1. Trình bày khả năng tự làm sạch của môi trường đất Đó là khả năng tự điều tiết trong hoạt động của môi trường thông qua một số cơ chế đặc biệt để giảm thấp ô nhiễm từ ngoài vào nhằm tự làm trong sạch (self purification), để loại trừ và biến chất độc thành không độc. Đối với MTĐ, khả năng này cao hơn nhiều so với MT không khí và MT nước. Các nhà MT đều phải nắm vững vấn đề khả năng tự làm sạch để tính toán xử lí ô nhiễm cũng như quản lí từng môi trường cụ thể. Bản chất của khả năng tự làm sạch là tính đệm của dung dịch đất. Tính đệm của dung dịch đất: Phản ứng của dung dịch đất dường như không thay đổi dưới tác dụng của những dung dịch bên ngoài, gọi là tính đệm của dung dịch đất. Tính đệm của dung dịch là khả năng giữ cho pH ít thay đổi (hoặc không thay đổi) khi tác động của các yếu tố hóa và sinh học làm tăng cường H+ và OH trong đất. Những điều kiện cần thiết để khả năng tự làm sạch MTSTĐ phát huy tác dụng: Số lượng và chất lượng các hạt keo trong đất. Đất nhiều mùn mà chủ yếu là mùn nhuyễn, giàu axit humic. Tình trạng hiện tại của MTĐ chưa bị ô nhiễm hoặc ít bị ô nhiễm thì khả năng tự làm sạch cao. Sự thoát nước và giữ ẩm tốt. Cấu trúc đất tốt (dạng viên). VSV giàu về số lượng và chủng loại (ít VSV gây bệnh) Khả năng oxi hóa tốt, chưa bị nhiễm mặn, phèn hoặc lầy thụt, yếm khí. Các chất thải không quá lớn, thành phần không quá phức tạp. Giới hạn của khả năng tự làm sạch phụ thuộc vào: • Điều kiện môi trường. • Tính đệm của đất. • Khả năng hấp phụ. • Lượng VSV. • Hạt keo, số lượng và chủng loại keo. • Thành phần cơ giới đất. • Nồng độ chất gây ô nhiễm. 2. Thành phần cơ giới đất là gì. Trình bày một vài phương pháp xác định thành phần cơ giới đất. Thành phần cơ giới: Thành phần cơ giới của đất là tỷ lệ phần trăm những nguyên tố cơ học có kích thước khác nhau chứa trong đất ở tỷ lệ này hoặc khác. Nhiều tính chất lý hóa học quan trọng của đất như: cấu trúc, tính thấm nước, khả năng giữ nước, khả năng dâng nước, khả năng hấp phụ trao đổi ion, và dự trữ chất dinh dưỡng phụ thuộc vào thành phần cơ giới. Mỗi loại cây trồng thích ứng với khoảng nhất định của thành phần cơ giới và đạt chất lượng sản phẩm cũng phụ thuộc vào nó.
Trang 11 Trình bày khả năng tự làm sạch của môi trường đất
Đó là khả năng tự điều tiết trong hoạt động của môi trường thông qua một
số cơ chế đặc biệt để giảm thấp ô nhiễm từ ngoài vào nhằm tự làm trong sạch (self purification), để loại trừ và biến chất độc thành không độc
Đối với MTĐ, khả năng này cao hơn nhiều so với MT không khí và MT
nước
Các nhà MT đều phải nắm vững vấn đề khả năng tự làm sạch để tính toán
xử lí ô nhiễm cũng như quản lí từng môi trường cụ thể Bản chất của khả năng
- Số lượng và chất lượng các hạt keo trong đất
- Đất nhiều mùn mà chủ yếu là mùn nhuyễn, giàu axit humic
- Tình trạng hiện tại của MTĐ chưa bị ô nhiễm hoặc ít bị ô nhiễm thì khả năng
tự làm sạch cao
- Sự thoát nước và giữ ẩm tốt
- Cấu trúc đất tốt (dạng viên)
- VSV giàu về số lượng và chủng loại (ít VSV gây bệnh)
- Khả năng oxi hóa tốt, chưa bị nhiễm mặn, phèn hoặc lầy thụt, yếm khí
- Các chất thải không quá lớn, thành phần không quá phức tạp
Trang 2Giới hạn của khả năng tự làm sạch phụ thuộc vào:
Điều kiện môi trường
Thành phần cơ giới của đất là tỷ lệ phần trăm những nguyên tố cơ học có kích
thước khác nhau chứa trong đất ở tỷ lệ này hoặc khác
Nhiều tính chất lý hóa học quan trọng của đất như: cấu trúc, tính thấm nước, khả năng giữ nước, khả năng dâng nước, khả năng hấp phụ trao đổi ion, và dự trữ chất dinh dưỡng phụ thuộc vào thành phần cơ giới
Mỗi loại cây trồng thích ứng với khoảng nhất định của thành phần cơ giới và đạt chất lượng sản phẩm cũng phụ thuộc vào nó
Các hạt được phân định dựa theo đường kính (D) hạt như sau:
• Cát: 2 mm > D > 0.02mm
• Thịt: 0.02mm > D > 0.002mm
• Sét: 0.002 mm > D
Phương pháp xác định thành phần cơ giới: (giải thích hk pít làm :p)
Xác định nhanh thành phần cơ giới ngoài đồng ruộng
Phương pháp rây
Phương pháp phân tích thành phần cơ giới trong môi trường lỏng (phương pháp pipet).
Trang 3Áp dụng bảng tam giác để tìm thành phần đất, đọc thành phần cơ giới của đất:
3 Trình bày tỉ trọng, dung trọng, độ xốp của đất.
Tỷ trọng: là trọng lượng của các thành phần rắn trong một đơn vị thể tích
đất khi các hạt đất gắn khít với nhau, không còn khe hở Tỷ trọng trung bình của đất là 2,6
P - Khối lượng thể rắn của đất (không có những lổ nhỏ)
P1 - Khối lượng của nước cùng thể tích ở 4oC
d
Trang 4 Dung trọng của đất (Tỷ trọng xương)
- Là tỷ số khối lượng đất khô (kể cả những lỗ hổng) với khối lượng của nước cùng một thể tích ở 4oC
- Dung trọng của đất còn gọi là khối lượng của l cm3 đất khô ở trạng thái tự nhiên
- Phụ thuộc vào thành phần cơ giới và nham thạch của đất, độ hổng và số
lượng chất hữu cơ chứa trong nó
- Sử dụng dung trọng của đất để tính độ hổng, trữ lượng các chất mùn, nước ở trong đất
Tiêu chuẩn đánh giá độ xốp:
Trang 5P %= ( 1− D
d ) ×100
4 Trình bày độ chua hoạt tính, độ chua trao đổi, độ chua tiềm tàng.
Độ chua của đất (pH đất): pH đất phản ánh mức độ đất chua (acid) hay
kiềm Tính kiềm hay acid của một dung dịch được xác định bởi nồng độ ion
hydrogen của nó Về mặt kỹ thuật, thuật ngữ pH được định nghĩa là “trừ logarithm của nồng độ ion hydrogen”.
pH = - log [ H + ]
Độ chua hoạt tính:
- Độ chua hoạt tính gây nên bởi ion H+ trong dung dịch đất
- Hàm lượng ion H+ càng tăng thì đất càng chua Chiết rút ion này ra bằng nước cất Nồng độ của nó rất thấp nên độ chua hoạt tính được biểu thị bằng pHH2O
- Các ion H+ và Al3+ hấp phụ trên keo đất, khi bị đẩy vào dung dịch đất sẽ gây nên phản ứng chua, ảnh hưởng đến cây trồng và vi sinh vật
Độ chua này gọi là độ chua tiềm tàng Độ chua tiềm tàng chia làm hai loại:
Độ chua trao đổi:
Trang 6Là một dạng của độ chua tiềm tàng, gây nên do sự có mặt của ion H+ và Al3+
nằm trên bề mặt hấp phụ của keo đất Độ chua này được thể hiện rõ khi đất bị tác động bởi dung dịch muối trung tính (KCl) Lúc này cation của muối trung tính sẽ đẩy H+ và A13+ vào dung dịch đất và làm xuất hiện một axit mạnh
[KĐ]H+ + KCl → [KĐ]K+ + HCl
[KĐ]Al3+ + 3KCl → [KĐ]K+ + AlCl3
AlCl3 + 3H2O → Al(OH)3 + 3HCl
Độ chua thủy phân (pH Tp ):
Là chỉ số biểu thị lượng lớn nhất của H+ và Al3+ trao đổi có ở trạng thái hấp phụ trao đổi khi ta cho đất tác động với một muối thủy phân
CH3COONa + H2O → NaOH + CH3COOH
NaOH là một bazơ mạnh, phân ly hoàn toàn trong dung dịch thành ion Na+ và OH-,
vì vậy dung dịch CH3COONa có phản ứng kiềm (pH - 8,2 - 8,5) và đó là điều kiện
để Na+ đẩy tất cả H+ và Al3+ trên bề mặt keo đất vào dung dịch
làm giảm quá trình điều hoà áp suất thẩm thấu, trao đổi ion, giảm sự di
chuyển của oxy làm ảnh hưởng đến quá trình hô hấp.
Trang 7Thực vật phản ứng lại bằng cách gia tăng tần số hô hấp, dẫn đến tiêu tốn nhiều năng lượng cho quá trình hô hấp, từ đó làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng.
Khi pH thấp các ion kim loại ở dạng tan Fe2+, Al3+ tác dụng với photphat (trong phân lân) tạo thành các hợp chất không tan, cây không hấp thu được làm giảm năng suất cây trồng
Đất phèn tạo ra môi trường axít ngăn cản quá trình hoạt hóa của các enzyme trong cơ thể, làm tôm chậm lớn
Biện pháp cải tạo:
- Giữ nước để ngăn ngừa sự oxy hóa các vật liệu chứa khoáng pyrite
trong đất phèn tiềm tàng
- Đối với đất phèn hoạt động, cần phải tiêu rửa chất độc ra bên ngoài
bằng các nguồn nước khác Vấn đề này cần chú ý tới vùng hạ lưu
- Trong canh tác cây trồng cũng như việc nuôi trồng thủy sản, việc sử
dụng để trung hòa các axit trong đất và làm cố định các chất độc khác trong đất tỏ ra hiệu quả đối với những vùng đất phèn nhẹ và phèn trung bình Việc kết hợp dùng vôi và tiêu rửa bằng nước ngọt sẽ đẩy nhanh quá trình thiêu rửa độc chất trong đất
- Một số kỹ thuật như làm đất, lên danh sách để trồng các loại cây chịu
phèn cũng như được áp dụng ở vùng đất phèn Đồng Tháp Mười
6 Phân loại đất mặn theo nguồn gốc có mấy loại?
Quá trình mặn hóa, nguồn gốc và đặc điểm:
Sự hình thành đất mặn là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố: đá mẹ, địa hìnhtrũng không thoát nước, mực nước mặn nông, khí hậu khô hạn và sinh vật ưa
Trang 8muối Trong các yếu tố trên nước ngầm mặn là nguyên nhân trực tiếp làm cho
đất bị mặn
Dựa vào nguồn gốc, đặc điểm tích lũy muối, người ta phân chia quá trình mặnhóa làm 3 loại:
Quá trình mặn hóa do ảnh hưởng của nước biển
Quá trình này xảy ra ở miền nhiệt đới do ảnh hưởng của biển Nước biển xâmnhập vào nội đồng theo sông ngòi khi thủy triều lên cao, qua các trận mưa bão
vỡ đê biển hoặc vào mùa khô khi nước ngọt của các con sông có lưu lượng thấpchảy ra biển, nước ngọt không đủ lực để đẩy nước biển khi thủy triều mạnh.Nước mặn vũng có thể theo các mao mạch, đường nứt trong đất, đi qua các con
đê biển thấm sâu vào nội đồng
Ở Việt Nam đất mặn có xấp xỉ 2 triệu ha, chiếm 6% diện tích tự nhiên Thànhphần muối tan trong đất mặn nước ta giống thành phần muối tan của nước biển
Phân bố: đồng bằng sông Cửu Long, vùng ven biển…
Quá trình mặn hóa lục địa
Ở những vùng khô hạn và bán khô hạn, các loại muối khó tan vẫn còn lại trongđất, chỉ những muối dễ tan như: NaCl, MgCl, NaCl2…mới bị hòa tan, nhưngcũng không được vận chuyển đi xa, tích tụ ở những địa hình trũng không thoátnước dưới dạng nước ngầm Do điều kiện khô hanh và mực nước ngầm cạn,muối được di chuyển và tập trung lên lớp mặt do quá trình bốc hơi và thoát hơinước
Các nguyên nhân gây nên mặn hóa lục địa là:
Dâng nước mao quản từ nước ngầm(nguyên nhân chính).
Do gió chuyển muối cùng với bụi từ biển và các hồ nước mặn
Do giáng thủy rửa muối từ nơi có địa hình cao xuống thấp
Do sự khoáng hóa xác thực vật ưa mặn trong chúng chứa nhiều muối
Do tưới tiêu không hợp lý
Quá trình mặn hóa thứ sinh
Ở những vùng khô hạn và bán khô hạn lượng mưa rất thấp (200 – 500
mm/năm), nền nông nghiệp có tưới và cần tưới là phổ biến
Trang 9Phân bố của mặn hóa lục địa và mặn hóa thứ sinh: Ninh Thuận, Bình Thuận…
7 Ảnh hưởng của đất mặn đối với sinh vật (động – thực vật), biện pháp cải tạo.
Thực vật:
- Trong môi trường đất mặn, hàm lượng các muối NaCl, MgSO4, Na2SO4, BaCl2 khá cao có thể gây ngộ độc cho cây trồng và một số loài động vật không chịu được mặn
- Hầu hết cây trồng chỉ có thể chịu được nồng độ NaCl<4% Ảnh hưởng xấu
của đất mặn đối với cây trồng , trước hết là do áp xuất thẩm thấu cao của dung dịch đất mà áp suất này tỉ lệ thuận với nồng độ muối tan Khi áp suất thẩm thấu của dung dịch đất từ 10-12atm, cây trồng không sinh trưởng và phát triển được, khi vượt qua 40atm, cây bị chết
- Sự có mặt của một lượng lớn các muối tan trong đất làm cho tính chất vật lý,
hóa học, vi sinh vật của đất trở nên xấu Khi khô, đất nứt nẻ, cứng như đá Khi ướt đất dính dẻo, hạt đất trương mạnh bịt kín tất cả các khe hở, làm cho đất trở nên bão hòa đất và hoàn toàn không thấm nước
- Các thành phần muối là độc chất trong đất làm cho đất có độ pH cao từ 7,5
đến 11-12 cây trồng không phát triển được
Động vật:
Biện pháp cải tạo đất mặn:
Xây dựng hệ thống đê, cống ngăn mặn Biện pháp này hiệu quả nhưng có thể tiêu diệt hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển
Có thể cải tạo đất mặn thành đất trồng trọt theo các mức độ cải tạo sau:
- Trồng đồng cỏ chăn nuôi gia súc bằng các loại cỏ chịu mặn có giá trị làm thức
ăn gia súc
- Biện pháp kỹ thuật canh tác: cày sâu không lật, xớt đất nhiều lần, cắt đứt mao quản, làm cho muối không thể bốc lên mặt đất
- Biện pháp trồng lúa nước, hoặc cậy chịu mặn giỏi như: cói, lác, rừng ngập mặn
- Áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp: biện pháp thủy lợi, nông li, xây dựng hệ thống cây trồng có khả năng chịu mặn,…
Trang 10- Cải tạo đất bằng dòng điện : cho dòng điện một chiều vào trong đất, thu anion vàcation ở các cực.
- Sử dụng đất mặn để nuôi tôm - kết hợp trồng lúa theo đúng kỹ thuật
8 Trình bày định nghĩa, các nguyên nhân gây nên sa mạc hoá.
Sa mạc hóa:
Sa mạc hóa là một quá trình làm tăng thêm các điều kiện môi trường giống sa mạc ở những vùng khô cạn và bán khô cạn, do ảnh hưởng của con người và những thay đổi về khí hậu thời tiết, làm cho các vùng đất này biến thành sa mạc
Các nguyên nhân gây ra sa mạc hóa:
Nguyên nhân chủ yếu là kết quả của sự tác động qua lại giữa hạn hán xảy ra với việc sử dụng tài nguyên môi trường đất không hợp lý.
Nguyên nhân tự nhiên:
Các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm và lượng mưa tác động qua lại và không thể tách rời, tạo nên những vùng khí hậu khô hanh, tạo tiền đề cho sự hình thành sa mạc hoá
Xói mòn do gió làm mất tính năng SX của đất, ảnh hưởng đến thực vật bề mặt
Sự di chuyển của các cồn cát (hiện tượng cát bay) do gió, sự di chuyển này góp phần hình thành và mở rộng diện tích sa mạc hoá
Diễn biến khí hậu thất thường
Ngoài ra do địa hình núi che chắn khuất gió (như hiện tượng gió Lào qua dãy Trường Sơn gây khô nóng cũng là nhân tố thúc đẩy quá trình sa mạc hóa một vài nơi ở miền Trung nước ta)
Nguyên nhân do con người:
Sức ép dân số trong việc khai thác quá mức nguồn tài nguyên thiên nhiên, tàn phá rừng làm mất lớp phủ thực cật và đất đai, đặc biệt vào những thời gian hạn hán, là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sa mạc hoá ở nhiều nơi
Trang 11 Canh tác không hợp lý trên đất dốc.
Do thúc đẩy nền kinh tế phát triển
Đất bị mặn hóa do tưới tiêu không đúng kĩ thuật
Đất bị thoái hóa do khai thác mỏ, làm trôi tầng đất mặt, lộ tầng đá
Mở rộng, sử dụng đất đai không hợp lí
Chăn thả quá mức trên các bãi cỏ, đốt rừng làm rẫy
Kỹ thuật nông nghiệp lạc hậu
9 Trình bày hậu quả của sa mạc hoá, các giải pháp để ngăn ngừa.
Hậu quả:
Về mặt sinh thái:
Sa mạc hóa làm khí hậu khắc nghiệt, thiếu nước trầm trọng, đất đai khô cằn nên hệ sinh thái nghèo nàn, động vật thực vật phải thực sự thích nghi mới có khả năng tồn tại ( như các loài xương rồng, cây bụi, cây gai, ) Sự nghèo nàn về thực vật đã dẫn đến việc các loài động vật cũng ít dần.
Đối với vùng đang bị sa mạc hóa đe dọa cũng đang mất dần tính đa dạng về loài, tuyệt chủng hàng loạt các loài động vật đã từng sinh sống nơi đây do không thích nghi với điều kiện khí hậu mới.
Gây ra tình trạng bão cát bụi tác động xấu đến môi trường toàn cầu
Ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống con người
Gây thiếu nước trầm trọng, những nơi bị sa mạc hoá người dân phải đi thật
xa để lấy nước, nhưng vẫn không đủ nước để uống Thiếu nước cũng kéo theo
Trang 12bệnh tật lan rộng trong cộng đồng Gia tăng các vấn đề về sức khoẻ như các bệnh về đường hô hấp, dị ứng…
Sa mạc hóa gây mất đi diện tích đất canh tác dù có canh tác được thì năng suất cũng rất thấp gây thiếu hụt trầm trọng lương thực, thực phẩm; nhất là ở các vùng có sa mạc như Châu Phi.
Các tác dụng phụ của sa mạc hóa như lũ lụt, đất, nước, ô nhiễm không khí, bão và nhiều thiên tai khác, tất cả đều có thể gây tử vong cho con người
Giải pháp:
Công ước chống sa mạc hóa.
Thành lập các vành đai xanh quanh các sa mạc
Đây là biện pháp rất có giá trị và được ứng dụng rộng rãi để ngăn cản sự mởrộng của sa mạc Có tác dụng trong việc chắn gió cát và sự lan rộng của sa mạc, bảo vệ đất đai, giữ ẩm và chất dinh dưỡng cho đất, bảo vệ mùa màng, điều hòa thời tiết…
Kiểm soát bề mặt che phủ
Bảo vệ mặt đất khỏi sự tác động trực tiếp của các yếu tố thời tiết bất lợi, tránhxói mòn, rửa trôi
Tăng độ che phủ rừng, phủ xanh đồi trọc.
Trồng cây chắn gió ven biển, trữ nước trên đồi cát.
Quy hoạch và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên.
Tăng cường các biện pháp giảm nhẹ thiên tai, đặc biệt là vấn đề cung cấp nước ở các vùng hạn hán nghiêm trọng.
Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong vấn đề chống sa mạc hóa.
Ứng dụng những kĩ thuật hiện đại
Sử dụng ảnh vệ tinh trong việc theo dõi các yếu tố thời tiết, khí hậu -> tìm mốiquan hệ giữa các yếu tố đó với nạn sa mạc hóa
Tuy nhiên, sẽ không có biện pháp nào hữu hiệu nếu như không kiểm soát tốt những hành động của con người Vì con người là một tác nhân quan trọng tham gia vào việc tạo ra diện tích sa mạc.
Trang 1310 Hãy nêu đặc điểm của môi trường đất bazan (sự hình thành, đặc điểm lý – hoá tính).
Sự hình thành:
Hình thành từ nhiều loại đá mẹ khác nhau : bazan, điabaz, đá vôi gặp nhiều dạng địa hình khác nhau: cao nguyên lượn sóng, dốc thoải, và dốc chia cắt mạnh Quá trình chính hình thành nên đất là tích lũy chất hữu cơ, mùn, rửa trôi, tích lũy tương đối Fe,
Al Quá trình tích lũy sắt nhôm rất điển hình, các hợp chất sắt ở tầng A át cả màu đen của mùn, làm cho đất có màu đỏ, đỏ nâu, nâu đỏ, nâu đỏ toàn phẫu diện Tầng B tích lũy sét
Đặc điểm lý - hóa tính:
11 Quá trình hình thành và ứng dụng của than bùn.
Quá trình hình thành của than bùn:
Than bùn được hình thành do sự tích tụ và phân huỷ không hoàn toàn tàn dư thực vật trong điều kiện yếm khí xảy ra liên tục
Địa điểm:
Quá trình này diễn ra tại các vùng trũng ngập nước, là những vùng có năng suất
sinh học cao, điều kiện phát triển của thực vật rất thuận lợi.
Quá trình:
Trang 14Nhưng các lớp thổ nhưỡng này luôn trong điều kiện yếm khí, sinh khối các loài cỏ sống trên mặt nước tăng nhanh, quá trình phân giải xác thực vật lại xảy ra chậm và không đạt tới giai đoạn vô cơ hoá dẫn đến tích luỹ hữu cơ
Tích tụ:
Kết hợp với quá trình kiến tạo địa chất, quá trình bồi tụ, lắng đọng phù sa đã chôn
vùi kể cả cây thân gỗ, làm cho hữu cơ tích tụ thành các lớp và tạo thành than bùn
Ứng dụng của than bùn:
Người ta sử dụng than bùn và đất than bùn chủ yếu để làm phân bón, làm nguyên liệu phụ gia trong công nghiệp và một số mục đích khác
Làm phân bón: sản xuất các sản phẩm phân vi sinh bằng cách cho thêm một số
hoạt chất sinh hóa vào đất than bùn, giúp cây trồng tăng trưởng, chống chua, mặn, rét cho cây Ngoài ra có thể được phơi khô, nghiền và đóng gói thành phân hữu cơ và bón trực tiếp cho đất nhưng phải khử hết bitumic, một hợp chất khó phân giải có thể làm giảm năng suất cây trồng
Dùng làm nguyên liệu phụ gia trong công nghiệp:
Than bùn được chế biến thành sợi
Nguyên liệu để đúc các tấm vật liệu cách điện (hoặc nhiệt) trong xây dựng
Ngoài ra, than bùn còn được dùng vào các mục đích khác như:
Làm chất kích thích sinh trưởng
Làm chất đốt
Bảo tồn: đất than bùn là tài nguyên quý giá có tác dụng bảo vệ môi trường không cho mặn xâm nhập, phèn nổi lên, điều hòa khí hậu, làm cho khí hậu luôn mát mẻ
Hệ sinh thái than bùn rất phong phú và đa dạng
12 Hãy nêu đặc điểm của môi trường đất mặn ven biển (sự hình thành, đặc điểm lý hoá)
Điều kiện hình thành:
Sự hình thành đất mặn là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố: đá mẹ, địa hình trũng không thoát nước, mực nước mặn nông, khí hậu khô hạn và sinh vật ưa muối