1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo án tiếng việt 5 tuần 1 bài quang cảnh làng mạc ngày mùa

6 5,1K 64

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 67 KB

Nội dung

- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tả chậm rãi, dàn trải, dịu dàng; nhấn giọng vào các từ ngữ tả những màu vàng khác nhau của cảnh, vật.. - Hiểu được nội dung chính: Bài văn miêu tả c

Trang 1

Giáo án Tiếng việt 5

Tập đọc

Quang cảnh làng mạc ngày mùa

I Mục tiêu

1 Đọc thành tiếng:

- Đọc đúng các từ ngữ khó Đọc lưu loát toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ

- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tả chậm rãi, dàn trải, dịu dàng; nhấn giọng vào các từ ngữ tả những màu vàng khác nhau của cảnh, vật

2 Đọc hiểu:

- Hiểu các từ ngữ có trong bài, phân biệt được sắc thái của các từ đồng nghĩa chỉ màu sắc dùng trong bài

- Hiểu được nội dung chính: Bài văn miêu tả cảnh đẹp, sinh động và trù phú của làng quê giữa ngày mùa, qua đó thể hiện tình yêu tha thiết của tác giả với quê hương

II Đồ dùng dạy - học

- Tranh minh họa bài đọc trong SGK Sưu tầm thêm những bức ảnh khác về sinh hoạt ở làng quê vào ngày mùa

- Chuẩn bị sẵn các thẻ từ ghi các sự vật có màu vàng và màu sắc của

nó và nghĩa của các từ chỉ màu vàng để đính lên bảng

III Các hoạt động dạy - học

A Kiểm tra bài cũ

- Gọi HS đọc thuộc lòng đoạn thư trong bài

Thư gửi các học sinh (từ Sau 80 năm giời nô

lệ đến nhờ một phần lớn ở công học tập của

các em) và trả lời câu hỏi về nội dung.

- Nhận xét và cho điểm HS

- HS thực hiện yêu cầu của GV

Trang 2

B Dạy bài mới

1 Giới thiệu bài

- GV đưa tranh minh họa bài tập đọc (phóng

to) cho HS quan sát và yêu cầu HS nói về nội

dung tranh.

- HS quan sát và phát biểu: Bức tranh vẽ quang cảnh ngày mùa ở nông thôn, mọi người đang thu hoạch lúa

- GV chốt lại và giới thiệu: Đây là bức tranh

minh họa cho bài tập đọc Quang cảnh làng

mạc ngày mùa Đọc bài này các em sẽ thấy

được vẻ đẹp của làng quê được vẽ bằng lời tả

rất đặc sắc của nhà văn Tô Hoài - một nhà văn

quen thuộc với các em

- HS lắng nghe

- GV ghi tên bài lên bảng - HS mở SGK theo dõi bài đọc

2 Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài

a) Luyện đọc đúng

- GV chỉ định một HS đọc khá giỏi đọc trước

lớp và yêu cầu cả lớp đọc thầm

- Một HS khá đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm

- GV hướng dẫn chia đoạn cho HS luyện đọc - HS nhận biết các đoạn trong bài

văn:

* Đoạn 1: Từ đầu đến màu vàng rất khác nhau

* Đoạn 2: Tiếp theo đến như những tràng hạt bồ đề treo lơ lửng.

* Đoạn 3: Tiếp theo đến ló ra mấy quả ớt đỏ chói.

* Đoạn 4: Còn lại.

- GV gọi HS nối tiếp nhau đọc bài trước lớp

GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng

HS

Chú ý ngắt câu:

Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại / mở năm

cánh vàng tươi Buồng chuối / đốm quả chín

vàng.

- HS đọc bài Mỗi lượt đọc bốn HS, mỗi HS đọc một đoạn của bài

Trang 3

- GV ghi bảng những từ ngữ HS hay phát âm

sai để luyện đọc cho cả lớp

- HS luyện đọc các tiếng GV ghi trên bảng lớp

- GV gọi HS tiếp nối nhau đọc bài lần 2 - HS đọc bài Mỗi lượt đọc bốn HS,

mỗi HS đọc một đoạn của bài

- Hướng dẫn HS tìm hiểu về nghĩa của các từ

được giới thiệu ở phần chú giải GV có thể

dùng tranh ảnh (nếu có) để giải nghĩa từ (cây)

lụi, kéo đá.

- Một HS đọc phần chú giải thành tiếng Cả lớp nghe bạn đọc và GV giải nghĩa

- Yêu cầu HS đọc nối tiếp các đoạn của bài

theo nhóm đôi

- HS nối tiếp nhau đọc bài trong nhóm

- Yêu cầu HS đọc nối tiếp các đoạn của bài - Bốn HS nối tiếp nhau đọc bài Mỗi

HS đọc một đoạn của bài Cả lớp đọc thầm theo dõi và nhận xét bạn đọc

- GV đọc diễn cảm toàn bài: giọng tả chậm rãi,

dàn trải, dịu dàng; nhấn giọng những từ ngữ tả

những màu vàng khác nhau của cảnh và vật

- HS lắng nghe theo dõi giọng đọc của GV

b) Tìm hiểu bài

- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trao đổi theo

nhóm đôi để tìm những sự vật có màu vàng và

từ ngữ dùng để miêu tả màu vàng của sự vật

đó

GV nghe HS trình bày, kết hợp đính (hoặc

ghi nhanh) các từ chỉ sự vật và màu sắc của nó

lên bảng theo cột dọc

Lúa - vàng xuộm

Nắng - vàng hoe

- HS thực hiện theo yêu cầu của GV, sau đó trình bày kết quả:

Lúa - vàng xuộm; nắng - vàng hoe, xoan - vàng lịm; lá mít - vàng ối; tàu đu đủ, lá sắn héo - vàng tươi; quả chuối chín vàng; tàu lá chuối -vàng ối; bụi mía- -vàng xọng; rơm, thóc - vàng giòn; gà, chó - vàng mượt; mái nhà rơm - vàng mới; tất

cả - một màu vàng trù phú, đầm ấm.

- GV cho HS tìm hiểu và trả lời câu hỏi 2 trong

nhóm, sau đó gọi HS trình bày

- HS thảo luận trong nhóm, sau đó trình bày trước lớp Cả lớp theo dõi, nhận xét bổ sung:

Gợi ý:

Trang 4

+ Lúa - vàng xuộm -> là màu vàng đậm có cảm giác nặng trĩu Màu vàng của lúa chín

trĩu bông

+ Nắng - vàng hoe -> là màu vàng nhạt, tươi sáng Nắng vàng hoe giữa mùa đông là

nắng đẹp và ấm áp, không gay gắt, nóng bức

+ Xoan - vàng lịm -> là màu vàng của quả đã chín hết mức, gợi cảm giác ngọt lịm + Lá mít - vàng ối -> là màu vàng rất đậm và đều khắp trên mặt.

+ Tàu đu đủ, lá sắn héo - vàng tươi -> là màu vàng sáng

+ Quả chuối - chín vàng -> là màu vàng đẹp tự nhiên của quả chín.

+ Tàu lá chuối - vàng ối -> là màu vàng rất đậm, đều khắp mặt lá.

+ Bụi mía- vàng xọng -> là màu vàng chứa nước đầy ắp Tả bụi mía như thế đủ thấy

bụi mía rất tươi tốt

+ Rơm, thóc - vàng giòn -> màu vàng của vật đem phơi được nắng sấy khô tạo cảm

giác giòn đến có thể gãy ra

+ Gà, chó - vàng mượt -> màu vàng của những con vật béo tốt có bộ lông vàng óng ả,

mượt mà

+ Mái nhà rơm vàng mới -> màu vàng còn rất mới.

+ Tất cả - một màu vàng trù phú, đầm ấm-> màu vàng của giàu có ấm no.

- GV nói thêm: Tác giả quan sát rất tinh, vốn

từ ngữ rất giàu có, cách dùng từ rất gợi cảm,

nên đã làm nổi bật sắc thái riêng của sự vật lúc

miêu tả, làm cho ta thấy quang cảnh ngày mùa

ở làng quê thật là đẹp Một vẻ đẹp mới mẻ đến

lạ lùng của một màu vàng giàu có, no ấm,

khiến tác giả cũng phải ngỡ ngàng, say mê

khám phá và thốt lên tất cả đượm một màu

vàng trù phú, đầm ấm lạ.

- HS lắng nghe

- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 trả lời câu hỏi:

Những chi tiết nào về thời tiết làm cho bức

tranh quê thêm đẹp và sinh động?

- HS đọc thầm và trả lời: Quang cảnh

không có cảm giác héo tàn, hanh hao lúc sắp bước vào mùa đông Hơi thở của đất trời, mặt nước thơm thơm, nhè nhẹ Ngày không nắng, không

Trang 5

- Những chi tiết nào miêu tả về con người làm

cho bức tranh quê thêm đẹp và sinh động?

- Không ai tưởng đến ngày hay đêm.

Ai cũng vậy, cứ buông bát đũa lại đi ngay, ngủ dậy là ra đồng ngay.

- GV chốt lại: Thời tiết của ngày mùa rất đẹp,

thuận lợi cho vụ gặt hái Con người chăm chỉ

say mê làm việc Những chi tiết về thời tiết,

con người làm cho bức tranh làng quê ngày

mùa thêm sinh động, đẹp một vẻ đẹp hoàn hảo

- Yêu cầu HS đọc thầm lại bài văn và trao đổi

theo nhóm đôi để trả lời câu hỏi: Qua bài văn

này chúng ta thấy tình cảm của tác giả đối với

quê hương như thế nào?

- HS thực hiện theo yêu cầu của GV

và trả lời: Tác giả là người yêu quê hương tha thiết Phải yêu quê hương, yêu lao động mới say sưa ngắm nhìn

và cảm nhận hết được những vẻ đẹp của làng quê ngày mùa một cách sâu sắc, tinh tế đến như thế

c) Luyện đọc diễn cảm

- Qua phần tìm hiểu nội dung bài văn, bạn nào

cho biết chúng ta nên đọc bài văn với giọng

như thế nào cho hay?

- HS nêu ý kiến, trao đổi sau đó thống nhất: Đọc bài với giọng tả chậm rãi, dàn trải, dịu dàng; nhấn giọng những từ ngữ tả những màu vàng khác nhau của cảnh và vật

- GV gọi bốn HS đọc diễn cảm nối tiếp bài

văn, yêu cầu cả lớp theo dõi nhận xét giọng

đọc của bạn

- HS nhận xét để ghi nhớ cách đọc hay, sửa cách đọc chưa hay

- GV hướng dẫn HS luyện đọc đoạn văn (từ

Màu lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại đến

Mái nhà phủ một màu rơm vàng mới.) Trình tự

như sau:

+ Luyện đọc diễn cảm đoạn văn cho HS + Hai đến ba HS luyện đọc đoạn văn

trước lớp

+ Yêu cầu HS luyện đọc đoạn văn theo nhóm + Hai HS làm thành một nhóm luyện

Trang 6

đôi đọc đoạn văn.

+ Tổ chức cho HS thi đọc đoạn văn trước lớp + Đại diện một số nhóm thi đọc bài

văn trước lớp

- Gọi HS đọc toàn bài văn - Một đến hai HS đọc diễn cảm toàn

bài văn

- GV chấm điểm cho từng HS

3 Củng cố, dặn dò

- Đại ý của bài văn này là gì? - Ca ngợi vẻ đẹp của làng quê khi

vào mùa

- GV nhận xét giờ học, dặn HS về nhà đọc lại

bài văn, dặn đọc trước bài tập đọc tuần tới

- HS ghi nhớ về nhà thực hiện theo yêu cầu của GV

Ngày đăng: 10/11/2015, 16:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w