1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo án tiếng việt 5 tuần 1 bài việt nam thân yêu

4 1,1K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 57 KB

Nội dung

Giáo án Tiếng việt 5Chính tả Nghe - viết: Việt Nam thân yêu ôn tập quy tắc viết c/k, g/gh, ng/ngh I.. Nghe - viết và trình bày đúng bài chính tả Việt Nam thân yêu.. Làm bài tập để củng c

Trang 1

Giáo án Tiếng việt 5

Chính tả

Nghe - viết: Việt Nam thân yêu

ôn tập quy tắc viết c/k, g/gh, ng/ngh

I Mục tiêu

1 Nghe - viết và trình bày đúng bài chính tả Việt Nam thân yêu.

2 Làm bài tập để củng cố quy tắc viết chính tả với ng/ngh, g/gh, c/k.

II Đồ dùng dạy - học

- Bút dạ và 3 - 4 tờ phiếu khổ to viết từ ngữ, cụm từ hoặc câu có tiếng cần điền vào ô trống ở bài tập 2

- 3 đến 4 tờ phiếu kẻ bảng nội dung Bài tập 3

III Các hoạt động dạy - học

A Mở đầu

- GV nhắc một số điểm cần lưu ý về yêu cầu

của giờ Chính tả:

+ HS phải có đủ: bút, vở, thước kẻ, bút chì,

+ Khi viết chính tả phải trật tự chú ý nghe GV

đọc, không được hỏi lại

+ Ngồi viết chính tả phải đúng tư thế: vở để

ngay ngắn, mắt phải cách xa vở chừng 30 cm,

lưng thẳng, không tì ngực xuống mép bàn

- HS chú ý lắng nghe

B Dạy bài mới

1 Giới thiệu bài

- Trong tiết học hôm nay, các em sẽ nghe viết

bài Chính tả Việt Nam thân yêu và làm các bài

tập phân biệt c/k, g/gh, ng/ngh.

- HS lắng nghe

Trang 2

- GV ghi tên bài lên bảng - HS nhắc lại tên đầu bài và ghi vào vở.

2 Hướng dẫn HS nghe - viết

a) Tìm hiểu nội dung đoạn văn

- Yêu cầu HS đọc bài thơ - Một HS đọc to bài thơ

- Bài thơ nói lên điều gì? - Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của đất nước

Việt Nam và truyền thống cần cù lao động và đấu tranh bất khuất của dân tộc Việt Nam

b) Hướng dẫn viết từ khó và trình bày chính tả

- Yêu cầu HS nêu các từ khó, danh từ riêng, dễ

lẫn khi viết chính tả

- HS nêu: Trường Sơn, Việt Nam, mênh mông, biển lúa, dập dờn,

- GV đọc cho HS viết các từ vừa tìm được - Ba HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết

vào vở nháp

- Sau khi HS viết xong, GV hướng dẫn HS

nhận xét bài của bạn trên bảng

- HS nhận xét theo yêu cầu của GV

- Khi viết cần lưu ý trình bày bài chính tả như

thế nào?

- Bài chính tả là một đoạn thơ lục bát Khi viết cần lưu ý câu sáu viết cách lề bốn ô li Câu tám viết cách lề hai ô li Đầu câu viết hoa

c) Viết chính tả

- GV nhắc sơ bộ HS những hiện tượng chính

tả cần lưu ý khi viết, tư thế ngồi viết, yêu cầu

HS chú ý lắng nghe không hỏi lại

- HS lắng nghe

- GV đọc từng dòng thơ cho HS viết theo tốc

độ viết quy định ở lớp 5 (6 chữ/1 phút) Mỗi

dòng thơ đọc 2 lượt

- HS lắng nghe và viết bài

d) Soát lỗi và chấm bài

- Đọc toàn bài cho HS soát lỗi - HS dùng bút chì, đổi vở cho nhau để

soát lỗi, chữa bài

- GV chấm nhanh từ 5 -7 bài của HS và nhận

xét bài viết của các em

- Cả lớp theo dõi, lắng nghe, tự đối chiếu với SGK để sửa những lỗi sai

3 Hướng dẫn HS làm bài tập

Trang 3

Bài tập 2

- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập - Một HS đọc to trước lớp

- Yêu cầu HS làm việc theo cá nhân, sau khi

làm bài xong trao đổi kết quả với bạn bên

cạnh

- HS làm bài vào giấy nháp (hoặc vở bài tập), sau khi làm bài xong trao đổi bài với bạn

- Gọi HS trình bày

- GV theo dõi gọi HS nhận xét và chốt lại lời

giải đúng

- HS lần lượt trình bày kết quả

- Cả lớp theo dõi nhận xét, cùng GV

chốt lại: ngày, ghi, ngát, ngữ, nghỉ, gái,

có, ngày, của, kết, của, kiên, kỉ.

- Bài văn cho ta biết điều gì? - Bài văn kể về buổi lễ đọc Tuyên ngôn

Độc lập (2/9/1945) ở quảng Trường Ba

Đình

Bài tập 3

- Gọi HS đọc toàn bài - Một HS đọc to toàn bài trước lớp

- Yêu cầu HS tự làm bài GV dán ba tờ phiếu

lên bảng, mời ba HS lên bảng thi làm bài

nhanh

- HS làm bài vào vở Ba HS làm bài vào phiếu trên bảng

- Gọi HS nhận xét, chữa lại bài của bạn trên

bảng

- HS nhận xét, chữa lại bài trên bảng cho bạn (nếu sai)

- Yêu cầu HS nhẩm thuộc quy tắc, mời một

đến hai em nhắc lại quy tắc

- HS thực hiện theo yêu cầu của GV

lại

4 Củng cố, dặn dò

- Dặn HS về nhà học thuộc nội dung Bài tập 3 - HS lắng nghe và về nhà thực hiện theo

Trang 4

yêu cầu của GV.

Ngày đăng: 10/11/2015, 16:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w