cấu hệthống giáo dục, thể hiện tính thống nhất của quá trình giáo dục, bao gồm nhiều
Trang 8hình thức: đào tạo và bồi dưỡng chính quy và không chính quy, tập trung vàtại chức Cải tiến chế độ thi cử, cấp chứng chỉ, văn bằng và học vị theo hướngbảo đảm chất lượng và công minh Mở rộng và củng cố các trường, các lớpdạy nghề để đào tạo, bồi dưỡng công nhân lành nghề, phát triển các trung tâmdạy nghề rộng rãi cho thanh niên và nhân dân lao động Sắp xếp lại mạng lướicác trường đại học và trung học chuyên nghiệp, bồi dưỡng đội ngũ cán bộgiảng dạy và quản lý, nhanh chóng hình thành đội ngũ cán bộ chuyên môn đầungành Đi đôi với việc nâng cao chất lượng đào tạo chuyên môn và năng lựcthực hành, cần coi trọng giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, pháp luật, giáodục thể chất và giáo dục quốc phòng Kết hợp giảng dạy, học tập với lao độngsản xuất, thực nghiệm và nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật.Chuẩn bị cho thanh niên bước vào cuộc sống lao động sản xuất và chiến đấu,hiểu và làm tốt nghĩa vụ công dân.
Đến Nghị quyết Đại hội VII nêu rõ: mục tiêu giáo dục và đào tạo nhằmnâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, hình thành đội ngũ laođộng có tri thức và có tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ, năng động và sángtạo, có đạo đức cách mạng, tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội Nhà trườngđào tạo thế hệ trẻ theo hướng toàn diện và có năng lực chuyên môn sâu, có ý thức
và khả năng tự tạo việc làm trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần
Ngày 14-1-1993, Đảng ta ban hành Nghị quyết số 04-NQ/HNTW, “Về tiếptục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo” Đây là lần đầu tiên trong lịch sửĐảng ta, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã có kỳ họp riêng bàn về một sốvấn đề xã hội, trong đó tập trung xem xét sâu rộng vấn đề giáo dục và đào tạo
và ra Nghị quyết về tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo Đây là Nghịquyết đáp ứng lòng mong đợi từ lâu của toàn Đảng, toàn dân ta, nhất là đội ngũgiáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, học sinh, sinh viên trong cả nước, về việcxác định quan điểm, chủ trương, chính sách, biện pháp tiếp tục phát triển mạnh
mẽ sự nghiệp giáo dục Nghị quyết không những chỉ ra những giải pháp cấpbách để xử lý những vấn đề nóng bỏng đối với công tác giáo dục và đào tạo màcòn định hướng lâu dài cho việc phát triển sự nghiệp này theo cương lĩnh vàchiến lược của Đảng ta cho đến sau năm 2000, nhằm chuẩn bị cho nhân dân ta,đặc biệt cho thế hệ trẻ vững bước tiến vào thế kỷ XXI
Đến Đại hội VIII, về giáo dục và đào tạo, Nghị quyết nhấn mạnh với
những nội dung chủ yếu: cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo
là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng
Trang 9nhân tài Coi trọng cả ba mặt: mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và phát
huy hiệu quả Phương hướng chung của lĩnh vực giáo dục, đào tạo trong 5 nămtới là phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá,tạo điều kiện cho nhân dân, đặc biệt là thanh niên, có việc làm; khắc phục
những tiêu cực, yếu kém trong giáo dục và đào tạo
Ngày 28-12-2000, Bộ Chính trị ra Chỉ thị số 61-CT/TW “Về việc phổ cậptrung học cơ sở” yêu cầu các cấp uỷ đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoànthể nhân dân từ Trung ương đến địa phương phải: Nhanh chóng xây dựng vàthực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trung học cơ sở gắn với việc đổi mới nộidung chương trình, phương pháp giáo dục theo hướng cập nhật những thành tựumới nhất của khoa học - công nghệ, với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội củađất nước trong thời kỳ mở cửa, hội nhập, toàn cầu hoá, đẩy mạnh công nghiệphoá, hiện đại hoá đất nước
Tại Đại hội IX, về vấn đề giáo dục và đào tạo, Nghị quyết nêu rõ: “
Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phươngpháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục; thực hiện
“chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá” Phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ vàsáng tạo của học sinh, sinh viên, đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn
và tay nghề, đẩy mạnh phong trào tự học tập trong nhân dân bằng những hìnhthức giáo dục chính quy và không chính quy, thực hiện “giáo dục cho mọingười”, “cả nước trở thành một xã hội học tập” Thực hiện phương châm “học
đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn với xãhội” Coi trọng công tác hướng nghiệp và phân luồng học sinh trung học,chuẩn bị cho thanh niên, thiếu niên đi vào lao động nghề nghiệp phù hợp với
sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong cả nước và từng địa phương Xây dựngquy hoạch đào tạo nhân lực theo phương thức kết hợp học tập trung, học từ xa,học qua máy tính
Đặc biệt, sự nghiệp Giáo dục và Giáo dục lý luận chính trị được Đại hộitoàn quốc lần thứ X đặc biệt quan tâm và nhấn mạnh hơn nữa nhằm giáo dụccon người phát triển toàn diện, nhất là thế hệ trẻ
Đại hội X đã xác định mục tiêu giáo dục là nhằm bồi dưỡng thế hệ trẻtinh thần yêu nước, lòng tự tôn dân tộc, lý tưởng chủ nghĩa xã hội, lòng nhân ái,
ý thức tôn trọng pháp luật, tinh thần hiếu học, ý chí tiến thủ lập nghiệp, khôngcam chịu nghèo nàn, đào tạo lớp người lao động có kiến thức cơ bản, làm chủ
Trang 10năng lực nghề nghiệp, quan tâm hiệu quả thiết thực, nhạy cảm với chính trị, có
ý chí vươn lên về khoa học - công nghệ
Để cụ thể chủ trương đó, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương phát triểngiáo dục một cách tổng thể và toàn diện, bắt đầu từ chủ trương phát triển giáodục mầm non, thực hiện xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học và trung học
cơ sở trên phạm vi cả nước, tạo môi trường thuận lơi để cho mọi người học tập
và học tập suốt đời Điều hành hợp lý cơ cấu bậc học, cơ cấu ngành nghề, cơcấu vùng trong hệ thống Giáo dục và đào tạo, quan tâm đào tạo đội ngũ công
nhân kỹ thuât lành nghề, hướng vào mục tiêu phát triển kinh tế, thực hiện tốt
chính sách giáo dục gắn với phát triển kinh tế xã hội
1.3 Yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong giai đoạn hiện nay
Giáo viên là yếu tố hàng đầu quyết định chất lượng giáo dục Luật giáodục (điều 15 chương I) nêu rõ "Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảmbảo chất lượng giáo dục Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện, nêugương tốt cho người học Nhà nước tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, cóchính sách bảo đảm các điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để nhà giáothực hiện nhiệm vụ của mình…" Với nhận thức hoạt động trung tâm của nhàtrường là dạy học và giáo dục Để phát triển toàn diện học sinh, thầy cô giáo làlực lượng trực tiếp thực hiện chương trình giáo dục của cấp học Chất lượnggiáo dục của nhà trường phần lớn do đội ngũ giáo viên quyết định Do đó việcbồi dưỡng, phát triển đội ngũ nhà giáo vừa là mục tiêu, vừa là động lực pháttriển nhà trường Tăng cường xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáodục một cách toàn diện theo hướng chuẩn hóa là nhiệm vụ vừa đáp ứng yêu cầutrước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài nhằm thực hiện thành công chiếnlược phát triển giáo dục và chấn hưng đất nước Chất lượng đội ngũ trong mỗinhà trường thể hiện ở nhiều mặt: Đủ về số lượng, hợp lý cơ cấu, đảm bảo vềtrình độ đào tạo và có phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đápứng yêu cầu nhiệm vụ Thầy giáo, cô giáo phải là người hiểu sâu về kiến thứcchuyên ngành, biết rộng về các bộ môn khoa học liên quan và có vốn văn hóanói chung Bước sang thế kỷ XXI nền giáo dục hiện đại có những xu hướng đổimới sâu sắc từ quan niệm về vị trí, vai trò, chức năng của giáo dục đến nội dung
và phương pháp giáo dục Sự đổi mới này tất yếu đặt ra những yêu cầu xâydựng, xây dựng lại đội ngũ giáo viên nhằm đáp ứng sự đổi mới đó Sự phát triển
Trang 11vũ bão của khoa học- công nghệ đòi hỏi mỗi thầy cô giáo phải luôn bồi dưỡng,cập nhật thông tin, tri thức mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Nền giáo dục nước ta có sứ mệnh đào tạo ra nguồn lực người có khả năngthích ứng với những thay đổi của nền khoa học công nghệ ,việc làm, tạo cơ hộicho giáo dục đào tạo hội nhập với nền giáo dục của thế giới, sớm bắt nhịp vớinền văn hoá, văn minh tiên tiến để có cơ hội sử dụng kho tàng tri thức nhânloại Nếu nhân lực đào tạo thấp sẽ dẫn đến hậu quả giáo dục khó có thể cạnhtranh trên thị trường Vì vậy đòi hỏi giáo dục phải nhanh chóng đạt chuẩn mựckhu vực, không những đáp ứng nhu cầu của đất nước hôm nay mà cho cả maisau Trước tình hình biến động của thế giới, xác định nhiệm vụ của đất nướctrong thời kỳ đổi mới Đảng ta đã chú trọng “ Giáo dục là quốc sách hàng đầu
“Tại nghị quyết TWII khoá VIII Đảng ta đã đề cập “ Khâu then chốt để thựchiện chất lượng giáo dục là phải chăm lo đào tạo, bồi dưỡng và tiêu chuẩn hoáđội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ nhà giáo ”, bởi không ai khác chính ngườithầy là người “ Khai tâm mở trí cho bao thế hệ học trò ” Tại nghị quyết hộinghị lần thứ hai Ban chấp hành TW BCH Đảng khoá VIII, nghị quyết hội nghị
TW IV khoá VI đã khảng định “ Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượnggiáo dục và được xã hội tôn vinh, giáo viên phải có đủ đức, đủ tài” Ngày15/6/2004 Ban bí thư TW Đảng ra chỉ thị 40, một lần nữa nhấn mạnh “Nângcao chất lượng quản lý và nhà giáo vừa là nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu trước mắtvừa mang tính chiến lược lâu dài và chấn hưng đất nước, đảm bảo đủ số lượng,nâng cao chất lượng, cân đối về cơ cấu, đạt chuẩn đáp ứng yêu cầu của thời kỳmới ” Như vậy vấn đề bồi dưỡng đội ngũ là rất quan trọng bởi: “Chất lượnggiáo dục trước mắt và trong tương lai tuỳ thuộc vào mỗi giáo viên” Có thể nóinếu không có đội ngũ giáo viên thì không có nhà trường, không có nhà trườngthì không có sự tồn tại và phát triển giáo dục Bác Hồ đã nói “Nhiệm vụ củagiáo viên rất quan trọng và vẻ vang vì nếu không có thầy giáo thì không có giáodục , không có giáo dục thì không có cán bộ, không nói gì đến tri thức văn hóa”Nếu người thầy không gữi vai trò là chủ thể tích cực quan trọng của quá trìnhđổi mới phương pháp dạy học, thì việc nâng cao chất lượng dạy học khó có thểthành công, cho nên lo cho giáo dục thì trước hết là lo cho đội ngũ giáoviên,vấn đề đặt ra là làm thế nào để tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ giáoviên dần dần trở thành đội quân tinh thông về kiến thức, điêu luyện về phươngpháp, giỏi về nghiệp vụ tay nghề để họ có thể làm tròn sứ mệnh của mình Vớibậc trung học cơ sở có ý nghĩa là tiền đề của bậc học trong hệ thống giáo dục
Trang 12quốc dân, đây là bậc học tạo nền móng vững chắc cả về kiến thức cũng nhưphát triển nhân cách HS, tri phối hướng phát triển nhân cách cả một đờingười,vì thế coi trọng việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là một việc làm cầnthiết, bởi người giáo viên luôn là tấm gương mẫu mực về phẩn chất đạo đức,
“Vừa hồng vừa chuyên” là người mẹ hiền để HS tôn thờ và làm theo Thực tếqua các năm làm công tác giáo dục ở trường THCS tôi nhận thấy bên cạnhnhững mặt mạnh, tích cực, tiến bộ là chủ yếu, vẫn còn những hạn chế, yếu kémnhất định, chất lượng giáo dục toàn diện chuyển biến chưa ổn định, phươngpháp giảng dạy còn chậm đổi mới chưa phát huy được tính chủ động sáng tạocủa người học Một bộ phận giáo viên còn ngại sử dụng các phương tiện thiết bịdạy học Một bộ phận GV tuổi cao trình độ chuyên môn còn hạn chế do tồn tạicủa quá trình đào tạo chắp vá do đó còn dạy theo lối truyền thụ “ một chiều”.Một số GV có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn nhưng lại non yếu
về phương pháp sư phạm Chất lượng HSG chưa cao do còn ít kinh nghiệmgiảng dạy Tất cả các nguyên nhân nêu trên không thể đáp ứng yêu cầu của nềngiáo dục tiên tiến hiện đại, khó có thể hoà nhập và đáp ứng những yêu cầu củađất nước trong hiện tại và tương lai, việc thực hiện mục tiêu giáo dục cũng nhưcung cấp nguồn lực người cho nền công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước khó
có thể thành công Vì thế giáo dục cần có những bước đột phá mới mà khâu bồidưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ GV là rất cần thiết, người làm công tácquản lý phải tìm ra biện pháp khả thi bồi dưỡng đội ngũ giáo viên để đưa chấtlượng giáo dục đi lên, đây là một việc làm cần thiết và thiết thực phải thực hiệnngay đối với mỗi nhà trường
Trang 13Chương 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG THCS TIÊN LỮ, HUYỆN LẬP THẠCH, TỈNH VĨNH PHÚC TRONG NHỮNG
NĂM QUA
2.1 Khái quát đặc điểm tình hình trường THCS , huyện , tỉnh Vĩnh Phúc
*Về cơ sở vật chất: Trường THCS có địa điểm tại Thôn Mới xã
Năm học 2015-2016, trường có 08 phòng học kiên cố, có đủ bàn ghế cho HS vàCBGV, 05 phòng học bộ môn ( Lý, Hóa, Sinh, Tin học, Tiếng Anh), 01 phòngThư viện, 01 phòng đọc, 02 phòng làm việc của BGH, 01 phòng Hội đồng, 02phòng tổ bộ môn, 01 phòng y tế, 01 phòng văn thư, 01 phòng kế toán, 01 phòngcông đoàn, 01 phòng truyền thống, 01 phòng đoàn đội, 02 nhà để xe cho HS và
GV, có nhà vệ sinh cho HS và GV, được đầu tư xây dựng để công nhận trườngchuẩn quốc gia trong năm học 2015 - 2016 Nhìn chung cơ sở vật chất và thiết bịdạy học tương đối đảm bảo phục vụ cho công việc chuyên môn và tổ chức các hoạtđộng giáo dục của nhà trường
* Về sĩ số học sinh năm học 2015 – 2016:
Khối 6: 35 hs; Khối 7: 53 học sinh;
Tổng số: 162 học sinh
* Về chuyên môn, nghiệp vụ: 100% các giáo viên trong trường có trình độ
chuyên môn đạt yêu cầu trở lên Cụ thể:
Trang 14có năng lực chuyên môn tương đối đồng đều, vững vàng nhiệt tình trong giảngdạy và các hoạt động khác của nhà trường, có đạo đức tốt, tác phong sư phạmnhà giáo chuẩn mực, chấp hành tốt các chủ trương chính sách của Đảng, phápluật của Nhà nước Hầu hết các đồng chí giáo viên đều nắm rõ mục tiêu của GD
& ĐT THCS, gương mẫu, nhiệt tình trong các hoạt động giảng dạy Một sốđồng chí giáo viên có ý thức phấn đấu đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện, cấptỉnh Bên cạnh đó còn một bộ phận giáo viên mới ra trường tuổi nghề còn ít,tuổi đời còn trẻ chưa có kinh nghiệm trong giảng dạy và công tác, đa số giáoviên có tuổi đời cao, có thâm niên trong nghề nghiệp, tuy nhiệt tình trong côngtác nhưng còn chậm trong việc đổi mới phương pháp dạy học, chưa đáp ứngđược yêu cầu đặc biệt phần lớn các giáo viên chưa có ý thức cao trong việctham gia các phong trào thi đua nhất là phong trào thi đua Hai tốt
Về đạo đức và lòng yêu nghề tinh thần trách nhiệm của đội ngũ: Nghềdạy học là nghề có tính đặc thù riêng, đối tượng của dạy học và giáo dục là conngười, phát triển và hoàn thành nhân cách cho học sinh vì vậy nhân cách, cácphẩm chất đạo đức của người thầy, tác động trực tiếp đến quá trình hình thànhphát triển nhân cách của học sinh, nhiều công trình nghiên cứu cho rằng phẩmchất nhân cách của người thầy giáo là điều kiện cần thiết để nâng cao hiệu quảgiáo dục và đào tạo, đặc biệt ở lứa tuổi thiến niên thì điều đó càng có ý nghĩaquan trọng Thực tế về phẩm chất đạo đức của giáo viên nhà trường hiện nayđều là những thầy, cô giáo có đạo đức tốt, tác phong sư phạm mẫu mực, có lốisống trong sáng giản dị được học sinh, các bậc cha mẹ học sinh và đồng nghiệpkính trọng, tin yêu
Trong những năm qua, công tác dạy và học của thầy trò trường THCS đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ Theo số liệu thống kê đã đạt được về mặtchuyên môn của đội ngũ giáo viên trường từ năm 2010 - 2011 đến nay như sau:
+ Năm học 2010 – 2011: Trường có 06 chiến sĩ thi đua cơ sở, 15 laođộng tiên tiến Trường đạt danh hiệu Lao động tiên tiến Đạt các chỉ tiêu đề ratrong năm học Học sinh giỏi cấp huyện đạt 24 em, cấp tỉnh 01 em Thi đỗ vàolớp 10 đạt 85% số các em dự thi
+ Năm học 2011 – 2012: Trường có 01 chiến sỹ thi đua cấp Tỉnh; 08chiến sĩ thi đua cơ sở, 12 lao động tiên tiến Trường đạt danh hiệu Tiên tiến xuấtsắc cấp tỉnh Đạt các chỉ tiêu đề ra trong năm học, một số chỉ tiêu vượt kếhoạch Học sinh giỏi cấp huyện đạt 28 em, cấp tỉnh 02 em Thi đỗ vào lớp 10đạt 100% số các em đăng ký dự thi